Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Cấp cao Trung Quốc lần đầu tiên ra chỉ thị “sẵn sàng chiến đấu cụ thể ở Biển Đông”



Tân Hoa xã ngày 19/7 cho biết Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc gần đây đã đến “điều tra nghiên cứu” ở Chiến khu miền Nam. 
Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Cùng đi có Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Không quân Trung Quốc; Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Trung Quốc.

Ông Phạm Trường Long đưa ra chỉ thị, trong đó nhấn mạnh: “Cần nhận thức sâu sắc tình hình phức tạp nghiêm trọng của an ninh Trung Quốc, gấp rút thúc đẩy các mặt công tác chuẩn bị đấu tranh quân sự, bảo đảm khi lệnh được đưa ra là có thể lên đường đánh thắng. 

Tập trung ứng phó với cục diện khó khăn, phức tạp, nghiên cứu đối sách phương pháp tác chiến, điều chỉnh, hoàn thiện phương án, kế hoạch, đi sâu chuẩn bị trên các mặt như con người, trang bị, bảo đảm. 

Đi sâu triển khai diễn tập chuyên sâu và có tính đối kháng, tập trung xây dựng lực lượng mũi nhọn sử dụng trong những thời điểm then chốt, phát huy vai trò then chốt. 

Tăng cường trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức chặt chẽ việc tuần tra cảnh giới trên biển, trên không, kiên quyết xử lý ổn thỏa các loại tình huống bất ngờ, bảo đảm an ninh trên biển, trên không. Nhấn mạnh "sẵn sàng chiến đấu cụ thể ở Biển Đông"."

Tờ Nhân Dân Trung Quốc ngày 21/7 dẫn lời nhà nghiên cứu Dương Hi Vũ từ Viện Nghiên cứu Các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng, đây là lần đầu tiên kể từ khi nước “Trung Quốc mới” được thành lập cho đến nay cấp cao Quân đội Trung Quốc đưa ra chỉ thị liên quan đến "sẵn sàng chiến đấu cụ thể như vậy trên hướng Biển Đông". Đây thực ra là do Trung Quốc chưa từng đối mặt với tình hình như hiện nay trên Biển Đông. 

Bài báo cho rằng từ đầu năm 2016 đến nay, hoạt động của tàu sân bay Mỹ ở Tây Thái Bình Dương nhất là ở Biển Đông tăng lên rõ rệt. Sau khi tàu sân bay USS John C. Stennis rời Mỹ, tiến vào Biển Đông vào đầu tháng 3 trong thời gian ngắn, thì đến cuối tháng 3 nó lại tiếp tục đến Biển Đông, kéo dài hoạt động ở Biển Đông cho đến khoảng ngày 10/6.

Đồng thời, tàu sân bay USS Ronald Reagan có cảng chính ở Yokosuka Nhật Bản, ngày 4/6 kết thúc thời gian sửa chữa, huấn luyện, rời cảng đi tuần tra, cuối cùng vào ngày 18/6 đã tập kết với tàu USS John C. Stennis ở biển Philippines, và triển khai diễn tập cường độ cao liên tục vài ngày.
Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc gần đây đã đến “điều tra nghiên cứu” ở Chiến khu miền Nam.
Sau đó, tàu sân bay USS John C. Stennis kết thúc triển khai ở Tây Thái Bình Dương, đến Hawaii tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016, còn tàu sân bay USS Ronald Reagan lặng lẽ tiến vào Biển Đông.

Trước khi Tòa trọng tài phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines không lâu, có báo Mỹ cho rằng 7 tàu chiến Mỹ trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan hiện tập kết ở Biển Đông. 

Trong biên đội tàu chiến này, 3 tàu khu trục trong 2 tuần qua đã nhiều lần "lặng lẽ tiếp cận" các đảo, đá ở Biển Đông - bài báo ngang nhiên nhận là của Trung Quốc. 
Chuyên gia Trung Quốc Dương Hi Vũ cho biết thêm, trong tương lai Quân đội Trung Quốc cũng sẽ tập trung vào "công tác chuẩn bị đấu tranh quân sự với mức độ chưa từng có".
Tàu ngầm USS Buffalo của Hải quân Mỹ.Tàu ngầm USS Buffalo của Hải quân Mỹ.
Như VietTimes đã đề cập ở báo cáo trước "Cấp cao Trung Quốc lần đầu tiên ra chỉ thị "sẵn sàng chiến đấu cụ thể ở Biển Đông", cũng theo Tân Hoa xã, ngày 18/7, quan chức Hải quân Mỹ đã công bố thông tin cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Buffalo lớp Los Angeles Hải quân Mỹ đã đến Singapore. 
Trước đó, Mỹ đã điều động 2 tàu ngâm sân bay hạt nhân khác cùng các chiến hạm nổi, ngầm đi kèm, cùng hoạt động ở vùng biển đang có rất nhiều biến động.

Nhà nghiên cứu Dương Hi Vũ cho rằng, chính vì Mỹ tiến hành tập kết nhiều loạt vũ khí sát thương lớn như vậy ở Biển Đông trong thời gian gần đây, cho nên quan chức cấp cao Quân đội Trung Quốc mới đến Chiến khu miền Nam ra chỉ thị "lên đường là đánh thắng" trong thời điểm then chốt.

Dương Hi Vũ cho biết thêm, trong tương lai Quân đội Trung Quốc cũng sẽ tập trung vào "công tác chuẩn bị đấu tranh quân sự với mức độ chưa từng có".

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng phát biểu của Phạm Trường Long chủ yếu là "đánh thắng" và "làm thế nào để đánh thắng". "Làm thế nào để đánh thắng" bao gồm 3 phương diện: 
Tàu ngầm USS Buffalo
Một là tuần tra sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, nắm chắc tình hình khác thường trên biển, trên không ở khu vực xung quanh bất cứ lúc nào, đồng thời tiến hành theo dõi liên tục, có hiệu quả cao, để "mắt" nhìn xa hơn, rõ hơn. 

Hai là tiến hành nghiên cứu phương pháp tác chiến, chẳng hạn phải đánh trận kiểu gì ở khu vực nào, đối mặt với đối thủ nào. Việc nghiên cứu những vấn đề này rất quan trọng, không có cách đánh giống nhau, phải tiến hành nghiên cứu, triển khai diễn tập các loại phương pháp tác chiến.

Ba là phải xây dựng một lực lượng "nắm đấm" tin cậy để ứng phó với các tình huống đặc biệt, những lực lượng này phải trải qua huấn luyện tăng cường đặc biệt với hy vọng có thể đảm đương được nhiệm vụ đặc biệt, như vậy mới có thể thực hiện được quan điểm "trận đầu sử dụng tôi, sử dụng tôi sẽ tất thắng" theo mong muốn của quân đội Bắc Kinh. 

Đỗ Văn Long cho rằng, nếu có được sự chuẩn bị trên 3 phương diện này, Trung Quốc mới có thể sẵn sàng ứng phó với các cuộc xung đột xảy ra trên Biển Đông.
http://viettimes.vn/the-gioi/vu-khi-my-tap-ket-o-bien-dong-trung-quoc-cang-thang-lo-quan-sat-doi-pho-phan-2-68511.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét