Ngày 26.12, 3 tàu chiến gồm tàu hộ vệ trang bị 4 tháp pháo - nay thuộc lực lượng tuần tra biển TQ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát, nhưng TQ cũng đòi chủ quyền từ năm 1971, gọi là quần đảo Điếu Ngư.
Đây là lần đầu tiên TQ đưa tàu trang bị vũ khí vào vùng tranh chấp, và Nhật đã chính thức phản đối vụ gây căng thẳng nguy hiểm này với TQ.
Vụ cử 3 tàu chiến xem ra là tín hiệu của một giai đoạn xâm nhập mới của TQ, không chỉ để chiếm Senkaku, mà còn vì Trung Quốc muốn chiếm cả đảo Okinawa của Nhật Bản.
Nhật sẵn sàng đề phòng, nhưng TQ có thể tấn công cả Mỹ
Okinawa là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Ryukyu vốn nằm gần Senkaku. Về mặt địa -chính trị, Okinawa giữ vị trí chiến lược cho liên minh Nhật-Mỹ, và là trung tâm của sự hiện diện quân sự Mỹ tại Nhật.
Hiện Okinawa là nơi đóng quân của hơn một nửa trong tổng số 54.000 quân nhân Mỹ tại Nhật, gồm người ở căn cứ không quân Kadena, Đồn  Buckner và Trạm Torii của Bộ binh Mỹ, 8 doanh trại của thủy quân lục chiến, căn cứ không quân Futenma, Yontan và Hạm đội 7 của hải quân Mỹ.

Bao My: Trung Quoc muon chiem ca dao Okinawa cua Nhat Ban-hinh-anh-1
Căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa 

Nhưng TQ lại muốn chiếm Okinawa của Nhật, và xóa bỏ các căn cứ Mỹ. Trong 10 năm qua, Bắc Kinh dần tăng hoạt động gần Okinawa. Họ thường xuyên đưa tàu và máy bay vào Senkaku, trong một chiến dịch chiếm từng đảo nhỏ không người ở quần đảo này.
Những cuộc xâm nhập khiêu khích này tăng mạnh năm 2012 nhưng năm sau giảm đáng kể.
Trước hành vi của TQ, Nhật củng cố sự phòng thủ ở 200 đảo trong cụm đảo Kyushu (nhóm đảo chính phía nam Nhật).
Một khi hoàn tất, hàng rào chống hạm và tên lửa phòng không sẽ bảo vệ quần đảo này, chặn không cho tàu TQ đến tây Thái Bình Dương.
Reuters từng ghi nhận: đây là lần đầu tiên Nhật công khai khẳng định, rằng sự củng cố phòng thủ này là để “vây” TQ.
Từ hàng rào phòng thủ này, không-hải quân của Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) sẽ phải trả giá đắt, mới có thể bao vây từ phía tây đến phía đông quần đảo Ryukyu, khi có chiến tranh.
Tuy nhiên, nay tàu chiến và máy bay TQ có thể đi qua quần đảo này mà không bị cản trở. Ngày 27.11.2015, đã có 11 máy bay quân sự TQ (8 máy bay ném bom H-6K và 3 chiếc do thám điện tử) chia thành 2 nhóm trước bay đến Ryukyu.
Ít nhất 4 chiếc H-6K bay ngang một vị trí chiến lược là Eo biển Miyako vốn tách đôi quần đảo này.
Dĩ nhiên Nhật rất lo ngại, vì sau khi vượt qua Eo Miyako, các chiếc H-6K bay 620 dặm vào Thái Bình Dương. Từ điểm quay về, chúng có thể phóng tên lửa hành trình CJ-10K (có thể gắn đầu đạn quy ước hoặc hạt nhân) vào đảo Guam, một pháo đài của Mỹ ở quần đảo Mariana.
H-6K là máy bay ném bom hiện đại nhất của TQ, cũng có thể phóng vũ khí tàn phá của chúng vào các mục tiêu ở quần đảo Hawaii, nếu chúng bay sâu hơn vào Thái Bình Dương.
TQ còn được cho là có máy bay ném bom thế hệ mới H-10, sẽ có khả năng từ Thái Bình Dương tấn công các thành phố vùng biển phía tây nước Mỹ.
Tuy nhiên, nỗi lo ngại lớn nhất của Mỹ, là H-6K đã bay qua Okinawa ở phía tây Eo biển Miyako, điều khiến TQ có thể “chặt đứt” Nhật Bản.

Bao My: Trung Quoc muon chiem ca dao Okinawa cua Nhat Ban-hinh-anh-2
Máy bay ném bom H-6K

Bắc Kinh lôi lịch sử để đòi chủ quyền, như đã đòi chiếm Biển Đông

Daily Beast thuật rằng “Mùa xuân 2013, chính quyền TQ trâng tráo thách thức chủ quyền biển đảo của Nhật”, bằng một chiến dịch tuyên truyền phối hợp, cùng với Bộ Ngoại giao TQ tuyên bố rằng TQ không công nhận Okinawa và quần đảo Ryukyu là của Nhật.
Thời điểm diễn ra các sự kiện này sát nhau, cho thấy có sự chỉ đạo từ cấp cao nhất trong hệ thống chính trị TQ.
Lý lẽ của Bắc Kinh là dựa vào lịch sử: theo thượng tướng La Viện trả lời một cuộc phỏng vấn, thì tiểu quốc chư hầu Ryukyu thuần phục triều đình Trung Hoa năm 1372, hàng năm đều nộp cống, và mãi đến năm 1872 Nhật mới hoàn tất việc sáp nhập quần đảo này.  
Tướng La nói: “Nay chẳng cần tranh luận, vì chúng là một nước chư hầu của TQ. Tôi không nói tất cả các nước nộp cống đều thuộc TQ, nhưng chúng tôi có thể đoán chắc rằng Ryukyu không phải của Nhật”.
Trong một bài xã luận trên Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ,  Lý Quốc Cường và Trương Hải Bằng (thuộc Học viện khoa học xã hội TQ) tuyên bố: việc Nhật sáp nhập Ryukyu là một cuộc xâm lược lãnh thổ.
Họ còn nói: việc Nhật thua Thế chiến 2 là đã khiến vô hiệu hóa Thỏa thuận Shimonoseki ký năm 1895, trong đó triều đình nhà Thanh chính thức từ bỏ chủ quyền quần đảo Ryukyu.  
Nhưng mọi sự không rõ ràng như La, Lý và Trương đã nói. Năm 1609, một lãnh chúa phong kiến Phù Tang (Nhật) chinh phục được quần đảo này. Nhưng ông ta cho phép người Ryukyu nộp cống cho triều đình Trung Hoa.
Một sự phức tạp khác làm khó cho quan điểm của TQ, là bản chất của triều đình nhà Thanh. Nay Bắc Kinh xem các vua chúa của nhà Thanh là người Trung Hoa, nhưng nhà Thanh không nghĩ như thế, nhất là trong thời kỳ đầu cuộc cai trị, và người Trung Hoa lúc đó nhận định nhà Thanh là quân nước ngoài xâm lược.

 Bắc Kinh muốn gây sự ở phía đông Thái Bình Dương, gần bờ biển Mỹ

Vậy sao Bắc Kinh lại nghi ngờ chủ quyền quần đảo Ryukyu của Nhật? Xem ra họ muốn giành lợi thế trong sự tranh chấp chủ quyền Senkaku, như  bài xã luận trênHoàn cầu thời báo, phụ san lá cải của Nhân dân nhật báo, hồi tháng 5.2013 đã nói thẳng qua tít bài “Vấn đề Ryukyu tạo lợi thế cho TQ”.
Giáo sư Chu Vĩnh Sinh của Học viện ngoại giao TQ, nói với báo Financial Times: “Sử dụng vấn đề chủ quyền Ryukyu để giải quyết tranh chấp quần đảo Điếu Ngư sẽ phá vỡ nền tảng quan hệ Trung-Nhật. Nếu tính đến chuyện này, nó có thể là khúc dạo đầu của một hành động quân sự”.
Nhưng TQ sẽ không thể thắng cuộc chiến này, như Dennis Blair, cựu chỉ huy quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đã nói với Daily Beast:
“Một toan tính chiếm Ryukyu của TQ đồng nghĩa TQ tuyên chiến với Mỹ, vì chúng tôi đã hứa bảo vệ Nhật, và TQ sẽ không thể thành công trong việc chiếm các đảo này”.
Để chiếm đảo mà không phải đánh nhau, TQ đang nỗ lực hạ thấp uy tín của chính quyền Nhật. Giáo sư June Teufel Dreyer, thuộc khoa chính trị ở đại học Miami, nói với Daily Beast:
“Lâu lâu Bắc Kinh xới việc lên, chuyển tiền mặt cho các hội sinh viên TQ tại Okinawa. Một số khoản tiền được dùng để ủng hộ người dân Okinawa phản đối các căn cứ quân sự Mỹ”.
Các chiến thuật này làm khó chịu, nhưng lại phản tác dụng. Nó chỉ khiến các nhà hoạch định chính sách Nhật giận dữ, nhưng không đủ để làm thay đổi những tính toán chính trị của Tokyo về quần đảo Ryukyu.
Dù dân Ryukyu đôi lúc phản đối chính quyền, họ cũng không tính chuyện trở thành những “con chốt” của Bắc Kinh, nhất là khi quân đội TQ lởn vởn trong vùng biển của họ.
Sau chiến dịch tuyên truyền năm 2013, Bắc Kinh chuyển qua mục tiêu hù dọa các nước thuộc Biển Đông.
Nay, tham vọng của Bắc Kinh bùng ra mọi hướng. Trong khi tiến hành những hành vi ngang ngược ở Biển Đông, TQ cũng tái lập nỗ lực chiếm Senkaku. Mục tiêu kế tiếp của họ có thể là quần đảo Ryukyu, điều sẽ khiến các căn cứ Mỹ phải cảnh giác.
TQ cũng không muốn dừng lại ở đó, như Trương Hải Bằng (thuộc Học viện khoa học xã hội TQ) tuyên bố tại một hội thảo ở Đại học nhân dân Bắc Kinh năm 2013: “Hải quân chúng ta muốn tiến đến các quần đảo và vươn tới phía đông Thái Bình Dương”.
Mà phía đông Thái Bình Dương, chính là đường hướng tới vùng bờ biển Mỹ….  

Vĩnh Thụy (theo Daily Beast)
http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/trung-quoc-muon-chiem-dao-okinawa-cua-nhat-ban-273838.html