Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Trung Quốc và sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên

Chủ đề sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên luôn là một chủ đề quan trọng vì việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới Trung Quốc.
Bài viết dưới đây là những phân tích của ông Robert E Kelly về mối quan hệ giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc. Ông Robert E Kelly là phó giáo sư Quan hệ Quốc tế tại ĐH Quốc gia Pusan, Hàn Quốc.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Năm 1990, khi Liên Xô đang dần sụp đổ, ông Mikhail Gorbachev rất muốn tìm cách giảm bớt gánh nặng cho quân đội và cắt giảm chi phí dành cho các đồng minh ở Đông Âu ( những năm 1940 và 1950 các nước Đông Âu là một khối an ninh, đến những năm 1970, nó đã trở thành một gánh nặng kinh tế lớn khi rất nhiều đồng minh của Liên Xô khi đó cần có tiền trợ cấp từ nước này, trong đó có Triều Tiên). Trong điều kiện như vậy, ông Gorbachev đã phải “bán” Đông Đức với giá khoảng 75 triệu marks.
 Lãnh thổ Triều Tiên nhìn từ phía Trung Quốc
Trung Quốc, nước bảo trợ cho Triều Tiên hiện nay, không phải đối mặt với những khó khăn như vậy. Trung Quốc là một quốc gia đang lên, nguồn tài chính dồi dào, hoàn toàn có khả năng trợ giúp cho một quốc gia bất ổn và giúp họ phát triển. Việc này khiến cho viejec thống nhất bán đảo Triều Tiên sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với Đức. Và điều nay càng nghiêm trọng hơn khi tình trạng của Triều Tiên hiện nay còn tệ hơn rất nhiều của Đông Đức khi đó, và Hàn Quốc cũng ít khả năng gánh vác được Triều Tiên ngay lập tức như Tây Đức. Và hiện tại, Mỹ cũng không có ảnh hưởng ở Đông Á sâu như tàm ảnh hưởng của họ ở Đông Âu những năm 1990.
Trung Quốc thực sự có được nhiều lợi ích về mặt an ninh khi trợ giúp cho Triều Tiên, làm cho tiến trình thống nhất bị trì hoãn. Những chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên tuy hấp dẫn nhưng cũng rất đáng ngờ. Trung Quốc trợ giúp cho một quốc gia mà không để tâm đến sự áp bức tại đây, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc “tái hợp nhất” với Đài Loan trong khi ngầm chối bỏ điều tương tự với Hàn Quốc và Triều Tiên.
 Trung Quốc và Triều Tiên có mối quan hệ đồng minh.
Bắc Kinh có lẽ vì thế cũng không nên ngạc nhiên trước sự thiếu tin tưởng mà họ sắp phải đối mặt khi chính họ là người gây ra điều này. Nhưng từ quan điểm chính trị thực dụng, Triều Tiên có ít nhất 4 mục đích cơ bản cho Bắc Kinh.
1. Triều Tiên là “vùng đệm” giữa Trung Quốc và nền dân chủ mạnh mẽ của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Các mối quan hệ quốc tế tại những nước vùng đệm như vậy đều cho thấy chúng đạt được sự hòa bình chính trị bằng cách giảm thiểu tối đa sự tranh giành quyền lực trong nước. Cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine có thể xem như nỗ lực thiết lập một vùng đệm giữa họ và NATO. Tương tự như vậy, với Trung Quốc thì Triều Tiên có giá trị chia cắt những hành động dân chủ và sức mạnh quân sự của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ khỏi đất nước hơn 1 tỷ dân này. Mỹ và các đồng minh châu Á của họ không chỉ là mối đe dọa về mặt quân sự với Trung Quốc mà còn có sự khác biệt về ý thức hệ. Việc duy trì Triều Tiên giúp cho một quốc gia có cùng ý thức hệ như Trung Quốc được an toàn.
2. Sự tồn tại của Triều Tiên sẽ đánh lạc hướng sự chú ý của Mỹ khỏi vấn đề trong chính sách ngoại giao lớn nhất với Trung Quốc là tương lai của Đài Loan. Trong nỗ lực lâu dài nhằm chấm dứt sự chia cắt với Đài Loan, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là giảm thiểu sự can thiệp của Mỹ. 
Washington càng chú ý tới khu vực Đông Bắc Á, mà cụ thể là Triều Tiên, sự tập trung chiến lược và nguồn lực quân sự tại khu vực này sẽ khiến cho Mỹ lơ là Đài Loan. Điều này giải thích cho sự thờ ơ của Bắc Kinh trước những hành động của Triều Tiên như vụ đánh chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc năm 2010 hay bắn pháo vào đảo Yeonpyeong. Chừng nào những hành vi của Triều Tiên chưa trở nên quá nguy hiểm, đây sẽ là tấm bình phong đánh lạ hướng Mỹ cho Trung Quốc.
Hình ảnh tuyên truyền diệt lính Mỹ tại Triều Tiên 
3. Việc chia cắt 2 miền Triều Tiên làm chậm tiến trình hợp tác Hàn-Nhật, việc kéo dài sự chia cắt sẽ khiến Nhật Bản không có được chỗ đứng trên bán đảo Triều Tiên. Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xuất phát từ vấn đề lịch sử và lãnh thổ, sự thù địch với Nhật Bản đã ăn sâu vào Hàn Quốc. Hàn Quốc đang bị yếu thế trong cuộc chiến với Triều Tiên, một đất nước không do dự việc chơi lá bài chủ nghĩa dân tộc chống lại Hàn Quốc. 
Hàn Quốc bị tha hóa, toàn cầu hóa, là đồng minh của Mỹ, bán rẻ văn hóa, di sản dân tộc, và tính toàn vẹn chủng tộc cho người nước ngoài. Trong khi Triều Tiên, dù còn nghèo khó, vẫn bảo vệ đất nước trước kẻ thù, bao gồm Nhật Bản và Mỹ. Để giải quyết sự hiểu nhầm mà Triều Tiên gây ra, Hàn Quốc coi Nhật Bản thay vì Triều Tiên là tâm điểm trong việc xây dựng chủ nghĩa dân tộc trong nước . Nếu Hàn Quốc không thể là kẻ chống Triều Tiên, thì họ sẽ trở thành kẻ chống Nhật Bản. Và Trung Quốc, nhất là dưới thời ông Tập Cận Bình, hoàn toàn ủng hộ việc Hàn Quốc có thái độ khinh miệt với Nhật Bản. Nhưng khi 2 miền Triều Tiên thống nhất, thái độ ác cảm với Nhật Bản cần thiết cho cuộc chiến nội Hàn sẽ là không cần thiết. Sự tái hợp tác giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là một thất bại về địa chính trị với Trung Quốc.
4. Ngoài ra, Triều Tiên cũng đã học được cách trở thành một nước vùng đệm. Mối quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Triều Tiên khá bất ổn khi Triều Tiên không hoàn toàn làm theo sự dẫn dắt của Trung Quốc, thậm chí có thể phản kháng và nhắc nhở Trung Quốc rằng tuy có phụ thuộc về kinh tế nhưng Bình Nhưỡng vẫn có quyền độc lập. Cả 2 vụ thử hạt nhân bất chấp sự ngăn cản từ phía Trung Quốc và vụ thanh trừng ông Jang Sung Thaek đều thể hiện điều đó. Cái giá mà Trung Quốc phải trả cho sự an toàn là Triều Tiên có thể sẽ đi quá xa với những hành động kích động của mình và khơi mào một cuộc chiến với Hàn Quốc hoặc Mỹ, mà tiếp đó sẽ ảnh hưởng xấu đến Trung Quốc. Triều Tiên có thể là một vùng đệm nhưng không phải là một đồng minh không đáng tin cậy.

Trung Quốc phải trả giá lớn nếu muốn duy trì vùng đệm ở bán đảo Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc có được lợi ích lớn về mặt an ninh khi trì hoãn sự thống nhất của 2 miền Triều Tiên. Trung Quốc có được lợi thế về cả địa chính trị và sự an toàn cho chế độ bằng cách giữ khoảng cách xa với Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. 
Nhưng việc gì cũng có cái giá của nó. Trung Quốc sẽ phải trả những giá nhất định cho sự bất ổn trên bán đảo Triều Tiên.
Kinh tế và sự thống nhất: Lợi ích bất định của Trung Quốc
Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế lạ lùng với Triều Tiên. Bởi lẽ Triều Tiên đang bị áp đặt lệnh trừng phạt nặng nề, cả song phương cũng như đa phương, Trung Quốc đã nắm lấy cơ hội trở thành nhà đầu tư độc quyền khi trở thành đối tác thương mại nghiêm túc duy nhất với Triều Tiên. 
Cổng chào ở thủ đô Bình Nhưỡng 
Với những doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Triều Tiên, việc mua bán, giao dịch với những doanh nghiệp này có thể giúp cho Triều Tiên có được giá cả đã được cắt giảm lãi suất cho hàng hóa của họ, vì Bình Nhưỡng cũng có một vài đối tác mua sản phẩm nhưng thường đánh giá rất cao cho những sản phẩm đó. 
Trong bối cảnh này, điều đáng chú ý là Trung Quốc không khiến cho những lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trở nên nghiêm khắc hơn và sự hợp tác của nền kinh tế đang lên này với Triều Tiên đã giúp cho việc khôi phục ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Giao thương giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những lệnh trừng phạt quốc tế được áp đặt vào thập niên trước, thời điểm Triều Tiên chỉ có đối tác thương mại duy nhất là Trung Quốc và cũng sẽ là hợp lý khi Trung Quốc sẽ không dễ gì từ bỏ mối quan hệ này.
Nhưng Hàn Quốc cũng đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1992. Bất chấp sự tập trung hoàn toàn vào mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc của Triều Tiên, mối quan hệ kinh tế của Triều Tiên với Trung Quốc chỉ là kẻ tí hon nếu so với của Hàn Quốc với Trung Quốc.
Điển hình là vào năm 2012, Liên Hiệp Quốc ước tính Hàn Quốc là mục tiêu xuất khẩu lớn thứ 4 của Trung Quốc (chiếm 4.28% lượng hàng xuất khẩu) và là nước cung cấp hàng nhập khẩu nhiều thứ 2 (10.07% lượng hàng nhập khẩu). Trong khi đó, Triều Tiên chỉ nhập khẩu từ Trung Quốc 0.17% lượng hàng và lượng hàng Trung Quốc nhập từ quốc gia này cũng chỉ chiếm 0.15%. Triều Tiên có thể phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng điều ngược lại không xảy ra.
Nếu bán đảo Triều Tiên được thống nhất, sẽ là hợp lý khi giả định rằng lượng giao thương của Hàn Quốc với Trung Quốc sẽ tăng lên. Viễn cảnh một Hàn Quốc thống nhất đối với Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc tăng cường hợp tác kinh tế và các nhà lãnh đạo cấp cao của Hàn Quốc sẽ cải thiện đáng kể sản lượng của Triều Tiên cũng như nguồn nhân lực.
Vì thế, vẫn chưa thể rõ liệu việc thống nhất 2 miền Triều Tiên có là mất mát về kinh tế với Trung Quốc. Bắc Kinh thì chắc chắn sẽ đánh mất tầm quan trọng về kinh tế của mình đối với Triều Tiên nếu Hàn Quốc và nước này thống nhất. Nhưng đặc điểm của nền kinh tế Triều Tiên là sự lạc hậu và bất ổn, gây ra nhiều khó khăn cho việc đầu tư từ nước ngoài (kể cả là từ Trung Quốc), nếu hai miền Triều Tiên được thống nhất thì thương mại sẽ được mở rộng và Trung Quốc có thể bù lại những mất mát của mình khi đầu tư vào Triều Tiên trước đó. Số liệu về vấn đề này vẫn chỉ là dự tính và chưa đáng tin, nhưng tôi phỏng đoán rằng lợi ích kinh tế của Trung Quốc khi 2 miền Triều Tiên thống nhất về cơ bản là tốt đẹp. Hiện vẫn chưa có bất kì lý lẽ kinh tế nào đủ mạnh để ngăn cản việc thống nhất.
Uy tín của Trung Quốc liên quan tới sự thống nhất của Triều Tiên
Hàng hóa xuất cảng và binh lính thì có thể đếm được. Song, điều khó khăn hơn chính là cái giá phải trả về mặt uy tín nếu Trung Quốc ủng hộ Triều Tiên. Liệu các nước khác có lo lắng hoặc không chấp thuận Trung Quốc hơn bởi nước này đang gây ra những mối lo ngại rộng rãi và sự ghét bỏ với Triều Tiên? 
Trung Quốc luôn có vấn đề về hình ảnh trên toàn cầu. Các “đồng nghiệp” như Mỹ, EU và Nhật Bản luôn lo sợ và miễn cưỡng tôn trọng Trung Quốc, nhưng không hề ưu ái nước này. Với tất cả sức mạnh của mình, Trung Quốc vẫn không có đồng minh lớn. 
Binh sĩ Triều Tiên trên thuyền ở bờ sông Áp Lục. 
Trung Quốc đã phải trả giá cho sự ủng hộ Bắc Triều Tiên, đặc biệt là sau năm 2010 Trung Quốc phản ứng thờ ơ với vụ chìm tàu Cheonan và vụ pháo kích đảo Yeonpyeong.
Những tranh chấp khác của Trung Quốc, như tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông đã làm Trung Quốc mất điểm trước dư luận thế giới. Hành động ủng hộ Triều Tiên từ Trung Quốc lại càng làm trầm trọng thêm tình hình. 
Nếu Trung Quốc là một quốc gia như Triều Tiên, việc này có thể không quá quan trọng. Nhưng ngày càng rõ rằng uy tín cũng như thứ hạng càng trở nên quan trọng đối với quốc gia này. Mối quan tâm của Trung Quốc về vị thế quốc tế của quốc gia này gần như là một sự ám ảnh. Bắc Kinh đã nhiều lần dọa nạt Hollywood phải chỉnh sửa nhiều bộ phim vì miêu tả Trung Quốc vô cùng tiêu cực. Nếu Trung Quốc đã lo lắng chừng về hình ảnh quốc gia của mình, họ không thể không tranh luận về cái giá của mối quan hệ với Triều Tiên.
Và quả thực, có rất nhiều bằng chứng chứng thực cho sự việc này. Thực tế đã cho thấy rằng đã có rất một cuộc tranh luận nảy lửa tại Trung Quốc về việc có nên nới lỏng đối với Triều Tiên, hoặc ít nhất là theo đuổi một mối quan hệ bình thường mà vẫn có thể đặt khoảng cách lớn hơn giữa Bình Nhưỡng. Nhiều người đã để ý rằng những lời nói hoa mỹ về mối quan hệ Triều Tiên – Trung Quốc chỉ là “món ăn tinh thần”. Các học giả Trung Quốc thường xuyên ẩn ý về sự mâu thuẫn trong nội bộ Trung Quốc với Triều Tiên và nhận ra sự phức tạp ngày càng tăng của việc bảo trợ cho nước này.
Ông Hochul Lee đã phác thảo sự việc như là một sự chia rẽ giữa ‘người cổ hủ’ và 'nhà chiến lược' ở Trung Quốc. Những người ủng hộ truyền thống, chủ yếu là trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân đội nhân dân Trung Hoa, muốn giữ lại “vật đệm” vì chính sách thực dụng, trong khi các nhà hoạch định chiến lược, chủ yếu ở Bộ Ngoại giao và các học viện, muốn có một mối quan hệ bình thường. 
Họ hiểu rõ rằng việc Trung Quốc hỗ trợ cho Bình Nhưỡng làm tăng thêm tiếng xấu của nước này trên thế giới và làm hao mòn lòng tin của Trung Quốc tại Mỹ, Nhật Bản, và đặc biệt là Hàn Quốc. Hy vọng lớn nhất của chúng ta về việc cắt giảm viện trợ của Trung Quốc là một sự thay đổi chậm chạp trong các cuộc tranh luận ở Trung Quốc hướng tới một đồng minh quốc tế "chiến lược" có cái nhìn rộng hơn, nhân đạo hơn về các lợi ích của Triều Tiên.
Phong Đứchttp://kienthuc.net.vn/the-gioi/trung-quoc-va-su-thong-nhat-cua-ban-dao-trieu-tien-ky-cuoi-400044.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét