Theo tờ South China Morning Post, tàu sân bay tự chế tạo trong nước đầu tiên của Trung Quốc sẽ sử dụng thiết kế dựa trên thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh, một thiết kế đã có tuổi đời hơn 30 năm và đã quá lạc hậu.
Mà dù có thiết kế dựa trên Liêu Ninh (vốn là một xác tàu sân bay chưa hoàn thành thời Liên Xô), tàu sân bay tự chế tạo của Trung Quốc sẽ có tải trọng rẽ nước 50.000 tấn, thấp hơn con tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Nhưng với kích thước nhỏ hơn, Trung Quốc tự tin rằng tàu sân bay tự đóng của họ sẽ mang được nhiều máy bay hơn Liêu Ninh và nâng cấp hệ thống phòng thủ tốt hơn.
Điều đó có nghĩa Bắc Kinh sẽ phải "hy sinh" một số diện tích rất lớn bên trong thân tàu, vốn được thiết kế để cho thủy thủ đoàn sinh hoạt để "lấy chỗ" chưa thêm máy bay và khí tài.
Về cơ bản, tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc hay tàu sân bay đầu tiên mà họ tự đóng sẽ là "chị em" với tàu sân bay Liêu Ninh, con tàu được Trung Quốc cải tạo từ xác tàu sân bay đang đóng dở của Ukraine vào năm 1998 và hiện chỉ dùng huấn luyện.
Để đóng con tàu sân bay mới, Trung Quốc sẽ phải nghiên cứu vay mượn từ 40 tấn bản vẽ thiết kế được mua từ Ukraine, cùng với con tàu Liêu Ninh.
Dù Trung Quốc đã không thể nào phục hồi thành công 100% tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng Liêu Ninh như là một "bước đệm" giúp không quân và hải quân nước này thực hành làm việc với một tàu sân bay thật sự.
Vì căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, tàu sân bay có thể là lựa chọn chính dùng để gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trong thời gian tới.
Hồi năm 2014, một quan chức hải quân Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh phải có ít nhất 3 tàu sân bay để duy trì lợi ích của mình ở trên biển.
Một viên tướng Trung Quốc thì khoe rằng họ có khả năng "sao chép" một tàu sân bay Mỹ loại cũ, nhưng Bắc Kinh đã chọn thiết kế của Liên Xô để dễ đào tạo phi công hơn.
Hiện nay, Trung Quốc chỉ có máy bay J-15 là có thể cất cánh từ tàu sân bay của họ, J-15 lại là một máy bay sao chép dòng máy bay cũ của Liên Xô.
Kết quả là, để thực hiện mưu đồ của mình trên biển Đông, Trung Quốc cần một lực lượng hiện đại, lớn và nhiều hơn là một chiếc tàu sân bay. Trung Quốc nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên biển Đông với một đường băng dài tới 3km đủ cho tất cả các loại máy bay quân sự cất và hạ cánh, phục vụ như một tàu sân bay không thể chìm.

http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/tau-san-bay-trung-quoc-tu-dong-qua-lac-hau-so-voi-my-278332.html