Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Tình báo Mỹ và những sai lầm chết người

Trình độ chuyên môn của tình báo Mỹ được cho là đã bị suy thoái thảm hại.

Các cơ quan tình báo Mỹ liên tục mắc sai lầm. Chủ nhật vừa qua, hôm 28/9/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS đã thú nhận là cho đến phút cuối cùng, tình báo Mỹ vẫn coi thường sức mạnh của lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) trên lãnh thổ Syria. Trước đó, Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper cũng thừa nhận điều đó.

Tổ chức khủng bố IS có quan hệ vững chắc với al Qaeda mà theo thừa nhận của cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là do tình báo Mỹ lập ra để chống Liên Xô ở Afghanistan và Nhà Trắng đã đầu tư vào dự án này “hàng ngàn tỷ đô la”. Nay thì do những sai lầm của các sĩ quan chỉ đạo của CIA, bọn khủng bố đã thoát khỏi vòng kiểm soát, còn do sai lầm của tình báo Mỹ mà chúng đã không bị đánh trả đích đáng. Cái giá của những sai lầm này hàng ngàn người chết trong các cuộc tàn sát của IS: các vụ tàn sát sắc tộc, cướp phá và hành quyết hàng loạt binh sĩ và dân thường Syria và Iraq.

”Coi thường” IS chỉ là một trường hợp trong cả chuỗi sai lầm của tình báo Mỹ gần đây, đã dẫn đến việc thông qua các quyết định chính trị toàn cầu sai lầm. Ví dụ, tình báo Mỹ rõ ràng là đã tính toán sai các hậu quả của phong trào Euromaidan ủng hộ liên kết với EU ở Ukraine - chắc chắn họ đã tiên liệu được rằng, câu chuyện kết thúc bằng việc mất bán đảo Crimea và cuộc nội chiến ở Đông Nam Ukraine.

Họ cũng đã không tính đến hành vi của các đồng minh, nếu không thì Cục An ninh quốc gia Mỹ NSA đã không hành động láo xược như thế ở châu Âu, nơi người Mỹ đã tổ chức theo dõi ráo riết các quan chức cao cấp, kể cả nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Khi vụ bê bối nghe lén bùng nổ, nó đã dẫn đến sự lạnh lẽo đáng kể trong quan hệ giữa Mỹ và EU, và chút nữa thì châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị ở Đức. Đó cũng là cái giá cho sai lầm của các tình báo viên Mỹ.

Tình báo Mỹ cũng bỏ lọt Edward Snowden, cựu nhân viên CIA và cựu phân tích gia của NSA, người mà theo báo cáo nội bộ của Lầu Năm góc đã đánh cắp 1,7 file dữ liệu mật, đa số liên quan đến “các chiến dịch có tầm quan trọng sống còn của Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ”. Snowden đã chạy trốn an toàn khỏi nước Mỹ và mới đây đã nhận được thẻ cư trú 3 năm ở Nga.

Tất cả những điều nêu trên khiến người ta có ý nghĩ rằng, tình báo Mỹ đã bị suy thoái nghiêm tọng kể từ thời chiến tranh lạnh. Có lẽ, điều đó có liên quan đến việc trong 20 năm gần dây, đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tình báo Mỹ đã có sự thay đổi, mà các nhân viên mới lại có trình độ đào tạo thấp hơn.

Nhưng liệu tình báo Mỹ có cố tình mắc sai lầm hay không?

Kết quả của những “sai sót” gần như luôn là các cuộc xung đột vũ trang, trong đó các công ty quân sự tư nhân Mỹ thường được huy động tham gia. Trong ban lãnh đạo các công ty này thường có các tình báo viên cao cấp về hưu. Ví dụ, giám đốc một ban của công ty quân sự tư nhân đầy tai tiếng Blackwater là Robert Richer, Trợ lý Phó Giám đốc về Hoạt động của CIA, Phó Giám đốc Cục Hoạt động (Directorate of Operations), nay là Cục Hoạt động ngầm quốc gia (National Clandestine Service) của CIA Mỹ đến năm 2007. Còn Joseph Cofer Black, người từng giữ chức Phó giám đốc Blackwater, trước đó là điều phối viên chống khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ và Giám đốc Trung tâm chống khủng bố của CIA.

Mà ta biết là trên đời không có các cựu tình báo viên, tất cả họ đều là thành viên của một hội đoàn nghề nghiệp cấu kết chặt chẽ với nhau. Vậy là “những sai lầm” của những tình báo viên này lại giúp các đồng nghiệp của họ nay là lãnh đạo các công ty quân sự tư nhân kiếm những khoản tiền lớn.

Điều gì trên thực tế ở sau những sai sót của Tình báo quốc gia, NSA và CIA, liệu chúng có nghĩa là các cơ quan tình báo Mỹ đang bị suy thoái?

- Trong những năm gầy đây, quả thực đã xảy ra sự suy thoái mạnh mẽ của các cơ quan tình báo Mỹ. Suy giảm trước hết là trình độ phân tích. Kết quả là CIA chẳng hạn liên tục rơi vào tâm chấn của những vụ bê bối liên quan đến những sai lầm cực kỳ ngớ ngẩn trong hoạt động của họ
.

Thiếu tướng Cơ quan An ninh liên bang Nga FSB, cựu Cục trưởng Cục Hoạt động liên ngành và thông tin của Cơ quan liên bang về kiểm soát buôn bán ma túy FSKN của Nga, ông Aleksandr Mikhailov:

Có mấy nguyên nhân gây ra sự suy thoái đó. Nguyên nhân chủ yếu là tình báo Mỹ bị chính trị hóa rất cao: trong hoạt động của mình, họ trước hết tuân theo sự chỉ đạo của các chính trị gia. Thường thì Tổng thống Mỹ công bố về các quyết định nào đó, còn tình báo thì bắt đầu đẽo gọt thông tin cho phù hợp với các quyết định này. Hậu quả là trong 20 năm qua, tình báo Mỹ liên tục chịu những thất bại rất thê thảm.

Những tính toán sai lầm liên quan đến Iraq, Afghanistan, Libya chính là hậu quả của việc lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ để đơn đặt hàng chính trị lên trên hết.

SP: Các sự kiện ở Ukraine có thể được coi là tính toán sai lầm của tình báo Mỹ không? 

- Đương nhiên. Theo tôi, các cơ quan tình báo Mỹ đã hoàn toàn không tiến hành công tác phân tích nghiêm túc về Ukraine. Cũng không có nỗ lực tìm hiểu cán cân lực lượng, cũng không có nỗ lực kiềm chế lãnh đạo nước Mỹ tránh các quyết định đã dẫn đến những hậu quả không thể tiên liệu, kể cả đối với nước Mỹ. Hôm nay chẳng hạn, rõ ràng là các tình báo viên Mỹ đã không có thông tin về Crimea.

Theo tôi, Mỹ đã cố bù đắp thất bại của mình Ukraine bằng cách hướng sự chú ý của công luận sang đối tượng khác. Họ vừa để lọt vụ Crimea thì lập tức bắt đấu đánh bom Cận Đông. Đó là một ví dụ kinh điển khi mà người ta cố che chắn thất bại bằng một cái cớ thông tin khác.

Bởi vậy, tôi không thể coi tình báo Mỹ hiện nay thực sự hùng mạnh. Tôi sẽ nói thêm. Những khoản tiền mà nước Mỹ chi cho các cơ quan tình báo của mình, các tình báo viên Mỹ đơn giản là không những không bù đắp được những chi phí bỏ ra mà bằng các hành động của mình thường gây tổn thất cho uy tín của nước Mỹ.

SP: Ý ông nói đến vụ bê bối nghe lén các nhà lãnh đạo châu Âu chăng? 

- Đúng, mặc dù ở đây cần nói thêm: một nhà lãnh đạo có trách nhiệm của một quốc gia sẽ không bao giờ sử dụng kênh liên lạc công khai để giải quyết các vấn đề mật.

Nhìn chung, câu chuyện với Snowden mà nhờ anh ta, thông tin về chuyện nghe lén bị tiết lộ, cho thấy rằng, tình báo Mỹ với mọi khả năng về mặt bảo vệ thông tin, lại khá bất lực, và không có khả năng ngăn chặn những vụ rò rỉ thông tin tiềm tàng.

SP: “Sự coi thường” của tình báo Mỹ đối với tổ chức IS nghiêm trọng đến mức nào? 

- Các nhà lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ thời chiến tranh lạnh đã làm việc một cách hiệu quả chống các kẻ thù của mình. Họ thường mua chuộc các nhà lãnh đạo, các tù trưởng, các tổng thống. Chính bằng cách đó, họ đã kiểm soát được tổ chức al Qaeda.

Nhưng trong những năm gần đây, chính quyền Mỹ đã đặt nặng vào sức mạnh thô thiển, kể cả ở thế giới Hồi giáo. Kết quả của cách tiếp cận đó là Mỹ đã không chỉ tạo ra một lò lửa căng thẳng khổng lồ ở Cận Đông, mà còn tạo ra những điều kiện chưa từng có để hình thành các tổ chức khủng bố Hồi giáo hùng mạnh. Các tổ chức này sẽ còn tấn công lâu dài không chỉ nước Mỹ, mà cả toàn bộ Tây Âu.

Yếu tố Hồi giáo đã luôn là một yếu tố có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Nhưng bâu giờ, nhờ những hành động vụng về của Washington, đã xuất hiện một cấu trúc thượng tầng bên trên nhà nước gồm các nhóm khủng bố thống nhất. Quả đấm này sẽ thực hiện những cú đấm tấn công khắp thế giới, trước hết là bằng các vụ khủng bố. Cần nói rằng, các phần tử khủng bố Hồi giáo có tinh thần hy sinh cao, nên điều đó loại trừ khả năng phát hiện sớm các ý đồ của chúng.

Tất nhiên hoạt động này sẽ đụng chạm đến cả nước Nga. Về bản chất, bằng cách khuấy động bọn khủng bố, người Mỹ đã thả quỷ khỏi xích khóa và gây tổn hại to lớn cho an ninh của cả thế giới.

SP: Trong ban lãnh đạo của các công ty quân sự tư nhân Mỹ ta thường gặp các cựu nhân viên tình báo. Liệu ta có thể phỏng đoán rằng, một phần những sai lầm tình báo Mỹ đã cố tình làm ra để tạo cơ hội kiếm tiền cho các công ty quân sự tư nhân không? 

- Tôi không nghĩ vậy. Hơn nữa, nhiều cựu nhân viên tình báo hiện đang lãnh đạo các công ty quân sự tư nhân đang lo lắng quan sát hoạt động của CIA và NSA hiện nay. Đúng là những con người này đang kiếm tiền từ chiến tranh, nhưng tôi sẽ không nói là có sự liên hệ trực tiếp giữa các công ty quân sự tư nhân và các cơ quan tình báo Mỹ.

SP: Những kết luận nào cần rút ra từ tình hình này, chúng ta trông chờ gì từ các cơ quan tình báo Mỹ? 
- Tôi nghĩ sắp tới chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng mạng mẽ mối đe dọa khủng bố - ngay trên lãnh thổ Mỹ và các đồng minh của họ. Nhiều tổ chức khủng bố nay đã nằm trong “vùng chết” của tầm nhìn của tình báo Mỹ và có lẽ sẽ lợi dụng điều đó.

Nếu nói về an ninh của Nga, chúng ta cần làm việc nghiêm túc đối với các nhóm cấp tiến của mình. Cần thận trọng với sự di cư của người Hồi giáo đến lãnh thổ Nga, cũng như cần cắt đứt các đường dây được thiết lập để huấn luyện người Nga ở các trung tâm Hồi giáo ở nước ngoài. Nhưng điều chủ yếu nhất, chúng ta phải xác định thái độ cực kỳ rõ ràng đối với các sự kiện đang diễn ra ở Cận Đông. Nhiều người Nga, trong đó có những người từ khu vực Bắc Kavkaz, nay đang chiến đấu bên phía phe đối lập ở Syria. Chúng đang được huấn luyện quân sự và khi trở về nước, có thể tham gia vào các cuộc xung đột mới nhưng là trên lãnh thổ Nga.

- Nguyên nhân suy thoái của các cơ quan tình báo Mỹ nằm ở chỗ vào thời Liên Xô được xác định rõ là địch thủ của Mỹ, và đây đã là một địch thủ mạnh. Có thể nói, các cơ quan tình báo Mỹ đã được tôi luyện trong hoạt động chống Liên Xô. Còn nay, người Mỹ không có một chiến lược địa-chính trị rõ ràng, có thể thấy rõ sự mờ nhạt về các mục tiêu. Tuy nhiên, các cơ quan đặc vụ, đặc biệt là tình báo, luôn “được rèn luyện” tài nghệ chống kẻ thù chính.

Khủng bố Hồi giáo vốn bị tuyên bố là kẻ thù số 1 của nước Mỹ sau sự kiện 11/9/2001 phần nhiều đã được tạo ra bởi chính người Mỹ và các đồng minh người Anh của họ. Bởi vậy, các chính trị gia Mỹ ở mức độ nào đó một cách không công khai đang cho rằng, bọn khủng bố là những đồng minh chiến thuật tạm thời. Tình thế đó chỉ có làm cho tình báo mất phương hướng.

Theo tôi, tình báo Mỹ không có lỗi trong việc Mỹ mắc sai lầm trong các quyết định địa-chính trị của mình. Có lỗi là các chính trị gia khi không đặt ra các nhiệm vụ rõ ràng cho các cơ quan tình báo, và các nhà phân tích khi không thể đưa ra dự báo đúng trong tình thế hỗn độn này. 
Nguồn: SP, 29.9.2014.
http://vietnamdefence.com/Home/tinhbaoanninh/chiendichtinhbao/Tinh-bao-My-va-nhung-sai-lam-chet-nguoi/201410/54021.vnd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét