Trung Quốc phát triển vũ khí là để "ứng phó với các nước láng giềng" và Quân
đội Mỹ, nhưng trong xung đột chính diện với Mỹ, Trung Quốc không có cơ thắng.
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 7 tháng 11 dẫn tờ "The Huffington Post" Mỹ ngày 5 tháng 11 đưa tin, căng thẳng Mỹ-Nga đang không ngừng trầm trọng thêm, nhưng trong tương lai gần, vấn đề địa-chính trị lớn nhất mà Mỹ đối mặt sẽ là Trung Quốc.
Ngày 27 tháng 10 năm 2015, tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý của đá ngầm do Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. |
Bởi vì Bắc Kinh đang triển khai một chiến lược toàn diện, có ý đồ phá tan sức mạnh siêu cường của Mỹ, bài báo gọi đó là "phi Mỹ hóa".
Sự trỗi dậy lên đỉnh quyền lực của Trung Quốc đã gây lo ngại cho Washington. Chiến lược quốc phòng Mỹ nói rõ, sẽ buộc phải ứng phó với sự trỗi dậy của đối thủ tiềm tàng đe dọa vị thế lãnh đạo của họ. Họ tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực, tìm cách ngăn chặn Trung Quốc.
Bắc Kinh lại không nhất thiết tìm kiếm đối đầu với Mỹ. Trung Quốc phát triển vũ khí là để "ứng phó với các nước láng giềng" và Quân đội Mỹ không ngừng tăng cường ở các vùng biển xung quanh.
Chỉ cần Washingtion tiếp tục phát triển đồng minh ở khu vực, Trung Quốc sẽ không thoát khỏi Mỹ. Đối với Bắc Kinh, xảy ra xung đột chính diện với Mỹ hoàn toàn không có cơ thắng, bởi vì đa số cuộc chiến sẽ xảy ra ở duyên hải Trung Quốc - là các đô thị, trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế chủ yếu của Trung Quốc.
Biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt Hải quân Mỹ |
Chuyên gia quân sự Trung Quốc hiểu rất rõ nước họ yếu ớt về địa-chính trị, vì vậy nhận định cần thiết phải vòng tránh "mối đe dọa Mỹ". Theo binh pháp Tôn Tử, "không đánh mà thắng" là cách chiến thắng tốt nhất. Mục tiêu của Trung Quốc là "phi Mỹ hóa" đối với thế giới.
Bắc Kinh đang thực thi chiến lược toàn diện. Về ngoại giao, phê phán Mỹ can thiệp vào các vấn đề của thế giới ở khắp nơi, đồng thời thúc đẩy chính sách quốc tế trái ngược với ngoại giao can thiệp của Mỹ.
Châu Phi và Nam Mỹ bất mãn với chủ nghĩa thực dân mới của phương Tây, đến nay càng muốn nghe Bắc Kinh phát biểu.
Về chiến lược, phần lớn tiêu thụ dầu khí của Trung Quốc đến từ nhập khẩu, chủ yếu là Trung Đông và Bắc Phi - về chiến lược do hạm đội và căn cứ quân sự Mỹ kiểm soát.
Trong bối cảnh này, Bắc Kinh tìm cách phân tán nguồn cung ứng, đầu tư vào một số nước bị trừng phạt và xây dựng hành lang năng lượng của mình, chẳng hạn đi qua các nước "hữu nghị" ven bờ Ấn Độ Dương - Campuchia, Myanmar, hoặc đi qua nước sản xuất dầu mỏ lớn là Nga.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt Hải quân Mỹ |
Điều này cho thấy, Bắc Kinh đang đảm bảo cung ứng năng lượng qua nhiều kênh và tránh cỗ máy quân sự của Mỹ.
Về kinh tế, đến nay, Bắc Kinh tiến hành "phi Mỹ hóa" đối với dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương. Bắc Kinh cảnh cáo, không tiếp tục cung cấp vốn "không đáy" cho trái phiếu chính phủ Mỹ, đồng thời đi đầu thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIB).
Điều này vừa tượng trưng cho sức mạnh tài chính mới của Trung Quốc, vừa cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chống lại Ngân hàng Thế giới (WB) do Mỹ chi phối. Mục tiêu cuối cùng của họ là làm cho đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, sánh ngang với đồng USD.
Trong 15 năm qua, Trung Quốc xây dựng toàn diện kho vũ khí khổng lồ hoàn toàn không phải không có tác dụng. Bắc Kim tìm cách ép buộc Washington phải nhượng bộ và muốn làm thay đổi các quy tắc quốc tế.
Căn cứ tàu sân bay lớn nhất thế giới của Trung Quốc ở đảo Hải Nam |
Nếu chiến lược toàn diện, đa phương vị này có hiệu quả, Mỹ sẽ không thể hỗ trợ cho tham vọng châu Á của họ, cũng không thể kiểm soát Trung Quốc về mặt chiến lược, cho dù Mỹ không ngừng gây sức ép ở khu vực xung quanh, Bắc Kinh có thể phá vỡ chiến lược chi phối và ngăn chặn của Mỹ mà không cần chiến tranh.
.http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/TrungMy-neu-xay-ra-xung-dot-chien-truong-se-la-cac-do-thi-duyen-hai-Trung-Quoc-post163200.g
d
d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét