Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Người Nga nghĩ gì về Thế chiến III

Lược trích:

"... Xét tổng thể các dấu hiệu, có thể kết luận là Chiến tranh thế giới lần thứ ba nếu chưa bắt đầu, thì ít nhất, cũng đang đến rất gần và không có cách gì ngăn chặn được..."

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nếu như một cuộc chiến tranh thế giới  kiểu mới còn chưa bắt đầu thì nó cũng đang đến rất gần.

Bài viết với tiêu đề và phụ đề trên là của Tiến sỹ khoa học quân sự, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga Konstantin Sivkov đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) tháng 6/2016 về một hình thái chiến tranh mới mà thế giới đang (hoặc sẽ) phải đối mặt.

Xin được giới thiệu với bạn đọc vì K.Sivkov có quan điểm khác hẳn Viện sỹ Arbatov về chiến tranh hạt nhân (người dịch đã giới thiệu qua bài: “Mỹ không thể làm mù Nga: Ẩn họa từ Trung Quốc” - DVO, 24/6/2016 ).

Nhưng trước hết, xin thống nhất về thuật ngữ “Chiến tranh phức hợp”. Hiện nay còn có một số cách diễn đạt hình thái chiến tranh này như: “chiến tranh tổng hợp”, “chiến tranh toàn diện” , “chiến tranh kết hợp” (tiếng Anh: hybrid warfare, tiếng Nga: Гибридная война).

"... Hybrid warfare is a military strategy that blends conventional warfareirregular warfare and cyberwarfare.[1] By combining kinetic operations with subversive efforts, the aggressor intends to avoid attribution or retribution.[2] Hybrid warfare can be used to describe the flexible and complex dynamics of the battlespace requiring a highly adaptable and resilient response.[1][3] There are a variety of terms used to refer to the hybrid war concept: hybrid warhybrid warfare,hybrid threat, or hybrid adversary. US military bodies tend to speak in terms of a hybrid threat, while academic literature speaks of a hybrid warfare. 

https://en.wikipedia.org/wiki/Hybrid_warfare..."

Trong bài viết này, trong khi chờ các nhà nghiên cứu thống nhất cách dùng, xin mạnh dạn dùng khái niệm “chiến tranh phức hợp”, nếu có sai sót xin bạn đọc chỉ giáo. Còn về “nội hàm” của nó, TS K.Sivkov có giải thích ở phần sau của bài viết này.

Nguoi Nga nghi gi ve The chien III
Ảnh : AP/ ТАSS

Sau đây nội dung bài viết:

“Các học giả đã từng nói nhiều về khả năng xảy ra một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Các nhà phân tích quân sự, các nhà khoa học và cả những người làm công tác xã hội, hoạt động chính trị.

Tuy nhiên thời gian gần đây, sự quan tâm tới chủ đề này có phần nào lắng xuống vì nhiều người cho rằng một cuộc chiến tranh như vậy sẽ dẫn đến “ngày tận thế hạt nhân” và vì thế nên không thể xảy ra. Phần lớn sự chú ý của công luận hiện nay được dành cho chủ đề Chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, có thật như vậy không?

Thứ nhất, hoàn toàn không nhất thiết là trong một cuộc chiến tranh quy mô lớn (sắp tới) các bên phải sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công hủy diệt lẫn nhau. Bất kỳ bên nào khi trong tình thế buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân (trước) cũng sẽ cố gắng hạn chế tối đa các đòn tấn công hạt nhân vì sợ phải hứng chịu đòn trả đũa ồ ạt.

Giai đoạn đầu (bên tấn công hạt nhân trước) có thể tiến hành các đòn tấn công đơn lẻ vào các khu vực sa mạc để không gây tổn thất lớn cho đối phương mà chỉ nhằm thể hiện “ý chí quyết tâm”. Và như vậy cũng là quá đủ để bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình. Vì vậy, vũ khí hạt nhân không phải là loại “thần dược” đảm bảo 100% loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Thứ hai, bất kỳ một cuộc chiến tranh nào cũng là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn đối kháng không thể giải quyết được bằng các cuộc đàm phán. Quy mô của các mâu thuẫn sẽ xác định quy mô của cuộc chiến tranh nhằm giải quyết các mâu thuẫn chúng.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, các mâu thuẫn tuy mang tính chất toàn cầu, nhưng dù sao cũng không gay gắt như các mâu thuẫn hiện nay. Hai hệ thống - Xã hội Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa có thể cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong ba thập kỷ gần đây một loạt tiến trình cực kỳ nguy hiểm đang diễn ra với một tốc độ chóng mặt. Đó là:

1. Hệ thống quyền lực thế giới thống nhất của khối các nước văn minh Phương Tây do Mỹ đứng đầu nhanh chóng hình thành và đang chiếm ưu thế nổi bật trên hành tinh.

2. Dân số Trái đất tăng rất nhanh, khối lượng và mức độ tiêu thụ (của cải vật chất) của Văn minh Phương Tây đang tiến rất nhanh đến ngưỡng giới hạn mà hệ sinh thái hành tinh có thể chịu đựng được.

3. Trên thế giới xuất hiện các chủ thể địa - chính trị độc lập xuyên quốc gia – đó là các tổ chức kinh tế, tinh thần và tội phạm - vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức này trong hệ thống các mối quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng.

Hậu quả của các tiến trình (tiêu cực) trên là đã xuất hiện một hệ thống các mâu thuẫn đối kháng toàn cầu, vốn chưa từng xuất hiện ngay cả trong thời kỳ đối đầu Xô - Mỹ khốc liệt nhất. Những mâu thuẫn đối kháng chủ yếu và nguy hiểm nhất hiện nay là:

1. Mâu thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất – tiêu thụ, nguồn lực cần thiết đang có để phát triển với khả năng chịu đựng của hệ sinh thái và tài nguyên của Trái đất.

Chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn này bằng cách cắt giảm mức tiêu thụ. Ngay lập tức xuất hiện câu hỏi – cắt giảm như thế nào và cắt giảm của ai?

2. Mâu thuẫn giữa các dân tộc, các giới lãnh đạo từng quốc gia riêng rẽ với giới tinh hoa xuyên quốc gia. Ví dụ rõ nhất của sự đối đầu này là cuộc xung đột giữa giới lãnh đạo Nga hiện nay do V.Putin đứng đầu với tầng lớp tinh hoa toàn cầu.

Chỉ có thể giải quyết được mâu thuẫn này hoặc là bằng cách thành lập một quốc gia toàn cầu thống nhất, trong đó vai trò chi phối thuộc về các cơ quan quyền lực xuyên quốc gia và các chủ thể xuyên quốc gia khác, cùng với đó là làm suy yếu toàn diện hoặc triệt tiêu hoàn toàn chủ quyền của mỗi quốc gia, hoặc bằng cách thiết lập một trật tự thế giới mới – tức một cộng đồng quốc tế gồm các quốc gia có chủ quyền đại diện cho lợi ích của dân tộc mình và trong cộng đồng này các cơ quan (tổ chức) xuyên quốc gia chỉ giữ vai trò điều phối, còn các cơ cấu xuyên quốc gia không giữ vai trò là một chủ thể chính trị độc lập.

3. Mâu thuẫn giữa quyền lực tài chính toàn cầu mạnh của giới tinh hoa tài chính xuyên quốc gia với một thực tế là giới tinh hoa tài chính xuyên quốc gia lại không phải là một chủ thể chính trị.

Giải quyết mâu thuẫn này chỉ bằng cách hoặc là xây dưng một quốc gia toàn cầu thống nhất, - giới tài chính xuyên quốc gia hiện nay trở thành một chủ thể quyền lực thế giới duy nhất, hoặc là loại bỏ sự thống trị về tài chính của giới tinh hoa tài chính xuyên quốc gia trong hệ thống các mối quan hệ kinh tế thế giới và khôi phục chủ quyền kinh tế của mỗi quốc gia.

Những sự mất cân đối và mâu thuẫn đó bao trùm toàn bộ hoạt động sống của loài người, và thành thử, tất cả các thay đổi trong xã hội nhằm loại trừ sự mất cân đối và các mâu thuẫn đó cũng sẽ phải tác động tới tất cả các khía cạnh của trật tự thế giới. Có nghĩa là cần phải xây dựng một trật tự thế giới mới về chất, khác hẳn với trật tự thế giới hiện nay.

Chỉ có thể làm được điều đó (xây dựng một trất tự thế giới mới) bằng các phương pháp vũ lực, bởi vì để xây dựng một mô hình này hoặc một mô hình khác đòi hỏi phải làm suy yếu một số cường quốc, thậm chí là phải làm cho chúng biến mất trên trường quốc tế. Chính vì thế mà sự những điều kiện cần thiết khách quan của Chiến tranh thế giới lần thứ ba đã hiển hiệnkhác hẳn với thời kỳ đối đầu Xô - Mỹ trước kia.

Thứ ba, đã xuất hiện các phương thức tiến hành chiến tranh mới. Nếu như vì một lý do nào đó mà không thể khởi động một cuộc chiến tranh theo các hình thức truyền thống, thì điều đó có nghĩa là cần phải tìm kiếm các hình thái chiến tranh mới để cho phép vẫn đạt những mục tiêu như thế (giải quyết các mâu thuẫn đối kháng), nhưng không nhất thiết phải tiến hành các chiến dịch quân sự trực tiếp bằng các phương thức (chiến tranh) truyền thống.

Một hình thái chiến tranh như vậy đã hiện hữu – đó là chiến tranh phức hợp – theo thuật ngữ mà Phương Tây đang dùng:

Trong một cuộc chiến tranh phức hợp, các bên tham gia áp dụng tất cả các phương pháp và công nghệ có thể có trong một cuộc đối đầu giữa các quốc gia với nhau như: chiến tranh thông tin - sử dụng cả những cơ cấu nhà nước lẫn phi nhà nước, kể cả các tổ chức tôn giáo, các giáo phái lớn; chiến tranh kinh tế;

tiến hành các chiến dịch đặc biệt, cả trên lãnh thổ do đối phương kiểm soát và cả trên lãnh thổ của nước khởi động chiến tranh; tổ chức và điều hành hoạt động của các tổ chức vũ trang không chính quy các kiểu khác nhau sử dụng tất cả các phương pháp và thủ đoạn có thể (kể cả khủng bố và tiến hành chiến tranh du kích);

kích động hoạt động của các lực lượng chính trị đối lập hợp pháp lẫn bất hợp pháp (trong nước đối tượng), sử dụng các điệp viên ảnh huởng, đặc biệt là những điệp viên đã “trèo sâu, leo cao” vào các nhánh quyền lực khác nhau của các quốc gia (đối tượng);

tổ chức kích động các cuộc biểu tình quy mô lớn của dân chúng chống lại chính quyền sở tại; sử dụng các lực lượng vũ trang chính quy (kể cả để thực hiện chiến tranh khủng bố nhằm vào dân thường của đối phương); tiến hành chiến tranh ngầm giữa các cơ quan đặc biệt (tình báo, phản gián) và các cơ quan bảo vệ pháp luật của các nước đối địch.

Về mặt hình thức, trong cuộc chiến tranh phức hợp này không có yếu tố gì mới. Tất cả các thủ đoạn và phương thức hành động như vừa nói trên đều đã được áp dụng, điểm khác chỉ là chúng (các phương thức và thủ đoạn) đã được hoàn thiện nhờ những khả năng mới trong thời đại công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì chúng ta sẽ có một cách nhìn khác: - Chiến tranh phức hợp có một đặc điểm chủ chốt làm nó khác hẳn về chất so với các cuộc chiến tranh truyền thống.

Đó là sự đổi vai rõ rệt của các thành tố trong cuộc chiến: thay vì đối đầu vũ tranh như truyền thống, vai trò hàng đầu (trong cuộc chiến tranh phức hợp) thuộc về các phương pháp tiến hành chiến tranh thông tin, chính trị và kinh tế.

Công cụ chủ yếu của chiến tranh phức hợp là: “đội quân thứ năm” (lực lượng chống đối trong nước) – các điệp viên ảnh hưởng , trước hết là trong các cơ cấu quyền lực (của nước đối tượng), các tổ chức chính trị đối lập hợp pháp và bất hợp pháp do đối phương (nước khởi động chiến tranh) kiểm soát và những lực lượng ủng hộ chúng, các tổ chức vũ trang phi chính quy khác nhau do dân chúng địa phương tự thành lập, cũng như lính đánh thuê từ nước ngoài .

Còn các lực lượng vũ trang truyền thống (trong cuộc chiến tranh phức hợp) chỉ giữ vai trò hỗ trợ “các công cụ chính” như đã liệt kê ở trên trên bằng cách thể hiện quyết tâm can thiệp hoặc thậm chí trực tiếp can thiệp vào cuộc đối đầu vũ trang, chủ yếu là hỗ trợ hỏa lực cho “các công cụ chủ yếu” bằng các đòn tấn công tên lửa, không quân và pháo binh.

Chiến tranh truyền thống và chiến tranh phức hợp cũng khác hẳn nhau về nội dung  (bản chất):

Chiến tranh truyền thống được xây dựng trên ý tưởng sử dụng lực lượng vũ trang chính quy của mình đánh bại lực lượng vũ trang chính quy của đối phương và sau đó buộc đối phương phải chấp nhận các điều kiện hòa bình của bên chiến thắng hoặc buộc đối phương phải đầu hàng và thay đổi hệ thống chính quyền, chiếm đóng một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ của quốc gia thua trận.

Nền tảng của chiến tranh phức hợp được xây dựng trên một ý tưởng hoàn toàn khác. Bản chất của nó là: Xây dựng từ trước trên lãnh thổ đối phương một “đội quân (tại chỗ) ” và sau đó sử dụng trực tiếp đội quân này làm sụp đ chế đ hiện hànhnắm quyền kiểm soát chính quyền tại nước đó.

Tiếp theo đó mới làm tan rã cơ cấu tổ chức và làm suy yếu hệ thống an ninh (các lực lượng vũ trang, các cơ quan đặc biệt và các cơ quan bảo vệ luật pháp) của bên thua trận đến ngưỡng mà bên chiến thẳng có thể chấp nhận được (hoặc giải thể hoàn toàn hệ thống an ninh), kiểm soát nền kinh tế của nước đó, và nếu cần thiết thì chiếm đóng lãnh thổ của đất nước bại trận (dưới vỏ bọc là tiến thành một chiến dịch gìn giữ hòa bình).

Trong trường hợp này, các lực lượng vũ trang chính quy chỉ được sử dụng khi không thể giải quyết được nhiệm vụ đánh bại quốc gia – nạn nhân của cuộc xâm lược bằng “quân đội tại chỗ” và các tổ chức vũ trang do “quân đội” này kiểm soát.

Và nếu như vậy, thì những xung đột nội bộ (trong nước đối tượng) mới xuất hiện sẽ được sử dụng như một cái cớ để chính thống hóa một cuộc xâm lược quân sự công khai và cuộc xâm lược này thường được tiến hành dưới chiêu bài “bảo vệ dân thường trước chế độ độc tài vi phạm quyền con người”.

Kinh nghiệm của hầu hết các cuộc chiến tranh phức hợp những thập kỷ gần đây cho thấy là “quân đội” (tại chỗ) như vậy trên lãnh thổ quốc gia nạn nhân của xâm lược thường được dán cái nhãn “những tổ chức xã hội dân sự”.

Đến đây đã có thể kết luận rằng, hiện đã có đầy đủ các yếu tố (nhu cầu) khách quan cần để giải quyết các mâu thuẫn (đối kháng) bằng Chiến tranh thế giới lần thứ ba, cụ thể:

1. Các mâu thuẫn đối kháng toàn cầu đang tồn tại một cách khách quan và ngày càng gay gắt hơn – những mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới mới.

2. Đang hình thành các liên minh đối đầu nhau: một bên , là Phương Tây do Mỹ đứng đầu, còn một bên khác – các nền văn minh phi Phương Tây hàng đầu thế giới – với vai trò địa- chính trị nổi bật của Nga.

3. Đã xuất hiện hình thái chiến tranh mới cho phép không phải vượt qua ngưỡng hạt nhân và đảm bảo có thể đánh bại thậm chí cả các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất với kho vũ khí hạt nhân lớn nhất - tức hình thức chiến tranh phức hợp.

Những phân tích trên cũng dẫn đến kết luận là Chiến tranh thế giới lần thứ ba sẽ chính là một cuộc chiến tranh phức hợp.

Nói chính xác hơn, các hình thức tiến hành chiến tranh phức hợp sẽ chiếm ưu thế (trong cuộc chiến tranh đó).

Cuộc chiến tranh thế giới mới nếu xét tổng thể – đó sẽ gồm nhiều cuộc chiến tranh khu vực và cục bộ quy mô lớn, các cuộc xung đột vũ trang ở các cường độ khác nhau. Tất cả chúng (chiến tranh khu vực, cục bộ, xung đột vũ trang) gắn kết với nhau bằng các mối quan hệ nguyên nhân- chiến lược, cũng như địa lý.

Trong đó, phần chủ yếu (trong cuộc chiến tranh thế giới mới) sẽ là các cuộc chiến tranh phức hợp. Ít nhất thì cũng trong trường hợp một cuộc chiến tranh khu vực chống lại các cường quốc hạt nhân.

Nhìn bề ngoài thì những cuộc chiến tranh như vậy có thể sẽ có diện mạo là các chấn động xã hội mạnh dẫn đến một cuộc nội chiến quy mô lớn trên lãnh thổ quốc gia nạn nhân và tiếp theo là sự can thiệp của các quốc gia khác.

Các tiền đề cho một kịch bản như vậy có vẻ như đã hiện hữu. Chúng ta hãy nhớ lại quyết định thành lập Vệ binh quốc gia của Tổng thống Nga mới đây (để đối phó với các mối đe dọa bên trong).

Vấn đề còn lại là xác định khi nào thì cuộc Chiến tranh (thế giới mới) này bắt đầu.

Dựa trên kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trước, tiêu chí để xác định sự bắt đầu của một cuộc chiến tranh như vậy (chiến tranh thế giới) có thể là - khi tất cả các trung tâm quyền lực hàng đầu trên thế giới đã bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh đó.

Nếu chấp nhận tiêu chí này, thì các cuộc xung đột Syria và Ucraine, và những xung đột khác sẽ xuất hiện trên vòng cung mất ổn định dọc biên giới phía Nam nước Nga trong thời gian tới sau này có thể được xác định là thời điểm bắt đầu của Chiến tranh thế giới thứ ba.

Bởi vì chính trong các cuộc xung đột đó, trên thực tế đã xảy ra sự đối đầu vũ trang trực tiếp giữa sức mạnh Nga và sức mạnh Phương Tây dưới hình thái phức hợp.

Cũng không nên nuôi ảo tưởng về sự hiểu biết lẫn nhau giữa Mỹ và Nga trong cuộc chiến tại Syria.
Đối với Mỹ - sự “hiểu biết lẫn nhau” đó là bắt buộc- Nga đã buộc người Mỹ phải chơi theo luật chơi của mình tại Syria. Chính vì thế mà (Mỹ) sẽ có biện pháp đáp trả tại chính Syria và ở các địa điểm khác trên thế giới.

Sự gia tăng căng thẳng ở Nagornyi Karabakh (xung đột Azerbajan và Armenia) và tại biên giới Kazakhstan- Uzbekistan mới chỉ là “những cánh chim báo bão” đầu tiên của các chấn động và xung đột ở khu vực biên giới Nga.

Xét tổng thể các dấu hiệu, có thể kết luận là Chiến tranh thế giới lần thứ ba nếu chưa bắt đầu, thì ít nhất, cũng đang đến rất gần và không có cách gì ngăn chặn được.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nguoi-nga-nghi-gi-ve-the-chien-iii-3315204/?paged=4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét