Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Cổ kim xe tăng Trung Quốc: Tổng quan các xe tăng hiện đại

Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã vượt qua chặng đường từ người mua sắm đến nhà sản xuất và xuất khẩu tăng-giáp.

Xe chiến đấu thiết giáp xuất hiện trên đất Trung Quốc vào nửa đầu thế kỷ XX. Trong chuỗi nội chiến và can thiệp liên tiếp nhau, xe tăng đã đóng vai trò không hề trung tâm, tuy nhiên, loại vũ khí này đã khá được chú ý ở Trung Quốc. Trong thập kỷ 1950, lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định chuyển từ mua sắm binh khí tăng-thiết giáp sang sản xuất chúng.

Các xe tăng đã xuất hiện ở Trung Quốc trong những năm 1920, khi quân phiệt Mãn Châu Lý Trương Tác Lâm mua ở Pháp 36 xe tăng hạng nhẹ FT-17. Mười xe tăng đầu tiên được chở đến bằng một con tàu Anh dưới vỏ bọc máy kéo nông nghiệp. Bốn chiếc nữa đến Trung Quốc vào tháng 11/1925 cập cảng. Chúng đã được sử dụng trong giao chiến giữa quân đội Mãn Châu Lý và quân đội của quân phiệt Ngô Bội Phu.

Trong khi đó, chính phủ Nam Kinh của Quốc dân đảng đã quyết định mua xe tăng cho quân đội của mình. Năm 1929, họ đã đặt mua 24 xe tăng con Vickers Carden Loyd và vào tháng 5/1929, 12 chiếc đầu tiên đã đến Trung Quốc. Chúng đã được đưa đến Tô Châu và chiến đấu tại mặt trận Lunghai. Năm 1938, việc mua sắm tăng-thiết giáp trở nên quy mô hơn.

Thông qua phái bộ quân sự Đức, đã mua 10 xe tăng hạng nhẹ Pz. I Ausf. A và 30 xe ô tô bọc thép. Đã mua ở Italia 20 xe tăng con CV 33, mua của hãng Anh Vickers 16 xe tăng Vickers Mk. E, sau đó mua thêm 4 chiếc nữa trang bị vô tuyến điện là Vickers Mk. F. Cùng với Vickers Mk. E, đến Trung Quốc còn có 33 xe tăng lội nước Vickers Carden Loyd Model 1931.

Những thành tựu trong lĩnh vực này đã cho phép Trung Quốc ngay từ những năm 1980 không chỉ bảo đảm được nhu cầu của mình còn xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Sự giúp đỡ của nước ngoài
Ngày 1/3/1938, hiệp định thương mại giữa Liên Xô và chính phủ Tưởng Giới Thạch được ký kết. Chính phủ Liên Xô cấp cho Trung Quốc khoản tín dụng để mua từ Liên Xô vật tư quân sự và các vật tư khác, trong đó có cả 87 xe tăng Т-26 kiểu 1933. Vào cuối thập kỷ 1930, trong quá trình các trận đánh gay go với quân Nhật, toàn bộ số binh khí kỹ thuật này cơ bản bị tổn thất.

Lực lượng tăng-thiết giáp Trung Quốc chỉ bắt đầu hồi sinh vào năm 1943, khi Mỹ quyết định thành lập Cụm xe tăng lâm thời (Provisional Tank Group) từ tàn quân lực lượng xe tăng Trung Quốc ở Ấn Độ. Ban đầu, lực lượng này gồm cả các kíp xe tăng Mỹ, nhưng dần dần, họ bị thay thế bằng lính Trung Quốc. Người Mỹ phụ trách hoàn toàn việc hỗ trợ kỹ thuật cho đơn vị mới thành lập. Cụm này được trang bị các xe tăng do Mỹ sản xuất lấy từ kho dự trữ của Anh ở Ấn Độ.

Trong trang bị của Cụm xe tăng lâm thời chủ yếu là các xe tăng hạng trung M4A4 Sherman và các xe tăng hạng nhẹ M3A3 Stuart, cũng như một số lượng nhỏ xe bọc thép chở quân Anh Bren Carrier và xe bọc thép chở quân bán xích Mỹ. Cụm này đã tham chiến tích cực chống quân Nhật ở Miến Điện vào năm 1944. Sau đó, Cụm xe tăng lâm thời đã trở thành nòng cốt của Tưởng Giới Thạch chiến đấu với quân cộng sản của Mao Trạch Đông trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946-1949.

Cũng cần nói thêm là quân giải phóng nhân dân Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã nhận được từ Liên Xô toàn bộ xe tăng-thiết giáp của Nhật mà Hồng Quân Liên Xô chiếm được từ tay đội quân Quan Đông Nhật Bản vào năm 1945. Sau thắng lợi của những người cộng sản trong cuộc nội chiến và thành lập CHND Trung Hoa, Liên Xô bắt đầu cunng cấp các xe tăng Т-34-85 và IS-2 do Liên Xô sản xuất. Trung Quốc bắt tay vào tự lực sản xuất tăng-giáp vào nửa cuối thập kỷ 1950.

Đứa con đầu của ngành chế tạo xe tăng Trung Quốc
Xe tăng Trung Quốc đầu tiên là xe tăng hạng trung Турe 59 (WZ120). Nó được sản xuất từ năm 1957 tại nhà máy quốc doanh số 617 ở thành phố Bao Đầu, tỉnh Nội Mông theo tài liệu kỹ thuật của Liên Xô. Sau đó, việc sản xuất còn được triển khai ở 2 nhà máy ở Nội Mông và Thượng Hải. Sản lượng xe tăng này vào đầu thập kỷ 1970 là 500-700 xe/năm, vào năm 1979 là 1.000, năm 1980 - 500, năm 1981 - 600, năm 1982 -1.200, năm 1983 - 1.500-1.700 xe. Турe 59 có thiết kế giống tăng Т-54А của Liên Xô, được sản xuất loạt từ năm 1957-1987 (sau năm 1980, sản xuất chủ yếu để xuất khẩu). Trong quãng thời gian này đã sản xuất gần 10.000 xe.

Xe tăng có cấu tạo truyền thống với khoang lái ở phía trước, khoang chiến đấu ở giữa và khoang động cơ-truyền động ở phía sau. Lái xe ngồi phía trước, bên trái, pháo thủ và trưởng xe ngồi trong tháp, bên trái pháo, còn pháo thủ nạp đạn ngồi bên phải. Thân xe kiểu hàn, tháp bán cầu kiểu đúc với nóc tháp hàn.

Trong tháp lắp 1 khẩu pháo 59 nòng rãnh 100 mm (pháo Liên Xô D-10TG sản xuất theo giấy phép), được ổn định theo mặt phẳng đứng. Pháo có cơ cấu hút khói để thổi lòng nòng sau phát bắn. Các góc dẫn theo phương đứng là từ -40 đến +17 độ. Để bắn pháo, kíp xe sử dụng kính ngắm thiên văn khớp nối với độ khếch đại thay đổi 3,5 và 7 lần, vốn là bản sao chép của kính ngắm Liên Xô TSh-2А-22. Cơ số đạn gồm 34 phát bắn đơn khối, 20 trong số đó nằm trong giá đạn bên phải ghế lái xe, 14 trong khoang chiến đấu. Toàn bộ đạn là loại sao chép các loại đạn đơn khối 100 mm của Liên Xô. Bên phải pháo lắp 1 súng máy 59T 7,62 mm (súng máy Liên Xô SGMT sản xuất theo giấy phép), còn 1 súng máy cùng loại được gắn cứng ở tấm giáp đầu xe. Trên nóc tháp, trên giá ở cửa nắp của pháo thủ nạp đạn gắn 1 súng máy phòng không 54 cỡ 12,7 mm (bản sao của súng máy Liên Xô DShKM).

Trong khoang động cơ-truyền động của xe tăng bố trí động cơ diesel 12150L công suất 520 mã lực (sao chép động cơ Liên Xô V-54). Bộ truyền động cơ khí cũng có thiết kế hoàn toàn giống như ở xe tăng Т-54А. Bộ phận vận hành mỗi bên gồm 5 bánh lăn và bánh chủ động và bánh dẫn hướng. Hệ treo xoắn độc lập. Xích xe Турe 59 không du nhập từ xe Т-54А mà từ Т-55 - xích xe nhẹ hơn và có tính công nghệ hơn trong sản xuất.

Biến thể sản xuất loạt đầu tiên được sản xuất từ năm 1957-1961. Trên biển thể thay thế nó là Туре 59-I (WZ120A) có lắp thiết bị ổn định vũ khí hai mặt phẳng, các khí tài nhìn đêm chủ động. Trong cơ số đạn của pháo 69-II (tương tự pháo D-10T2S) có bổ sung đạn xuyên giáp dưới cỡ ổn định bằng cánh đuôi АР100-2 với lõi kéo dài do hãng NORINCO (North Industries Corporation) phát triển. Vào đầu thập niên 1980, xe bắt đầu được lắp các tấm chắn sườn xe bằng vải cao su, các ống phóng lựu khói, các máy đo xa laser Туре 82 và Туре 83-II của hãng CELEC (Trung Quốc) và một máy tính đường đạn tương tự thô sơ. Tất cả hững dữ liệu cần thiết được nạp vào máy tính bằng tay nhờ bàn phím điều khiển. Máy đo xa laser được lắp trên mặt nạ pháo, bên trên nòng pháo. Tất cả các xe tăng Type 59 có trong trang bị quân đội Trung Quốc đã được nâng cấp lên chuẩn Type 59-I.

Trên các xe tăng Турe 59-II (WZ120B), pháo đã được thay bằng pháo nòng rãnh 105 mm Type 81 với vỏ cách nhiệt. Pháo này là bản sao của pháo tăng Mỹ М68 do Israel sản xuất. Pháo này có ưu thế đáng kể về độ chính xác và uy lực phát bắn so với pháo 100 mm. Khe hở của tháp xe và bố trí thiết bị bên trong, cũng như các đặc tính kích thước-trọng lượng giống nhau của pháo đã cho phép lắp nó cho xe tăng mà không phải cải tạo nhiều. Thiết bị ổn định pháo cũng vẫn như ở Type 59-I. Hãng NORINСO đã chế tạo cho pháo mới các loại đạn xuyên giáp có cánh ổn định với khả năng xuyên mạnh hơn. Đạn xuyên giáp 105 mm với lõi bằng hợp kim uranium có khả năng xuyên giáp dày 150 mm ở tầm bắn 2.500 m với góc bắn 60 độ.

Trong cơ số đạn có các loại đạn nổ phá và xuyên lõm sản xuất theo công nghệ Israel. Cơ số đạn pháo vẫn gồm 44 viên như ở Type 59-I. Năm 1984, pháo được trang bị vỏ cách nhiệt bằng hợp kim nhôm. Xe tăng cũng được trang bị các tấm chắn 5 ngăn bằng vải cao su, máy đo xa laser ở trên tháp con chỉ huy và các khí tài nhìn đêm không chiếu xạ do công ty Anh MEL cung cấp cho Trung Quốc. Biến thể này được đặt tên là Турe 59-IIА.

Hiện đại hóa sâu
Để duy trì khả năng chiến đấu của tăng Турe 59 ở mức chấp nhận được, Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa sâu xe tăng Турe 59-II nhằm nâng cao khả năng sống còn bằng cách trang bị giáp phản ứng nổ và tăng hiệu quả chiến đấu bằng cách lắp hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến và các bộ phận kèm theo khác. Xét về tính năng chiến đấu, tăng cải tiến có tên Турe 59-IID (WZ120C) tương đương với xe tăng Т-55АМВ của Nga. Giáp phản ứng nổ (có tên FY) của Type-59IID là các hộp chứa thuốc nổ dẻo, được lắp bên trên tấm giáp đầu xe (13 hộp) và ở hai bên tháp xe (mỗi bên 15 hộp, 3 trong số đó có hình tam giác).

Xe được lắp pháo mới 83А 105 mm. Hệ thống điều khiển hỏa lực có các kính ngắm thụ động kết hợp (ngày/đêm) mới của trưởng xe và pháo thủ, máy ngắm bổ trợ kiểu ống lồng, máy đo xa laser lắp liền, thiết bị ổn định pháo hai mặt phẳng cải tiến, máy tính đường đạn số. Thay cho máy ngắm tiềm vọng của pháo thủ, còn có thể lắp khí tài ảnh nhiệt. Hai bên tháp bố trí mỗi bên 4 ống phóng lựu khói, ở phần sau của tháp có giỏ chứa đồ cho kíp xe. Xe tăng được trang bị thiết bị tạo khói nhiệt. Trong khoang động cơ/truyền động lắp động cơ diesel 12 xy lanh 12150L7 được tăng công suất lên đến 580 mã lực (bằng cách tăng cấp nhiên liệu và mức độ nén). Xe có tốc độ 50 km/h trên đường nhựa, đến 25 km/h ở địa hình không đường sá, dự trữ hành trình 440 km, và khi có các thùng dầu bổ sung là đến 600 km. Xích xe dùng khớp cao su-kim loại, các trục treo xoắn được gia cường. Xe được lắp máy vô tuyến điện mới А-220А với tầm hoạt động 16 km.

Các xe tăng Type 59-IID1 (WZ120C1) được trang bị pháo 79 105 mm với vỏ cách nhiệt bằng nhôm-composite. Pháo có thể bắn tên lửa chống tăng có điều khiển tầm bắn tối đa 5,2 km và khả năng xuyên giáp đến 700 mm. Tên lửa chống tăng được bắn qua nòng pháo giống như trên các xe tăng Nga. Ngoài các mục tiêu mặt đất thông thường, tên lửa còn có thể tiêu diệt trực thăng bay thấp. Có thể tên lửa chống tăng có điều khiển bắn từ pháo tăng đang được Trung Quốc phát triển cùng với Israel. Người ta đã tiến hành thử nghiệm trình diễn các loại tên lửa chống tăng có điều khiển đó và ở tầm 4,8 km đã tiêu diệt một bia tự hành điều khiển từ xa.

Cũng không loại trừ việc Trung Quốc mua tên lửa bắn từ pháo tăng 9М117 Bastion do Nga sản xuất.

Vào cuối thập kỷ 1960, hãng NORINCO đã phát triển tăng chủ lực Турe 69 (WZ121). Đây là biến thể hiện đại hóa của Туре 59. Người ta đã trù tính chỉ sử dụng các công nghệ và linh kiện của Trung Quốc. Vào đầu những năm 1970, nhà máy số 617 ở Baotou đã bắt đầu sản xuất loạt xe tăng mới. Tuy nhiên, việc hoàn thiện xe này diễn ra chậm chạp và việc sản xuất cho đến những năm 1980 được tiến hành ở số lượng hạn chế. Lần đầu tiên, Type 69 được giới thiệu tại cuộc duyệt binh ở Thượng Hải vào tháng 9/1982.

Biến thể xuất khẩu

Tăng Турe 69 được sản xuất chủ yếu để xuất khẩu. Quân đội Trung Quốc chỉ đưa vào trang bị một số ít tăng này. Khách hàng nước ngoài đầu tiên mya Type 69 là Iraq khi họ mua mấy trăm xe tăng này kể từ năm 1983. Trong 3 năm (1984-1987), Trung Quốc cung cấp cho các nước Vùng Vịnh tổng cộng 1.800-2.500 xe tăng này, phần lớn là cho Iraq. Đầu năm 1987, Thái Lan đã đặt mua của Trung Quốc một lượng lớn vũ khí trang bị, trong đó có 50 tăng Турe 69. Những xe tăng đầu tiên đã được chuyển giao cho quân đội Thái Lan vào năm 1988 và được đặt tên là Type 30 МВТ. Sri Lanka cũng mua một số xe tăng này. Năm 1998, Bangladeh nhận được 232 Type 69.
 
Pakistan trong những năm 1980 cũng đã mua 250 chiếc Турe 69, còn vào năm 1993 đã bắt đầu sản xuất theo giấy phép tăng này tại nhà máy của hãng Heavy Industries Taxila (một phần các linh kiện do Trung Quốc cung cấp). Các xe tăng do Pakista sản xuất được đặt tên Type 69-IIMP.

Cấu trúc thân và tháp xe, động cơ và hệ thống truyền động, nhiều bộ phận và tổng thành khác, ví dụ như súng máy, cửa cửa nắp của các thành viên kíp xe... so với Турe 59 hầu như không có thay đổi gì. Khác biệt chủ yếu là những cải tiến ở hệ thống điều khiển hỏa lực và pháo. Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn mới 69 100 mm do Trung Quốc phát triển trên cơ sở pháo nòng rãnh 59 và nghiên cứu pháo Liên Xô U-5TS 115 mm của tăng Liên Xô Т-62 mà Trung Quốc chiếm giữ được trong cuộc xung đột ở đảo Damansky vào năm 1968. Pháo mới có nòng dài hơn và bộ hút khói cấu trúc độc đáo được dịch chuyển gần hơn phía giữa nòng.

Cơ số đạn (44 viên) gồm các phát bắn đơn khối có cánh ổn định: đạn phá-mảnh, xuyên lõm, xuyên giáp dưới cỡ và đạn chứa các phần tử sát thương tiền chế. Tầm bắn hiệu quả là đến 1.000 m. Các phát bắn được để trên các giá đạn trong khoang chiến đấu và khoang lái.

Trên Турe 69 lắp bộ ổn định pháo hai mặt phẳng, cho phép bắn ngắm trong hành tiến. Được phát triển theo công nghệ Liên Xô có sử dụng linh kiện đèn điện tử chân không, thiết bị ổn định tại thời điểm được chế tạo đã thua kém xa về tính năng các mẫu nước ngoài. Hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng có một máy đo xa laser Турe 82 của hãng CELEC (Trung Quốc) lắp trong vỏ hình hộp bên trên tấm giáp gắn pháo. Nó cho phép đo cự ly trong khoảng 300-3.000 m với độ chính xác đến 10 m. Một máy tính đường đạn tương tự tự động nhận thông tin về cự ly, cũng như có các sensor góc nghiêng của các chốt nòng pháo, góc ngẩng/chúi của pháo (góc tầm). Dữ liệu về nhiệt độ không khí bên ngoài và nhiệt độ đạn được nạp bằng tay. Xe được trang bị các khí tài nhìn đêm kiểu chủ động sao chép của Liên Xô. Máy ngắm tiềm vọng của pháo thủ được lắp ở vị trí nơi lắp thiết bị quan sát có các kênh ban ngày và ban đêm trên tăng Type 59.

Xe tăng được trang bị máy vô tuyến điện 889 có tầm liên lạc đến 25 km và thiết bị đàm thoại trên xe tăng 883 chế tạo theo mẫu của Liên Xô, hệ thống dập lửa bán tự động ППО điều khiển từ khoang chiến đấu và thiết bị tạo khói nhiệt.

Туре 69-I có thiết bị hồng ngoại cải tiến và hệ thống phòng hộ NBC tập thể, Type 69-II được trang bị pháo nòng rãnh 100 mm 59-II, hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến ISFCS-212 do hãng NORINCO phát triển. Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm máy ngắm có ổn định cho phép thủ TGS-A, khí tài quan sát và ngắm bắn của trưởng xe, máy tính đường đạn điện tử, hệ thống các sensor thông tin đầu vào (tốc độ gió cạnh, nhiệt độ không khí, độ nghiêng trục chốt nòng pháo), máy đo xa laser, thiết bị ổn định pháo hai mặt phẳng và khối điều khiển. Máy đo xa laser TLR1A lắp trên nòng pháo hoạt động trên cơ sở Neodym. Trên xe tăng còn lắp một máy ngắm đêm dành cho pháo thủ. Một đèn chiếu hồng ngoại được sử dụng để chiếu xạ mục tiêu.

Hệ thống điều khiển hỏa lực ISFCS-212 cho phép tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động cả ban ngày lẫn ban đêm bằng phát đạn đầu với xác suất 50-55%. Các mục tiêu thông thường bị tiêu diệt bằng hỏa lực pháo tăng trong vòng không quá 6 s. Xe được trang bị hệ thống dập lửa bán tự động và các tấm chắn sườn xe 5 ngăn để chống đạn xuyên lõm.

Type 79
Type 79 (WZ121D) là biến thể hiện đại hóa sâu của tăng Type 69-II. Ban đầu, tăng có tên gọi Type 69-III. Xe được lắp pháo 105 mm Type 83 (L7A3) có bộ hút khói và vỏ cách nhiệt, được ổn định hai mặt phẳng. Cơ số đạn gồm các phát bắn đơn khối thuộc mấy loại. Tất cả các loại đạn đều được sản xuất ở Trung Quốc theo giấy phép. Trung Quốc cũng đã phát triển các loại đạn vỏ cháy một phần. Pháo có tốc độ bắn đến 10 phát/phút.

Hệ thống điều khiển hỏa lực ISCFS-212 (Type 37A), gồm máy đo xa laser và máy tính đường đạn với các sensor đo gió, góc ngẩng của pháo, góc nghiêng của trục chốt pháo, nhiệt độ không khí và nhiệt độ đạn. Dữ liệu từ các sensor được nạp bằng tay vào máy tính. Hệ thống điều khiển hỏa lực được phát triển với sự hỗ trợ của các chuyên gia của hãng Marconi của Anh. Pháo thủ có một máy ngắm tiềm vọng với trường nhìn ổn định độc lập, một kênh ban ngày có độ khuếch đại bằng 1 và kênh thụ động nhìn đêm dùng bộ biến đổi quang-điện tử thế hệ 2.

So với Type 69, hình dáng tháp xe có thay đổi chút ít, có lắp các súng phóng lựu khói 4 nòng 76 mm và các hòm dụng cụ. Súng máy bắn về phía trước bị loại bỏ. Xe được lắp các tấm chắn sườn xe, sử dụng xích xe với khớp cao su kim loại.

Động cơ xe tăng là động cơ diesel kiểu chữ V 12 xy lanh làm mát bằng chất lỏng 12150L-7BW công suất 730 mã lực ở tốc độ 2.000 vòng quay/phút. Bộ truyền động cơ khí có cấu tạo tương tự bộ truyền động của tăng Type 59. Xe có trọng lượng chiến đấu 37,5 tấn, tốc độ tối đa 50 km/h. Trung Quốc đã sản xuất gần 800 xe Type 79 (có nguồn nói 519 xe).

Cần lưu ý là đến cuối thập niên 1980, quân đội Trung Quốc đã nhận vào trang bị gần 200 xe tăng Type 69 và 400-500 Type 79.

Trong bài Cổ kim xe tăng Trung Quốc (1) đã giới thiệu giai đoạn 1 của ngành chế tạo xe tăng Trung Quốc, khi ban lãnh đạo nước này quyết định chuyển từ mua sắm sang sản xuất xe tăng-thiết giáp và tiếp đó là xuất khẩu. Dưới đây là tổng quan các loại xe tăng hiện đại của Trung Quốc, trong đó có những loại xe tăng mà giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc coi là nền tảng của các đơn vị xe tăng quân đội Trung Quốc trong 25 năm đầu thế kỷ X
Năm 1984, tổng công ty sản xuất vũ khí nhà nước Trung Quốc NORINCO đã phát triển loại xe tăng chủ lực mới Type 80-I. Xe tăng này có thân xe kiểu hàn, thiết kế mới với vỏ giáp nhiều lớp ở phần đầu xe và bộ phận vận hành mới với 6 bánh lăn. Tháp xe hoàn toàn lấy từ xe tăng Туре 79, nhưng độ dày phần mặt trước tháp tăng lên đến 250 mm. Trên xe Type 80-I có lắp pháo nòng rãnh 105 mm và hệ thống điều khiển hỏa lực Type 37A. Thiết bị đo xa laser được bố trí trên mặt nạ pháo (Tấm giáp che phần gốc nòng pháo trên tháp xe).
Không lâu sau đã xuất hiện biến thể cải tiến Type 80IINhững thay đổi chính liên quan đến hệ thống điều khiển hỏa lực - thiết bị đo xa laser đã được tích hợp với máy ngắm của pháo thủ và đẩy vào dưới vỏ giápXuất hiện hệ thống phòng hộ tập thể chống vũ khí hủy diệt lớn (NBCvà xích xe lắp guốc cao su chạy đường nhựa tháo lắp đượcType80II được Trung Quốc tích cực giới thiệu tại các triển lãm vũ khí quốc tếnhưng không kýđược hợp đồng xuất khẩu nàoTrung Quốc cũng đã thử nghiệm lắp cho xe tăng này pháo nòng trơ125mm sao chép phá2А46 của Liên Xô. Xe tăng này được đặt tên là Type 80-III.
Sau mấy năm thử nghiệm toàn diệnType 80II đãđược đưa vào trang bị cho quân đội Trung Quốc vớitên Type 88.

Type 88
Xe tăng chủ lực Type 88 có thiết kế truyền thống với khoang động cơ-truyền lực bố trí ở đuôi xe. Thân xe kiểu hàn, vỏ giáp nhiều lớp ở đầu xe. Tháp đúc hình bán cầu giống với cấu tạo tháp xe tăng Type 79. Bố trí kíp xe 4 người theo kiểu quen thuộc, giống như tất cả các xe tăng trước đó của Trung Quốc (và Liên Xô cho đến Т-62). Lái xe ngồi trong phần trước thân xe, bên trái, trưởng xe và pháo thủ ở trong tháp, bên trái pháo, pháo thủ nạp đạn ở trong tháp, bên phải.
Trên xe tăng lắp pháo nòng rãnh 83 cỡ 105 mm, được ổn định 2 mặt phẳng. Pháo có áo cách nhiệt làm bằng hợp kim nhôm. Góc dẫn theo phương đứng (góc tầm) là từ -4 đến +18 độ. Các loại đạn biên chế gồm đạn xuyên giáp dưới cỡ, vạch đường có sơ tốc 1.455 m/s, đạn xuyên lõm, vạch đường (1173 m/s) và đạn phá-mảnh (850 m/s). Cơ số đạn pháo trên xe gồm 48 phát bắn để trên các giá đạn trong khoang chiến đấu và khoang lái. Tốc độ bắn 7 phát/phút; nạp đạn bằng tay.

Xe tăng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến Type 37A phát triển với sự hợp tác của hãng Marconi của Anh. Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm bộ ổn định pháo, các máy ngắm kết hợp của trưởng xe và pháo thủ, thiết bị đo xa laser được tích hợp vào máy ngắm của pháo thủ, và máy tính đường đạn. Tất cả các khí tài quang đều có lớp phủ đặc biệt để bảo vệ chống bức xạ hạt nhân. Ngoài ra, còn lắp hệ thống lắp liền chuyên dụng cân chỉnh các máy ngắm mà cả trưởng xe và pháo thủ đều có thể sử dụng.

Vũ khí bổ trợ bao gồm: súng máy đồng trục 7,62 mm và súng máy phòng không 12,7 mm  lắp trên giá súng ở cửa nắp dành cho pháo thủ nạp đạn. Hai bên sườn tháp lắp mỗi bên 4 ống phóng lựu khói bố trí 2 ống một cụm. Trưởng xe và pháo thủ đều có thể điều khiển bắn các ống phóng lựu khói. Phía sau các ống phóng lựu khói bố trí các hòm chứa đạn lựu khói dự trữ. Ở phần đuôi tháp có giỏ dạng lưới để chứa đồ dùng, gắn với thùng chứa ống thông hơi của bộ thiết bị lội ngầm.
Trên xe lắp động cơ diesel tăng áp VR36 (12150L-BW) công suất 730 mã lực. Khác với các loại xe tăng trước đó, trên Type 88 có 2 ống xả dẫn ra sườn xe bên phải, chứ không phải bên trái. Các thùng dầu bên ngoài được dịch chuyển từ tấm che xích bên phải sang bên trái. Trên tấm che xích bên phải bố trí các hòm phụ tùng.

Bộ phận vận hành gồm 6 bánh lăn kép mỗi bên, có đường kính nhỏ hơn so với Type 59 và Type 69. Các bánh lăn là loại dùng cho khung gầm xích vạn năng Type 321. Xích xe có các gối cao su chạy đường nhựa.

Xe tăng được trang bị hệ thống phòng hộ hạt nhân tập thể kiểu tạo khí dư trong khoang xe, hệ thống chống cháy tự động và hệ thống khói nhiệt.

Với trọng lượng 38,5 tấn, xe tăng có tốc độ tối đa 60 km/h. Dự trữ hành trình 430 km.

Trong quá trình sản xuất, Type 88 liên tục được hiện đại hóa. Nhanh chóng xuất hiện mẫu Type 88A (ZTZ88A) với pháo 105 mm có nòng được kéo dài thêm 1 m. Pháo này có tên 83-I. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ sản xuất 1 mẫu xe này. Tình hình với mẫu Type 88В (ZTZ88В) thì khác. Biến thể này có hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến và pháo hiện đại hóa. Hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến ISFCS-212, ngoài máy ngắm kết hợp của trưởng xe và thiết bị ổn định vũ khí, còn gồm máy ngắm ngày/đêm tích hợp mới dành cho pháo thủ với trường nhìn ổn định và thiết bị đo xa laser lắp liền, máy tính đường đạn số cải tiến với các sensor độ nghiêng của bệ đỡ và trục pháo, sensor gió và bảng điều khiển. Tất cả dữ liệu được tự động đưa vào máy tính để máy tính xử lý, tính toán các hiệu chỉnh cần thiết và hiển thị chúng trong trường nhìn của máy ngắm. Pháo 83 nòng rãnh, cỡ 105 mm có phần khóa nòng được sửa đổi để bắn được các loại đạn mới do NORINCO phát triển (các loại đạn phá-mảnh, xuyên lõm, dưới cỡ uy lực mạnh). Có lẽ tất cả các xe tăng Type 88 đã được nâng cấp lên 88В khi tiến hành sửa chữa định kỳ.

Type 88 được sản xuất tại Nhà máy số 617 ở Bao Đầu đến năm 1995. Trong 7 năm, đã sản xuất gần 500 xe. Type 88 chỉ được trang bị cho quân đội Trung Quốc. Xe tăng này lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào năm 1989.

Biến thể xuất khẩu
Vào đầu thập niên 1990, NORINCO đã phát triển xe tăng chủ lực Type 85-IIM để xuất khẩu sang Pakistan. Vào năm 1992, kết thúc thử nghiệm và bắt đầu sản xuất loạt xe tăng này. Theo thỏa thuận Trung Quốc-Pakistan, ban đầu Trung Quốc đã cung cấp các xe tăng thành phẩm, sau đó cung cấp các bộ phận chủ yếu và tổng thành để lắp ráp tại nhà máy của công ty Heavy Industries Taxila Pakistan, còn sau khi Pakistan làm chủ hoàn toàn được công nghệ sản xuất thân và tháp xe thì Type 85-IIM đã được sản xuất hoàn toàn ở Pakistan. Các xe tăng này được đặt tên là Type 85-IIAP. Ngoài ra, tại Trung Quốc cũng còn mấy mẫu thử nghiệm để tiếp tục thử nghiệm. Tổng cộng đã sản xuất gần 300 xe này. Hiện tại, việc sản xuất tăng này đã chấm dứt. Trong trang bị quân đội Pakistan có gần 260 xe tăng Type 85-IIAP.

Xe tăng có cấu tạo truyền thống với khoang lái ở đầu xe, khoang chiến đấu ở giữa và khoang động cơ-truyền lực ở đuôi. Thân và tháp có vỏ giáp nhiều lớp phức hợp ở hình chiếu phía trước, khi cần có thể bổ sung thêm giáp treo phản ứng nổ.

Tháp xe được hàn từ các miếng giáp cán và đúc, và có cấu trúc module ở phần trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay thế các miếng giáp. Các module giáp phía trước với các móc chuyên dụng để thay thế nhanh, còn ở phần trên mỗi khối giáp có một hốc để nhồi vật liệu chèn bằng gồm. Trong phần đuôi tháp bố trí khối điện tử của máy tính đường đạn, cơ số đạn súng máy và một phần thiết bị lội ngầm. Trên nóc tháp bố trí anten vô tuyến điện và sensor gió. Cấu trúc bên trong khoang chiến đấu hoàn toàn giống với xe tăng Т-72 của Liên Xô. Trong tháp chỉ ngồi 2 người của kíp xe là pháo thủ (ngồi bên trái pháo) và trưởng xe (bên phải pháo).

Vũ khí chính là pháo nòng trơn 125 mm  do NORINCO sao chép từ pháo Nga 2А46 và sản xuất. Pháo có bộ hút khói và vỏ cách nhiệt tháo lắp. Góc tầm của pháo là từ -6 đến +14 độ, độ dài nòng là 51 lần cỡ, tầm bắn thẳng của đạn xuyên giáp dưới cỡ là 2.500 m. Bộ ổn định pháo cũng là sao chép bộ ổn định 2E28 Syren của Nga, nó được điều khiển nhờ bàn điều khiển chuyên dụng và cho phép bắn khá chính xác trong hành tiến vào các mục tiêu tĩnh và động.

Các bộ dẫn động pháo điện-thủy lực được làm song trùng cho trưởng xe và pháo thủ. Ngoài việc làm chủ công nghệ sản xuất pháo, công nghiệp Trung Quốc cũng làm chủ được công nghệ sản xuất các loại đạn pháo 125 mm đi cùng, gồm: các loại đạn xuyên lõm, xuyên giáp dưới cỡ và phá-mảnh. Các phát bắn có vỏ lắp rời và vỏ cháy một phần (đáy đạn không cháy).

Trong kíp xe không có pháo thủ nạp đạn vì chức năng đó đã do máy nạp đạn tự động đảm nhiệm, nhờ đó tốc độ bắn liên tục đã tăng lên (6-8 phát/phút), không phụ thuộc vào độ mệt mỏi của pháo thủ nạp đạn, còn hệ thống đón và hất đáy vỏ đạn đã giảm được đáng kể mức độ khói trong khoang chiến đấu. Khi máy nạp đạn tự động bị hỏng hay hết cơ số đạn trong máy nạp đạn (22 phát bắn), kíp xe có thể nạp đạn bằng tay cho pháo, nhưng thao tác này rất bất tiện và tốc độ bắn lúc đó sẽ là không quá 1-2 phát/phút và điều đó cũng thuần túy là mang tính lý thuyết.

Vũ khí bổ trợ gồm súng máy đồng trục 7,62 mm và súng máy phòng không 12,7 mm Type 54 lắp trên móc trước cửa nắp của trưởng xe, nên chỉ có thể bắn về phía trước. Trên các xe tăng sản xuất sau này có lắp súng máy phòng không mới 12,7 mm W-85 của Trung Quốc. Tất cả các súng máy đều được sản xuất tại Pakistan theo giấy phép của Trung Quốc.

Hệ thống điều khiển hỏa lực chế tạo dựa trên hệ thống điều khiển hỏa lực ISFCS-212, có sử dụng các сông nghệ của phương Tây, cho phép điều khiển bắn pháo hiệu quả. Hệ thống bao gồm máy ngắm kết hợp của pháo thủ với thiết bị đo xa laser lắp liền (có thể đo xa trong phạm vi 500-5.000 m) và ổn định trường nhìn độc lập, máy ngắm kết hợp được ổn định của trưởng xe, bộ ổn định pháo 2 mặt phẳng, máy tính đường đạn số và các loại sensor. Thông tin từ sensor gió, các tham số khí quyển, nhiệt độ liều phòng, tốc độ góc của mục tiêu và cự ly đến mục tiêu được tự động đưa vào máy tính.

Trên các xe tăng sản xuất loạt 2 cung cấp cho Pakistan ở dạng tháo rời và lắp ráp tại chỗ thì sensor khí quyển có hình dáng mới kiểu ống cao. Bên phải máy ngắm chính của pháo thủ bố trí thêm khí tài quan sát có đầu quay.

Để tạo màn khói, xe sử dụng 2 cụm ống phóng lựu khói mỗi cụm 6 ống phòng, lắp hai bên tháp xe, cũng như hệ thống tạo khói nhiệt. Xe được trang bị hệ thống phòng hộ NBC tập thể với thiết bị quạt lọc, thiết bị dập lửa tác động nhanh và máy vô tuyến điện hiện đại Type 889В.

Động cơ là biến thể cải tiến của động cơ diesel VR36 (12150L7-BW) công suất 730 mã lực (công suất riêng là 17,8 mã lực/tấn). Nóc khoang động cơ-truyền lực được nâng lên một chút do các bộ phận của hệ thống làm mát và tản nhiệt được bố trí khác đi. Trên xe tăng lắp bộ truyền lực bán tự động do phương Tây sản xuất được ghép thành một khối với động cơ. Việc thay thế khối động cơ trong điều kiện dã chiến mất 40 phút. Tổng dung tích nhiên liệu dự trữ trong các thùng dầu bên trong và bên ngoài tăng lên đến 1.400 lít, dự trữ hành trình trên đường nhựa được thông báo là 700 km, nhưng đây là điều khó tin. Hai ống xả được dẫn ra sườn xe bên phải. Trên các xe tăng sản xuất các đời cuối, các ống xả được bẻ ra phía sau và chúi xuống dưới.

Type 96
Trên cơ sở xe tăng xuất khẩu Type 85-IIM, người ta đã phát triển tăng chủ lực Type 96 (ZTZ96) cho quân đội Trung Quốc. Ban đầu, biến thể này có tên Type 88C hay ZTZ88C. Do khó khăn tài chính, việc sản xuất loạt Type 88C cho quân đội Trung Quốc chỉ bắt đầu vào năm 1997, còn tên của nó bị đổi thành Type 96.

Về kết cấu và hình dáng, Type 96 gần như giống hệt Type 85-IIM series cuối được trang bị cho quân đội Pakistan và hầu như có cùng các tính năng chiến-kỹ thuật. Những khác biệt chính là động cơ mạnh hơn, hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến và trọng lượng chiến đấu nặng hơn 1,5 tấn.

Giống như Type 85-IIM, Type 96 cũng có giáp phức hợp, nhiều lớp ở hình chiếu phía trước và được trang bị pháo nòng trơn 125 mm với máy nạp đạn tự động.

Vũ khí bổ trợ gồm súng máy phòng không 12,7 mm W-85 và súng máy đồng trục 7,62 mm Type 86, cũng như 6 cụm ống phòng lựu khói gắn hai bên sườn tháp. Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm bộ ổn định pháo 2 mặt phẳng, các máy ngắm kết hợp của trưởng xe và pháo thủ, máy tính đường đạn, bảng điều khiển, các sensor và thiết bị đo xa laser. Có sự khác biệt nhỏ là không có khí tài quan sát bổ sung cho pháo thủ.

Xe tăng được trang bị tất cả các hệ thống và thiết bị hiện đại như các khí tài nhìn đêm, máy vô tuyến điện sóng cực ngắn 889B (cự ly liên lạc 20-25 km), hệ thống phòng hộ tập thể chống vũ khí NBC, thiết bị dập cháy tác động nhanh.

Trên xe tăng lắp động cơ diesel tăng lực, làm mát bằng chất lỏng, công suất 1.000 mã lực, cho phép tăng được tốc độ tối đa. Động cơ này được cải tiến từ động cơ diesel dành cho xe tăng 12150L7-BW của Trung Quốc và như vậy là kéo dài thêm dòng động cơ V-54 của Liên Xô. Cùng với bộ truyền lực, nó tạo thành khối động lực duy nhất, cho phép thay thế nó nhanh trong điều kiện dã chiến. Bộ truyền lực kiểu cơ khí hành tình, tương tự bộ truyền lực của tăng Type 88. Bộ phận vận hành và cấu tạo của khoang động cơ-truyền lực tương tự như ở xe tăng Type 88-IIM.

Trên mẫu xe Type 96G có lắp các khối giáp tăng cường, gắn trên các khối giáp ở mặt trước tháp xe, tầm giáp đầu xe và ngoài mặt giỏ tháp.

Type 96 được sản xuất tại Nhà máy số 617. Theo giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc, Type 96 cùng với xe tăng mới nhất Type 99 sẽ là nền tảng của các đơn vị xe tăng Trung Quốc trong 25 năm đầu thế kỷ XXI.

Type 96 được giới thiệu lần đầu tiên với công chúng tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào ngày 1/10/1999.

Ban đầu, Type 96 được trang bị cho các binh đoàn tăng tinh nhuệ như Sư đoàn tăng số 6 của quân đoàn 38, đại quân khu Bắc Kinh và sư đoàn tăng số 8 của quân đoàn 26, đại quân khu Tế Nam. Từ năm 2005, khi đã sản xuất được hơn 1.500 chiếc Type 96, chúng đã bắt đầu thay thế các xe tăng cũ kỹ sản xuất trong thập niên 1960-1970 trong các binh đoàn tăng còn lại.

VietnamDefence đã giới thiệu loạt bài về lực lượng xe tăng Trung Quốc: Phần 1 viết về những loại xe tăng đầu tiên của ngành chế tạo xe tăng Trung Quốc từ thập niên 1920 và kết thúc với các mẫu Type 69 và Type 79 chế tạo trong thập niên 1970-1980; Phần 2 nói về các xe tăng hiện đại hơn của giai đoạn cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI là Type 88 và Type 96. Dưới đây là Phần cuối tổng quan các thế hệ xe tăng mới nhất của Trung Quốc.

Type 98

Xe tăng chủ lực thế hệ 3 Type 98 do Viện nghiên cứu chế tạo máy Hoa Bắc (NEVORI, trước đây là Viện 201) ở Bắc Kinh phát triển với sự hợp tác của Công ty chế tạo máy số 1 (FIRMACO, trước đây là Nhà máy số 617) ở thành phố Baotou. Type 98 được bắt đầu thiết kế từ thập niên 1970. Các giải pháp thiết kế riêng lẻ của xe tăng mới được thử nghiệm trên các mẫu thử nghiệm WZ1224 và WZ1226 trong thập niên 1980, cũng như trên xe tăng xuất khẩu Type 90-II/MBT-2000. Vào giữa thập niên 1980, diện mạo của xe tăng hình thành hoàn chỉnh - nền tảng của nó là thiết kế xe tăng Liên Xô Т-72М (Trung Quốc đã mua được mấy xe tăng này ở Cận Đông) nên sao chép cấu tạo và một số giải pháp thiết kế của xe tăng Liên Xô. Trung Quốc sản xuất 4 mẫu chế thử đầu tiên vào năm 1992 và bắt đầu sản xuất loạt vào năm 1998.
Type 98
Type 98 có cấu tạo truyền thống với khoang động lực bố trí ở đuôi xe. Khoang lái với vị trí lái xe ở giữa. Trong khoang chiến đấu, pháo thủ ngồi bên trái pháo, trưởng xe ngồi bên phải.

Thân xe kiểu hàn, làm bằng giáp đồng nhất với vỏ giáp phức hợp ở phần đầu xe. Các bộ phận giáp mặt trước của tháp xe kiểu hàn, làm bằng các tấm giáp có độ dày khác nhau đặt với góc nghiêng hợp lý cũng cấu thành vỏ giáp phức hợp chung.

Vũ khí chính là pháo nòng trơn 125 mm ZPT-98. Đây là pháo làm nhái trái phép pháo tăng Liên Xô 2А46, được thiết kế lại cho phù hợp với công nghệ Trung Quốc. Nòng pháo có vỏ cách nhiệt. Máy nạp đạn tự động điện-cơ chứa 22 phát bắn cũng sao chép từ mẫu Liên Xô và trước đó đã được sử dụng trên tăng Type 85-IIM, Type 96 và Type 90-II. Khi sử dụng máy nạp đạn tự động, tốc độ bắn đạt 8 phát/phút. Tổng cơ số đạn là 41 phát bắn cát-tút nạp rời với đạn xuyên giáp dưới cỡ thoát vỏ, đạn xuyên lõm và đạn phá-mảnh, cũng như tên lửa chống tăng có điều khiển dẫn bằng laser 9М119 Refleks do Nga sản xuất. Ngoài ra, Trung Quốc còn hợp tác với Israel chế tạo đạn xuyên giáp dưới cỡ có lõi bằng uranium nghèo.

Type 98 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại của Pháp, tương tự như hệ thống trên xe tăng Leclerc. Các thành phần chính của hệ thống này là máy tính đường đạn kỹ thuật số, bảng điều khiển, máy ngắm tiềm vọng của pháo thủ với camera ảnh nhiệt, máy đo xa laser lắp liền và tuyến ngắm ổn định độc lập hai mặt phẳng, máy ngắm tiềm vọng kết hợp khí tài quan sát của trưởng xe với đầu quan sát toàn cảnh, màn hình của trưởng xe, thiết bị ổn định vũ khí hai mặt phẳng (sao chép thiết bị 2E28 Siren của Liên Xô) và một tập hợp các sensor khác nhau. Việc điều khiển vũ khí thiết kế kiểu song trùng, do cả pháo thủ và trưởng xe thực hiện.
Type 98
Vũ khí bổ trợ trên xe tăng này là 2 súng máy - 1 súng máy đồng trục 7,62 mm Type 86 ở bên phải pháo và 1 súng máy phòng không 12,7 mm W-85 lắp trước cửa nắp của trưởng xe và có tên là ụ súng máy phòng không QJC-88. Súng máy đồng trục được điều khiển tác xạ với tầm đến 1.000 m bằng cò điện. Ụ súng máy phòng không chỉ bắn được sector phía trước ở cự ly đến 1.600 m đối với mục tiêu mặt đất và đến 1.500 m đối với mục tiêu bay. Góc tầm của súng máy phòng không là -40 đến +750. Hai bên sườn tháp có lắp 2 cụm x 5 ống phóng lựu khói Type 84.

http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/lucquan/tangthietgiap/xetangchuluc/Co-kim-xe-tang-Trung-Quoc-Tong-quan-cac-xe-tang-hien-dai-3/20161/54803.vnd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét