Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Căn cứ Nathang – Điểm chốt chặn quân Trung Quốc xâm nhập Bhutan, Ấn Độ

Cuộc đối đầu Ấn – Trung đã bùng phát nhanh chóng từ cách đây hơn 1 tháng tại khu vực gọi là Dokalam.
Sự việc bắt đầu từ ngày 16/6 khi Trung Quốc cáo buộc binh sĩ Ấn Độ đi qua đường ranh giới hai bên đã nhất trí, phân chia giữa vùng Tây Tạng (Tây Trung Quốc) với bang Sikkim (Đông Ấn Độ).
Reuters thông tin, trên thực tế, từ hôm 8/6, quân đội Trung Quốc đã lặng lẽ tiến vào cao nguyên Dokalam trong đêm tối và phá bỏ những lô cốt do phía Bhutan xây dựng cách đây nhiều năm.
Tới hôm 16/6, một đơn vị công binh Trung Quốc tiến vào khu vực này xây dựng một con đường chạy xuyên qua cao nguyên. New Delhi cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm an ninh Ấn Độ và chủ quyền của nước láng giềng Bhutan khi bắt đầu dự án xây dựng.
Bản đồ khu vực "cổ gà"
Bản đồ khu vực “cổ gà”
Phía Bhutan cũng đã kịch liệt phản đối và yêu cầu Trung Quốc trả lại hiện trạng tại khu vực.
Việc Trung Quốc đơn phương xây dựng con đường khiến Ấn Độ phải can thiệp vì Ấn Độ và Bhutan hồi năm 2007 đã từng ký một hiệp ước hợp tác về các vấn đề an ninh.
Đặc biệt, con đường mà Trung Quốc dự định xây dựng sẽ tiến thẳng tới khu vực “Cổ gà”, dải đất 20km kết nối Ấn Độ với những bang hẻo lánh ở phía Đông Bắc.
Cuộc khủng hoảng kéo dài suốt 1 tháng qua khiến tình hình biên giới Trung- Ấn “căng như dây đàn”.
Không khí ở Nathang
Tại Nathang, cách Doklam – nơi lực lượng hai bên đối đầu – chỉ vài km, có thể thấy rõ quá trình xây dựng lực lượng của New Delhi dù tới đêm, các phương tiện quân sự chở pháo và xe tăng hạng nhẹ mới di chuyển để tránh gây chú ý.
Boong-ke mới đang được xây dựng và mìn được chôn dưới đất để đề phòng các cuộc tấn công từ Trung Quốc. Các ụ súng máy cũng đã được dựng lên tại nhiều cứ điểm, còn các binh lính thì thực hành chiến đấu 2 lần/ngày.
Thung lũng Nahang
Thung lũng Nahang
Nathang đóng vai trò như một căn cứ tiếp viện cho tiền đồn Lalten của Ấn Độ. Lalten nằm ở vị trí cao hơn, tạo điều kiện giúp New Delhi có tầm nhìn rõ ràng hơn đối với các hoạt động của Trung Quốc ở vùng Yadong (Tây Tạng), một phần của thung lũng Chumbi, trông xuống hành lang Siliguri (hay còn gọi là “Cổ gà”) nhạy cảm.
Quyết giữ chốt, không cho Trung Quốc xây đường
Sau khi bỏ chiến lược phòng thủ truyền thống “Chỉ – giữ – biên – giới”, Ấn Độ đã mất 4 năm để gây dựng một quân đoàn tấn công ở vùng núi với khoảng 80.000 quân.
“Điều đó khiến Trung Quốc lo ngại khi mà giờ đây chúng tôi có cơ sở hạ tầng tốt hơn, năng lực không vận chiến lược tốt hơn, cùng nhiều khu vực đổ bộ có ưu thế ở Himalayas”, Thiếu tướng Apurba Bardalai, chỉ huy đội huấn luyện quân sự Ấn Độ tại Bhutan cho hay, “Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi lại thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc thêm một chút, xét về năng lực”.
Nhiều người tin rằng đó có thể là nguyên nhân châm ngòi cho tình trạng thù địch: “Không xây được đường thì chiến lược thống trị của PLA ở khu vực biên giới tranh chấp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều đó cũng sẽ dập tắt nỗ lực lôi kéo Bhutan của Trung Quốc”, ông Subir Dutta, cựu quan chức cơ quan tình báo Ấn Độ cho hay.
Binh sỹ hai nước trước căng thẳng
Binh sỹ hai nước trước căng thẳng
Mặc dù nhiều bên đang kêu gọi hai nước giải quyết vấn đề thông qua đối thoại nhưng Trung Quốc kiên quyết yêu cầu quân đội Ấn Độ phải rút quân trước. Tuy nhiên, theo một binh sĩ khác thuộc sư đoàn Mèo đen, “giây phút chúng tôi bỏ chốt thì người Trung Quốc sẽ xây đường ngay, chúng tôi không chấp nhận điều đó”.
Với tình hình căng thẳng như hiện nay, giải pháp có lẽ sẽ không sớm xảy ra. Ít nhất đó là suy nghĩ của nhiều binh lính Ấn Độ.
http://muonmauchientranh.com/tin-tuc/can-cu-nathang-diem-chot-chan-quan-trung-quoc-xam-nhap-bhutan-an-do.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét