Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Hải quân Trung Quốc lộ điểm yếu 'chết người'

Các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng hải quân Trung Quốc hiện chỉ dừng lại ở mức "hạm đội bờ biển" vì còn tồn tại những điểm yếu “chết người”. 

1. Thiếu các căn cứ và cảng thân thiện ở nước ngoài  Khi Trung Quốc đề nghị gửi tàu hải quân Qiandaohu sang cảng Albany của Australia để tham gia vào cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích MH370, các nhà hoạch định chiến lược ở Bắc Kinh mới thấy mối lo ngại “nhức đầu” khi thiếu các căn cứ ở nước ngoài và các cảng thân thiện sẵn sàng tiếp đón tàu của nước này. Hơn thế nữa, với việc huy động nhiều tàu tham gia tìm kiếm MH370 ở Ấn Độ Dương, Bắc Kinh tiếp tục phải đối mặt với vấn đề liên quan đến cung đường cung cấp và hậu cần cho lực lượng hải quân. Ian Storey, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho biết: "Cũng như Mỹ, khi Trung Quốc ngày càng muốn tăng cường hiện diện quân sự, nó sẽ cần các căn cứ Hải quân ở nước ngoài". "Tôi có chút ngạc nhiên khi Bắc Kinh chưa thể hiện dấu hiệu nào cho thấy đã bắt đầu các cuộc đàm phàn về việc tiếp cận dài hạn (các khu căn cứ ở nước ngoài). Đó là một lỗ hổng rõ ràng”.   

 Một nhà phân tích quân sự nhận định: việc tiếp cận các cảng nước ngoài là tương đối dễ dàng trong những vấn đề nhân đạo, ví dụ hiện thời là cuộc tìm kiếm MH370 hay tuần tra chống hải tặc ở Mũi Nhọn Phi Châu (Horn of Africa) nhưng một khi xảy ra tranh chấp hoặc xung đột thì lại là vấn đề khác. "Nếu xảy ra căng thẳng thực sự và có nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và một đồng minh của Mỹ ở Đông Á, thật khó tưởng tượng ra cảnh tàu chiến Trung Quốc được phép nhập cảng của Australia", một nhà phân tích tại Bắc Kinh cho biết. Thiếu hụt trầm trọng hệ thống hải cảng khi lực lượng hải quân phát triển, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

 2. Hệ thống tàu sân bay chưa phát triển Hệ thống căn cứ và cảng biển thân thiện ở nước ngoài chưa thật sự mở rộng, một biện pháp thay thế hiệu quả chính là những tàu sân bay hay còn được gọi là hàng không mẫu hạm, là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay. Trên thực tế loại tàu này hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. 

Do đó, các tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn mà không phụ thuộc vào các căn cứ mặt đất.  Thế nhưng đề cập tới vấn đề này, Trung Quốc lại để lộ ra một yếu điểm khi mới chỉ có duy nhất một chiếc tàu sân bay Liêu Ninh. Đây là tàu sân bay từ thời Liên Xô, được Bắc Kinh mua từ Ukraine vào năm 1998 và sửa chữa lại, đang được sử dụng để huấn luyện và chưa đi vào hoạt động đầy đủ.   

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (ảnh nhỏ) và siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ Liêu Ninh chỉ to bằng một nửa so với siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ và chuyên chở được ít máy bay hơn. Thậm chí vì là “đồ cũ” nên chiếc này thiếu bệ phóng máy bay do đó chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc phải dùng một con dốc hướng lên để cất cánh, khiến máy bay bị giới hạn tải trọng và tầm bay. Liêu Ninh cũng thiếu radar và máy bay tiếp nhiên liệu cho các chiến đấu cơ bay tầm xa. 

3. Lực lượng chống ngầm và chống thủy lôi “lỏng lẻo” Theo trang Sinodefence của Anh, về cơ bản các tàu khu trục và tàu hộ vệ của Trung Quốc được trang bị trước đây không có năng lực chống ngầm. Còn những tàu khu trục và tàu hộ vệ mới được hạ thủy gần đây đã dần thiên về phòng không và chống ngầm nhưng lại thiếu các sonar cảm ứng tính năng cao cần thiết cho việc dò tìm tàu ngầm tiếng ồn thấp cũng như trực thăng chống ngầm cỡ lớn.    

So với các tàu chiến của Mỹ hầu như đều được trang bị máy bay tuần tra chống ngầm P3 và máy bay chống ngầm P8I, tàu chiến của Trung Quốc còn kém xa. Thực tế, điểm cốt lõi nhất của năng lực chống ngầm nằm ở lực lượng không quân của hải quân và đây chính là điểm yếu lớn của hải quân Trung Quốc.  Về năng lực chống thủy lôi, trang Strategypage cho rằng hải quân Trung Quốc thiếu khả năng tự bảo vệ trước thủy lôi đối phương. Hải quân Trung Quốc có thể tiến hành thả thủy lôi quy mô lớn, phong tỏa bờ biển của nước khác hoặc bảo vệ vùng biển của nước mình nhưng lại không có đủ năng lực để loại trừ thủy lôi của đối phương. Do đó, có thể vì mấy trăm quả thủy lôi của đối phương mà Trung Quốc sẽ  buộc phải đóng cửa các tuyến đường trên biển. 

4. Khả năng tác chiến xa còn kém Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại Biển Đông, chiến đấu cơ Trung Quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến. 

Trang Strategypage dẫn báo cáo đánh giá của Cục Tình báo Hải quân Mỹ cho biết tới những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, tàu chiến của hải quân Trung Quốc chủ yếu hoạt động ở vùng biển gần. Tháng 11/1985, hải quân nước này mới thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Pakistan. Đến tháng 5/1986, biên đội hỗn hợp thuộc Hạm đội Bắc Hải mới lần đầu tiên hoàn thành các bài tập ở vùng biển xa.   

Báo cáo đăng trên trang tin của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cũng cho hay tới năm 2005 không có chiếc nào trong số 50 tàu ngầm của Trung Quốc tiến hành tuần tra viễn dương. Tính trung bình, cứ 4 năm rưỡi tàu ngầm Trung Quốc mới có cơ hội đi tuần tra viễn dương một lần. Trong khi đó, mỗi năm bình quân một chiếc tàu ngầm Mỹ tiến hành tuần tra viễn dương ít nhất là một lần. Ngoài ra, từ khi đưa vào phục vụ tới nay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 lớp Hạ của Trung Quốc chưa một lần đi tuần tra viễn dương. Hiện tại, Trung Quốc có 74 tàu khu trục và tàu hộ vệ. Nếu tiếp tục duy trì tần suất như hiện tại thì phải 4-5 năm nữa, tất cả các tàu chủ lực của Trung Quốc mới có thể được trải nghiệm thực chiến viễn dương thông qua hoạt động chống cướp biển Somalia. Theo tiêu chuẩn cường quốc hải quân phương Tây, hải quân Trung Quốc rõ ràng chưa đạt. 

5. Tinh thần chiến đấu của “lính con một” Ở Trung Quốc, chính sách sinh một con được áp dụng từ năm 1979 nhằm hạn chế tốc độ gia tăng dân số chóng mặt. Ngoài những lợi ích trước mắt, chính sách này lại mang tới những hệ lụy khôn lường, đặc biệt trong đó phải kể tới sự ảnh hưởng trầm trọng tới lực lượng tham gia quân đội khi những người lính đều là “con một”. 

Thế nên , một điểm yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần người lính. Lính Trung Quốc hiện nay thường được gọi là ‘lính con một”. Hơn 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ 1 con. “Lứa tuổi trên 18-20, tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay thuộc loại “con độc nhất”. Không nói cũng rõ, những cậu con một này đã được “6 người lớn chăm sóc, nâng niu” từ lúc mới lọt lòng cho tới khi đến tuổi trưởng thành. (6 người là hai bố mẹ, hai ông bà nội, hai ông bà ngoại). Thế nên dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay còn nghèo, họ cũng đều được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, chiều chuộng đủ đường. Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần  phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những “cậu ấm độc nhất” đó nói chung rất kém. Thử hỏi, những người lính ra chiến trường chỉ có tư tưởng được bao bọc, chiều chuộng, được người khác che chở, hy sinh thì tinh thần chiến đấu của họ sẽ như thế nào? 

Với lực lượng hải quân còn nhiều yếu điểm như thế, mới đây Bắc Kinh còn ngang nhiên và thậm chí là hung hăng khi hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Động thái của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế quan ngại sâu sắc, ASEAN lần đầu tiên tuyên bố công ước riêng về tình hình Biển Đông sau nhiều năm, Washington lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh đồng thời ủng hộ Việt Nam trên trường pháp lý. Trong khi đó, ngay tại Trung Quốc, bạo loạn bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Tân Cương khi mới đây, hôm 22/5 vụ tấn công, nổ bom tại một khu chợ tạm ở Urumqi khiến 31 người thiệt mạng và 94 người khác bị thương. Chưa hết, trên trường quốc tế, Trung Quốc có những động thái "khiêu khích" Philippines và mới đây là việc máy bay Trung Quốc áp sát máy bay Nhật Bản nơi các vùng nhận dạng phòng không của hai nước chồng lấn nhau gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ phía Tokyo. Trong bối cảnh "rối ren" như thế, phải chăng hành động của Bắc Kinh là có phần "liều lĩnh"? 

Nguồn: Kiều Hương/ seatimes (vietinfo.eu)
http://vietinfo.eu/chuyen-muc-bien-dong/hai-quan-trung-quoc-lo-diem-yeu-chet-nguoi.html

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Ký vào Bản kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc

Lời Blogger:

Bạn hãy đăng ký mở tài khoản và nhấn nút ký vào bản Kiến nghị gửi Tổng thống Mỹ yêu cầu trừng phạt Trung Quốc vì hành động xâm lược trên biển Đông tại Website của Nhà Trắng tại đây:


https://petitions.whitehouse.gov/petition/put-sanctions-china-invading-vietnam-territory-deployment-oil-rig-haiyang-981/p2b7Rnnv#thank-you=p


=> Please, do it for our country and our peoples!



-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tham khảo hướng dẫn cách ký tên:

"Kiến nghị này nằm trong phần Chính sách đối ngoại nên bất cứ ai (kể cả không phải người Việt), ở bất cứ đâu cũng đều có thể ký tên ủng hộ.
Cách ký tên cũng đơn giản:
- Vào website của Nhà Trắng (theo link bên trên), bấm Create an account (nút màu xanh biển), nhập địa chỉ mail vào ô E-mail address, nhập tên vào ô First Name, nhập họ vào ô Last Name.
Không cần phải nhập mã Zip (ô Zip) vì ta không ở Mỹ.
Nếu muốn thường xuyên nhận được các e-mail chung từ ông Obama và các chính khách thi bấm chọn vào ô "Sign up for email update from President Obama...), không muốn thì thôi, không chọn ô đó.
Phần Challenge Question (để chắc chắn rằng thao tác đăng ký, ký tên là của người thật chứ không phải bằng phần mềm máy tính tự động), sẽ có một câu hỏi nào đó và ta cần trả lời câu hỏi đó trong ô ngay bên dưới.
Chẳng hạn câu hỏi có thể là "Số thứ 5 trong dãy số 13978214 là số mấy?", ta sẽ nhập số 8 vào ô trống bên dưới.
Sau đó bấm Create an Account.
Một thông báo sẽ cho biết ta đã đăng ký xong và hướng dẫn ta vào hộp thư cá nhân để xác nhận e-mail (xác nhận rằng ta chính là chủ sở hữu địa chỉ mail đó).
Đăng nhập vào e-mail của ta, kiểm e-mail gởi Whitehouse.gov. Trong e-mail đó sẽ có một đường link.
Bấm vào đường link này, ta sẽ quay lại website của Nhà Trắng, vào đúng trang kiến nghị.
Ở đây, ta bấm vào nút Sign this Petition (nút màu xanh lá) là xong.
Sau khi đã ký tên, bạn sẽ nhận được một thông báo xác nhận bạn đã ký tên xong và nội dung cho phép bạn chia sẻ kiến nghị trên Facebook và Twitter để mời mọi người cùng ký tên ủng hộ bạn."
http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/chinh-tri/can-them-63-000-chu-ky-de-nha-trang-xem-xet-trung-phat-trung-quoc/a120406.html

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Trung Quốc đã đưa 300,000 quân đến biên giới Việt Nam

Theo báo Hàn Quốc Arirang vào ngày 23 tháng 5, 2014. Trung Quốc đã triển khai hơn 300,000 quân gần biên giới Việt Nam. 
Căng thẳng đã leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những tuần gần đây vì một loạt các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông. 
Cũng theo báo China Times of Taiwan cho biết tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra ở biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. 
Việt Nam cũng đã tăng cường quân đội gần biên giới với Trung Quốc.  Tuy nhiên, cả hai nước đã không xác nhận hoặc đề cập đến tin này.

Nguồn: http://www.arirang.co.kr/News/News_View.asp?nseq=162886


Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

“Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: Đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”

Đăng trên một số blog (nay đã xóa) bên Trung Quốc.
Bản dịch này được tìm thấy trên vài blog Việt Nam.
Cần kiểm chứng độ chính xác
(Lưu ý: Chữ "ta" trong bài là của dân Tàu nói với nhau)


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------





Điều nghiên chiến lược

Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau.

Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam.

Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.

Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam. Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông - Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên.

Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.

Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn.

Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.

Làm thế nào chế phục được Việt Nam "con rắn kỳ quái này?" Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”.

Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau.

Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc - Nam đều đi qua Thanh Hoá --- mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam. Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.

Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bộ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.

Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:

1- Bố trí binh lực:

Việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vào phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam.

Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.

Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.

Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam. Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.

Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.

Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.

2 - Thực hiện tác chiến:

Dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày:

a - Giai đoạn tiến công chiến lược:

* Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạc chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.

* Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.

* Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam. Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.

b - Giai đoạn tiến công chiến thuật:

* Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Katusha tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.

* Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.

c - Giai đoạn tác chiến trên mặt đất:

* Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam. Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.

* Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địa trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.

* Ngày thứ chín và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.

* Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.

* Ngày thứ mười hai và mười ba: sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.

* Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .

* Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.

* Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.

* Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam

* Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .

Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:

Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào?
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau.

Trước hết tính chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn.

Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định.

Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam. Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.

Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”

Trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vì vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.

Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng.

Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.
14-9-2008
http://www.viet-studies.info/kinhte/KeHoachDanhVietNam.htm

Biểu Tình Chống Trung Quốc ở Việt Nam Đã Ngừng: Chiến Tranh Có Còn Khả Năng Xảy Ra?

Người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 11 tháng 5 năm 2014 (ảnh: wikimedia common)
Ngày 18 tháng 5, các đơn vị cảnh sát vũ trang đã ra quân chặn đứng biểu tình chống Trung Quốc tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác của Việt Nam. Cuối cùng, tình trạng bạo động cũng kết thúc. Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố sẽ ngừng một số chương trình hỗ trợ song phương Việt – Trung, đồng thời  khuyến cáo công dân Trung Quốc không du lịch đến Việt Nam. Trên mạng còn đăng tải hình ảnh cho thấy quân đội Trung Quốc đang hành quân đến các khu vực gần Việt Nam. Các nhà bình luận cho rằng tình hình thế giới hiện nay có thể khiến chính quyền Trung Quốc ban bố tình trạng sẵn sàng chiến tranh, nhưng họ sẽ không thực sự khơi mào một cuộc chiến.
Cũng trong ngày 18 tháng 5, một nhóm người Việt Nam mặc áo in cờ tổ quốc, tập trung trên các tuyến đường xung quanh đại sứ quán Trung Quốc. Một số người cầm biểu ngữ với khẩu hiệu như: “Việt Nam Yêu Hòa Bình” và “Trung Quốc Biến Đi”. Cảnh sát đã ngăn chặn không cho người biểu tình đi vào đại sứ quán. Báo chí đưa tin một người đã bị bắt.
Trong lúc đó, cảnh sát Việt Nam liên tục tuần tra trong phạm vi gần các nhà hàng Trung Quốc và Hàn Quốc ở địa phương. Theo một chủ doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam, các vụ bạo loạn chống người Trung Quốc xảy ra trong những ngày trước hiện đã được ngăn chặn.
Dù vậy, Tổng thống Đài Loan, yêu cầu tất cả các Bộ ngành sẵn sàng giúp đỡ người Đài Loan rời khỏi Việt Nam khi cần thiết.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng thông báo di dời những người Trung Quốc đang sống ở Việt Nam. Khoảng 3.000 người Trung Quốc đã trở về nước.
Mặt khác, cư dân mạng Trung Quốc phát hiện nhiều trọng  pháo đã được chuyển từ Sùng Tả thuộc tỉnh Quảng Tây đến Bình Hương, thành phố giáp biên giới Trung – Việt. Vũ khí bao gồm xe tăng, quân thiết giáp, và các xe chỉ huy. Cư dân mạng Trung Quốc nói rằng Hữu Nghị Quan giữa 2 nước đã bị đóng cửa.
Ngô Phàm, Tổng biên tập Tạp chí China Affairs nói: “Một cuộc chiến nhỏ giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể xảy ra. Nếu giàn khoan dầu của Trung Quốc bị phá hủy, đó được coi như một dấu hiệu tuyên chiến. Khi đó chiến tranh chắc chắn sẽ bùng nổ.”
Ngô Phàm nhận định rằng căng thẳng ở biển Đông là điều chính quyền Trung Quốc muốn có vào lúc này. Ông cho biết Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề kinh tế giảm tốc nghiêm trọng và nhiều bất ổn xã hội. Khi dịp kỷ niệm sự kiện 4 tháng 6 đang đến gần, chính quyền Trung Quốc rất cần chuyển hướng dư luận sang vấn đề đối ngoại.
Hiện nay ở Trung Quốc, số lượng người bất đồng chính kiến bị bắt đang tiếp tục gia tăng. Ở nhiều thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, công an, cảnh sát vũ trang đang ngày đêm tuần tra và  “diễu võ dương oai.”
Lan Thúc, nhà bình luận chính trị nói: “Điểm mấu chốt nằm ở mức độ xung đột xã hội và đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng Sản. Nếu mức độ đủ nghiêm trọng, đe dọa đến toàn chế độ, thì có thể ĐCSTQ sẽ tiến hành chiến tranh với các nước láng giềng”
Đầu tháng 4, ông Obama thăm các nước châu Á và lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ Nhật Bản và Philippines. Đầu tháng 5, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc đưa ra thông báo rằng giàn khoan CNOOC 981 sẽ khoan dầu ở khu vực đảo Hoàng Sa cho đến tháng 8. Sau thông báo trên, xung đột giữa các tàu thuyền Việt Nam và Trung Quốc đã nổ ra. Bộ Ngoại giao Mỹ gọi hành động đặt giàn khoan dầu ở biển Đông của Trung Quốc là “khiêu khích”
Ngày 13 tháng 5, nhiều vụ biểu tình lớn chống Trung Quốc bùng phát ở Việt Nam. Nhiều người Việt Nam cướp phá và đốt các nhà máy có biển hiệu chữ Trung Quốc. Vụ bạo động khiến trên 1.000 nhà máy đóng cửa. Ít nhất 16 người Trung Quốc thiệt mạng và hơn trăm người bị thương.
Vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam phần lớn nằm ở khu vực giàn khoan dầu, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Việt Nam khẳng định khu vực này thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Bản ghi chép lịch sử cho thấy sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Hoa Dân Quốc đã lấy các đảo trên biển Đông, theo Tuyên bố Cairo và Công bố Postdam. Năm 1948, Trung Hoa Dân Quốc thông báo bản đồ các khu vực hành chính của họ. Bản đồ có đường 11 đoạn, bao trùm vị trí các đảo ở biển Đông. Lúc đó, bản đồ này không bị cộng đồng quốc tế phản đối.
Năm 1953, ĐCSTQ điều chỉnh đường 11 đoạn, hai đoạn trên Vịnh Bắc Bộ bị bỏ đi và trở thành đường 9 đoạn (đường lưỡi bò).
Năm 1982, Liên Hợp Quốc thông qua Công ước Biển, trong đó xác định rõ ràng biên giới trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Mặc dù các đường biên giới này trái hẳn với các đường biên giới được Trung Hoa Dân Quốc xác định trước kia, nhưng ĐCSTQ đã tham dự hội nghị và ký vào Công ước.
Ngô Phàm cho rằng việc ĐCSTQ đặt giàn khoan ở khu vực này đồng nghĩa với việc buộc tất cả các nước láng giềng và Mỹ một là chấp nhận đường 9 đoạn, hai là khai chiến.
Dù vậy, Giáo sư Chính trị ở Đại học Thành phố New York, Hạ Minh nhận định rằng trong khi Trung Quốc và Việt nam là hai chế độ Cộng Sản lớn nhất trên thế giới, thì cuộc chiến giữa 2 nước có thể là đòn chí mạng vào thể chế chính trị này.
http://vietdaikynguyen.com/v3/8027-bieu-tinh-chong-trung-quoc-o-viet-nam-da-ngung-chien-tranh-co-con-kha-nang-xay-ra/

Kịch bản chiến tranh Việt-Trung

Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ khác với cuộc chiến biên giới năm 1979.

BBC:
 Theo ông thì căng thẳng hiện nay có leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang hay không, và nếu điều đó xảy ra, hai bên sẽ triển khai những lực lượng gì cho cuộc chiến?

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22/5, ông cho rằng cuộc chiến sẽ 'kết thúc rất nhanh', với nhiều bất lợi nghiêng về phía Việt Nam.

Giáo sư Carl Thayer: Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu trên biển được cả hai phía tính toán rất kỹ.

Trung Quốc sẽ tiếp tục ngăn chặn tàu của Việt Nam tiếp cận giàn khoan, trong lúc Việt Nam tiếp tục duy trì sự hiện diện và tuyên truyền bằng nhiều ngôn ngữ để yêu cầu Trung Quốc rút lui.

Các chuyên gia mà tôi gặp gần đây cho rằng những cuộc đối đầu liên trên biển hiện nay có thể dẫn đến thiệt hại về nhân mạng hoặc khiến tàu của một bên nào đó bị chìm.

Một cuộc giao tranh theo tôi là khó xảy ra, nhưng nếu có, thì cuộc chiến đó sẽ không chỉ diễn ra trên một mặt trận như 1979.
"

Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc"

Năm 1979, Trung Quốc đã chủ trương không sử dụng không quân vì e ngại trước hệ thống phòng không rất mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, một cuộc giao tranh trong năm 2014 sẽ diễn ra trên nhiều mặt trận, với sự tham gia của không quân, hải quân, bộ binh cho đến tàu ngầm và sẽ kết thúc rất nhanh.

Hải quân Việt Nam chủ yếu tập trung ở Nha Trang và Đà Nẵng.

Trung Quốc có thể tấn công các cứ điểm này rất nhanh chóng bằng thủy lôi, bằng không quân hoặc tên lửa hành trình từ chiến hạm và tiêu diệt hoàn toàn các hạm đội cũng như các cơ sở hậu cần của Việt Nam.

Đây là một yếu tố rất quan trọng. Vì nếu bị hư hại, tàu của Việt Nam có thể lui về cảng, thế nhưng nếu mất cảng, các chiến hạm sẽ không thể được tiếp nhiên liệu và sẽ trở thành vô giá trị.

Bên cạnh đó, một cuộc chiến kéo dài cũng khiến Việt Nam phải đứng trước câu hỏi là lấy nguồn tiếp tế vũ khí ở đâu? Việt Nam hiện có bao nhiêu nước sẵn sàng cung cấp những khí tài hiện đại cho họ?

Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc. Thậm chí nếu Nga muốn giúp thì cũng đã quá trễ.

Việc Trung Quốc tăng ngân sách quân sự khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại
BBC: Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào nếu một cuộc chiến xảy ra, thưa ông?

Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam đang sở hữu hệ thống tên lửa hành trình rất mạnh, có thể bắn đến tận đảo Hải Nam hoặc đảo Phú Lâm.

Nếu một cuộc giao tranh xảy ra, trên lý thuyết, các nước có thể lập một phòng tuyến nhằm cô lập đường hàng hải của Trung Quốc với mục tiêu ngăn Trung Quốc tiếp tục tấn công.

Trừ khi Trung Quốc muốn phải đối đầu với cả hải quân của Nhật và Hoa Kỳ, các đường cung cấp dầu khí trên biển của họ sẽ bị chặn. Và đây là điểm yếu mà các học giả Trung Quốc gọi là "thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca". Không chỉ riêng eo biển Malacca mà cả eo biển Hormuz cũng là một điểm yếu của Trung Quốc.

Tuy nhiên để duy trì một vùng cách ly như vậy sẽ rất khó khăn và cần đến sự tham gia của hải quân từ nhiều nước.

Nhật Bản cũng có thể sử dụng hải quân để khống chế không cho các hạm đội của Trung Quốc tiếp tục tấn công Việt Nam.

Tất nhiên, đây chỉ hoàn toàn là giả thiết vì đến nay hải quân Nhật Bản vẫn chỉ được sử dụng cho mục đích tự vệ. Tôi vẫn cho rằng Nhật Bản sẽ rất thận trọng trước các động thái gây hấn của Trung Quốc.

Giáo sư Carl Thayer cho rằng giàn khoan của Trung Quốc không phải để thăm dò dầu khí
BBC: Hiện Trung Quốc đang phải chi rất nhiều tiền để giữ cho giàn khoan hoạt động ở vị trí hiện nay, một số tin nói là hàng trăm nghìn đôla một ngày, có tin nói là cả triệu đôla một ngày. Nhưng Việt Nam nói những hoạt động thăm dò trước đây của họ cho thấy không có dầu ở đó. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nga vừa ký với nhau một thỏa thuận khí đốt. Theo ông vì sao Trung Quốc lại chọn đặt giàn khoan ở vị trí hiện nay?

Giáo sư Carl Thayer: Trước hết thỏa thuận khí đốt Nga-Trung là vấn đề dài hạn. Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu ngày một nghiêm trọng.

Khi có mặt ở Hà Nội vào thời điểm tranh chấp xung quanh giàn khoan mới bắt đầu, tôi đã nói chuyện với một số nhà ngoại giao nước ngoài và họ nói rằng các đồng nghiệp của họ ở Bắc Kinh cho biết Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) ban đầu được yêu cầu tiến vào khu vực lô 142 - 143 và CNOOC đã từ chối với lý do quá tốn kém.
Tuy nhiên cuối cùng họ vẫn nhận được lệnh phải tiến vào đó và được cho biết nhiệm vụ thăm dò dầu khí không phải là vấn đề ưu tiên.
Trung Quốc đã dự phòng phương án tháo gỡ căng thẳng bằng cách tuyên bố sẽ chỉ đặt giàn khoan ở vị trí này từ ngày 2/5 đến ngày 15/8.
Tuy nhiên điều mà chúng ta chưa nghĩ đến là khi giàn khoan này thôi hoạt động và rời đi, Trung Quốc có thể đưa một giàn khác nhỏ hơn để thế chỗ dưới sự canh gác chặt chẽ.
"Có thể nói rằng hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông là để đánh dấu chủ quyền."
Bên cạnh đó, thời điểm mà Trung Quốc tuyên bố sẽ rút lui giàn khoan vào tháng Tám có thể chỉ đơn thuần là do để tránh mùa bão thường xảy ra từ tháng Chín - Mười trong khu vực.
Trung Quốc rõ ràng là đang phải chi rất nhiều, không chỉ cho giàn khoan đắt tiền của họ, mà còn cho cả hơn một trăm tàu đang hoạt động quanh đó - quy mô chưa từng thấy từ sau Đệ nhị Thế chiến.
Điều này cho thấy đây không chỉ đơn thuần là hoạt động thăm dò dầu khí.
Một nhà phân tích nói với tôi rằng dầu khí tập trung chủ yếu ở phía nam của Biển Đông. Tuy nhiên với nhu cầu hiện nay của Trung Quốc, những mỏ này sẽ cạn rất nhanh.
Trung Quốc đã phải trải qua bao nhiêu phiền phức như hiện nay, chỉ để khai thác những nguồn nhiên liệu rất có hạn như thế, rõ ràng không phải là một cách huy động vốn hiệu quả. Từ đó có thể thấy điều này là nhằm một mục đích khác.
Tôi nghĩ là chúng ta đã không thấy hết được tính nghiêm trọng của việc thành lập Thành phố Tam Sa và đồn trú quân ở đó, cũng như ban hành luật đánh bắt trên các vùng biển quanh đảo Hoàng Sa và Phú Lâm.
Trung Quốc đang muốn có một điểm tựa vững chắc ở phía bắc Biển Đông để từ đó tiếp tục tiến về phía nam. Trong thời gian tới, chúng ta có thể sẽ thấy Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Hải Nam.
Có thể nói rằng hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông là để đánh dấu chủ quyền.
Căng thẳng sẽ hạ nhiệt sau khi Việt Nam bồi thường cho Trung Quốc và gửi phái đoàn ngoại giao sang Bắc Kinh?
BBC:Trung Quốc nói sẽ chấm dứt hoạt động thăm dò dầu khí vào tháng Tám. Tuy nhiên ông có cho rằng Bắc Kinh sẽ thay đổi kế hoạch vì ngại Việt Nam sẽ nhân đó để tuyên bố chiến thắng trong tranh chấp lần này không?
Giáo sư Carl Thayer: Hiện chúng ta đang chứng kiến một sự đối đầu được tính toán rất kỹ lưỡng. Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền của mình và Việt Nam vẫn kiên quyết phản đối.
Từ khi tranh chấp xung quanh vấn đề giàn khoan xảy ra, Việt Nam đã đề nghị thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc và bị Bắc Kinh từ chối.
Phía Việt Nam cũng đã hai lần đề nghị Bắc Kinh cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc, nhưng cũng bị từ chối.
Các cuộc bạo động nhằm vào Trung Quốc lại càng làm cho vấn đề thêm rắc rối.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sau khi Việt Nam đã giải quyết xong hậu quả của các cuộc bạo động, bồi thường cho Trung Quốc và giúp các doanh nghiệp Trung Quốc quay trở lại sản xuất, Bắc Kinh sẽ sớm đón tiếp các phái đoàn cấp cao của Việt Nam.
"Từ khi tranh chấp xung quanh vấn đề giàn khoan xảy ra, Việt Nam đã đề nghị thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc và bị Bắc Kinh từ chối"
Trong 4 năm qua, đã có hai phái đoàn đặc biệt như vậy được cử sang Trung Quốc để giải quyết xung đột trên Biển Đông và mỗi lần như vậy, căng thẳng đều được tháo ngòi.
Có thể là ngày 15/8 tới đây, Trung Quốc sẽ rút giàn khoan, tuyên bố là đã hoàn tất mục tiêu, trong khi Việt Nam tuyên bố đã giữ vững lập trường chống đối của mình.
Tuy nhiên câu hỏi ở đây là Trung Quốc có mang một giàn khoan nhỏ hơn tới để thay thế cho giàn khoan hiện nay hay không? Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình, và Việt Nam sẽ khó thay đổi điều đó vì mỗi lần họ tìm cách tiếp cận, tàu của Trung Quốc sẽ quay trở lại.
Thế nhưng quan hệ giữa hai nước đã rất tốt và việc tìm một lối ra cho căng thẳng hiện nay sẽ phục vụ cho lợi ích của cả hai bên.
Trung Quốc đang muốn xây dựng đường nối miền nam nước này với các nước ASEAN, và tuyến đường đó sé đi xuyên qua Việt Nam. Đó là chưa kể những quan hệ hợp tác của hai nước trong nhiều lĩnh vực khác.
Trung Quốc cũng sẽ không muốn đẩy Việt Nam về phía Hoa Kỳ hoặc tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Philippines và ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc ở đó.
Liệu Việt Nam có thể lấy Philippines làm trung gian để thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ?
BBC: Ông nghĩ như thế nào về chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Philippines vừa qua? Ông có nghĩ là Việt Nam đang muốn sử dụng các đồng minh của Hoa Kỳ làm trung gian để thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ hay không?

Giáo sư Carl Thayer: Đó là một câu hỏi thú vị. Trước chuyến thăm của ông Dũng thì quan hệ Việt Nam - Philippines vẫn đang tiến triển khá tốt. Tuy nhiên cả hai nước, đặc biệt là Philippines, đều là những nước yếu trong khu vực.
Cả hai đã lên kế hoạch cho hải quân diễn tập chung, nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ trước sự phản đối của Trung Quốc.
Tuy nhiên bây giờ cả hai đang đối mặt với cuộc chơi hoàn toàn khác. Hành động của Trung Quốc hiện nay là chưa có tiền lệ và rất đáng lo ngại.
Việt Nam đã làm việc với ASEAN và việc tăng cường quan hệ với Philippines giữa lúc nước này đang thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ có thể sẽ giúp cả hai nước củng cố về an ninh.
Việt Nam có thể khuyến khích Hoa Kỳ tăng cường hiện diện và sử dụng Philippines làm trung gian với Hoa Kỳ nếu cảm thấy một mối quan hệ trực tiếp là quá khó.
"Hành động của Trung Quốc hiện nay là chưa có tiền lệ và rất đáng lo ngại"
Chính sách của Việt Nam có ba không, đó là không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không tham gia liên minh quân sự và không cùng với một nước chống lại nước thứ ba. Chính sách đó vẫn không thay đổi.
Vấn đề ở đây là không có tàu nào của Hoa Kỳ, dù mạnh đến đâu, có thể đẩy lùi giàn khoan của Trung Quốc và vì vậy, để bảo vệ lợi ích của mình, Việt Nam cần cùng với Philippines mở ra một mặt trận mới để Philippines có thể cùng Hoa Kỳ có hành động chống lại Trung Quốc.
Hiện cũng có tin nói rằng Việt Nam có thể áp dụng hành động pháp lý với Trung Quốc, theo như thông tin mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra, dù không rõ chi tiết. Điều này có thể sẽ củng cố cho lập trường pháp lý của Philippines hiện nay trong đơn kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.
Nếu Trung Quốc thua kiện thì đường chín đoạn của họ sẽ bị tuyên là bất hợp pháp. Luật pháp quốc tế quy định phán quyết của tòa phải được thi hành ngay lập tức, không được kháng lại.
Trung Quốc có thể sẽ phản đối nhưng điều đó đồng nghĩa với việc họ bị cô lập vì đó là một quyết định của quốc tế.
Một quyết định như vậy cũng sẽ giúp các bên có yêu sách khẳng định chủ quyền của mình trên biển, ở những nơi mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ, nhưng luật pháp quốc tế lại không xem như vậy.

Washington đã thỏa hiệp với Hà Nội về nhân quyền?
BBC: Lập trường của Washington là Hà Nội cần có một quan điểm chính trị cởi mở hơn và tôn trọng nhân quyền. Thế nhưng đối với Hoa Kỳ, căng thẳng hiện nay cũng là mối đe dọa đến ổn định trong khu vực và tự do hàng hải. Liệu Washington có chủ động thỏa hiệp hay không? Hay họ sẽ đợi sự thỏa hiệp từ Hà Nội?
Giáo sư Carl Thayer: Hoa Kỳ không chỉ là một, mà chúng ta có chính quyền Obama và Quốc hội. Và theo ý kiến của tôi, chính quyền Obama đã thỏa hiệp với Hà Nội rồi.
Chúng ta còn nhớ trước khi Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm Hoa Kỳ, các chính trị gia cao cấp của Hoa Kỳ đã đề nghị Hà Nội phải có tiến triển về nhân quyền.
Bất chấp những lời kêu gọi này, Việt Nam lại thực hiện thêm nhiều vụ bắt giữ khác.
Ông Sang sau đó vẫn sang Hoa Kỳ và mang về hiệp định đối tác toàn diện.
"Tôi cho rằng cuối cùng thì những lợi ích mang tính chiến lược vẫn sẽ được đặt lên trên nhân quyền"
Các báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nhân quyền, mặc dù nhận định rằng nhân quyền tại Việt Nam vẫn đang tiến triển một cách không đồng đều, nhưng cũng ghi nhận ngày càng có nhiều nhà thờ được phép hoạt động hơn.
Các nhà ngoại giao tôi gặp ở Hà Nội cũng cho rằng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tiến triển và Hà Nội đang từng bước đáp ứng các chỉ tiêu do Hoa Kỳ đề ra.
Như vậy, chúng ta thấy là chính quyền Obama thì cho rằng Việt Nam đang đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ, trong khi Quốc hội lại dựa trên hàng loạt vụ bắt bớ các blogger và nhà bất đồng chính kiến gần đây để bác bỏ điều đó.
Tuy nhiên tôi cho rằng cuối cùng thì những lợi ích mang tính chiến lược vẫn sẽ được đặt lên trên nhân quyền.
Hành động của Trung Quốc, mặc dù ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, nhưng cũng đe dọa đến sự ổn định trong khu vực.

Điều này buộc Hoa Kỳ phải lựa chọn và tôi nghĩ rằng nhân quyền sẽ bị xem là phụ.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140522_carlthayer_vn_china_conflict.shtml

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Việt Nam sẽ đơn độc nếu bị tấn công?

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu tiếp tục kéo dài thì khả năng một cuộc chiến ngắn hạn do Trung Quốc phát động có thể diễn ra. Câu hỏi đặt ra: Trung quốc sẽ sử dụng vũ khí nào và Việt Nam có thể ứng phó ra sao, trong bao lâu? Mặc Lâm phỏng vấn GS Carl Thayer hiện là cố vấn cho Học Viện Quốc phòng Úc để biết thêm ý kiến một chuyên gia quân sự trước những câu hỏi này.

Mặc Lâm: Thưa GS nếu cuộc chiến xảy ra, liệu Trung Quốc sẽ dùng loại vũ khí chiến lược nào để tấn công Việt Nam nhằm chiếm thế thượng phong thưa ông?
GS Carl Thayer: Vũ khí bí mật mà Trung Quốc xem là mạnh nhất có thể nói là hỏa tiển đạn đạo nhưng tôi nghĩ họ sẽ không cần sử dụng tới nó vì nếu chiến tranh có diễn ra sẽ là các cuộc hải chiến trên biển và Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh không quân của họ để tấn công và yểm trợ cho hải quân. Những cứ điểm quan trọng của Việt Nam như Hải Phòng, Nha Trang hay Vịnh Cam Ranh sẽ bị tấn công nhằm không cho các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam xuất kích.
Trung Quốc sẽ tận dụng các loại tên lửa đất đối không trên các chiến hạm và chiến đấu cơ của họ để áp đảo làm cho Việt Nam không có cơ hội kiểm soát mặt biển.
Mặc Lâm: Trong thế mạnh quân sự giữa hai nước rõ ràng Việt Nam không phải là địch thủ của Trung Quốc. Theo ông Việt Nam có thể cầm cự và kéo dài cuộc chiến trong bao lâu?
GS Carl Thayer: Việt Nam có thể tập trung nhanh chóng một lực lượng đủ mạnh để chống lại Trung Quốc với 5 triệu người dân dự bị cộng với 400 ngàn binh sĩ trên đất liền. Chiến lược mà Việt Nam dùng là sẽ tập trung vào sức mạnh mà họ kêu gọi từ toàn dân và họ sẽ chống trả từ trên bờ đối với các cuộc tấn công của Trung Quốc.
Các loại tên lửa sẽ được Việt Nam dùng đến là chủ yếu nhưng vũ khí phòng vệ này của Việt Nam sẽ nhanh chóng không còn trong kho dự trữ và câu hỏi đặt ra Việt Nam sẽ tiếp tục có chúng từ nguồn cung cấp nào. Chắc chắn tên lửa phải được nhập từ Nga nhưng tôi rất nghi ngờ khả năng này vì Nga sẽ không thể cung cấp một cách nhanh chóng cho cuộc chiến hơn nữa không có lý do gì khiến Nga phải  làm cho Trung Quốc nổi giận. Nga sẽ giữ thái độ trung lập và điều này làm cho Việt Nam thất thế.
Việt Nam có tên lửa Bastion rất mạnh và chính xác để tự vệ. Những tên lửa này có thể tấn công căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam của Trung Quốc hay thành phố San Sha trên đảo Phú Lâm và các cuộc tấn công này sẽ làm cho Trung Quốc khó khăn bất ngờ. Bên cạnh đó những chiến đấu cơ tương đối hiện đại của Việt Nam cũng sẽ gây khó khăn cho tàu chiến Trung Quốc bằng các loại hỏa tiển tầm xa. Tuy nhiên phải nói là cũng rất giới hạn về số lượng.
Mặc Lâm: Khi nhắm vào các quân cảng quan trọng của Việt Nam như Nha Trang hay vịnh Cam Ranh Trung Quốc sẽ có chiến thuật gì để tấn công trực tiếp vào đây?
GS Carl Thayer: Chiến đấu cơ Trung Quốc phát xuất từ Hải Nam sẽ được bổ sung từ đảo Phú Lâm sẽ là lực lượng chính tấn công những căn cứ hải quân này của Việt Nam vì khoảng cách cho phép chúng bay vào rồi quay trở lại nơi xuất phát. Hỏa tiển đạn đạo từ tàu ngầm Trung Quốc sẽ được mang ra tấn công vào đất liền của Việt Nam. Tàu ngầm cũng sẽ mang thủy lôi để phong tỏa các điểm quan trọng này và ngăn không cho tàu ngầm Việt Nam ra khơi. Thế mạnh của Trung Quốc về vũ khí sẽ làm Việt Nam không thể chiến đấu từ thời điểm bắt đầu cuộc chiến và do đó Việt Nam sẽ không vận dụng được chiến lược phòng thủ.
Mặc Lâm: Lúc gần đây Hoa Kỳ có ngầm gợi ý sẽ mang chiến hạm thuộc Hạm đội 7 vào thăm Việt Nam thường xuyên hơn, theo ông nếu cuộc chiến xảy ra khả năng can thiệp của Hoa Kỳ có cao không?
GS Carl Thayer: Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ cộng với cuộc chiến tranh nếu có cũng rất ngắn. Tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ không cho phép hải quân của họ tham gia vào cuộc chiến và vì vậy Việt Nam phải tự lo liệu cho mình mà thôi.
Mặc Lâm: Còn Nhật Bản thì sao thưa GS, họ có nắm lấy cơ hội này tham gia cuộc chiến nhằm tự bảo vệ cho chính họ trước các hành động gây hấn liên tục của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku hay không?
GS Carl Thayer: Nhật Bản sẽ tập trung cao độ nếu cuộc chiến xảy ra nhưng họ sẽ không làm gì hơn là chuẩn bị một cuộc tấn công khác có thể Trung Quốc sẽ nhằm vào họ. Vì vậy tôi nghĩ Nhật Bản sẽ không có bất cứ hành động nào yểm trợ Việt Nam. Hơn nữa từ vùng biển của Nhật tới biển Đông là một chặng hành trình rất dài và sẽ rất dễ tổn thương nếu bị Trung Quốc tấn công.
Mặc Lâm: Xin được hỏi ông câu cuối cùng, Việt Nam sẽ gặp các hậu quả như thề nào nếu cuộc chiến xảy ra?
GS Carl Thayer: Trước tiên là giá bảo hiểm về hàng hải và hàng không sẽ tăng rất cao khi chiến tranh xảy ra. Quan hệ kinh tế là điều tệ hại nhất sẽ xảy ra cho doanh nghiệp cả hai nước, họ sẽ trở thành nạn nhân đầu tiên. Tử vong sẽ lan tràn khi cuộc chiến nổ ra và Việt Nam có thể tấn công trả đũa vào các thành phố miền Nam của Trung Quốc gây tác hại cho kinh tế tại các nhiều khu vực phía Nam sát với biên giới hai nước.
Một làn sóng tỵ nạn rất lớn khi người Hoa chạy sang Cambodia sẽ làm cho tình hình càng khó kiểm soát hơn.
Vấn đề chính tệ hại nhất xảy ra cho Việt Nam là thời điểm hiện nay  không phải là thời gian của thập niên 60 khi Mỹ đánh bom xuống miền Bắc, lúc ấy người dân có thể chiến đấu trong tình trạng rất khó khăn, họ có thể dùng than để nấu nướng mà không hề gì. Tuy nhiên khi cuộc chiến xảy ra vào lúc này hàng chục thành phố miền Bắc sẽ mất điện kéo dài vì Trung Quốc cắt nguồn điện mà họ cung cấp cho Việt Nam, lúc ấy hàng triệu người dân Việt Nam sẽ trở thành con tin của Trung Quốc và đây là điểm chính mà Việt Nam sẽ gặp phải khi chiến tranh nổ ra mặc dù ngắn hạn đi nữa.
Mặc Lâm: Xin cám ơn giáo sư.

http://www.viet-studies.info/kinhte/VNSeDonDoc_RFA.htm

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Trường Sa - Khoảng lặng trước cơn bão binh đao...

Đất nước Việt Nam đang đứng trước một nguy cơ hiểm nghèo và lâu dài:

- Trên biển: Mục tiêu chính yếu của Tàu là đánh chiếm toàn bộ Trường Sa và biển Đông.


- Trên biên giới phía Bắc: Tàu tập trung binh lực trên hai mũi chính phía Lạng Sơn và Vân Nam tạo sức ép về chiến lược "chính binh- kỳ binh hư hư ảo ảo" đe dọa thường trực một cuộc xâm lăng.


- Trên biên giới phía Tây giáp Lào: Sau vụ "tai nạn" gây thiệt mạng các lãnh đạo chủ chốt của Lào thì một chính biến thân Tàu ở đất nước này là vấn đề thời gian trước mắt. Đây cũng sẽ là mũi thọc sườn vu hồi rất nguy hiểm vào vùng ngã ba Đông Dương trong cuộc chiến tổng lực trên bộ xuyên qua Nam Lào. Tiên phong cho mũi này có lẽ sẽ do sư đoàn dù thiện chiến duy nhất của Tàu đảm nhiệm vai trò đổ bộ luồn sâu chiếm giữ các trục đường chính và hệ thống cầu phà...

- Trong nước: Các đội quân ngầm tại Ninh Bình, Bình Dương, Hải Phòng đã chuẩn bị sẵn dọn đường cho quân đội Tàu bên ngoài, đặc biệt là các dự án thuê đất trồng rừng sát các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung và ngã ba Đông Dương. Thêm đó, "lữ đoàn Bôxít" của Tàu tại Nhân Cơ và Tân Rai cài cắm trên nóc nhà Đông Dương cũng chờ lệnh để kích hoạt...



Cập nhật tại đây:

http://duongduc1000.blogspot.com/2011/03/truong-sa-khoang-lang-truoc-con-bao.html