Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Mỹ quyết chiến Khủng bố IS và kịch bản của Ukraine

Lời bình:
Tàu sẽ ngồi xem hay nhân cơ hội mở thêm một mặt trận thứ 3 tại châu Á trong thời gian tới? Và liệu Mỹ cũng "tương kế tựu kế" vờ "sa lầy" vào Trung Đông và Ucraina để dụ Tàu động binh trước rồi ra tay đánh một trận lớn để đè bẹp không quân và hải quân của Tàu đập tan tham vọng tranh giành Thái Bình Dương với Mỹ? Màn kịch ở châu Á mới sắp mở màn...

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nước Mỹ đã thiết lập tình trạng chiến tranh, lời tuyên chiến đã được phát đi, liên minh được thành lập… chỉ có điều, sẽ chỉ có người Trung Đông đổ máu
Bão táp sa mạc phiên bản khủng bố
Mùa hè 2014, từ một cái tên xa lạ, Nhà nước Hồi giáo IS bỗng trở thành kẻ thù đáng sợ nhất của nước Mỹ, thậm chí là của cả nhân loại theo lời Washington tuyên bố. Một cơn bão táp của sa mạc đã diễn ra và người hứng chịu chính là nước Mỹ.
Từ một nhóm phiến quân, IS trở thành một nhà nước Hồi giáo thực thụ, giàu có, man rợ, và hùng mạnh. Quân số của IS gia tăng đến mức CIA của Mỹ phải hoang mang. Hiện nay, IS đã có 5 vạn quân ở Syria, 1 vạn quân ở Iraq và hàng ngàn chiến binh nước ngoài đa sắc tộc.
IS được trang bị vũ khí được coi là hạng nặng, bao gồm cả xe bọc thép, xe tăng... Và họ tư tin tuyên bố là tổ chức Hồi giáo hùng mạnh nhất, toàn năng nhất, thậm chí cả Al-Qaeda cũng chỉ là một tổ chức nghiệp dư và manh mún trong con mắt của IS.
Nước Mỹ sẽ không nổi giận nếu IS không nhắm vào mình. Bởi mới đầu tháng 7/2014, Tổng thống Mỹ Obama, người tuyên bố sẽ đặt dấu chấm hết cho mọi cuộc chiến ngoài biên giới mà Mỹ phát động, đã không đề cập đến vấn đề can thiệp quân sự vào Iraq và để quốc gia này tự lo cho số phận của mình.
Phiến quân IS chuẩn bị xả súng hành quyết hàng loạt lính Iraq
Phiến quân IS chuẩn bị xả súng hành quyết hàng loạt lính Iraq
Nhưng đã có công dân Mỹ bị hành quyết, quyền lợi và an ninh Mỹ bị đe dọa trực tiếp, nước Mỹ buộc phải lên tiếng tiếng, mà như người ta vẫn hiểu là phải tự vệ. Ngày 10/9/2014, Washington đã tuyên chiến. Ngày 12/9/2014, Nhà Trắng ban bố tình trạng chiến tranh. Một liên minh mới đã nhanh chóng được thành lập bao gồm 20 quốc gia chung chí hướng.
Xin kể tên những người bạn của Mỹ như sau: Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Đan Mạch, Đức, Anh, Ireland, Luxembourg, Thụy Sĩ, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Na Uy, Phần Lan, Estonia, Ba Lan, Hungary, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Kuwait, Arab Saudi.
Các quốc gia được Mỹ đề nghị hỗ trợ, ít nhất là mượn đường hoặc căn cứ quân sự gồm Liban, Ai Cập, Jordan, Bahrain, Quatar, Oman.
Người Mỹ đã thực sự biến cuộc chiến chống khủng bố nâng tầm với quy mô toàn cầu.
Mỹ tuyên chiến, người Trung Đông đổ máu
Thoạt nhìn vào những nỗ lực kêu gọi liên minh, hô hào chung tay góp sức của Washington vào cuộc chiến chống khủng bố lần này, người ta đã những tưởng nước Mỹ một lần nữa thực hiện sứ mệnh nhân loại. Nhưng bản chất vấn đề, người Mỹ vẫn không quên gửi gắm những toan tính của họ ở trong đó.
Trước hết phải nói đến hình thái chiến tranh mà Mỹ phát động. Bộ máy chiến tranh khổng lồ của nước Mỹ bắt đầu lên guồng. Những thông số về IS liên tục được CIA thay đổi từng ngày. Từ 2 vạn quân IS, Nhà Trắng đã thuyết phục được Quốc hội thông qua can thiệp quân sự. Nhưng ngay sau đó, con số này trở thành 3 vạn, 5 vạn, và hiện đã nâng lên mức hơn 6 vạn. Đồng nghĩa với việc chi phí cho chiến tranh cũng phải được gia tăng theo cấp số nhân như vậy.
Chiến binh Hồi giáo IS đang hân hoan với các chiến thắng lớn của mình
Chiến binh Hồi giáo IS đang hân hoan với các chiến thắng lớn của mình
Nhưng nhìn vào những cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông trong thế kỷ 21, chống khủng bố nhằm vào tổ chức Al-Qaeda tại Afghanishtan, hay khi liên quân Mỹ đơn phương tấn công tiêu diệt chính quyền Saddam Hussein của Iraq. Họ tham chiến với quy mô tổng lực của cả hải lục không quân. Các quốc gia đồng minh với Mỹ cũng tích cực trợ chiến với lực lượng quân sự của mình.
Tuy nhiên, với cuộc chiến lần này, Tổng thống Obama nói không với điều động lục quân. Tất cả những gì nước Mỹ hay liên minh của họ sẽ làm là do thám, không kích và hỗ trợ cho nhà nước Iraq hay lực lượng đối lập tại Syria để chống khủng bố IS.
Vậy nước Mỹ đang tuyên chiến, nhưng binh lính của họ không tham chiến. Nước Mỹ thề đuổi cùng giết tận Hồi giáo IS, nhưng người đổ máu trên chiến trường không phải người Mỹ mà là những người bản địa. Bản thân hình thái phát động chiến tranh này của nước Mỹ đã cho người ta một dấu hỏi: thực sự quyết tâm của Washington đến đâu?
Cuộc chiến với IS lần này chẳng khác gì thao trường cho liên quân Mỹ và những người bạn thao diễn các kỹ năng, công nghệ tác chiến điện tử mới mẻ. Và phần khốc liệt nhất của chiến trường không dành cho những "quốc gia của ánh sáng."
Một điểm cần chú ý khác, trong những quốc gia đứng vào hàng ngũ của liên minh mới toanh này, còn thiếu nhiều cái tên rất đáng chú ý. Chiến trường ở Trung Đông, vậy người chơi chính sẽ là những đại diện của khu vực này. Vậy vì sao Israel, Iran, Syria không được góp tên?
Về vị trí địa lý, Israel - đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông đang ở vào thế... nhạy cảm. Bản thân họ đang thực hiện cuộc chiến chống lại tổ chức vũ trang Hamas, và nước Mỹ chẳng dại gì lôi kéo thêm đồng minh ruột của mình vào một cuộc chiến chống lại một tổ chức hồi giáo khác. Điều này chỉ tạo thêm nguy cơ cho Hamas và IS hợp nhất. Đồng thời, Do Thái và Hồi giáo vốn không ưa nhau, từ sau thế chiến thứ hai cho đến nay.
Còn về Syria, cục diện quốc gia này thực sự phức tạp. Dù quân chủ lực của IS chiếm một vùng rộng lớn của Syria, nhưng nước Mỹ đang bị giằng xé bởi chính những mâu thuẫn mà họ gây ra trên đất nước này. Một mặt, chính quyền Bashar al-Assad thân Nga sẽ chẳng hào hứng gì đứng vào hàng ngũ của nước Mỹ. Mặt khác, mời al-Assad đứng chung chiến tuyến với mình thì khoản tiền 500 triệu USD chờ Quốc hội thông qua và những cam kết hỗ trợ vũ khí sát thương, vũ khí hạng năng cho lực lượng đối lập ở Syria sẽ tan thành mây khói.
Bản đồ hơn 20 nước lập Liên minh tiêu diệt phiến quân IS (Đồ họa: TPO)
Bản đồ hơn 20 nước lập Liên minh tiêu diệt phiến quân IS (Đồ họa: TPO)
Với IS ở Syria, Mỹ đang thực sự muốn một mũi tên trúng nhiều đích: vừa vũ trang, hỗ trợ cho phe đối lập với mục đích tiêu diệt khủng bố, và sau này sẽ sờ đến chính quyền Assad. Mặt khác, nhân tiện không kích khủng bố, Mỹ rất có thể sẽ trở giáo và thực hiện lại kế hoạch không kích vào chính quyền Damacus đã bị bỏ dở từ tháng 9/2013.
Còn Iran, một quốc gia không đội trời chung với Mỹ, có lẽ không cần phải bàn nhiều về việc họ không đứng chung vào hàng ngũ này.
Có thể nhìn nhận rằng về phương thức tác chiến, Mỹ đang chọn cho mình giải pháp an toàn, tiết kiệm, tránh xa lầy, còn về địa chính trị, thực tế chỉ là một sự lôi kéo ủng hộ và gia tăng ảnh hưởng lên khu vực này.
Bàn cờ Ukraine đang lặp lại?
Khi nhắc đến địa chính trị, một lần nữa các cường quốc phải ngồi vào một bàn cờ với vị thế là đối thủ. Cuộc chơi giữa Nga và Mỹ lại tiếp diễn, khi Trung Đông trước đây mang nhiều ảnh hưởng của Liên Xô (nay là Nga) và IS cũng lấy một quốc gia thân Nga làm căn cứ điểm đó thôi. Có lẽ, Nga sớm đã nhìn ra toan tính của nước Mỹ, và những gì họ thể hiện đến lúc này là những lời lẽ ngoại giao ôn tồn, yên tĩnh.
Thậm chí, IS đã chỉ tận mặt Tổng thống V.Putin và đe dọa sẽ cắt cổ “người hùng của nước Nga” bởi những hành động hỗ trợ chính quyền Assad. Tuy nhiên, Moscow vẫn chỉ nhắc nhở trước Hội đồng bảo an rằng làm gì thì cũng cần tôn trọng… luật pháp quốc tế.
Những chiến binh người Kurd ở Iraq giao chiến với lực lượng khủng bố IS
Những chiến binh người Kurd ở Iraq giao chiến với lực lượng khủng bố IS

Đối lập với ồn ào của Mỹ là dịu êm của Nga, nó làm người ta nhớ đến Ukraine. Khi phương Tây khua chiêng đánh trống hậu thuẫn lật đổ Tổng thống Yanukovych thì Nga lặng lẽ mang viên ngọc Crimea bỏ vào túi mình.
Cuộc chơi này không đơn giản chỉ là Nga – Mỹ, bởi bên cạnh cuộc cờ vẫn còn một kẻ chầu dìa đầy nguy hiểm: Trung Quốc. Đích thân Cố vấn an ninh Mỹ, bà Susan Rice đã ngỏ lời mời Trung Quốc trở thành một phần trong liên minh mới thành lập, nhưng Bắc Kinh vẫn im lặng.
Còn nhớ tại Ukraine, tọa sơn quan hổ đấu, tham gia bắt bí nước Nga, Trung Quốc đã mang về cho mình một hợp đồng dầu khí 400 tỷ USD với đơn giá rất hời, và cơ hội mua hàng loạt vũ khí khủng như S-400, Su-35, tàu ngầm Amur…
Và ở cục diện này, có lẽ Trung Quốc vẫn đang bổn cũ soạn lại. Chỉ có điều, Bắc Kinh sẽ nguy hiểm hơn, táo bạo hơn, bởi Trung Đông là mảnh đất màu mỡ về năng lượng. Và vì năng lượng, Bắc Kinh có thể làm tất cả.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-quyet-chien-khung-bo-is-va-kich-ban-cua-ukraine-3058157/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét