Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Báo Nhật: Chính phủ Ấn hối thúc bán BrahMos cho Việt Nam

 Theo tạp chí The Diplomat, Chính phủ Ấn Độ hiện đang hối thúc công ty BrahMos Aerospace đẩy nhanh việc bán tên lửa siêu thanh BrahMos cho Việt Nam.

Chính phủ Ấn Độ hối thúc

Theo nguồn tin này, ngoài việc thúc đẩy nhanh tiến độ bán tên lửa siêu thanh BrahMos cho Việt Nam, chính phủ Ấn Độ cũng đang thúc đẩy nhà sản xuất tăng tiến độ bán loại vũ khí này cho 4 khách hàng tiềm năng khác là Indonesia, Nam Phi, Chile và Brazil.

Hồi cuối tháng 6/2016, Tạp chí Janes Defence Weekly dẫn nguồn tin quân sự Ấn Độ cho rằng, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên có được tên lửa BrahMos, có thể trước khi kết thúc năm 2016.

Theo nguồn tin này, ngày 22/6, các cuộc đàm phán với Việt Nam vể cung cấp tên lửa Brahmos đang trong giai đoạn tiến triển tốt, Bộ Trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã thảo luận về hợp đồng mua sắm vũ khí với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.

Các cuộc đàm phán ở Hà Nội diễn bao gồm tùy chọn một đội kỹ sư Ấn Độ thường trú để giúp Hải quân Việt Nam sử dụng hệ thống vũ khí. Việc chuyển giao BrahMos có thể diễn ra trong thời gian ngắn.

Bao Nhat: Chinh phu An hoi thuc ban BrahMos cho Viet Nam 
Phiên bản tên lửa BrahMos-M.

Trước khi Janes, hãng thông tấn TASS cũng đã cho rằng Việt Nam sẽ nhận được tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới này ngay trong năm 2016. Tuyên bố này được ông Manohar Parrikar đưa ra hôm 17/6 nhân chuyến thị sát buổi cất cánh thử nghiệm loại máy bay huấn luyện HTT-40 do Tập đoàn hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) chế tạo.

Tại sự kiện này, ông Parrikar cho biết chính phủ Ấn Độ đã quyết định xuất khẩu tên lửa sang các nước bạn bè của Ấn Độ, trong đó có loại tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác chế tạo.

Về việc xuất khẩu tên lửa sang Việt Nam, Bộ trưởng Parrikar trả lời báo chí rằng Ấn Độ sẽ bán cho Việt Nam loại tên lửa diệt hạm siêu thanh có tầm bắn xa 290 km này, và Việt Nam sẽ là nước đầu tiên nhận được vũ khí tiên tiến do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất này.

"Chúng tôi đã có các cuộc đàm phán với Việt Nam, và với khả năng cao nhất thì hợp đồng cung cấp vũ khí sẽ đạt được trước cuối năm nay”, Bộ trưởng Parrikar cho biết đồng thời nói thêm rằng.

"Sau chuyến thăm của tôi tới Việt Nam, chúng tôi đã quyết định thành lập một nhóm công tác xem xét các khía cạnh của việc xuất khẩu vũ khí", ông Parrikar nói.

Phiên bản có thể mua

Khi nói về phiên bản BrahMos Việt Nam có thể mua, tạp chí The Diplomat cho rằng đó gần như chắc chắn là phiên bản BrahMos-M. Theo phân tích của tạp chí Nhật Bản, việc Việt Nam mua tên lửa BrahMos bản thông thường thì gần như chắc chắn nó sẽ được tăng cường cho lực lượng phòng thủ bờ biển.

Trong khi đơn giá tên lửa Yakhont là 3 triệu USD/quả (loại Việt Nam đang sở hữu), một tổ hợp Bastion-P với radar, trạm điều khiển, 6 xe phóng và 36 tên lửa đi kèm tiêu tốn 150 triệu USD thì một khẩu đội BrahMos gồm 2 trạm chỉ huy, 5 xe phóng, 67 tên lửa được bán với giá... 900 triệu USD (đơn giá BrahMos là 5 triệu USD/quả), mức chênh lệch thực sự quá lớn.

Vì vậy, phiên bản này Việt Nam sẽ không tính đến trong gói mua sắm của mình. Và phương án mua BrahMos phóng từ trên không sẽ được ưu tiên hơn cả. Tuy nhiên, hiện nay nhà sản xuất đang phát triển 2 phiên bản dành cho chiến đấu cơ là BrahMos-A và BrahMos-M.

Với phiên bản A, tên lửa này lại có trọng lượng quá nặng (lên tới 2,5 tấn), chỉ có các máy bay Su-30MKI đã gia cố lại khung thân mới mang vác nổi, cho nên chắc chắn nó không nằm trong kế hoạch mua sắm của Việt Nam.

Chính vì vậy, phiên bản M của tên lửa BrahMos gần như là đích ngắm duy nhất của Việt Nam lúc này khi thảo luận mua sắm tên lửa siêu thanh BrahMos từ Ấn Độ.

Theo các thông số kỹ thuật được giới thiệu về BrahMos-M, tên lửa mới đã được thiết kế lại rất gọn nhẹ, giảm đường kính khung thân, giảm trọng lượng. Tuy nhiên, tốc độ của BrahMos-M lại được tăng lên "cực nhanh", tới Mach 3,5 (nhanh gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh), tức nhanh hơn hẳn so với tốc độ Mach 2,8 của tên lửa BrahMos ban đầu.

BrahMos-M có chiều dài giảm xuống 3m và đường kính nhỏ hơn 190mm so với nguyên bản BrahMos. Tên lửa có trọng lượng chỉ 1.500kg (BrahMos-A nặng 2.500kg). BrahMos-M được phát triển tối ưu hóa để có thể phóng từ trên không, phiên bản M sẽ có tầm bắn lên tới 300km (hơn 10km so với 290km của tên lửa BrahMos).

Tên lửa mới sẽ có các đặc điểm tàng hình, giảm đáng kể tiết diện bộc lộ so với tín hiệu radar và cũng sẽ được cải tiến các hệ thống đối kháng điện tử.

Theo tiết lộ của Tổng Giám đốc liên doanh hàng không Nga - Ấn Độ, ông Sivathanu Pillai, công việc phát triển một phiên bản tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-M đã bước vào giai đoạn đầu và theo kế hoạch, phiên bản tên lửa này sẽ đi vào phục vụ trong năm 2017.

Với trọng lượng của BrahMos-M, mỗi chiếc tiêm kích Su-30 (sau khi được gia cố khung thân) có thể mang được 3 quả tên lửa phiên bản M, ông Sivathanu Pillai tiết lộ thêm.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/bao-nhat-chinh-phu-an-hoi-thuc-ban-brahmos-cho-viet-nam-3313302/?paged=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét