Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Việt Nam đưa radar cảnh giới ra đảo, vươn xa cánh sóng

QĐ Trường Sa nằm cách đất liền hàng trăm hải lý, quanh năm sóng to, gió lớn nhưng để đảm bảo "quản lý vững chắc vùng trời", Quân chủng PK-KQ triển khai radar cảnh giới tại đây.


Việt Nam đưa radar cảnh giới ra đảo, vươn xa cánh sóng

Lấp vùng mù...
Trước những diễn biến khó lường trên Biển Đông, để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ quản lý vùng trời Nam Trung bộ và Trường Sa trong tình hình mới, lực lượng chiến đấu của Trung đoànradar 292 - Sư đoàn phòng không 377 đang này càng lớn mạnh, tăng cường và phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, Trung đoàn có 5/8 trạm radar đóng quân ngoài đảo xa, trong đó có tới 4 trạm radar đang ngày đêm dõi theo từng chuyến bay trên vùng trời Quần đảo Trường Sa, gồm:
- Trạm radar 11 đóng quân trên đảo Trường Sa Lớn. Năm 2000, Trạm 11 vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang trong thời kỳ đổi mới.
- Các trạm radar 21 đóng quân trên đảo Song Tử Tây; Trạm radar 44 đóng quân trên đảo Phan Vinh và trạm radar 57 đóng quân trên đảo Nam Yết.
Gần đây, Trung đoàn được biên chế thêm các loại ra đa mới như: 36D6M1, ELM-2288ER… trường radar của Trung đoàn đã khép kín toàn bộ vùng trời Nam Trung bộ và Quần đảo Trường Sa thân yêu.
Việt Nam đưa radar cảnh giới ra đảo, vươn xa cánh sóng - Ảnh 1.
Luyện tập phương án tác chiến tại Trạm radar 11 ở Trường Sa.
Đầu tháng 7 vừa qua, Trung đoàn radar 292 vừa kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống chiến đấu xây dựng và trưởng thành của đơn vị.
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đang ngày đêm rèn luyện, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, làm chủ vũ khí trang bị, phát huy tính năng tác dụng của khí tài, vươn xa cánh sóng, bám trụ kiên cường nơi biên giới hải đảo, quản lý vững chắc vùng trời Nam Trung bộ và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.
... soi đường cho không quân tiêm kích và tên lửa phòng không
Như vậy, nếu nhìn trên bản đồ, các trạm radar này đều đóng quân trên những vị trí hiểm yếu, đảm bảo trùm kín lưới trời giăng trên không gian của Quần đảo Trường Sa và giao thoa cùng với cánh sóng của những trạm radar từ đất liền, tạo thành trường radar phủ kín, đảm bảo không một mục tiêu nào có thể lọt qua.
Hầu hết các radar bố trí tại đây đều là dòng radar P-18 băng sóng mét, có cự ly trinh sát xa nhất đạt cỡ 250km. Tuy không phải là loại radar hiện đại nhất có trong biên chế của Trung đoàn, nhưng qua kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, đây là loại radar có hiệu quả hoạt động rất tốt, đặc biệt tin cậy, ít hỏng hóc vặt lại dễ sửa chữa.
Ưu thế của radar bố trí trên đảo là không bị ảnh hưởng bởi địa hình đồi núi, thung khe như trên đất liền, do vậy, cánh sóng radar sẽ vươn xa nhất theo tính năng thiết kế, các loại máy bay dù hoạt động ở độ cao nào, kể cả đang bay cực thấp bám mặt biển cũng khó ẩn mình.
Các trạm radar của Trung đoàn 292 phân bố đều từ bắc vào Nam từ Đông sang Tây, đang vừa đảm bảo cảnh giới từ xa đối với các mục tiêu trên không, vừa hỗ trợ công tác quản lý bay dân dụng và quan trọng nhất là dẫn bay cho các đơn vị không quân tiêm kích - tiêm kích bom, trực thăng và thủy phi cơ.
Được biết, mỗi khi các máy bay ta huấn luyện hoặc làm nhiệm vụ trên vùng trời Quần đảo Trường Sa thì các trạm radar ở đây đều làm tốt công tác dẫn đường, theo dõi sát sao các tình huống trên không, thông báo kịp thời cho các phi công.
Chính vì thế, các phi công tiêm kích Su-27, Su-30MK2 hay tiêm kích bom Su-22M4 cũng như các phi công máy bay vận tải trực thăng quân sự đều rất yên tâm khi bay bảo vệ biển đảo quê hương, cho dù cách xa đất liền 500-700km.
Việt Nam đưa radar cảnh giới ra đảo, vươn xa cánh sóng - Ảnh 2.
Niềm vui của những người lính ra đa trên Đảo Nam Yết. Ảnh: HẢI THIÊN AN. Báo PK-KQ
Mặc dù trong những năm gần đây, các đảo thuộc Quân đảo Trường Sa đều được đầu tư về cơ sở vật chất, cải thiện đời sống, sinh hoạt và công tác, tuy nhiên, bộ đội đóng quân ở đây, bao gồm cả những chiến sĩ PK-KQ vẫn thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, nhất là về thời tiết thất thường trên biển.
Radar là những cỗ máy điện tử tinh vi, để chống chọi và duy trì hệ số kỹ thuật cao trong điều kiện khi hậu khắc nghiệt, sự tàn phá ghê gớm của hơi muối biển quả thực là một "cuộc chiến". Vậy mà các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn radar 292 vẫn kiên cường bám trụ, vượt qua khó khăn, liên tục phát sóng, nắm chắc mọi tình huống trên không.
http://soha.vn/viet-nam-dua-radar-canh-gioi-ra-dao-vuon-xa-canh-song-20160718081820388.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét