Lời bình:
Lào, một dân tộc hiền hòa và hiếu khách bao đời nay bỗng dưng lại là tâm điểm chú ý của các
cường quốc hàng đầu trên thế giới. Điều này gợi nhớ đến câu châm ngôn:
"Trong phúc có họa
Trong họa lại sinh phúc"
Vậy nên, thời buổi nhiễu nhương, phúc họa khó lường....
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ông Barack Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại quốc gia Đông Nam Á này vào năm tới.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Washington hôm thứ tư rằng trước chuyến viếng thăm lịch sử này “có một cảm giác về tiềm năng” trong mối quan hệ giữa Mỹ và Lào “lần đầu tiên trong một thời gian khá lâu.”
Ông Rhodes cho biết một quan hệ đối tác về công cuộc phát triển đang hình thành giữa hai nước đặt trọng tâm vào những lãnh vực như y tế, dinh dưỡng và giáo dục cơ bản. Ông nói “Hoa Kỳ đang trở thành một đối tác thật sự của chính phủ Lào.”
Ông Rhodes vừa trở về Washington sau chuyến công du Đông Nam Á để chuẩn bị cho sự tham dự của phái đoàn Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào năm tới. Ông nói với cử toạ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington rằng các nước Đông Nam Á nhìn nước Mỹ qua một lăng kính lịch sử và “tại Lào”, đó là một lăng kính xấu xí”, có liên hệ tới những quả bom rơi xuống trong các hoạt động quân sự của Mỹ ở Lào trong khuôn khổ của cuộc chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1970.
Tuy nhiên, ông Rhodes cho biết những chương trình như chương trình lãnh đạo trẻ do Mỹ thực hiện đã thay đổi nhận thức cũ kỹ đó. Ông nói chương trình đó mới được nới rộng sang Đông Nam Á hồi gần đây đã được thanh niên Lào đón nhận một cách hết sức nồng nhiệt. Ông kể lại chuyện một phụ nữ trẻ ở Lào tham gia chương trình này và đã đến thăm nước Mỹ và tỏ ra rất yêu thích tiểu bang Montana ở miền tây Hoa Kỳ. Người phụ nữ này giờ đây đã về nước và làm việc về những vấn đề như xử lý rác và nước thải, là những vấn đề mà Lào rất cần phải giải quyết.
Myanmar
Ông Rhodes cũng cho biết một số thông tin về cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra vào chủ nhật này tại Myanmar (tức Miến Điện.) Ông nói các quan sát viên quốc tế đã được quyền tiếp cận các phòng phiếu và ông tin rằng phần còn lại của thế giới sẽ có “một tập hợp sự thật đáng tin cậy” để xử lý sau cuộc bầu cử.
Cuộc đầu phiếu này được giới hữu trách Myanmar tán tụng là cuộc bầu cử tự do và công bằng đầu tiên trong vòng 25 năm. Tuy nhiên, có những tin tức về những vụ bạo động lẻ tẻ, về một làn sóng chống người Hồi giáo và những mối quan tâm về sự chính xác và đầy đủ của danh sách cử tri.
Ông Rhodes nói cuộc đầu phiếu sẽ được phán xét dựa trên các vấn đề như quyền bầu cử có được tôn trọng hay không và danh sách cử tri có chính xác và đầy đủ hay không.
Nhưng ông lưu ý là Myanmar vẫn có một văn hoá mà trong đó một bài diễn thuyết vận động bầu cử có thể trở thành một sự khích động bạo động. Ông nói có “có nhiều sự khuấy động, nhiều sự phức tạp tại nước này vào thời điểm này … Người dân không biết chuyện sẽ xảy ra.”
Myanmar sẽ nhận được nhiều lợi ích từ một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Vì Myanmar đang còn nằm trong danh sách bị chế tài sau vụ đàn áp trong thập niên 1990 của tập đoàn quân nhân cầm quyền lúc bấy giờ, một số doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn ngần ngại trong việc đầu tư vào Myanmar. Ông Rhodes tỏ ý cho biết các biện pháp chế tài có thể được nới lỏng sau cuộc bầu cử. Ông nói “Có thể có rất nhiều lợi ích trong tương lai.”
http://www.voatiengviet.com/content/ong-obama-se-tro-thanh-tong-thong-my-dau-tien-toi-tham-lao/3038173.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét