Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Chiến tranh điện tử và Tác chiến điện tử

Chiến tranh điện tử là “ tập hợp các hoạt động tác chiến nhằm giảm thiểu tối đa hiệu quả sử dụng không gian điện từ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của đối phương đồng thời đảm bảo hoạt động hiệu quả các trang thiết bị, khí tài điện tử của phía bên mình”
Tác chiến điện tử: vị trí và vai trò trong chiến trang hiện đại và xung đột vũ trang.
Sự xuất hiện trong lực lượng vũ trang và hạm đội các trang thiết bị điện tử (trang thiết bị thông tin liên lác, các đài radars, các thiết bị dẫn đường, định vị, trang thiết bị điều khiển hỏa lực và các phương tiện tác chiến khác…), các hoạt động và khả năng của trinh sát, tình báo điện tử trong mọi lĩnh vực cũng như các hoạt động đánh lừa, gây nhiễu loạn hoặc chế áp ngày càng được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu. Các hành động công kích hay phòng ngự trong lĩnh vực điện tử có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả tác chiến trên chiến trường. Ngày này, trong lĩnh vực tác chiến không gian ảo ngày càng hoàn thiện hơn các phương pháp và trang thiết bị, khí tài nhằm tăng cường hay bảo vệ các hoạt đông tác chiến của các lực lượng trinh sát điện tử và chế áp điện tử đối phương. Trong lĩnh vực radar – điện tử, thông tin và truyền thông hàng ngày (thời bình và thời chiến) đang diễn cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, cuộc đấu tranh trong không gian điện tử được gọi là “chiến tranh điện tử” các hoạt động nhằm dành quyền thống trị trong không gian electron được gọi là “tác chiến điện tử”.    
Các cường quốc quân sự thế giới phát triển mạnh các phương pháp và các phương tiện, khí tài trang bị trinh sát điện tử và chế áp điện tử nhằm mục đích tấn công chiếm đoạt thông tin và gây tổn thất nặng nề cho các phương tiện, vũ khí, khí tài của đối phương, bao gồm các phương tiện điện tử. Các lực lượng đối kháng cũng sử dụng các phương tiện, vũ khí và trang thiết bị khác nhau nhằm chống lại các hoạt động công kích điện tử của đối phương. Cuộc đấu tranh này được mang thuật ngữ “Chiến tranh điện tử”. Như vậy, chiến tranh điện tử là “ tập hợp các hoạt động tác chiến nhằm giảm thiểu tối đa hiệu quả sử dụng không gian điện từ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của đối phương đồng thời đảm bảo hoạt động hiệu quả các trang thiết bị, khí tài điện tử của phía bên mình” trích điều lệ tác chiến của quân đội Mỹ. Theo quan điểm của Bộ tổng tham mưu  liên quân Mỹ, các hoạt động tác chiến được thực hiện trong “chiến tranh điện tử” là:
- Trinh sát điện tử, nắm bắt thông tin, phát hiện mục tiêu và chỉ thị dẫn đường các lực lượng hoặc hỏa lực tiêu diệt mục tiêu.
-  Làm đứt đoạn và làm rối loạn các hoạt động điều hành lực lượng chiến đấu và vũ khí trang bị đối phương;
- Giảm hiệu quả trinh sát của địch và hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh;
- Duy trì và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của các trang thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực.
Như vậy: “Tác chiến điện tử” được hiểu là tập hợp tất cả những hành động theo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, vị trí và thời gian cùng với các lực lượng tham gia chiến đấu phát hiện được hệ thống và các phương tiện, khí tài điều hành các đơn vị chiến đấu và các phương tiện tác chiến của đối phương, thực hiện các đòn tiến công tiêu diệt các tranh thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực, chiếm đoạt thông tin và chế áp thông tin đối phương, gây nhiễu loạn và mất khả năng hoạt động của hệ thống điều hành binh lực và điều khiển hỏa lực. Cùng lúc bảo vệ các trang thiết bị, khí tài của hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực quân ta, ngăn chặn mọi khả năng trinh sát điện tử, dẫn đường hỏa lực và chỉ thị mục tiêu của đối phương.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tác chiến điện tử (TCĐT):
1- Tình báo, trinh sát, cảnh báo sớm phát hiện mục tiêu đối phương, thu thập thông tin, chỉ thị dẫn đường lực lượng hoặc vũ khí, phương tiện chiến đấu tiêu diệt mục tiêu.
2- Chế áp điện tử - đánh lừa, gây nhiễu , phá hủy hoặc làm nhiễu loạn, đứt đoạn hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực đối phương.
Các cuộc chiến tranh hiện đại từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II, cùng với những diễn biến căng thẳng của chiến tranh Lạnh mà trong cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng, cả hai phía đã tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử - thông tin với cường độ rất cao, huy động hầu hết những thành tựu khoa học công nghệ đương thời vào cuộc chiến hiện đại nay. Những tổn thất cho cả hai bên hầu như không được tuyên bố, nhưng kết quả cuối cùng hầu như toàn thế giới đều đã rõ ràng. Cũng trong thời gian này, đã có nhiều cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh khu vực xảy ra trên toàn thế giới, mà trong đó, chiến tranh điện tử đóng vai trò trọng yếu trong mọi hoạt động của chiến trường. Cuộc chiến tranh điện tử phức tạp nhất, đa dạng nhất và cũng là cuộc đối đầu không cân sức nhất giữa lực lượng tham chiến hiện đại nhất thế giới và lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ nhất. Chiến tranh Việt Nam.
Tác chiến điện tử của Mỹ trên đường Trường Sơn và chiến trường miền Nam.
Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc đối đầu tàn khốc giữa ý chí của một dân tộc chống ngoại xâm – thống nhất đất nước và một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới. Để phá hoại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu diệt lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ, đồng thời ngăn chặn con đường vận chuyển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, binh lực và cơ sở vật chất từ miền Bắc vào Miền Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện trinh sát điện tử hiện đại chưa từng có với những quy mô sử dụng cũng chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh đến những người lính cuối cùng, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước. Trinh sát điện tử trong chiến tranh ở Việt Nam đã phát triển lên đến đỉnh cao nhất của khoa học công nghệ cả về tốc độ nghiên cứu cũng như tốc độ ứng dụng. Những hoạt động trinh sát điện tử diễn ra rộng rãi cả trên hai miền Nam Bắc Việt Nam, một trong những chiến trường dữ dội nhất và cũng tàn bạo nhất là trên tuyến đường Trường Sơn “đường mòn Hồ Chí Minh” anh hùng.
Tác chiến điện tử trên đường mòn “Hồ Chí Minh” chiến dịch Igloo Whate
Giai đoạn những năm 1960-x đến 1970-x, những cuộc tấn công liên tiếp của Quân giải phóng đã đập tan huyền thoại sức mạnh quân sự Mỹ, lực lượng vũ trang miền Nam càng ngày càng lớn mạnh. Để ngăn chặn những đoàn quân và những chuyến hàng vận tải vào Nam dọc tuyến Trường Sơn, người Mỹ đã triển khai một chiến dịch tác chiến điện tử rộng khắp trên toàn bộ tuyến đường Trường Sơn. Bước đầu tiên, để phát hiện được những đoàn xe và các đơn vị hành quân vào Nam, không quân hải quân Mỹ sử dụng các sensors thu âm, được dùng trong các phao thủy âm chống ngầm. Những chiếc sensor thu âm "Akvabuy" có chiều dài 91 cm đường kính 12 cm và nặng 12 kg. Các cảm biến âm thanh này được ném xuống từ máy bay bằng dù ngụy trang xuống các cánh rừng nhiệt đới. Dù sẽ treo lơ lửng các khí tài thu âm này trên cây, thu âm thanh tiếng động và truyền về trung tâm xử lý thông tin của Hải quân Mỹ, bình điện ắc quy cho phép nuôi khí tài trong 30 – 45 ngày. Nhưng do dù bay thường không định hướng nên các thiết bị này rơi tản mát, hiệu quả trinh sát rất thấp. Chương trình trinh sát điện tử được phát triển tiếp theo với phương án sử dụng rộng rãi các sensor được đặt mật danh là  Igloo White nhưng nổi tiếng với tên gọi thông thường là Hàng rào điện tử McNamara, sensor được nâng cấp và cải tiến là thiết bị tổ hợp đo địa chấn, từ trường và tiếng động "ADSID" (Air Delivered Seismic Intrusion Detector) - Cây nhiệt đới, có khối lượng  11 kg được ném xuống bằng dù định hướng. Các Cây nhiệt đới (ADSID) này cắm sâu xuống đất, xòe các ăn ten thu tín hiệu được sơn mầu ngụy trang. Thế hệ thứ 3 của “ADSID” là các cây nhiệt đới thu cả âm thanh, địa chấn và từ trường có khối lượng đến 17 kg. Micro được tự động bật lên khi có từ trường hoặc địa chấn tương đương xe ô tô chạy, từ đó đã tăng được thời gian bình điện ắc quy lên đến 90 ngày liên tục truyền tín hiệu.
Chương trình " Igloo White "hoặc “Hàng rào điện tử McNamara” ban đầu được nghiên cứu triển khai dọc khu phi quân sự đến tận biên giới Việt Nam – Lào một hệ thống hàng rào điện tử dày đặc bao gồm tất cả các loại radars, cảm biết điện từ, âm thanh và nhiệt độ kết hợp với hàng rào dây thép gai, các trận địa mìn và các cụm hỏa điểm dày đặc. Hàng rào điện tử dưới sự chi viện mạnh mẽ của các căn cứ và lực lượng quân đội Mỹ và Sài Gòn được cơ giới hóa và trực thặng vận cấp độ cao.
Dự án hàng tỷ dollar này được hy vọng có thể chặn đứng sự chi viện của miền Bắc XHCN cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam Việt Nam
Hệ thống các sensors trinh sát, bãi mìn và hàng rào dây thép gại trong “Hàng rào điện tử McNamara”.
Chương trình này bắt đầu từ năm 1966 khi tình hình cách mạng Miền Nam phát triển mạnh, với chi phí lên tới 2 tỷ dollars đã nhanh chóng bị hủy bỏ do sự vô dụng trong việc ngăn chặn các lực lượng chi viện Miền Bắc vào miền Nam. Người Mỹ đã phát hiện ra những tuyến đường vận chuyển của binh đoàn 559 thông qua Lào và Căm Phu chia. Điều này gây sốc nặng nề cho Bộ tham mưu liên quân Mỹ khi họ nhận được những bức ảnh chụp và nghe được âm thanh cơ giới từ những đoạn đường dưới tán cây rừng. Buộc người Mỹ phải có kế hoạch khẩn cấp đối phó.
Sơ đồ hệ thống chống vận tải cơ giới và hành quân chi viện Miền Nam
 Sự phát triển và mở rộng con đường Trường Sơn với mật độ xe cơ giới và binh lực lớn đe dọa một sự thảm bại đến gần. Quân đội Mỹ phải tiến hành tiếp theo chiến dịch tác chiến điện tử quy mô dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, chiến dịch đánh phá tuyến đường giao thông anh hùng có tên là  Operation Commando Hunt do lực lượng Hải quân hạm đội 7 của Mỹ kết hợp với tập đoàn không quân Hải quân số 77 tiến hành từ 11.11.1968 đến 29.03.1972 và một gian đoạn tiếp theo cho đến khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Việt Nam, trong chiến dịch này đã sử dụng rộng rãi các thiết bị trinh sát điện tử như ADSID với nhiều chủng loại khác nhau như:
 Air Delivered Seismic Intrusion Detector (ADSID) Thiết bị thám sát địa chấn thả từ trên không;
ACOUBOUY; Acoustic Seismic Intrusion Detector (ACOUSID)Thiết bị thám sát âm thanh;
 Fighter Air-Delivered Seismic Intrusion Detector (FADSID)Thiết bị thám sát âm thanh thả bằng máy bay phản lực.
Helicopter-emplaced Seismic Intrusion Detector (HELOSID). Thiết bị dò tìm âm thanh của trực thăng;
 
Hand-emplaced Seismic Intrusion Detector (HANDSID) Thiết bị dò tìm âm thanh, địa chấn của thám báo;
Hai loại Cây nhiệt đới ADSID II and ACOUSID III;
Vùng tác chiến điện tử và không kích đường Trường Sơn bằng không quân.
Thời gian đầu tiên, những cảm biến kiểu Cây Nhiệt đới này được thả xuống các khu vực đường vận tải bằng máy bay hải quân OP -2 Neptune, do cấu trúc nặng nề và tốc độ bay chậm, hay bị lực lượng phòng không mặt đất của bộ đội Trường Sơn bắn rơi, các cảm biến này được rải bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như máy bay phản lực, máy bay trực thăng, một số các loại cảm biến khác còn do lực lượng thám báo Mỹ (SOG). Số lượng các cảm biến điện từ trường và âm thanh tính chỉ riêng năm 1969 là 5000 chiếc, đến năm 1972, số lượng lên đến 40000 chiếc được rải xuống.
Sơ đồ tác chiến điện tử khu vực Khe Sanh – A shau, A Lưới. Các điểm chấm là tuyến rải các sensors
Máy bay tác chiến điện tử EC -121R
Hệ thống radars thu tín hiệu chuyển tải về trung tâm tác chiến điện tử ICS ở Thái Lan
Trung tâm tác chiến điện tử chống thâm nhập ICS ở Thái Lan
Các sensors được rải xuống các tuyến đường vận tải Trường Sơn cũng chỉ là một phần công việc. Sau khi các sensors được rải và kích hoạt, thông tin từ các sensors được truyền tải qua các máy bay tác chiến điện tử của hãng Lockheed EC-121R và hãng Beach "Deboneyrs" cho máy bay EU-121 "Paiva Eagle" về các trung tâm chỉ huy, trong đó có trung tâm tác chiến điện tử Mỹ đặt tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập (Infiltration Surveillance Center - ICS) ở Thái Lan, sử dụng máy tính IBM 360 – 65. Từ những thông tin thu thập được, người Mỹ xác định những tuyến đường vận tải, kho tàng và khu vực tập trung xe máy kỹ thuật, từ đó ra quyết định công kích đường không. Do độ sai lệch trong xác định vị trí các cảm biến rất lớn (khoảng vài trăm mét), không quân Mỹ thường tiến hành các đợt không kích ồ ạt với số lượng bom đạn không hạn chế, trong mỗi mùa khô vận tải,  mỗi ngày địch sử dụng từ gần 200 đên 400 lần không khích bằng máy bay phản lực, 10 – 12 các chuyến bay tuần thám  và tấn công các đoàn xe vận tải AC-130, khoảng từ 20 đến 30 lần không kích bằng máy bay ném bom chiến lược B-52. Tác chiến thường xuyên trên đường mòn Hồ Chí Minh là hơn 500 máy bay chiến đấu các loại.   
AC 130 Gunship trên chiến trường Việt Nam
Để tăng cường khả năng ngăn chặn các đoàn vận tải trên các tuyến đường Trường Sơn, quân đội Mỹ sử dụng các máy bay vận tải như АС-119, АС-47,  АС-130  trang bị một hệ thống tác chiến điện tử rất hiện đại, hoạt động hiệu quả trong môi trường thiếu ánh sáng và nhiễu loạn bởi các vụ nổ. Đó là các hệ thống TV quang học điện tử nhạy sáng hoạt động trong điều kiện ánh sáng mờ, hệ thống radar và video quan sát hồng ngoại FLIR vùng bán cầu phía trước của máy bay, hệ thống "Black Crow" (quạ đen) phát hiện sự đột biến của từ trường (khi động cơ khởi động và nổ máy, có hiện tượng đánh lửa ở bugi), trong 3 hệ thống này, thông thường hệ thống radar hồng ngoại làm việc hiệu quả nhất, nhưng để xác định chính xác tọa độ cũng như số lượng đoàn xe cơ động, hoặc đoàn quân đang hành quân đêm, cần phải có sự phối hợp của các 3 hệ thống. Trên các máy bay đều được trang bị các loại vũ khí hạng nặng, từ súng máy Vulcan 20 mm đến pháo 40 mm, 105 mm và rockets.
Những cung đường vận tải và xe ô tô vận tải do máy bay trinh sát Mỹ chụp ảnh
 Các tuyến tác chiến điện tử của chiến dịch Command Hunt.
Trích nguồn: Báo cáo dự án Checo thuộc chương trình Igloo White (Project Checo Reports – 01.11.1971) Thiếu tướng Ernet C.Hardin - USAF. Đại tá Mike Deleon. USAF. US Army

Cũng cần phải khẳng định, dành được thắng lợi trong “Chiến tranh điện tử, đó là sự kết hợp giữa trí tuệ con người và khoa học công nghệ”. Trang thiết bị khí tài tác chiến càng hiện đại, càng đòi hỏi sức sáng táo và năng động trong ứng dụng công nghệ vào thực tế chiến trường. Chiến tranh điện tử không chỉ có trong thời chiến, nó được thực hiện ngay trong thời bình và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Để có thể đánh thắng kẻ thù trong Chiến tranh điện tử, cần có sự hiểu biết sâu sắc về TCĐT, phương tiện khí tài chiến đấu, sử dụng thành thạo trong thực tiễn, đồng thời phát triển công nghiệp điện tử quốc phòng, để có thể có được hệ thống khí tài tác chiến đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc.
Chiến thắng công nghệ bằng sức mạnh trí tuệ Việt Nam
Thời điểm ban đầu, hệ thống sensors, các máy bay trinh sát tác chiến điện tử và các máy bay tác chiến điện tử đã gây rất nhiều khó khăn và tổn thất nặng cho các đơn vị vận tải. Lực lượng công binh của Binh đoàn Trường Sơn đã đáp trả bằng mọi biện pháp từ thô sơ đến hiện đại, các giải pháp thông thường là thay đổi các cung đường, các binh trạm vận tải, thành lập các tuyến đường ngắn và nhiều nhánh đường tránh cho xe cơ động khi gặp địch đánh phá, thành lập các tuyến đường kín chạy ban ngày tránh sự dò tìm của các máy bay trinh sát hồng ngoại ban đêm của địch.
 
Đường kín trong các tuyến đường Trường Sơn
Các biện pháp chống chiến tranh điện tử thường được sử dụng là dùng các băng casset thu âm tiếng động cơ xe máy để phát gọi máy bay địch đến đánh phá những tuyến đường nghi binh, sử dụng các xe cháy hỏng có thể nổ máy được để nghi binh hoặc dùng một số xe nghi binh chạy đi chạy lại nhiều lần trên các tuyến đường tự do đánh phá. Giải pháp được cho là tối ưu nhất nhằm chống lại lực lượng không quân địch, đặc biệt là máy bay AC – 130 là lực lượng phòng không và truy quét thám báo địch. Năm 1968, lực lượng này chỉ gồm các vũ khí 37-mm và 57-mm có radar điều khiển. Năm sau đã xuất hiện pháo phòng không  85-mm và 100-mm, đến năm 1972, đường Trường Sơn đã được bảo vệ bởi hơn 1.500 khẩu súng phòng không.]Ngày 29 tháng 3 năm 1972, máy bay AC-130 đã bị bắn rơi trong một phi vụ ban đêm bởi tên lửa đất đối không vác vai SAM-7 ở gần Tchepone. tháng 8 năm 1972, chiếc AC-130 thứ hai đã bị bắn rơi bằng tên lửa SA-2. Sau vụ này, AC-130 phải lui về hoạt động ở phía Nam đường 9. Nỗ lực của Mỹ dùng máy bay AC-130 và Không quân Hải quân để đánh phá và chặn xe đã bị vô hiệu hóa.
Tác chiến điện tử trên chiến trường Miền Nam Việt Nam
Trên chiến trường Miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ cũng triệt để sử dụng các trang thiết bị điện tử để chống lại các cuộc tấn công của các lực lượng Quân Giải phóng. Các thiết bị ảnh nhiệt quan sát ban đêm được lắp trên các máy bay tuần tiễu OV-1 " Mohawk ", các máy bay này tiến hành tuần tiễu dọc các dòng sông vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Mê công thông thường là một cặp đôi với máy bay trực thăng chiến đấu AH-1G "Huey Cobra " hoặc máy bay trực thăng UH -1A "Iroquois"được trang bị rockets và súng máy.
 
Máy bay trực thăng hỏa lực AH-1G "HueyCobra " trên đồng bằng sông Cửu Long
Máy bay trinh sát phát hiện những chiếc ghe tam bản, những chiếc thuyền vận tải trên sông và gọi máy bay chiến đấu đến tấn công, những cặp đôi trinh sát – hỏa lực này đã gây rất nhiều khó khăn cho những hoạt động vượt sông hoặc vận tải ban đêm của những chiến sĩ du kích. Ngoài ra, các máy bay UH-1A còn được lắp đặt các ổ treo thiết bị quang hồng ngoại thụ động AN/ AAQ-5. Trên các máy bay "Huey Cobra" bắt đầu thử nghiệm lắp đặt các bộ khí tài kính ngắm hồng ngoại và ảnh nhiệt, một vài chiếc "Huey Cobra" đã thực hiện nhiệm vụ bằng các thiết bị này. Việc sử dụng các thiết bị quang học điện tử trên máy bay trực thăng không được sử dụng rộng rãi như máy bay cánh quạt và phản lực một phần do khả năng dễ bị tiêu diệt bởi súng bộ binh, nhưng việc lắp đặt thử nghiệm các hệ thống trang thiết bị AN/AAQ-5, CONFICS và ATAFCS đã trở thành cơ sở căn bản cho hệ thống thiết bị TADS/ PNVS trên máy bay АН-64А "Apache" sau này, các máy bay trực thăng ở miền Nam Việt Nam còn được lắp đặt các thiết bị thu âm và thiết bị phát hiện người trong các khu vườn hoang, cánh đồng hoặc vùng lau sậy ХМ-3 "People Sniyffer".
Máy bay UH-1 mang thiết bị nhìn đêm AN/ AAQ-5
Quân đội Mỹ cũng chế tạo các thiết bị sensors dành cho bộ binh trong các khu vực đồn trú. Do tính chất khốc liệt và thường xuyên bị tấn công, phục kích cả ngày lẫn đêm, ngoài những hệ thống hàng rào vật cản, các khu căn cứ Mỹ còn được trang bị các thiết bị mini SIDmicro SIDDSID, (GSID hay Ground Seismic Intrusion Detector, PSID hay Patrol Seismic Intrusion Detector và HANDSID), Một hệ thống PSID có 4 cảm biến địa chấn và nối liền với thiết bị truyền thông tin hữu tuyến, những thiết bị này hoạt động theo nguyên tắc cổ xưa (vướng và kích hoạt) tuyền tải thông tin về thiết bị điều khiển, tín hiệu có thể truyền xa đến 500 m. Nhờ những hệ thống này đi kèm với các thiết bị kính nhìn đêm, radar mặt đất mà quân đội Mỹ đã giảm nhiều các tổn thất ban đêm. Một sĩ quan Mỹ đã nhận xét:“PSID đơn giản, có độ tin cậy cao và ít bị hỏng hóc, đồng thời lại có kích thước và khối lượng nhỏ gọn, tôi muốn có 20 bộ khí tài như vậy trong một trung đội thay vì 20 bộ trong một tiểu đoàn”.
PSID cho các đơn vị tuần thám và phục kích những năm 1960- x
Thiết bị phát hiện người ẩn nấp Е-63 “people sniffer”
 Thiết bị tăng độ phân giải ánh sáng mờ AN/TVS-2 gắn trên súng máy 12,7mm
 
Thiết bị tăng độ phân giải ánh sáng mờ AN/PVS-2 gắn trên súng trường tự động.
Đập tan huyền thoại công nghệ cao quân đội Mỹ
Để chống phá các hệ thống phòng ngự điện tử, các chiến sĩ giải phóng quân đã thực nghiệm và đúc kết các kinh nghiệm tác chiến nhằm vô hiệu hóa khí tài hiện đại.
Phương pháp đơn giản nhất là nghi binh, những đòn tấn công nghi binh thường xuyên liên tục đã làm cho lực lượng địch thiếu đi sự tin tưởng vảo trang thiết bị và tổn thất về vũ khí, đạn và cơ sở vật chất đi cùng, từ đó sử dụng lực lượng đặc công, biệt động luồn sâu, đánh địch ngay trong căn cứ.
Phương pháp thứ hai rất hiệu quả là phục kích đánh địch khi đối phương tiến hành các chiến dịch hành quân hoặc truy quét tìm và diệt. Khi đó, quân Mỹ không có khả năng sử dụng các phương tiện mặt đất, mà chỉ có thể sử dụng các phương tiện trinh sát đường không, dễ bị bắn hạ bởi vũ khí bộ binh.
 
Săn máy bay trực thằng của Trung đoàn Bình Giã
 Phương pháp thứ ba: gây căng thẳng tột cùng cho địch là công kích hỏa lực tầm xa, bằng các loại vũ khí từ tự chế đến hiện đại như ĐKB (tên lửa BM -21 mang vác). Phương pháp thứ tư: đó là phong trào săn máy bay địch bằng vũ khí có trong tay, từ bom mìn tự chế đến đến hỏa khí bộ binh.
 
Pháo phản lực ĐKB (BM-21) bắn ứng dụng
Chiến tranh điện tử phong tỏa trên biển Đông
Cuộc chiến tranh điện tử còn được triển khai rộng rãi trên mặt biển và các vùng nước quan trọng như hải cảng, căn cứ quân sự ven sông.
 
Sơ đồ phong tỏa đường biển của Mỹ ở Việt Nam
Để ngăn chăn các chuyến hàng vận tải biển của Đoàn tàu Không số 128. Quân đội Mỹ đã triển khai một hệ thống trang thiết bị điện tử rộng rãi trên mặt nước Vịnh Bắc Bộ, dọc theo ven biển miền Nam Việt Nam, liên tục hoạt động là 20 đài radar quan sát mặt biển và theo dõi mọi tàu thuyền, các máy bay tuần biển như OP-2 Hecquyn, P-3 Orion tiến hành các hoạt động tuần tiễu ven biển 24/24 giờ trong ngày, gặp các tàu thuyền có dấu hiệu nghi ngờ, các trạm radars và các máy bay trinh sát tuần biển sẽ lập tức xác định tọa độ, chụp ành và tiến hành theo dõi ngay từ vùng nước quốc tế, khi các tàu đi vào vùng phong tỏa, các giang đoàn của hải quân Sài Gòn và các chiến hạm của Hạm đội 7 lập tức bao vây, tiếp cận lục soát hoặc trong các trường hợp có biểu hiện lạ, sử dụng hỏa lực tấn công tiêu diệt. Trong các hải cảng quân sự, quân đội Mỹ sử dụng triệt để các thiết bị theo dõi chống đặc công nước, đó là các đài sonar chủ động, hệ thống lưới chắn cạm bẫy cùng với các thiết bị báo động xâm nhập, các phao thủy âm. Toàn bộ hệ thống được kết nối lại bằng hệ thống truyền tải thông tin hữu tuyến vào một trung tâm duy nhất nhằm chống xâm nhập sau sự kiện một tàu chở dầu 15000 bị lực lượng đặc công biệt động đánh chìm ở cảng Sài Gòn. Hải quân Mỹ cũng huấn luyện một đơn vị cá heo làm nhiệm vụ đeo sonar tuần thám dưới nước và phát hiện xâm nhập. Một sĩ quan hải quân Mỹ đã nhận xét:”Cá heo rất thông minh, nó có khứa giác nhạy cảm và là một đài sonar tự nhiên tốt nhất, nó có thể bơi nhanh hoặc chậm tùy theo người điều khiển, với sonar gắn trên đầu, cá heo giúp cho lực lượng phòng vệ nhanh chóng phát hiện người nhái đột nhập….” đã có hàng trăm cá heo được huấn luyện cho mục đích này.
 
Bản đồ hoạt động của lực lượng hải quân và không quân hải quân Hạm đội 7 ở Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh kéo dài từ năm 1964 – 1973 của quân đội Mỹ, TCĐT đã được áp dụng triệt để, trên mọi môi trường tác chiến, từ tác chiến trên không, trên đất liền và trên biển. Các phương tiện tác chiến được lắp đặt trong mọi phương tiện chiến đấu, từ máy bay cường kích phản lực, máy bay yểm trợ hỏa lực, trực thăng cho đến các phương tiện trên mặt đất. Tuy chưa cấu thành một hệ thống tác chiến điện tử đồng bộ, nhưng những bài học kinh nghiệm trong ứng dụng các trang thiết bị TCĐT đã trở thành cơ sở căn bản để cấu thành hệ thống các phương tiện trinh sát điện tử hiện đại ngày nay.
 Xe tăng QĐNDVN trong sân dinh Độc Lập
Cuộc chiến đấu chống Mỹ giai đoạn 1964 – 1972 ở Miền Nam Việt Nam là cuộc đối đầu với một hệ thống công nghệ quân sự hiện đại và sức sáng tạo không ngừng của các chiến sĩ lực lượng vũ trang Miền Nam Việt Nam. Kết quả của chiến tranh đã rõ ràng, nhưng những bài học của nó vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Cũng cần phải khẳng định, dành được thắng lợi trong “Chiến tranh điện tử, đó là sự kết hợp giữa trí tuệ con người và khoa học công nghệ”. Trang thiết bị khí tài tác chiến càng hiện đại, càng đòi hỏi sức sáng táo và năng động trong ứng dụng công nghệ vào thực tế chiến trường. Chiến tranh điện tử không chỉ có trong thời chiến, nó được thực hiện ngay trong thời bình và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Để có thể đánh thắng kẻ thù trong Chiến tranh điện tử, cần có sự hiểu biết sâu sắc về TCĐT, phương tiện khí tài chiến đấu, sử dụng thành thạo trong thực tiễn, đồng thời phát triển công nghiệp điện tử quốc phòng, để có thể có được hệ thống khí tài tác chiến đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc.
Trích nguồn: Báo cáo dự án Checo thuộc chương trình Igloo White (Project Checo Reports – 01.11.1971) Thiếu tướng Ernet C.Hardin - USAF. Đại tá Mike Deleon. USAF. USArmy.
Cuộc chiến tranh điện tử mạnh mẽ và dữ đội nhất trong lịch sử tác chiến đã xảy ra trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam, là cuộc đối đầu giữa một thế trận phòng không nhân dân nhiều tầng nhiều lớp, với một lực lượng không quân cường kích mạnh nhất thế giới, với mọi loại vũ khí, trang thiết bị vô cùng hiện đại.
Chiến tranh điện tử trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam.
 Cuộc chiến tranh điện tử mạnh mẽ và dữ đội nhất trong lịch sử tác chiến đã xảy ra trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam, là cuộc đối đầu giữa một thế trận phòng không nhân dân nhiều tầng nhiều lớp, với một lực lượng không quân cường kích mạnh nhất thế giới, với mọi loại vũ khí, trang thiết bị vô cùng hiện đại.
Hoạt động của Không quân Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam.
Sự phát triển mạnh mẽ TCĐT Không quân – Không quân Hải quân Mỹ ở Việt Nam
Trong những năm đầu của cuộc chiến tranh đường không lớn nhất trong lịch sử chiến tranh từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, lực lượng không quân Mỹ chỉ phải đối phó với lực lượng súng pháo phòng không các cỡ nòng từ súng trưởng đến pháo phòng không 100 mm. Chỉ có hệ thống pháo phòng không 57mm được kết nối với radar điều khiển bắn. Do đó, tác chiến điện tử chỉ nằm trong lĩnh vực sử dụng máy bay trinh sát các độ cao, từ máy bay U-2, SR – 71 đến máy bay trinh sát không người lái.
 Sự xuất hiện của hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina đã làm thay đổi tất cả. Chưa bao giờ các phi công Mỹ cảm thấy khủng khiếp khi bay vào bầu trời Hà Nội, số lượng máy bay bị bắn hạ tăng lên đến chóng mặt và buộc Bộ tổng tham mưu Không quân và Không quân Hải quân Mỹ phải khẩn cấp đối phó. Những phương tiện chế áp điện tử được nhanh chóng nghiên cứu và chế tạo dựa trên các thông số kỹ chiến thuật của những tổ hợp tên lửa S-75 Dvina do Ixrael thu được từ liên quân các nước Ả rập. Đỉnh cao của các hoạt động TCĐT trong cuộc không chiến trên bầu trời Miền Bắc là các chiến dịch Linebacker I và Linebacker II vào năm 1972, có sự tham gia với quy mô lớn của máy bay ném bom chiến lược B-52.
Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch mà các hoạt động TCĐT của Không quân Mỹ được triển khai với quy mô lớn nhất, áp dụng những công nghệ hiện đại nhất và thực hiện có hiệu quả cao nhất tính từ thời điểm áp dụng các phương tiện chế áp điện tử chống hệ thống phòng không Miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là hệ thống tên lửa S-75 Dvina trong thế trận phòng ngự Hà Nội, Hải Phòng.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống TCĐT quân đội Mỹ trong chiến dịch Linebacker II
Trong quá trình tiến hành chiến dịch không kích đường không mang tính chất quyết định cuộc chiến tranh Việt Nam trên cả lĩnh vực chính trị và quân sự. Bộ tổng tham mưu liên quân quân đội Mỹ đã triển khai trên quy mô rộng lớn các hoạt động TCĐT, xác định hệ thống đồng bộ các hoạt động TCĐT là yếu tố quyết định quan trọng đảm bảo các hoạt động tác chiến của lực lượng không kích đường không. Các hoạt động TCĐT bao gồm có:
- Tìm kiếm và phát hiện tất cả các khí tài radars điện tử của hệ thống phòng không.;
- Chế áp điện tử tất cả các đài radars của các phượng tiện, vũ khí phòng không của Việt Nam;
- Sử dụng các đầu đạn (bom, tên lửa tự dẫn chống radars) tiệu diệt và phá hủy các phương tiện phát sóng radars của hệ thống phòng không.
Các hoạt động TCĐT được triển khai trên tất cả các mục tiêu và mục đích tác chiến ở tầm chiến lược cũng như tầm chiến thuật. Các nhiệm vụ trinh sát chiến lược được thực hiện bởi các máy bay như SR-71, U-2 và RC-135, các nhiệm vụ trinh sát chiến thuật được thực hiện bởi các đài trinh sát điện tử - radar chế độ thụ động, lắp đặt trên tất cả các máy bay chiến lược, chiến thuật và máy bay thuộc không quân hải quân.
 
Các bộ khí tài trinh sát radars được nêu trong bảng sau:
 
Các đài trinh sát điện tử APR-25 (26), APR-36 (37) và APS-109 cho phép các phi công Mỹ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không những phát hiện được bị chiếu xạ bằng radar của vũ khí phòng không, mà còn theo các thông số nhận được xác định được loại radar, hướng chiếu xạ radars và khoảng cách từ đài radar đến các máy bay. Thông tin về radars được truyền đến phi công và cơ trưởng bằng tín hiệu âm thanh và được hiển thị trên màn hình bảng đặc biệt cùng với các đèn tín hiệu. Hướng chiếu tia quét radar và nguồn phát đài radar cũng như khoảng cách đến đài radars được xác định bằng các thông số tín hiệu trên màn hinh đặc biệt hiển thị bằng các chỉ số điện từ. Ví dụ như trên đài trinh sát ARR-25 (26) có 4 giải pháp indicator hiển thị tín hiệu:
- Màn hình hiển thị indicator “góc phương vị - tầm xa”;
- Bảng báo hiệu chiếu sáng và tín hiệu đèn nhấp nháy;
- Tín hiệu âm thanh trong tai nghe mũ lái;
- Đồng hồ và kim chỉ mức độ nguy hiểm.
Hướng chiếu xạ của radars được xác định bằng các anten thu thụ động với các vùng thu sóng radars chùm lên nhau, sác xuất sai lệch xác định góc phương vị từ 1-2°. Tầm xa của các đài radar có xác suất sai lệch lớn hơn, dựa trên công suất chùm sóng radio chiếu xạ lên máy bay (tính trên những thông số kỹ chiến thuật mẫu về các đài radars của Phòng không Việt Nam) do đó có độ chính xác không cao. Kiểu loại và tính năng kỹ chiến thuật của các phương tiện phòng không cũng được hiển thị lên màn hình indicator điện từ. Khi máy bay bị chiếu xạ bởi nhiều đài radars khác nhau, hệ thống phụ thuộc vào các thông số của bức xạ radio, độ dài của bước sóng, công suất của chùm sóng hoặc đường truyền xung để xác định các đài radars cũng như góc và hướng phát. Thông tin lần lượt theo mức độ ưu tiên nguy hiểm hiển thị lên màn hình indicator điện tử.
 
Máy bay tác chiến điện tử EB – 66.
Thực hiện công tác chế áp điện tử, trên máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay tác chiến điện tử EB – 66 có các đài trinh sát ALR-20. Đài có nhiệm vị xác định tần số phát sóng của các đài radars và hiệu chỉnh các đầu phát xung gây nhiễu, được lựa chọn để chế áp các đài radars.
Như vậy, bằng các trang thiết bị điện tử có trên máy bay, các phi công có khả năng đánh giá được tình hình môi trường điện từ trên chiến trường, xác định mức độ nguy hiểm từ các đài radars theo dõi, radars pháo phòng không và radars tên lửa, từ đó xác định thời điểm lực lượng phòng không mặt đất phóng tên lửa, từ những thông tin nhận được, quyết định các hoạt động cơ động tránh tên lửa hoặc sử dụng vũ khí tên lửa chống radars.
Các hoạt động tác chiến nhằm chế áp điện tử lực lượng phòng không.
Không quân và Hải quân Mỹ, trước thế trận phòng không dày đặc của Miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là khu vực Hà Nội và Hải Phòng, đã nỗ lực tổ chức và triển khai TCĐT trên quy mô lớn nhất nhằm phá hoại và cắt đứt mọi hoạt động điều hành tác chiến của Bộ tham mưu lực lượng Phòng không – Không quân, đồng thời giảm đến tối thiếu khả năng chiến đấu của vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu của không quân và phòng không Việt Nam. Để thực hiện mục đích đó, quân đội Mỹ sử dụng triệt để các phương tiện chế áp bằng gây xung radio nhiễu loạn trong không gian điện từ, gây nhiễu chủ động và rải gây nhiễu thụ động. Số lượng các đầu phát nhiễu radio điện từ phụ thuộc vào loại máy bay và nhiệm vụ chiến đấu được giao. Trên máy bay ném bom chiến lược B - 52  lắp đặt 15 đầu phát xung điện từ radio gây nhiễu chủ động, trên máy bay tác chiến điện tử EB -66 lắp 12 đầu phát xung gây nhiễu, trên các máy bay chiến thuật có từ 2 – 4 đầu phát. Các đầu phát xung radio gây nhiễu có thể phát xung che phủ một dải tần số từ 40 đến 10500 MHz . Thiết bị gây nhiễu tập trung nhiều vào dải tần số hoạt động của các tổ hợp khí tài điện tử radar trinh sát tầm xa, radars điều khiển và dẫn bắn tên lửa phòng không, pháo phòng không và radars dẫn đường máy bay tiêm kích của quân chủng Phòng không Không quân. Hoạt động chế áp điện tử nhằm vào các loại radars như P -12, P- 15, P-35, PRV 11, đài điều khiển và dẫn đường tên lửa RSNA – 75M, đài điều khiển hỏa lực phòng không SON – 9, đài radar theo dõi, ngắm bắn mục tiêu của máy bay tiêm kích RP – 21M, các đài vô tuyến R – 405 và tổng đài tác chiến R – 109. Trên các máy bay B-52 và máy bay TCĐT EB -66 lắp đặt các đài phát gây nhiễu các rãnh đạn RSNA – 75M, trên các máy bay chiến thuật không lắp đặt các loại này.
Gây nhiễu thụ động chủ yếu sử dụng các cuộn dây bạc lượng cực phản xạ sóng radars, che chắn các dải tần số có bước sóng can ti mét, đề xi mét và mét. Gây nhiễu thụ động thường được máy bay chiến thuật F – 4 Phantom thực hiện bằng các avtomat và các thùng container dây băng gây nhiễu. Các chùm dây băng gây nhiễu thụ động này được sử dụng để che chắn và ngụy trang đội hình không kích của máy bay ném bom chiến lược, chiến thuật và không quân hải quân, đồng thời cũng được dùng để tự vệ ngụy trang trước nguy cơ bị tên lửa phòng không bắn rơi.  Hệ thống các bộ khí tài gây nhiễu được tổ chức như sau:
- Hệ thống khí tài gây nhiễu chủ động (nhiễu loạn sóng radio chủ động chế áp các đài radar được phát từ các máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến thuật, máy bay TCĐT EB – 66 và các chiến hạm thuộc hạm đội 7 đang hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
- Các đài gây nhiễu các rãnh đạn tên lửa S- 75M bằng sóng radio được lắp trên các cụm máy bay tập kích chiến thuật đường không và máy bay yểm trợ, nghi binh và chi viện thuộc Không quân và Không quân hải quân Mỹ;
- Các loại nhiễu thụ động (dây băng gây nhiễu lưỡng cực) được lắp đặt trên các máy bay chiến lược, chiến thuật và các máy bay không quân hải quân.
Trong các đợt tấn công ồ ạt bằng máy bay ném bom chiến lược, các cụm không kích máy bay chiến thuật, đòn tấn công gây nhiễu được bắt đầu bằng các máy bay TCĐT. Nguyên tắc tổ chức thực hiện như sau: Trước 15-20 phút bắt đầu tấn công, các máy bay tác chiến điện tử gây nhiễu chủ động (Không quân - ЕВ-66, Không quân Hải quân - ЕА-6В và ЕКА-ЗВ), tiếp cận vùng trời Vịnh Bắc Bộ và Lào và bắt đầu gây nhiễu chiến thuật, 10-16 phút sau cuộc không kích, các máy bay TCĐT dừng phát xung radio gây nhiễu.
 Vùng TCĐT của máy bay EB – 66 thông thường nằm trên hướng bay không kích của máy bay B- 52 vào mục tiêu. Các máy bay TCĐT bay theo 1 quỹ đạo chiến đấu trên độ cao từ 6 – 7 km mỗi tốp thường từ 2 – 3 máy bay. Trên hướng Thái Lan – Lào các máy bay bay ở khoảng cách đến biên giới Việt Nam từ 60 – 80 km trên vùng trời Sầm Nưa; từ hướng căn cứ Guam – Vịnh Bắc Bộ - 50 – 60 km cách bờ biển. Mỗi tốp máy bay TCĐT Mỹ được bảo vệ và che chắn bởi một biên đội máy bay tiêm kích (1 – 2 chiếc). Tần số phát sóng radio gây nhiễu của EB – 66 nằm trong dải tần tử 40 – 3500 MHz. Các máy bay chiến thuật như F -4, F -105 trong đội hình chi viện và yểm trợ cho máy bay B-52 cũng được trang bị các bộ khí tài gây nhiễu chủ động. Các máy bay này được lắp đặt 4 containers gây nhiễu chủ động ALQ-87 hoặc  ALQ-101, gây nhiễu radar trong một hoặc hai chế độ. Ở chế độ chế áp sóng radar SNR tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và dẫn đường đạn trên tần số 40-50 MHz của các đài radars tên lửa, pháo phòng không và radars trinh sát mục tiêu tầm xa. Khi máy bay không bị chiếu xạ bằng radar (thoát khỏi vùng theo dõi) của radar. Chế độ thứ hai là chế độ phát xung radio ngăn chặn phát hiện và theo dõi của các radar tầm xa trên tần số bước sóng từ 200-300 МHz. Chế độ này được bật khi máy bay bay vào vùng chiến đấu của các đài radar phát hiện mục tiêu, không phụ thuộc vào tình huống bị chiếu xạ hay không. Hệ thống điều khiển các bộ khí tài gây nhiễu được tự động hóa hoặc phi công sẽ điều khiển trên chế độ “bật – tắt” khi bước vào cuộc không kích.
Sơ đồ gây nhiễu thụ động của máy bay B-52 và máy bay chiến thuật.
Phương pháp gây nhiễu chiến thuật của không quân Mỹ
Gây nhiễu thụ động trong các trường hợp không kích ồ ạt bằng máy bay chiến lược được thực hiện bởi chính các máy bay ném bom B-52 hoặc các cụm máy bay chiến thuật của Không quân hoặc không quân hải quân. Rải nhiễu thụ động lưỡng cực được tiến hành bởi các tốp máy bay trinh sát hỏa lực chiến thuật trong khoảng từ 10 – 15 phút trước khi máy bay ném bom chiến lược B-52 tiếp cận mục tiêu. Khu vực triển khai gây nhiễu thụ động được lựa chọn theo hướng tiếp cận mục tiêu của máy bay ném bom, thời gian dự kiến các máy bay ném bom sẽ bay vào vùng hỏa lực của tên lửa hoặc pháo phòng không và độ cao gây nhiễu phụ thuộc vào độ cao quỹ đạo bay của máy bay B-52. Thông thường, các tốp máy bay F-4D và F-4E sẽ gây nhiễu ở khoảng cách từ 40 – 50 km đến mục tiêu không kích dọc theo đường bay của máy bay ném bom và gây nhiễu dày đặc ở khu vực mục tiêu. Một phi đội từ 4 – 8 máy bay sẽ tạo một hành lang nhiễu dày đặc khoảng 30 km và có chiều rộng từ 4 – 6 km. Các máy bay gây nhiễu bay theo tốp 4 chiếc, 2 tốp bay 8 chiếc dàn hàng ngang với khoảng cách từ 600 – 800 m ở độ cao 6 – 7 km. Thời gian phóng các thùng nhiễu giãn cách từ 3 – 5s. Khi rơi khỏi máy bay, phút chốc các thùng nhiễu sẽ bị kích nổ tự động, các bó nhiễu được tung dày đặc trong không gian. Trong khoảng từ 4 – 5s, các bó nhiễu thụ động dưới tác dụng của các dòng không khí, tạo ra trên màn hình các loại radar tín hiệu tương tự như tín hiệu bắt được từ mục tiêu. Khi máy bay ném bom B-52 bay đến khu vực gây nhiễu, trên màn hình radar hình thành các sọc tín hiệu nhiễu dày đặc, gây khó khăn cho việc tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và xác định tình huống không tập.
Tên lửa chống radar Shrike.
Để tăng cường khả năng chế áp điện tử, không quân Mỹ đã thành lập các đơn vị không chiến với radar, mỗi phi đội không kích radars được biên chế từ 4 – 6 máy bay chiến thuật hoặc không quân hải quân ( F-105G và F-105D, có thể là F-4C, А-4, А-6А, А-7Е và F-8). Tập kích các đài radars được thực hiện bằng các tên lửa điều khiển tự dẫn bằng sóng radars tên lửa như AGM-45 " "Shrike" và  AGM-78 " Standard ARM". Các loại tên lửa chống radars được sử dụng để chống radar điều khiển hỏa lực của tên lửa S-75M Dvina, radar điều khiển hỏa lực SON – 9 và các đài radars trinh sát P-35, PRB – 11.
 
Sơ đồ tấn công radars bằng tên lửa chống radars Shrike
Phương thức tác chiến tấn công các đài radars tên lửa như sau. Các máy bay mang tên lửa chống radars bay ở khoảng cách từ 15 đến 20 km cách khu vực tấn công của B-52 trên độ cao trung bình, các phi công có nhiệm vụ công kích radar đều là những phi công lão luyện trong điều khiển tên lửa chống radar và có kỹ năng cơ động tránh tên lửa tốt. Khi khí tài trinh sát phát hiện có chiếu xạ radar, thông tin đường truyền tải vào đầu dẫn tên lửa, tên lửa được phóng chậm nhất là sau 10 – 15 s khi bắt được tín hiệu khóa sóng radar của đài phát. Các máy bay chống radar chỉ có thể phóng tên lửa ở chế độ bay ổn định trên mặt phẳng ngang, độ cao bay là 2 – 4 km. Các trạng thái phóng tên lửa khác không được áp dụng. Tên lửa Shrike được phóng từ khoảng cách tính đến đài radar là từ 15 – 35 km với mục đích sao cho các trắc thủ tên lửa phòng không khó phát hiện được tên lửa Shrike tấn công. Tên lửa Shrike giai đoạn này không có hiệu quả tác chiến cao khi nhiều đài phát xung radars cùng hoạt động trong bán cầu đầu thu phía trước của tên lửa, đồng thời hoàn toàn mất phương hướng khi tin hiệu radars bị ngắt, chính vì vậy, hiệu quả tác chiến của Shrike không cao, trong suốt chiến dịch Linebacker II chỉ có 1 đài radar điều khiển tên lửa và hai radars đo độ cao PRV – 11 bị đánh trúng.
 Trong chiến dịch Linebacker II, tin tưởng vào khả năng chế áp điện tử của các phương tiện tham gia tác chiến, quân đội Mỹ đã điều động một số lượng khổng lồ các phương tiên bay tham gia cuộc không kích có tính chất quyết định cuộc chiến tranh này. Trên vùng trời Hà Nội và Hải Phòng, Mỹ điều động 1800 lần xuất kích máy bay chiến đấu, trong đó có 390  máy bay В-52, gần 1200 máy bay chiến thuật và máy bay thuộc Không quân hải quân, 70 máy bay cường kích tầm thấp F-111A và 150 máy bay trinh sát điện tử quang ảnh  SR-71, 147J, RF-4C и RA-5C.
Chống tác chiến điện tử
Trước khi bắt đầu chiến dịch Linebacker II, trong các trận chiến đấu chống B-52, lực lượng phòng không Việt Nam đã phát hiện ra dải tần số và cường độ của loại nhiễu này. Từ các phát hiện trên, đã hình thành tập tài liệu “Cách đánh B-52” các chuyên gia Liên Xô (cũ) và các kỹ sư quân sự Việt Nam đã khắc phục bằng phương pháp "át nhiễu", nâng công suất sóng hồi xung của đạn và sóng điều kiển đạn lên gấp ba lần, đủ sức vượt qua cường độ nhiễu không chỉ của loại ALQ-71 mà còn cả các loại máy gây nhiễu cùng tính năng có công suất lớn hơn như ALQ-101, ALQ-107. Từ năm 1968 đến năm 1973, các loại máy gây nhiễu rãnh đạn kiểu ALQ-x của không lực Hoa Kỳ trở nên vô hiệu đối với S-75 Dvina.
Những thay đổi được ghi nhận trên tổ hợp SAM-2 là việc các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với chuyên gia Xô viết thay đổi tần số điều khiển rãnh đạn giúp đạn tên lửa khó bị gây nhiễu bởi các thiết bị đối kháng điện tử chủ động và thụ động (trong giai đoạn 1965-1972, chuyên gia ta phối hợp với kỹ sư Liên Xô đã 5 lần thay đổi tần số rãnh đạn).
Phương pháp bắn ba điểm - sáng tạo sử dụng vượt tính năng khí tài của người Việt Nam
Thông qua thực tế chiến đấu, Bộ đội Tên lửa Việt Nam đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm để đối phó với màn nhiễu của không quân quân Mỹ và phương pháp vạch nhiễu tìm thù, lấy điểm yếu của địch làm lợi thế của ta.


Giai đoạn đầu của chiến dịch không kích, các đơn vị trắc thủ tên lửa hầu như không nhận biết được mục tiêu do các loại nhiễu dày đặc đã hoàn toàn ảnh hưởng đến khả năng quan sát chế độ thụ động của radar tên lửa (Ra đa cảnh giới kiêm dẫn đường P-35 Saturn, P-12 "Spoon Rest", đài radar cảnh báo sớm dải sóng VHF, tầm hoạt động 200 kilômét, P-15 "Flat Face C" radar cảnh giới và bắt mục tiêu, chống mục tiêu bay thấp băng C, công suất 380 kW, tầm hoạt động 250 km/155 dặm . PRV-11 "Side Net" radar đo độ cao mục tiêu). Đồng thời, các trắc thủ tên lửa do nguy cơ tấn công của tên lửa chống tên lửa phòng không, đã không thể sử dụng sóng radar phát chủ động để tìm kiếm mục tiêu. Qua tổng kết kinh nghiệm đánh trận đầu tiên, lực lượng phòng không Việt Nam đã phát hiện một vấn đề: bản thân máy bay B-52 cũng tự gây nhiễu chủ động, từ đặc điểm này có thể xác định được các tốp máy bay B-52 bay vào, từ đó quyết định phương pháp tấn công mục tiêu:
Nhiễu chủ động của В-52, chế áp trên dải tần số đài điều khiển SNRA -75M "Fan Song" có thể được phát hiện ở khoảng cách 180 – 200 km. Trên khoảng cách 60 – 70 km sĩ quan điều khiển có thể nhìn thấy 1 dải nhiễu rất lớn và các dải nhiễu nhỏ hơn, điều chỉnh độ nét, các trắc thủ giảm dải nhiễu xuống còn 3 – 3,5 độ. Trên khoảng cách 40 – 50 km, dải nhiễu mở rộng ra đến 6 – 7độ. Trên mặt phẳng góc phương vị dải nhiễu được chia ra thành 3 sọc sáng 3 – 3,5 độ, trên góc tà không chia, hoặc chia thành 2 sọc.
Những đặc điểm của nhiễu B-52:
1.Khi các máy bay B-52 vào không kích, cùng lúc địch gây nhiễu mạnh trên toàn bộ các dải tần số hoạt động của các trang thiết bị điện tử radio và cả sóng cực ngắn.
2. Dải nhiễu của các tốp máy bay B-52 ổn định về độ rộng, độ sáng và cường độ công suất hơn so với các máy bay chiến thuật. Do máy bay B-52 bày theo đường bay thẳng, có độ cao ổn định (9-12km) và tốc độ ổn định (220 – 230 m/s).
3. Quỹ đạo đường bay của máy bay B052 rất ổn định, tốc độ bẻ góc của B-52 theo góc phương vị khoảng 0,2 độ/s trong khoảng cách từ 30 – 100 km, do đó tốc độ thay đổi tần số dải nhiễu cũng rất ổn định.
4. Đuôi của dải nhiễu В-52 nếu so sánh với máy bay chiến thuật, để lại dầu vết lâu hơn.
5. Công suất của các đài phát xung gây nhiễu của В-52 rất mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến tín hiệu điều khiển tên lửa (nhiễu rãnh đạn). Theo các thông số của lực lượng phòng không, máy phát gây nhiễu ALT-28 tạo dải nhiễu trên mặt phẳng thẳng đứng là 20 – 25 độ, chiều rộng của dải nhiễu trên mặt phẳng ngang là 15 độ. Hiệu suất cao nhất của dải nhiễu nằm ở khoảng cách từ 24 – 25 km với độ cao máy bay là 10 – 12 km.
Từ những nhận định theo kinh nghiệm đã nếu, kíp trắc thủ xe điều khiển đã lựa chon phương thức bắn kết hợp 3 điểm TT và phương pháp bắn vượt nửa góc PC. Trong phương án bắn phối hợp này, sĩ quan điều khiển sau khi đã xác định dải nhiễu B-52 chuyển thông tin mục tiêu cho kíp trắc thủ radars. Phương pháp phóng tên lửa diệt mục tiêu B-52 được thực hiện như sau:
 Kíp trắc thủ sau khi xác định mục tiêu tốp B-52 đang hướng về khu vực ném bom cần tiêu diệt. Trên khoảng cách 40 – 45 km tiến hành 1 lần phóng giả (nghi binh) nhằm xác định chính xác mục tiêu cần tiêu diệt và loại trừ nguy cơ Shrike. Sau đó tắt phát sóng chủ động của SNR và bám mục tiêu thụ động (hướng vào tâm điểm của vùng nhiễu được nhận định là B-52. Bật phát sóng chủ động khi mục tiêu đã vào vùng phóng tên lửa 28 – 34 km trong khoảng 5 – 7s nhằm xác định tình huống và điều kiện nhiễu, đặc biệt đánh giá sự hiển diện của nhiễu thụ động trong khu vực tên lửa gặp mục tiêu. Tên lửa được phóng lên và điều khiển theo phương pháp 3 điểm (TT) trong điều kiện SNR tắt phát chủ động nhằm đảm bảo không bị công kích bởi tên lửa Shrike. Bật phát chủ động trong khoảng thời gian từ 15 – 18 s trước khi tên lửa gặp mục tiêu cho phép trong điều kiện phát hiện được tín hiệu mục tiêu trên nền nhiễu, có thể chuyển sang chế độ dẫn PS (vượt nửa góc) đồng thời bắt mục tiêu ở chế độ tự động, chế độ điều khiển tay quay và hỗn hợp (phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng xác định tín hiệu mục tiêu trong nhiễu xạ mạnh. Về căn bản, phương pháp bắn 3 điểm là hình thức cải tiến của phương thức bắn Vượt nửa góc với việc bỏ chế độ dẫn tự động sang dẫn đạn tên lửa bằng tay bám theo nguồn nhiễu do trắc thủ trực tiếp thực hiện. Khi tới cự ly tiêu chuẩn, đạn tên lửa sẽ đươc kích hoạt đầu tự dẫn để tìm kiếm, khóa và tiêu diệt mục tiêu. Điểm khó của phương thức này là việc vạch nhiễu, xác định đúng đâu là nguồn nhiễu của máy bay B-52 và đâu là nhiễu do máy bay chiến thuật tạo ra. Sau khi tên lửa đã chạm mục tiêu và phát nổ. Trắc thủ radar tắt nguồn phát và quay radar sang hướng khác, loại trừ tên lửa Shrike.
Một cải tiến mới cũng được đưa vào cho tên lửa nhằm chống nhiễu, đo là khởi động hệ thống tự dẫn và khởi động hệ thống kích nổ phi tiếp xúc trên khoảng cách ngắn hơn so vơi trước đây. Chế độ tự dẫn được khởi động hiệu quả nhất ở khoảng cách đến mục tiêu Rs là 8 – 15 km. Do dải nhiễu của B-52 kéo dài đến 25 km và dày đặc ở khu vực mục tiêu, do đó, nếu chế độ tự dẫn được bật muộn hơn 8 km, hiệu suất theo bám mục tiêu bị giảm đáng kể, nếu khoảng cách bật chế độ tự dẫn tên lửa lớn hơn 15 km, tên lửa sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiễu thụ động, kết quả tiêu diệt mục tiêu bằng 0. Với chế độ tự dẫn lớn hơn hoặc bằng 8 km. Xác suất tiêu diệt là 0,25. Đồng thời cũng có sự thay đổi trong chế độ khởi động bộ phận kích nổ. Bộ phận kích nổ được khởi động trong khoảng cách từ 5 – 7 km đến mục tiêu. Do nhiễu xạ thụ động thường dày đặc ở tầm cao 6 – 8 km. Nếu bộ phận kích nổ khởi động theo nguyên lý chế tạo là 11,5km, tên lửa sẽ bị kích nổ khi xuyên qua tầng nhiễu thụ động. Việc kích nổ muộn hơn cũng giảm tỷ lệ ảnh hưởng của nhiễu thụ động.
Trong chiến tranh đất đối không tại Việt Nam (1965-1972), do ưu thế gần như áp đảo của không quân Mỹ nên các đơn vị phòng không Việt Nam phải thực hiện chiến thuật cơ động và nghi binh cho tên lửa phòng không. Theo điều lệnh tác chiến của lực lượng phòng không Liên Xô (cũ), mỗi tiểu đoàn S-75 Dvina (kể cả loại S-75B Volkhov) đều cần từ 1 đến 2 trận địa dự bị trong phạm vi bán kính cơ động 5 đến 10 km. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, mỗi tiểu đoàn tên lửa phòng khống phải có từ 4 đến 6 trận địa dự bị ở phạm vi cơ động có thể lên đến hàng trăm km trên nhiều loại địa hình khác nhau. Sau mỗi trận đánh, toàn bộ khí tài được tháo dỡ, thu gom trong vòng chưa đến 1 giờ và được di chuyển ngay đến trận địa mới. Tại trận dịa cũ, dân quân tự vệ dựng lại bộ khí tài giả làm bằng tre và cót, được sơn phết giống như thật. Do Shrike có hiệu quả thấp, máy bay cường kích chi viện hỏa lực đã tập kích dữ dội vào các trận địa không người. Do đó, mặc dù có số lượng không lớn nhưng hầu hết các đơn vị của tên lửa phòng không Việt Nam vẫn tránh được những đòn đánh hủy diệt của không quân Hải quân Mỹ, bảo toàn được lực lượng
Trận không chiến 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", Lực lượng tên lửa phòng không đã phối hợp sử dụng đài ra-đa K8-60 của pháo phòng không 57mm quét tập trung để xác định chính xác các tốp B-52 (không quân Mỹ không để ý tới tần số phát của đài ra-đa dạng này với chủ quan rằng chúng không có khả năng gây hại tới B-52) cung cấp thông tin cho đài radar dẫn bắn Fan Song E (radar điều khiển hỏa lực của tổ hợp SAM-2) để dẫn bắn trúng vào các tốp B-52 của địch khi tần số ra-đa của tổ hợp tên lửa SA -75 bị gây nhiễu nặng. Ngoài ra, đài radar Fan Song được trang bị hệ thống kính tiềm vọng TZK- tổ hợp PA-00 cung cấp thông tin đồng bộ với hệ thống quan sát bằng ra-đa (phương thức so kim) cho phép SA-75 khai hỏa vào mục tiêu trong điều kiện nhiễu nặng, không thể xác định được mục tiêu. Theo lời nhiều trắc thủ đã trực tiếp chiến đấu đánh B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm,  tổ hợp PA-00 với tầm quan sát chỉ 12km, nhưng do không thể bị gây nhiễu (quan sát trực tiếp bằng mắt) đã đóng góp rất lớn vào việc tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.
Hai ngày đầu tiên, lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam chống lại 5 đợt tấn công ồ ạt của máy bay ném bom chiến lược. Trong hai đêm đó, hiệu quả tác chiến tương đối thấp, chỉ đạt 0,09, trong 4 máy bay B – 52 bị bắn rơi, trung bình tiêu hao là 19 tên lửa. Nhưng cũng nhờ những kinh nghiệm của 2 đêm tác chiến đầu tiên, lực lượng phòng không Việt Nam đã nâng cao hiệu suất phóng tên lửa lên đến 0,27, tỷ lệ tên lửa trên một máy bay B-52 rơi là 6,6.
Một đơn vị  bị trúng tên lửa Shrike do trắc thủ đã phạm sai lầm khi sử dụng chế độ phát chủ động của radar SNR. Do quá bám mục tiêu, đã chiếu xạ B-52 đến 80s với cường độ phát xung rất cao. Thực hiện yêu cầu chiến thuật chống Shrike, chỉ bật phát chủ động trong 18 – 20s. nên các đơn vị tên lửa còn lại, hầu hết Shrike đều rơi cách trận địa từ 2-3 km.
Thống kê cho thấy, hiệu quả tác chiến cao trong môi trường nhiễu tổng hợp của đối phương rất mạnh cùng với những đợt tấn công khốc liệt các trận địa tên lửa của máy bay chiến thuật Mỹ đã khẳng định, tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp SA-75M Dvina rất tốt, các kíp trắc thủ tên lửa đã được huấn luyện thuần thục khai thác sử dụng triệt để mọi khả năng của radars, tên lửa đồng thời có kỹ năng tác chiến hoàn hảo, bình tĩnh dũng cảm và sáng tạo trong từng lần phóng tên lửa. Một đóng góp to lớn trong chiến dịch chống không kích đường không trong điều kiện tác chiến điện tử rất mạnh là khả năng cơ động và đảm bảo cơ sở vật chất, đạn tên lửa kịp thời trong trận đánh của các đơn vị hậu cần – kỹ thuật binh chủng. 
Các lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội đã chặn đứng 25 đợt tấn công ồ ạt của máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến thuật của đối phương. Tiến hành phóng đạn 181. Kết quả đã têu diệt 54 máy bay, trong đó có 31 В-52, 13 F-4, 10 А-6 và А-7. Với máy bay ném bom В-52 đã phóng 135 lần (74% tổng số tên lửa), tiêu hao 244 tên lửa. Hiệu suất chiến đấu đạt 0,23. Tiêu hao để diệt 1 máy bay B-52 là 7,9 tên lửa.
Có 46 lần phóng tên lửa tấn công tiêu diệt máy bay chiến đấu cấp chiến thuật và không quân hải quân (26% tổng số các lần phóng), tiêu hao 77 tên lửa , bắn rơi 23 máy bay. Hiệu quả tác chiến đạt 0,5 với tỷ lệ tiêu hao 3,3 tên lửa trên 1 máy bay.
Chiến dịch Linebacker II là một chiến dịch lớn chưa từng có trong các chiến dịch TCĐT mà quân đội Mỹ và các nước trên thế giới tiến hành. Mật độ trang thiết bị tác chiến điện tử cũng lớn nhất từ trước đến tận ngày nay. Hầu hết các lần phòng đạn đều phải tiến hành trong điều kiện nhiễu tổng hợp và dày đặc (chiếm 76%). Tổng kết chung hiệu quả tác chiến trong điều kiện gây nhiễu chế áp mật độ dày đặc là 0,47. Đây là hiệu quả tác chiến cao nhất trong sử dụng tên lửa phòng không đánh trả các cuộc tập kích đường không. Một cuộc tập kích số lượng lớn đã phải hủy bỏ nửa chừng do ngay từ khi bắt đầu trận đánh, số lượng máy bay đã bị tiêu diệt quá lớn. Hiệu suất tác chiến cao đối với máy bay cấp chiến thuật do điều kiện tác chiến tốt hơn, máy bay địch bay ở tầm thấp hơn tầm nhiễu thụ động, các đài gây nhiễu trên máy bay không nhiều, máy bay cơ động nhanh, phức tạp nên nhiễu chủ động không che chắn được mục tiêu. Trong 46 lần phóng tên lửa có tới 18 lần phóng tiêu diệt máy bay ở độ cao thấp (39%) dưới 1 km.
Chiến dịch “12 ngày đêm” trên bầu trời Hà Nội, nhìn từ góc độ kỹ chiến thuật có thể thây: vị thế của tác chiến điện tử nói chung, chế áp điện tử và chống chế áp điện tử nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Ngày từ thời điểm bắt đầu, các phi công B-52 Mỹ được thông báo cuộc không kích “như một cuộc dạo chơi trên bầu trời đêm Hà Nội” do sự quá tin của lực lượng Không quân Mỹ về năng lực tác chiến điện tử cũng như sự hiểu biết về hệ thống phòng không đối phương. Chủ quan đã dẫn đến một kết cục thảm bại bất ngờ. Nhưng cũng có thể khẳng định rằng, nếu TCĐT của không quân Mỹ mà yếu hơn thì thảm họa không thể đoán trước được. Từ những bài học về chế áp điện tử cho thấy, tác chiến điện tử không đơn thuần là cuộc đối đầu giữa công nghệ và công nghệ, đây là sự đối đầu giữa công nghệ hiện đại và ý chí, sự thông minh sáng tạo của con người. Bằng sự sáng tạo của mình, lực lượng Phòng không nói chung và phòng không tên lửa nói riêng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Chiến tranh hiện đại là cuộc chiến tranh điện tử công nghệ cao, ai không làm chủ được trong lĩnh vực công nghệ này, người đó chắc chắn thất bại. Năng lực tác chiến điện tử và phương tiện, khí tài chiến đấu phải được nâng cấp, hiện đại hóa, phát triển toàn diện trong các quân binh chủng. Số lượng và tính năng kỹ chiến thuật phải có đủ khả năng chống trả các cuộc tấn công điện tử ồ ạt quy mô lớn trong không gian điện từ. Điều đó đòi hỏi tăng cường rèn luyện lực lượng, nắm chắc và sử dụng thuần thục khí tài TCĐT hiện có trong tình huống điện từ trường phức tạp nhất, phải có được những hệ thống sản phẩm “nội địa” (tự thiết kế - sản xuất) nhằm đảm tính bảo mật cao nhất, đồng thời có thể phát huy thế mạnh ở cách đánh sở trường và kinh nghiệm chiến đấu để bảo vệ vững chắc Thành đồng Tổ Quốc.
Nguồn: Tổng kết các hoạt động tác chiến Lực lượng Phòng Không – Không quân Việt Nam năm 1972. Nhà xuất bản Quân đội Xô Viết. Tác giả: Thiếu tướng pháo binh Hyupenena A.I (chủ nhiệm), Thiếu tướng không quânBednenko D.K, Đại tá Varyukhina S.Athạc sĩ khoa học kỹ thuật quân sự, Đại tá-Kỹ sư Manukhina V.G, thạc sĩkhoa học quân sự, Đại tá Fomin D . I., Đại tá Remini A.K.
Biên dịch: Trịnh Thái Bằng. tech.edu
http://www.quocphonganninh.edu.vn/Trangchủ/tabid/195/catid/540/item/2176/chien-tranh-dien-tu-va-tac-chien-dien-tu-iii.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét