Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Ba kịch bản bùng phát chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông


Michael Oslin, chuyên gia hàng đầu về châu Á trong bài đăng trên báo “The commentator” nhận xét:  Cuộc chiến Mỹ - Trung, một tình huống nguy hiểm có thể xảy ra một cách “không chủ ý” hoặc cũng có thể là kết quả của một kế hoạch được chuẩn bị kỹ càng. 
Ba kịch bản bùng phát chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông
Nhà văn và nhà sử học người Mỹ, một chuyên gia về châu Á Oslin Michael trong bài viết đăng trên trang báo điện tử The Commentator đưa ra ba tình huống có thể dẫn đến cuộc chiến tranh quy mô toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chủ đề liên quan đến những mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh trên biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang có những tranh chấp chủ quyền với Brunei, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines.
Chính quyền Mỹ bày tỏ công khai sự không hài lòng với chính sách của chính quyền Trung Quốc nhằm mục đích tăng cường sự hiện diện quân sự và hạ tầng cơ sở có thể sử dụng cho mục đích quân sự tại khu vực tranh chấp, không giấu giếm sẽ sẵn sàng thực hiện các biện pháp đáp trả, tác giả bài viết nhận xét.
Biển Đông hiện nay là tâm điểm của truyền thông quốc tế kể từ khi CNN công bố video ghi lại hình ảnh các đảo nhân tạo của Trung Quốc, được quay từ chiếc máy bay tuần biển và chống ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ trên quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh chưa đưa ra tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, không giống như tình huống Trung Quốc đưa ra tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông năm 2013, nhưng cũng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không làm điều đó khi các vấn đề kỹ thuật được giải quyết.
Trước những hành động bồi đắp và xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự, bao gồm cả những đường băng lớn, chính quyền Obama dường như đã quyết định đáp trả thách thức từ phía Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc hiện nay có khả năng gần với một cuộc xung đột vũ trang hơn bất cứ thời điểm nào trong 20 năm qua.
Hiện có 3 khả năng dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể bùng phát thành chiến tranh:
1) Không chủ ý: Hải quân Mỹ tuyến bố tiếp tục các chuyến tuần tiễu đảm bảo tự do hàng hải trong vòng 12 hải lý của các đảo nhân tạo, điều đó có nghĩa là xâm nhập vào vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố một cách phi pháp chủ quyền. Những tàu tuần tra hải quân và tàu chấp pháp hàng hải Trung Quốc trên vùng biển này có thể có các hành động như đe dọa hoặc gây rối hải trình của các tàu Mỹ, sự cố này sẽ dẫn đến va chạm, các hành động trả đũa lẫn nhau và bùng phát xung đột.
Những động thái này là những gì mà thông thường các hạm tàu Trung Quốc vẫn tiến hành đối với tàu của các quốc gia khác, một tai nạn hàng hải sẽ dẫn đến những hành động đáp trả bằng vũ khí.
Theo đường không, quần đảo Trường Sa cách bờ biển Trung Quốc khoảng 800 hải lý, hiện nằm trong bán kính chiến đấu của máy bay tiêm kích hiện đại PLA (Bắc Kinh cho rằng lực lượng không quân có thể ngăn chặn hiệu quả các cuộc tuần tra không quân Mỹ).
Điều đáng lo ngại là Trung Quốc xây dựng các đường băng trên đảo Hoàng Sa và đang hoàn thiện trên đảo nhân tạo Đá Chữ Thập,từ đây các máy bay chiến đấu Trung Quốc thực hiện các chuyến tuần tiễu trên không phận khu vực.
Bất kỳ sự phát triển tình thế nào trên các đảo nhân tạo, đều có thể gia tăng nguy cơ một vụ va chạm trên không như đã từng xảy ra giữa máy bay tiêm kích Trung Quốc và một máy bay tuần thám của Hải quân Mỹ, dẫn đến tai nạn hàng không đối với một máy bay Trung Quốc vào năm 2001.
Một tai nạn tương tự sẽ dẫn đến một vụ xung đột bằng vũ khí và nhanh chóng bùng phát chiến tranh (có thể rất ngắn hoặc trên quy mô toàn diện). 
2) Có trù tính: Những tuyên bố về yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông có ý nghĩa địa chính trị rất lớn trong khu vực Đông Nam Á và trên Thái Bình Dương, chính điều đó đã thúc đẩy Trung Quốc liều lĩnh bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo mà diện tích đã vượt quá 2.000 mẫu Anh.
Trước nguy cơ mất dần ảnh hưởng ở châu Á do sự phản đối trên trường quốc tế, quyết định của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc đưa ra phán quyết bất lợi, Bắc Kinh có thể quyết định rằng việc ngăn chặn sự xâm nhập của Mỹ vào vùng biển sớm là trong điều kiện hiện nay (nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama sắp hết, Mỹ đang vướng vào Trung Đông và Ukraine) là cơ hội tốt nhất để ngăn chặn các rủi ro sau này với Washington mà khả năng  là rất cao theo tuyên bố của các ứng cử viên Tổng thống tiềm năng.
Khi các máy bay Trung Quốc được triển khai trên các đảo nhân tạo, PLA có thể quyết định đeo bám theo máy bay Mỹ và thực hiện các hành vi đánh chặn, ngăn không cho các máy bay Mỹ bay vào vùng không phận "bị hạn chế".
Không quân Mỹ phải quyết định phương án đáp trả và PLA có thể hành động hướng tới một cuộc đối đầu thử thách và buộc chính quyền Obama xuống thang trước tình huống phải tiến hành một hoạt động quân sự tương tự như với Trung Đông và Ukraine.
3) Xung đột gián tiếp: Bộ máy lãnh đạo Trung Quốc có thể nhận định sẽ rất rủi ro khi trực tiếp thách thức lực lượng không quân – hải quân Mỹ, Bắc Kinh có thể đạt được mục đích bằng cách ngăn chặn các nước nhỏ hơn.
Cách đây không lâu Philippines cáo buộc Trung Quốc cảnh báo đòi máy bay trinh sát của quốc gia này không được đi vào không phận của các đảo nhân tạo. Các tàu Trung Quốc thương xuyên va chạm, đâm húc và gây ra những sự cố đe dọa các tàu của Philippines và Việt Nam.
Cực đoan hơn, Trung Quốc có thể quyết định ngăn chặn các tàu nước ngoài đi ngang qua những đảo nhân tạo, cho máy bay chiến đấu đeo bám máy bay nước ngoài và xua đuổi, đánh chặn trên không phận những đảo mới bồi đắp, gây sự cố dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang.
Một cuộc xung đột trực tiếp giữa Trung Quốc với bất kỳ một nước láng giềng nào vào thời điểm này, sẽ là tình huống buộc Mỹ phải có những hành động theo các tuyên bố trước đây nhằm duy trì luật pháp quốc tế (trong trường hợp của Philippines, phối hợp giúp đỡ một đồng minh trong hiệp ước phòng thủ chung).
Bắc Kinh và Washington đang từng bước tiến dần đến lằn ranh đỏ trên Biển Đông, khi cả hai bên đều nỗ lực bảo vệ những yêu cầu của mình như một điều kiện tiên quyết trong mối quan hệ. Cùng với những động thái ngày một quyết liệt hơn, cả hai  đang tiến dần đến một cuộc xung đột tiềm năng và lôi kéo các quốc gia khác liên quan.
Cả hai nước hiện này không có cơ chế ngăn chặn leo thang tình huống và cùng có sự nghi ngờ sâu sắc về động cơ bên trong của những hành động, với tham vọng địa chính trị nhằm củng cố tình tình nội bộ trong nước, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ triển khai lực lượng phòng thủ trên những khu vực mà Bắc Kinh đòi hỏi phi pháp, điều đó đẩy Mỹ đối mặt với những thách thức mới nghiêm trọng hơn.
Trong cả 3 kịch bản trên, kịch bản thứ 3 có tiềm năng hơn cả, buộc Mỹ phải lựa chọn giải pháp ngăn chặn khả năng xung đột bùng phát trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nếu không Trung Quốc sẽ khống chế biển Đông. Bằng cách nào Mỹ có thể ngăn chặn một cuộc xung đột trở thành một cuộc chiến tranh cục bộ lan rộng trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Căn cứ theo những dự đoán của tác giả Michael Oslin, tác giả Felix K. Chang thuộc viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại Mỹ đề xuất phương án ngăn chặn một cuộc xung đột thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn.
Nguy cơ tiềm năng của một vụ xung đột là hoàn toàn có thể, đặc biệt trong tình huống các tàu vỏ trắng của Trung Quốc tấn công các hạm tàu của các nước láng giềng, dưới sự yểm trợ của các chiến hạm Trung Quốc nhằm ngăn chặn các hoạt động tự do hàng hải trong vùng nước 12 hải lý của đảo nhân tạo. Đồng thời lực lượng không quân và phòng không PLA có thể tiến hành các hành động cứng rắn đối với bất cứ máy bay nào nước ngoài bay qua không phận này.
Các hạm tàu vỏ trắng và đảo nhân tạo của Trung Quốc được yểm trợ bằng một lực lượng khổng lồ của Hạm đội Nam Hải.
Cách duy nhất khiến Trung Quốc không thể triển khai một lực lượng quy mô lớn gây sức ép với các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời ngăn chặn một cuộc xung đột tiềm năng lan rộng là tạo ra một sức mạnh quân sự áp đảo, từ nhiều hướng, buộc Bắc Kinh phải chọn một giải pháp chính trị nhằm giải quyết tất cả những tranh chấp của các bên, đồng thời đảm bảo tuân thủ theo luật pháp quốc tế, ít nhất trong vấn đề tự do hàng không và tự do hàng hải.
Tình huống sẽ  khiến Bắc Kinh phải đối mặt với nguy cơ, nếu tiếp tục gia tăng xung đôt, Mỹ sẽ có hành động bảo vệ đồng minh hoặc ngăn chặn chiến tranh, điều đó khiến hải quân Trung Quốc bị tiêu diệt.
Hiện nay ngoài căn cứ Fort Worth tại Singapore là quân cảng của tàu chiến Mỹ gần gần quần đảo Trường Sa nhất. Hải quân Mỹ đang có kế hoạch điều thêm bốn tàu tuần duyên đến Singapore, nhưng chưa rõ khi nào được thực hiện. Trong lúc này lực lượng Hải quân Mỹ trên Biển Đông thực sự rất mỏng.
Lầu Năm Góc phải có kế hoạch phản ứng với cuộc khủng hoảng tiềm năng. Để đạt được điều đó, Hải quân Mỹ sẽ điều chuyển lực lượng vào biển Đông từ những khu vực khác trên thế giới. Mỹ cần nhanh chóng phong tỏa các eo biển then chốt, không để cho hải quân Trung Quốc khống chế ngăn chặn lực lượng Hải quân.
Hạm đội 7 Mỹ, có sở chỉ huy tại Nhật Bản, là lực lượng gần nhất mà Mỹ có thể điều động, nhưng tuyến đường hành quân vào biển Đông dễ bị đánh chặn bởi lực lượng của Trung Quốc.
Để tiến vào Biển Đông, lực lượng Hạm đội 7 sẽ hành quân cơ động dọc theo sườn phía đông của quần đảo Ryukyu và qua eo biển Luzon. Trên đường đi Hạm đội 7 phải vượt qua eo biển Miyako, triển khai lực lượng phối hợp với Nhật Bản ngăn chặn các tàu ngầm và tàu chiến thuộc Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đồng thời phong tỏa đường ra Thái Bình Dương.
Sau khi hạm đội 7 Mỹ vượt qua eo biển Luzon, lực lượng chiến hạm của hạm đội sẽ triển khai đội hình chiến đấu với một lực lượng rất lớn hải quân và không quân Trung Quốc, có căn cứ đóng quân dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc, bao gồm các căn cứ chính của Hạm đội Nam Hải tại Trạm Giang và Vịnh Yalong.
Lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân Los Angeles-lớp cơ động bí mật từ Guam để tránh sự phát hiện của không quân Trung Quốc, lực lượng này phải triển khai tuyến phòng thủ chống ngầm ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc trong không gian hẹp của eo biển Luzon và sẵn sàng chiến đấu trên vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa.
Hạm đội 5 hải quân Mỹ, hoạt động thường xuyên gần vùng Vịnh Ba Tư, là lực lượng cơ động hải quân tiếp theo đổ vào biển Đông. Thách thức quan trọng nhất trên tuyến đường hành quân vào Biển Đông là vượt qua eo biển Malacca dài và hẹp.
Trên vùng nước eo biển Malacca, lực lượng hải quân và không quân Singapore có thể đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi các hoạt động của không quân và tàu ngầm Trung Quốc, ngay cả trong tình huống Singapore không muốn trực tiếp bị lôi kéo vào cuộc xung đột. Sự hỗ trợ của Singapore cho phép các đơn vị của Hạm đội 5 có thể tiếp cận vùng nước biển Đông và phong tỏa được eo biển Malacca, sẵn sàng cho cuộc chiến tranh quy mô lớn trên biển Đông.
Lực lượng tiếp theo sẽ triển khai đến biển Đông bắt đầu từ căn cứ ở Hawaii hay bờ biển phía Tây Mỹ. Đây sẽ là lực lượng của Hạm đội 3. Lực lượng này sẽ chọn phương án tránh eo biển Luzon và tiến vào biển Đông từ phía Sulu hoặc biển Celebes.
Trong khu vực này, lực lượng của Hạm đội 3 tương đối an toàn, dù vẫn còn trong phạm vi bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo chống tàu Trung Quốc. Vùng núi đảo Palawan sẽ làm suy giảm khả năng của truy tìm của các radar  đất liền sử dụng sóng cao tần tìm kiếm mục tiêu và radar trên đường chân trời ngắm bắn chính xác vào các mục tiêu của lực lượng Hải quân Mỹ.
Hệ thống tiếp vận, đặc biệt theo cơ số chiến đấu có thể vận tải bằng đường không thông qua thành phố Zamboanga thuộc Philiphines (Nơi lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã hoạt động trong gần một thập kỷ) hoặc bằng tàu vận tải thông qua Davao hoặc Koror.
Thành công hay thất bại trong việc giải quyết khủng hoảng trên biển Đông, một phần rất lớn phụ thuộc rất lớn vào các eo biển, nơi lực lượng Hải quân Mỹ phải vượt qua để tiến vào biển Đông.
Vấn đề còn lại phụ thuộc vào khả năng nhanh chóng triển khai lực lượng của hải quân Mỹ trong tình huống xung đột vũ trang trên biển – bao gồm cả 3 kịch bản. Dập tắt nguy cơ bùng phát chiến tranh cần phải có một lực lượng rất lớn, nhằm đảm bảo Bắc Kinh hiểu rõ rằng sẽ tổn thất nặng nề binh lực nếu xung bột bùng phát ở cường độ cao hơn. Nhưng trước mắt, dự phòng cho tình huống cuối cùng này, Lầu Năm Góc cần phải có kế hoạch điều chuyển một lực lượng tiên phong, then chốt nhằm kiểm soát được, ít nhất là về thông tin chống ngầm trên các eo biển đã nêu và lực lượng tàu vỏ xám đủ mạnh để Trung Quốc thấy được quyết tâm của Mỹ.
Michael Auslin, nhà nghiên cứu và Giám đốc khoa Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện American Enterprise (AEI), chuyên về các vấn đề an ninh khu vực và chính trị châu Á. Trước khi gia nhập AEI, Auslin là phó giáo sư sử học tại Đại học Yale.
http://viettimes.vn/quoc-phong/chien-luoc-chien-thuat/ba-kich-ban-bung-phat-chien-tranh-mytrung-tren-bien-dong-58751.html

Trả đũa Tokyo về vấn đề biển Đông, TQ sẽ tuần tra ở đảo của Nhật?

Trước và sau hội nghị thượng đỉnh G7 tại Ise-shima, Nhật Bản vừa qua, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã liên tiếp tỏ thái độ bất mãn với lập trường của Tokyo về vấn đề biển Đông.



Mặc dù tuyên bố chung của G7 không "chỉ đích danh" Trung Quốc mà chỉ nêu sự "quan ngại" của nhóm về căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông, Bắc Kinh vẫn phản ứng "hết sức bất bình" về điều này.
Trung Quốc cáo buộc Chính phủ Nhật Bản, chủ nhà hội nghị G7 2016, đã "cầm đầu xuyên tạc vấn đề biển Đông", "không phù hợp với vai trò diễn đàn kinh tế chính trị của các nước phát triển".
Lập trường về vấn đề biển Đông mà Nhật Bản nêu tại hội nghị G7 chủ yếu xoay quanh hành vi bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép, đồng thời quân sự hóa phi pháp mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh trên biển Đông.
Người đứng đầu chính phủ Anh - quốc gia đang được Trung Quốc tuyên truyền là "ngả dần theo Bắc Kinh, Thủ tướng David Cameron cũng thẳng thừng yêu cầu Bắc Kinh trở thành một phần của "thế giới trên cơ sở các quy tắc quốc tế" và "tuân thủ trọng tài quốc tế".
Trong khi lớn tiếng chỉ trích Nhật Bản "can thiệp" tình hình biển Đông, Bắc Kinh đã bắt đầu triển khai kế hoạch nhằm tăng hiện diện quân sự của hải quân nước này ngay trên "sân nhà" của Nhật.
Chiến hạm Trung Quốc muốn tuần tra "tự do hàng hải" gần đảo của Nhật Bản
Trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, Trung Quốc có khả năng trả đũa các cuộc tuần tra tự do hàng hải, hàng không mà Mỹ, Nhật, Australia phối hợp tiến hành ở biển Đông bằng các cuộc tuần tra tương tự gần khu vực đảo Okinotori Shima của Nhật.
Để mở đường cho hành động tiếp theo, Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 24/5 đã tuyên bố Okinotori Shima là "một bãi đá cô lập ở Tây Thái Bình Dương nằm cách xa lãnh thổ Nhật Bản".
Nhóm đảo Okinotori Shima, nằm ở vùng biển Philippines, là các đảo cực Nam của Nhật Bản. 
Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố đây không phải là đảo và "không thể có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa", "vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý là biển quốc tế".
Trả đũa Tokyo về vấn đề biển Đông, TQ sẽ tuần tra ở đảo của Nhật? - Ảnh 2.
 Nhóm đảo Okinotori Shima có vị trí ở vùng biển Philippines, tuyến đường nối từ biển Hoa Đông xuống biển Đông và thông ra Tây Thái Bình Dương. (Ảnh: Twitter)
Bằng nhận định trên, Trung Quốc nói rằng "các nước đều có quyền đánh bắt cá và lưu thông" ở khu vực này.
Đa Chiều bình luận, tuyên bố gay gắt của Bắc Kinh, cùng thực tế hải quân Trung Quốc đặt mục tiêu ra vào "chuỗi đảo thứ nhất" ở Tây Thái Bình Dương là then chốt để mở đường từ biển Hoa Đông xuống phía Đông Nam, Okinotori Shima dường như sẽ trở thành địa điểm tập trận quân sự tất yếu của quân đội Trung Quốc trong tương lai.
Những ngày vừa qua, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin đậm nét về việc các chiến hạm của Mỹ và Nhật Bản theo dõi, giám sát cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh có ý định "kéo" địa điểm tập trận lên gần nhóm đảo Okinotori Shima không ngoài mục đích tạo ra sức ép nhằm vào Tokyo, như một lời cảnh báo về sự hỗ trợ của Nhật đối với đồng minh Mỹ, Philippines ở biển Đông.
Trả đũa Tokyo về vấn đề biển Đông, TQ sẽ tuần tra ở đảo của Nhật? - Ảnh 3.
Quân đội Trung Quốc tuần tra vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. (Ảnh: CNR)
Theo Đa Chiều, Trung Quốc có thể lợi dụng cách định tính của Bộ ngoại giao nước này về Okinotori Shima để đơn phương thực hiện hành động "tuần tra tự do hàng hải".
Nếu điều này xảy ra, căng thẳng Trung-Nhật sẽ leo thang nghiêm trọng, vượt khỏi phạm vi tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Tokyo thậm chí có thể đánh giá đây là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia nước này, dẫn đến leo thang đối đầu giữa Trung Quốc với liên minh Mỹ-Nhật trên toàn bộ vòng cung biển Hoa Đông - biển Philippines - biển Đông.
Trên thực tế, quân đội Trung Quốc từng có cơ hội triển khai sự hiện diện quân sự ở vùng biển nói trên.
Hồi tháng 9/2006, hải quân nước này đã "đi qua" Okinotori Shima, đồng thời tiến hành tập trận ở phía Nam quần đảo Nansei của Nhật.
Vùng biển rộng lớn giữa Nhật Bản, Philippines và đảo Đài Loan này từ lâu đã nằm trong kế hoạch bành trướng quân sự của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn tham vọng tiến gần đảo Guam, nơi có căn cứ quân sự của Mỹ để gây sức ép với Washington.
http://soha.vn/tra-dua-tokyo-ve-van-de-bien-dong-tq-se-tuan-tra-o-dao-cua-nhat-20160529173905415.htm

Vietnam: America’s Big Strategic Opportunity in Asia (Think China)

Obama’s just completed his trip to Vietnam, the first of his presidency.
The US President discussed trade and investment, economic and energy development, human rights and democracy (the main area of disagreement in the joint presidential news conference), academic exchanges and humanitarian assistance, and of course regional security issues (i.e., China).
It was impressive to see how warmly the president was greeted, both in his public speeches and during his motorcades, when many younger people, eager for more political and commercial freedom, cheered his appearance.
For the readers of this website, perhaps the most important event was Obama’s announcement that the United States would remove the last prohibitions against Vietnamese purchases of U.S. weapons as well as expand other military cooperation.
Vietnam now will be subject to the same arms transfer executive and congressional branch rules that apply to all foreign military buyers of the United States. The Vietnamese welcomed the measures as signaling how their relationship had finally been “normalized.”
For both governments, the move was clearly aimed at strengthening Vietnam’s ability to counter further Chinese encroachments in the disputed maritime territories of the South China Sea.
U.S. official worry that, if Beijing continues its present coercive tactics and regional militarization, the vitality of this critical seaway will be threatened.
Obama insisted that the Pentagon would continue to send ships and planes through this vital waterway and would defend the principles of peaceful resolution of disputes, freedom of commerce, adherence to international law, and respect for other norms sometimes contested by Beijing.
In signaling U.S. willingness to expand the transfer of arms to Vietnam, U.S. policy makers aim to discourage such Chinese behavior directly and by showing Beijing how assertive Chinese policies are driving Beijing’s neighbors to align with Washington against China.
According to media reports, including press briefings by U.S. officials, before the president’s departure for Hanoi the Obama administration remained undecided on whether to lift the arms sale ban.
What may have finally tipped the scales in favor of removing all restrictions was the aggressive flying by Chinese fighter jets a week before the visit to maneuver within about 15 meters of a U.S. Navy reconnaissance plane.
Chinese opposition to U.S. surveillance patrols is well known, but these flights, as well as U.S. maritime reconnaissance patrols, occur outside Chinese territory over international waters. Since the Chinese harassment closely resembles recent incidents where Russian warplanes flew recklessly near U.S. patrols in international waters, the Pentagon may have lobbied for renewed arms sales as a means of signaling to Moscow as well as Beijing that such actions have costs.
Developing this line further, besides deterring Chinese adventurism, the new U.S. approach toward Southeast Asian arms sales provides an opportunity to weaken the Beijing-Moscow alignment.
In addition to its well-known security ties with China, Russia also tries to maintain military cooperation with the member countries of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) through bilateral dialogue and drills as well as through multilateral structures.
Of note given Obama’s repeal of the arms embargo on Vietnam, has become a more important market for Russian weapons sales in recent years.
At a time when Rosoboronexport, the state corporation that oversees Russia’s foreign weapons sales, is thinking of skipping the Farnborough International Airshow since the European arms market is “not interesting” to the Russian defense industry due to sanctions and other restrictions on defense collaboration.
Whereas ASEAN states bought only six percent of Russia’s arms exports in 2010, the figure increased to 15 percent in 2015. From 2007 through 2014, Russian weapons sales to the Asia-Pacific region and other Asian countries—including hundreds of tanks, warplanes, helicopters, armored vehicles, and self-propelled guns, as well as thousands of missiles–amounted to more than $30 billion.
Rosoboronexport, that the “successful use of Russian weapons on large- scale counterterrorist operations” will boost sales even further in coming years—such as of the Kalibr (NATO reporting name: SS-N-27 Sizzler, or “Club” for the export version) cruise missiles, and the Russian Naval platforms that launched them against Syria.
Indonesia is anticipated to buy advanced Russian Su-35 Flanker-E (export-version) fighters, which only China has purchased so far, to supplement the Su-27 and Su-30s already in its fleet and replace its aging U.S.-made F-5E/F fighter planes.
Rosoboronexport also expects the Indonesian Marine Corps to buy more Russian-made BMP-3F infantry fighting vehicles.
Rosoboronexport also hopes to sell more advanced fighters to the Royal Malaysian Air Force, building on the earlier $900 million sale of 18 Su-30MKM ([NATO reporting name: Flanker-H) fighters. Russian Helicopters continues to service the combat helicopters Laos purchased from Russia in the 1990s.
In pursuit of a June 2015 contract, Russia has already planned to deliver three Yakovlev Yak-130 (Mitten) combat-ready trainer planes and associated equipment to Myanmar (Burma) by the end of the year. Bangladesh has also purchased some of the Yak-130 and Vietnam has expressed interest in the plane as well.
Vietnam has arguably been Russia’s closest strategic partner in Southeast Asia.
In 1979, following the Chinese invasion of Vietnam, Moscow established a naval base in Cam Ranh Bay, which it now uses to refuel Tu-95MS Bear nuclear-capable strategic bombers that engage in long-range patrols over the South and Central Pacific, including the U.S. West Coast and the U.S. territory of Guam—leading to Washington protesting to Hanoi.
Despite Beijing’s objections, Gazprom is drilling in maritime zones disputed by both countries.
Thanks to its growing military budget and its strained relations with China, Vietnam has become a major Russian weapons buyer.
Russia also provides most of Vietnam’s military training, though India, which has experience operating the export version of Russian weapons, also provides training. A $3-billion contract signed in 2009 to equip the Vietnam’s People’s Navy (VPN) with six Type 636 Kilo-class diesel-electric submarines, armed with torpedoes, mines, and Klub supersonic cruise missiles that can hit naval and coastal targets, should be completed this year.
Vietnam’s People’s Air Force should have three dozen advanced Su-30MK2s by the end of this year and is considering buying the Su-35S, all designed to replace its aging fleet of Soviet-era MiG-21, Su-22, and Su-27 fighters. The VPN is acquiring a half-dozen stealthy Project 1166 Gepard 3.9/Dinh Tien Hoang-class light frigates, armed with sub-sonic Kh-35E anti-ship missiles, to add to its flotilla of Russian-designed Project 12418 Molniya missile-armed Fast Attack Craft, fast patrol boats, corvettes and frigates that are optimized for littoral combat.
Most of the Army’s tanks, helicopters, and other equipment also comes from the Soviet Union or Russia, and the Army is now considering buying T-90 main battle tanks to supplement its hundreds of T-72s and replace its T-55s. Vietnam produces some of these weapons systems and their armaments, like the Kh-35 anti-ship missile, under license from a Russian manufacturer.
At times, Russia has found it challenging to manage the tensions between China and the ASEAN states.
Whereas Beijing prefers to address its territorial disputes over the South China Sea and other differences with the ASEAN states unilaterally, or at least without the intervention of non-ASEAN members, many of the latter have been seeking to internationalize their disputes by drawing in outside powers that could balance China’s superior economic and military power over the ASEAN countries.
Whereas the United States—sometimes joined by Japan, India, or Europe–has pursued this line to help avoid military conflicts or other coercive action that could threaten the usability of this vital waterway, Russia has traditionally sought to distance itself from any regional disputes involving China and Southeast Asian countries to avoid antagonizing one of the parties.
Nonetheless, Moscow has made moves that could be seen as favoring China or the other parties.
At the April 2016 the Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia, Russian Foreign Minister Sergei Lavrov joined Chinese Foreign Minister Wang Yi in demanding that all outside powers refrain from interfering in differences among Asian powers, such as regarding the rival territorial claims in the South China Sea, which they insisted should be resolved through direct talks among the parties to the dispute.
On the other hand, the communique issued at the ASEAN summit in Sochi titled toward the ASEAN position by calling for more rapid adoption of a “code of conduct” and more dialogue on regional security issues at the East Asian summits, which include Russia as well as China and the United States.
The U.S. decision to expand arms sales to Vietnam, and presumably other Southeast Asian states, provides an opportunity to tip Moscow off this balance.
In the near term, these countries will want means to monitor and discourage Chinese adventurism—which would mean buying U.S. maritime patrol planes and helicopters, coastal radars and reconnaissance UAVs, and fast patrol craft and other littoral vessels.
But these purchases could expand over time and, in some cases, signify a decision by these countries to fundamentally upgrade their security ties with the United States to have better support in Washington against China.
We have already seen this in the efforts of some countries to join the U.S.-led Trans-Pacific Partnership, despite Beijing’s objections.
The U.S. government will need to expand its economic and other assistance for these states to achieve U.S. goals and to enable Asian partners to execute their pivot plans.
The United States must also continue developing military-to-military ties with local armed forces (something Obama highlighted in his response to a question in Hanoi), through U.S.-provided training and joint exercises and perhaps an expanded military presence, in Vietnam’s case at Cam Ranh Bay.
The United States will want to increase its foreign military financing (FMF) in Southeast Asia and coordinate these initiatives with Japan to help expand any sales chances
These measures will place even greater pressure on Moscow to side with ASEAN states against China and in order to sell weapons and sustain other security ties with these Southeast Asian countries.
In turn, this will sharpen China-Russian differences over East Asian security, exposing tensions that so far they have managed to suppress.
http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/vietnam-americas-strategic-opportunity-asia-16373?page=2

Trung Quốc và làn sóng bài giá trị phương Tây

Một nhận định chung của hầu hết các chuyên gia về Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, đó là: Trung Quốc đang ngày càng thu mình hơn trước sự xâm nhập của các giá trị nước ngoài, chủ yếu ở đây là từ phương Tây, từ kinh tế cho đến văn hóa.

Vài năm trở lại đây, thế giới ngày càng nghe nói đến việc Trung Quốc tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của quyền lực mềm của mình trên toàn cầu ngày một nhiều hơn. Đó được xem như một chính sách quốc gia như một dấu hiệu của sự trỗi dậy toàn cầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, với điển hình là các viện Khổng Tử trên khắp thế giới.
Việc dự án văn hóa này chưa thu được thành công, cộng với việc làn sóng các giá trị phương Tây từ kinh tế đến văn hóa đang tiếp tục tràn vào Trung Quốc, đang là những nguyên nhân khiến chính phủ nước này tiến hành một chiến dịch phản công văn hóa ngay tại đất nước của mình. Trung Quốc đang bước vào cuộc chiến chống lại làn sóng xâm nhập của các giá trị phương Tây, và mục tiêu đầu tiên được Bắc Kinh nhắm đến đang là: Disney Land.
Một nhận định chung của hầu hết các chuyên gia về Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, đó là: Trung Quốc đang ngày càng thu mình hơn trước sự xâm nhập của các giá trị nước ngoài, chủ yếu ở đây là từ phương Tây, từ kinh tế cho đến văn hóa. Tần suất các bài phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình trong đó nội dung đề cập đến vấn đề không có chỗ cho các hệ giá trị phương Tây trong xã hội và nền kinh tế Trung Quốc thời gian gần đây ngày càng nhiều hơn.
Từ chỗ là chủ nhân của một chiến dịch truyền bá văn hóa ra khắp thế giới với hàng loạt các viện Khổng Tử tại hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, giờ đây Trung Quốc đang thu gọn mục tiêu truyền bá văn hóa truyền thống của mình chỉ trong phạm vi lãnh thổ nước mình mà thôi.
Sự thay đổi này đang là một dấu hiệu cho sự thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ chỗ tưởng rằng có thể truyền bá ảnh hưởng của văn hóa truyền thống của mình ra khắp thế giới, đến chỗ nhận ra rằng đó là điều chưa thể thực hiện được và nhất là khi mà văn hóa truyền thống Trung Quốc đang thua ngay trên sân nhà, và thậm chí là thua ngày càng nặng hơn.
Biểu tượng cho chiến thắng của các hệ giá trị phương Tây từ văn hóa đến kinh tế ở Trung Quốc thời điểm hiện tại, không gì khác ngoài Disney Land. Bất chấp việc các tên tuổi nước ngoài đang ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, thì hãng giải trí nổi tiếng của Mỹ này đang là một trong số ít những thương hiệu tiếp tục ăn nên làm ra.
Trong khi Apple vừa hứng đòn và bắt đầu có ý định chuyển sang thị trường Ấn Độ, thì Disney lại chuẩn bị khai trương công viên giải trí lớn nhất của mình từ trước đến nay ở Thượng Hải vào ngày 16.6 tới, đó là chưa kể hàng loạt các công viên giải trí khác của hãng này trên khắp Trung Quốc, chẳng hạn như dự án công viên Disney Land tại tỉnh Giang Tây với tổng trị giá lên tới khoảng 5,5 tỷ USD.
Dễ hiểu tại sao Disney lại mạnh tay đầu tư vào thị trường Trung Quốc đến thế, khi các công viên giải trí Disney Land của hãng này đang giữ vị trí thống trị trên thị trường các khu vui chơi giải trí tại Trung Quốc thời điểm hiện tại.
Ngành công nghiệp du lịch hiện tại của Trung Quốc đang có doanh thu hàng năm khoảng 610 tỷ USD, và theo dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2020 khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Doanh thu của hãng này trong năm 2015 đạt khoảng trên 15 tỷ USD, và chắc chắn sẽ tăng lên nhiều khi hai dự án tỷ đô ở Thượng Hải và Giang Tây đi vào hoạt động.
Vì thế, Walt Disney đang thực sự là biểu tượng cho chiến thắng của hệ giá trị phương Tây, từ kinh tế đến văn hóa, ở Trung Quốc. Về văn hóa, Disney là hãng giải trí mang đậm văn hóa phương Tây, với những nhân vật như chuột Mickey, và kể cả ở những công viên Disney Land ở Trung Quốc thì cũng không có nhân vật mang màu sắc văn hóa truyền thống Trung Quốc nào.
Chiến thắng về văn hóa của Walt Disney ở Trung Quốc còn ở chỗ, gần như không có một thương hiệu công viên giải trí nội địa nào ở Trung Quốc có tên tuổi, chứ chưa nói đến việc có đủ sức cạnh tranh với Walt Disney hay không.
Theo thống kê, tính đến năm 2011, Trung Quốc có khoảng 2.500 công viên giải trí, từ các công viên nước đến các công viên vui chơi theo chủ đề riêng biệt, nhưng chỉ có 10% trong số đó là có lãi, và không có công viên giải trí nào của Trung Quốc lọt vào top 15 công viên có số khách ghé thăm lớn nhất thế giới, dù Trung Quốc đang là quốc gia đông dân nhất hành tinh.
Về kinh tế, bất kể ngành công nghiệp du lịch của Trung Quốc đang rất phát triển trong những năm qua, với tổng doanh thu lên đến hơn 600 tỷ USD, thì một thực tế có thể khiến các nhà lãnh đạo nước này phiền lòng, đó là: chưa có tên tuổi nội địa nào đáng kể hoạt động trong lĩnh vực công viên giải trí. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phần lớn lợi nhuận trong lĩnh vực này đang lọt vào tay các tên tuổi nước ngoài, mà Walt Disney là một ví dụ điển hình.
Vì thế, Walt Disney đang là đối tượng chính được nhắm đến trong cuộc chiến bài các giá trị phương Tây hiện nay ở Trung Quốc. Và đối thủ của hãng giải trí nổi tiếng này hiện tại đang là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc là Vương Kiện Lâm, với khối tài sản lên tới gần 40 tỷ USD.
Sau khi thâu tóm hãng sản xuất phim Legendary Entertainment ở Hollywood, vị tỷ phú đi lên nhờ bất động sản và chuỗi các rạp chiếu phim này đang có ý định lấn sang lĩnh vực công viên giải trí. Dù thừa nhận khoảng cách giữa tập đoàn của ông này với Walt Disney trong lĩnh vực này là quá chênh lệch, khi một bên là tên tuổi hàng đầu thế giới còn một bên gần như chưa có kinh nghiệm gì, nhưng vị tỷ phú giàu nhất Trung Quốc đang tỏ ra khá tự tin.
Chiến lược được Vương công khai để cạnh tranh với Disney Land là: “một con hổ thì không thể chống lại bầy sói”. Hiểu đơn giản, dù Disney là một tên tuổi lớn nhưng chỉ một công viên giải trí ở Thượng Hải sẽ không thể cạnh tranh được với chuối 15-20 công viên giải trí mà tập đoàn Wanda của Vương sẽ thiết lập trên khắp Trung Quốc.
Điểm đặc biệt của chuỗi 15-20 công viên giải trí khắp Trung Quốc này của Vương là, sẽ hoàn toàn mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống, và sẽ không có sự góp mặt của bất cứ yếu tố văn hóa phương Tây nào. Điều này đang đi ngược lại với cơn sốt hâm mộ những gì thuộc về văn hóa phương Tây của đại bộ phận giới trẻ Trung Quốc và cũng đồng nghĩa với những nguy cơ về mặt doanh thu và lợi nhuận, vốn là điều mà một tỷ phú doanh nghiệp như Vương Kiện Lâm không thể bỏ qua.
Việc nhấn mạnh vào các giá trị văn hóa truyền thống một cách cực đoan trong dự án chuỗi công viên giải trí này của Vương Kiện Lâm đang là một dấu hiệu cho sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc, những người đang có sự dịch chuyển trong dự án truyền bá văn hóa truyền thống của mình, từ chỗ quảng bá ra khắp thế giới với chuỗi các viện Khổng Tử, giờ đây đang chuyển sang thay thế bằng loại hình các công viên giải trí, nhưng lần này là ở trong phạm vi nội địa Trung Quốc mà thôi.
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/ho-so-c-122/trung-quoc-va-lan-song-bai-gia-tri-phuong-tay-34286.html

Lý do TQ ôm "nỗi nhục ngàn thu" trong chiến tranh thuốc phiện

Sự thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện vẫn mãi là vết đen không thể xóa nhòa trong lịch sử Trung Quốc. Sự cải tiến nhỏ trong thứ vũ khí dưới đây chính là nguyên nhân.




Trong cuộc chiến tranh thuốc phiện nổ ra giữa triều đình nhà Thanh và người Anh, điều đáng nói nằm ở chỗ, ngay cả khi không chênh lệch quá nhiều về mặt vũ khí, quân Thanh vẫn phải nhận kết cục thua đau trước quân địch, dù số lượng binh sĩ của họ không nhiều.
Trong cuộc chiến này, cả hai phe Anh – Trung đều sở hữu những loại vũ khí có sức sát thương không quá chênh lệch. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của quan quân Thanh triều?
Tụt hậu trong cuộc chạy đua "vũ khí nóng"
Vào thời đại lúc bấy giờ, quân Anh chỉ trang bị loại vũ khí tiêu chuẩn hạng nhẹ - súng đá lửa có lưỡi lê. So với những "sát thủ chiến trường" như thuốc nổ, kíp nổ, đạn hình nón, súng cơ bóp cò… có thể thấy rõ loại súng đá lửa trên không phải là thứ vũ khí tiên tiến nhất.
Trong khi đó, quân đội nhà Thanh vẫn cương quyết duy trì truyền thống gươm đao. Bởi vậy, trong đại quân của triều đình chỉ có phân nửa người được sử dụng súng ống, đa phần là súng điểu thương.
Loại súng bắn chim được quân Thanh sử dụng có kết cấu tương tự như súng không nòng xoắn của Anh quốc. Tuy nhiên, súng của triều đình có tốc độ xạ kích kém hơn (mỗi phút bắn ra 2 phát đạn), độ chính xác cũng thấp hơn so với súng đá lửa nòng trơn của quân địch.
Lý do TQ ôm nỗi nhục ngàn thu trong chiến tranh thuốc phiện - Ảnh 1.
 Những vũ khí lạc hậu của triều đình Mãn Thanh dễ dàng bị lép vế trước các trang bị tân tiến của Anh quốc. (Tranh minh họa).
Nguyên nhân của sự tụt hậu này chủ yếu bắt nguồn từ phương thức chế tạo. Triều đình nhà Thanh sản xuất súng bằng phương pháp thủ công, công nghệ thô sơ, lạc hậu, kết cấu bên trong cũng rất lỏng lẻo.
Chúng ta có thể làm một phép tính đơn giản để đánh giá ưu – nhược điểm về súng của hai phe Trung – Anh.
Theo lý thuyết, súng đá lửa của quân Anh mỗi phút có thể bắn ra 3 phát đạn, tỷ lệ trúng mục tiêu là 90%. Trong khi đó, súng của Thanh quân chỉ bắn được 2 phát đạn một phút, tỷ lệ trúng địch chỉ đạt 70%.
Như vậy, giả sử trên chiến trường, mỗi bên có 10 quân sĩ, khoảng cách đến mục tiêu là như nhau, thì trong vòng 1 phút, quân Anh bắn được 30 phát súng, trúng 27 mục tiêu; còn quân Thanh bắn được 20 phát đạn và chỉ trúng 14 mục tiêu.
Từ phép tính đơn giản ấy, ta có thể thấy súng đá lửa nòng trơn của quân Anh có hiệu năng cao gấp 2 lần so với súng điểu thương của quân Thanh. Tuy nhiên, với sự chênh lệch về hiệu năng, Thanh triều hoàn toàn có thể dựa vào số lượng áp đảo để bù đắp thiếu hụt này.
Phát minh ra thuốc súng, nhưng lại "chào thua" hỏa dược của quân Anh
Tương tự như súng ống, pháo của hai phe Trung – Anh càng có sự chênh lệch lớn hơn nữa. Xét về đạn dược, nhược điểm của đạn pháo Trung Hoa chủ yếu nằm ở 2 điểm: lực xuyên suốt không đủ và độ chính xác không cao.
Lực xuyên suốt yếu là do hỏa dược của Trung Quốc không tốt. Độ trúng mục tiêu thấp bắt nguồn từ tính cơ động kém của hỏa pháo mà thành.
Lý do TQ ôm nỗi nhục ngàn thu trong chiến tranh thuốc phiện - Ảnh 2.
Là đất nước đi đầu trong việc phát minh ra thuốc súng, nhưng hỏa lực của Thanh triều cũng yếu thế hơn so với quân Anh. (Tranh minh họa).
Cùng sở hữu đường kính và kích cỡ tương đương, nhưng hỏa pháo của Thanh triều rất nặng, kéo theo đó là tính cơ động thấp. Việc nhắm trúng mục tiêu của những hỏa pháo cồng kềnh này lại càng trở nên khó khăn trước đội hình và vũ khí linh hoạt của quân Anh.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng hỏa pháo và đạí bác của Thanh triều khiến quân Anh không khỏi khiếp sợ.
Cuộc đấu "không khoan nhượng" giữa súng và cung, nỏ
trong cuộc chiến với quân Anh, đội quân Thanh triều chỉ có phân nửa binh sĩ sử dụng súng đạn. Nguyên nhân là bởi họ không muốn từ bỏ thế mạnh về cung nỏ của mình.
Quân đội Trung Hoa từ xa xưa đã có truyền thống tác chiến bằng cung nỏ. Trên chiến trường, họ là những tay thiện xạ sở hữu sức công phá không thua gì so với súng đạn Tây phương.
Cung, nỏ thời cổ đại có tầm bắn lên tới 300m, thậm chí có thể đạt tới 500m nếu người bắn có lực tay lớn.
Từ thời Ung Chính Hoàng đế, đội quân của Thanh triều đã nổi danh là đội cung tiễn mạnh nhất trong lịch sử các triều đại Trung Hoa. Do đó, không có cớ gì mà họ không phát huy thế mạnh của mình trong cuộc chiến với ngoại bang.
Đó là chưa kể tới việc, tỷ lệ chuẩn xác của việc bắn cung, nỏ rất cao, thậm chí còn có thể nhắm vào những mục tiêu nhỏ ở khoảng cách gần 200m.
Về tốc độ, cung, nỏ hoàn toàn "ăn đứt" súng ống của Tây phương với số lượng từ 3 đến 4 phát bắn mỗi phút, hơn nữa thao tác lại vô cùng đơn giản, khó xảy ra rủi ro, nhầm lẫn.
Lý do TQ ôm nỗi nhục ngàn thu trong chiến tranh thuốc phiện - Ảnh 3.
Truyền thống và thế mạnh về cung nỏ cũng không thể giúp quân Thanh thoát khỏi thất bại tất yếu trong chiến tranh thuốc phiện. (Tranh minh họa).
Nhược điểm duy nhất của thứ vũ khí này là người kéo cung phải dùng nhiều lực tay, dễ mất sức, khiến tốc độ, cự ly bắn và độ chính xác bị suy giảm.
Tương tự như vậy, súng đá lửa trơn nòng sau khi bắn nhiều lần cũng sẽ phát nhiệt, làm giản bớt uy lực của đạn dược.
Xét về khả năng xuyên thấu, mũi tên mạnh hơn nhiều so với đạn súng. Một tay cung giỏi có thể bắn ra mũi tên xuyên thủng 2 tầng áo giáp của quân địch. Đây là điều mà súng ống lúc bấy giờ chưa thể đạt tới.
Tuy nhiên, sức phá hoại của mũi tên không thể bằng đạn, vết thương do tên bắn nếu không chí mạng thì rất dễ xử lý.
Chưa dừng lại ở đó, đầu mũi tên còn có rất nhiều ưu điểm như: có thể tẩm độc dược, gắn thêm thuốc nổ, mồi lửa. Lúc bấy giờ, nói cung nỏ vượt mặt súng đạn cũng không ngoa. Thậm chí, trong quân đội Anh quốc, có người còn đề xuất việc sử dụng cung, nỏ thay vì dùng súng.
Cải tiến một bước, Anh quốc "vượt mặt" Trung Hoa
Từ những điểm trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy: súng ống, đạn dược, hỏa pháo của Trung Hoa chỉ thua kém không nhiều so với Anh quốc, thậm chí cung tiễn của họ còn lợi hại hơn.
Vậy, đâu là nguyên nhân khiến Thanh triều rước lấy "mối nhục ngàn thu" trong cuộc chiến tranh thuốc phiện?
Nguyên nhân lại xuất phát từ một cải tiến không quá nổi bật của quân Anh – lưỡi lê. Súng trơn nòng đá lửa của họ có tầm bắn gần, vũ khí bắn tốc thấp, chỉ có thể phát huy ưu điểm khi tấn công mục tiêu ở cự ly không quá gần.
Trước khi có lưỡi lê, những binh sĩ dùng súng thường phải được quân lính cầm gươm, giáo bảo vệ. Sau khi được cải tiến, mỗi binh lính Anh quốc sở hữu trong tay hai loại vũ khí, vừa có thể tấn công tầm xa, vừa tiện lợi trong việc đánh giáp lá cà.
Bởi vậy, đội hình quân Anh có tính linh hoạt rất cao, có khả năng đột phá vòng vây, cũng dễ dàng để công kích quân địch.
Lý do TQ ôm nỗi nhục ngàn thu trong chiến tranh thuốc phiện - Ảnh 4.
Đội hình cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt và cơ động cũng là một trong những nguyên nhân khiến Thanh triều thua đau trước Anh quốc. (Ảnh minh họa).
Trong lúc tác chiến, quân Anh thường xếp thành các hàng ngang. Trong đội ngũ, mỗi binh lính đều tự nhồi đạn, đứng bắn hoặc ngồi bắn liên tiếp. Khả năng chắn, phòng ngự và tấn công của đội hình này vì thế đều tương đối hiệu quả.
Trong khi đó, quân Thanh khi tác chiến lại thường xếp thành nhiều đội hình khác nhau, chủ yếu xếp thành 3 lớp: vũ khí nặng như hỏa pháo, đại bác sẽ ở lớp trên cùng; lớp giữa là binh lính cầm súng; lớp sau cùng là quân lính cầm gươm, giáo.
Khi gặp địch ở cự ly xa, quân Thanh sẽ nã đạn bằng hỏa pháo, đại bác; nếu quân thù tiến gần hơn thì dùng súng; cuối cùng mới dùng gươm, giáo để đánh giáp lá cà.
Không chỉ gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa vũ khí lạnh và hỏa lực, khả năng cơ động của quân Thanh cũng rất thấp. Bởi vậy, những đội hình kiểu trên đã trở thành điểm yếu của quân triều đình trước những kẻ thù trang bị đầy đủ và linh hoạt như quân Anh.
Không phát huy được thế mạnh, Thanh triều nhận kết cục thua đau
Vào thời điểm chiến tranh nha phiến xảy ra, binh lực của Thanh triều tổng cộng lên tới 80 vạn người. Lúc đầu, số quân lính tham gia chiến tranh thuốc phiện là 10 vạn binh. Trong khi đó, quân Anh chỉ đưa ra khoảng 7000 lục quân và hải quân, nhiều nhất cũng chỉ tới 2 vạn.
Trên thực tế, Thanh triều hoàn toàn không thể tận dụng ưu điểm về số lượng để bù đắp cho sự thua kém về kỹ thuật và trang bị của mình.
Đội quân của Anh quốc được trang bị những chiến thuyền có pháo giúp họ làm chủ mặt biển, cũng nắm trong tay quyền tấn công chủ động.
Lý do TQ ôm nỗi nhục ngàn thu trong chiến tranh thuốc phiện - Ảnh 5.
Ngay cả khi sở hữu thế mạnh về cung nỏ, số lượng, Thanh triều vẫn không thể tận dụng được những nguồn lực ấy để đối phó với ngoại bang. (Tranh minh họa).
Để phòng ngừa khả năng đổ bộ xâm lược của quân Anh, chính quyền Thanh triều đều bố trí phòng vệ ở mười mấy cửa biển. Tại những vị trí trọng yếu, triều đình hạ lệnh cho 4000 tới 1 vạn binh sĩ đóng quân.
Lực lượng bị phân tán, lại thêm giao thông và liên lạc khó khăn đã khiến quân đội Thanh triều khó có thể tập trung binh lực. Tại nhiều địa phương, quân đội của triều đình có lúc còn thấp hơn quân sĩ của Anh quốc, thường xuyên rơi vào thế bị vây hãm.
Ngày 10/ 10/1841, quân Anh công phá Ninh Ba. Hoàng đế Đạo Quang điều 2000 tinh binh từ Từ Xuyên Kiến Xương và Tùng Phan tới Chiết Giang chi viện.
Quãng đường hành quân hàng ngàn cây số đã khiến đội quân tinh nhuệ này rã rời. Trong khi đó, quân Anh ở Ninh Ba đã nghỉ ngơi lại sức. Bởi vậy, quân của Thanh triều chẳng khác gì lấy yếu chống mạnh, thua cuộc cũng là điều tất yếu.
http://soha.vn/ly-do-tq-om-noi-nhuc-ngan-thu-trong-chien-tranh-thuoc-phien-20160526172033216.htm