Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Forget the Trade War. China Is Already in Crisis

Even if the second-largest economy resolves the current slowdown, it will remain mired in a debt-driven slump.




Once again, the world’s investors are turning their worried gaze toward China. And for good reason. Economic growth in the third quarter sank to 6.5 percent, the slowest pace since the depths of the global financial crisis in 2009. Car purchases fell last year for the first time in more than two decades. Apple Inc.’s warning in early January that iPhone sales in China were sagging alerted the world to how a slowing Middle Kingdom would drag down global growth and corporate profits. But the locals figured that out a while ago. Even after a recent uptick, the stock market in Shanghai has still plunged by more than a quarter from its 2018 high. The outlook isn’t any rosier. Tariffs on Chinese exports to the U.S. imposed by President Donald Trump are starting to pinch the country’s factories. A steep and unexpected plunge in imports in December signaled just how sharply the economy is decelerating. That’s led Beijing to turn the volume down on its bravado and negotiate with Washington to defuse the conflict.
A trade pact, if it happens, may soothe investors, and perhaps even juice economic growth—at least temporarily. But it won’t bring an end to China’s woes. While tariffs are a nuisance, the real problems run deeper, embedded in China’s financial structure.
What goes widely unnoticed is that China is already in crisis. No, it’s not the sort of hold-on-for-dear-life collapse the U.S. had in 2008 or the surprising, ferocious meltdowns the Asian Tiger economies experienced in 1997. Nonetheless, it’s a crisis, complete with gutted banks, bankrupt companies, and state bailouts. Since the Chinese distinguish their model of state capitalism as “socialism with Chinese characteristics,” let’s call this a “financial crisis with Chinese attributes.”
This crisis is not merely about the current slowdown in growth. It’s been going on for a while, and by the looks of it, isn’t going away anytime soon. How it’s resolved—or isn’t—will have repercussions much bigger than a few quarters of poor growth performance. This crisis is about China’s economic future and whether or not it can manage the structural transformation necessary to propel the economy into the ranks of the world’s most advanced. And it also will determine if China will be a pillar of global growth—or a threat to the world’s financial stability.
On the surface, the whole idea that China is in a crisis may sound ridiculous. Growth has tapered off, but it remains relatively strong—assuming you believe the government’s figures. Banks and companies aren’t tumbling into insolvency on a massive scale. The yuan has even shown signs of strength in recent days. While anxiety over the state of the economy has mounted—thus the pullback by Chinese shoppers—the mood in China hasn’t degenerated into the gloom that usually accompanies financial upheavals.
Crisis? What crisis?
True, China may never suffer the panicked fiasco that emanated from Wall Street in 2008. This financial crisis with Chinese attributes isn’t taking the same course as most others. Rather than a sudden explosion that destroys banks and jobs, China’s version is protracted, moving so slowly that it can be hard to notice. Ultimately, though, the cost and pain will be similar to—perhaps even worse than—that of the traditional crises we’ve come to expect.
A few years ago, some China watchers (this writer included) predicted the economy could tumble into a 2008-like collapse. All the warning signs for catastrophe were flashing bright red: a housing bubble, excess capacity in industries from steel to solar panels, and most worrisome of all, a debt buildup of gargantuan proportions. Total debt relative to national output surged to 253 percent in mid-2018, from only 140 percent a decade earlier, according to the Bank for International Settlements. No emerging economy since the 1990s has had such an outsize debt expansion and escaped some sort of financial calamity. China would have to defy history to dodge a debt disaster.
We’ve been watching and waiting for China’s Lehman Brothers moment—then waiting some more. It never arrived. Some analysts have come to figure it never will—that, indeed, China is too big to fail. The Chinese government, the new argument goes, has so many levers of control—over banks, big corporations, and capital flows—that it can suppress the sort of crisis a more liberal economy can’t prevent. This superpower was on display in 2015 after a stock market bubble burst, fueled by shifty lending and bureaucratic ineptitude. Money flooded out of the country as the currency staggered. What would likely have laid other emerging markets low was just another day’s work for China’s powerful mandarins. The government organized a stock bailout and clamped down on capital outflows. Crisis averted.
That approach is representative of Beijing’s overall strategy toward its debt problem. The government—obsessed with social stability—isn’t allowing the debt bomb to detonate. But the financial crisis with Chinese attributes is inflicting the same damage on the economy anyway.
As in any debt crisis, the health of China’s banks is being dangerously eroded. Although nonperforming loans officially reached the highest level in a decade at the end of 2018, they remain at less than 2 percent of the total outstanding, according to the government. Hardly anyone believes that statistic. Charlene Chu, a senior partner at Autonomous Research and one of the foremost experts on China’s credit woes, estimates that 24 percent of total credit, worth some $8.5 trillion, has gone sour. That may sound outrageous, but in the 1997 meltdown, nonperforming loans in Indonesia, South Korea, and Thailand reached about a third of their total loans.
As is often the case in crises, the true extent of the debt and the damage is probably higher than anyone can guess. In an October study, S&P Global Ratings noted that the amount of local government debt in China remains a mystery, since so much of it is held off balance sheets. That “hidden” debt could be “multiples of the publicly disclosed amount”—as high as $6 trillion. S&P calls that sum “a debt iceberg with titanic credit risks.” Local governments have often done the heavy lifting on growth-stimulating infrastructure spending, but with so much debt, that role is reaching its limits.
China is dealing with another feature of a financial crisis: capital flight. Because of strict controls, money can’t gush out as it probably would under a less restrictive regime. But it ends up overseas anyway. Chinese have topped the list of foreign buyers of U.S. residential real estate for six consecutive years, according to the National Association of Realtors. In the 12 months to the end of March, they snapped up more than $30 billion worth of American homes. Canadians purchased only a third as much; Brits and Indians, a quarter each.
In theory, the Chinese-style financial crisis has advantages over the run-of-the-mill sort. By maintaining growth and employment, Beijing is buying time to fix the system. Regulators are attempting some sort of cleanup: Corporate defaults were up sharply last year. In reality, the government is perpetuating the crisis by taking out the financial garbage much too slowly. What’s probably required is a massive overhaul of bloated state-owned enterprises. Even worse, policymakers keep adding refuse to the pile. They remain fixated on achieving growth targets impossible to reach without infusions of more credit. China is a debt junkie, and like any addict, it needs a fix—of credit—to keep going. When that short-term relief wears off, the economy begins to slow down again. Chinese leaders get the shakes, lose their determination to tackle the debt, and inject another hit of credit.
They’re trying it again. Much of the recent slowdown results from government efforts to constrain debt. So policymakers are, as usual, turning the credit spigot back on. In early January the central bank reduced the amount of cash it mandates banks hold in reserve, allowing them to lend more. Inevitably, that means more bad loans. “More debt is generated, and that debt is used to create all the things that have caused the problem over the past decade,” says Dinny McMahon, author of the book China’s Great Wall of Debt.
In that sense, the government is making the financial crisis with Chinese attributes worse than a standard crisis. Lehman moments might be terrifying, but they’re also cleansing, an opportunity for the market to scrub out the bad stuff and clear room for new, good stuff. Beijing, by stopping that from happening, is allowing the waste to rot and fester, likely enlarging the costs of the unavoidable cleanup.
Eventually the state will have to step in and fix the mess, just as the U.S. government did in 2008. China’s banking repair will likely require the mother of all Troubled Asset Relief Programs. We can get a rough idea from past crises of how big the bill might be. South Korea’s government spent the equivalent of 31 percent of national output repairing its financial system in the wake of the 1997 crisis. Applying that as a guide, China’s tab could reach $3.8 trillion. It could be even higher. Indonesia coughed up 57 percent of its gross domestic product in its post-1997 restructuring.
Meanwhile, the economy is weighed down. Too much of China’s debt has been amassed in unproductive ways—unnecessary factories, insolvent “zombie” companies—and that gross misallocation of resources is eating away at key drivers of growth. The New York-based Conference Board, a research association, figures total productivity growth in China has been negative since 2012.
All this leads to a downward spiral. With the nation already buried in debt, each attempt to stimulate the economy with fresh credit has a smaller and smaller payoff. As research firm Fathom Consulting explainedin an October study, China’s old economic model “is exhibiting diminishing marginal returns.” There are signs of that happening. Despite months of prodding lenders, credit growth has not picked up steam as policymakers have wished. Heightened anxiety over the economy combined with the already staggering level of debt is making it more difficult for the government to rely on additional credit to keep China growing.




Perhaps there will come a point where even Chinese policymakers recognize that the debt is so dangerous that controlling it must take precedence over growth. It’s difficult, though, to imagine what will wake them. Higher inflation could be a game changer, since that would make it more challenging for the central bank to keep pumping in the cash the system needs to stay afloat. But that isn’t in the cards, at least in the short term. A sharp drop in inflation is raising concerns that China might enter a deflationary period that would make its debt an even heavier burden to bear.
The only real solution, as McMahon notes, is “changing the way the economy grows.” Economists and policy wonks have argued for eons about China’s need to “rebalance”—shift its growth engine from investment to consumption. That’s not happening quickly enough. Each time the government uses debt to prop up growth, it’s a setback for reform of the economic system. Beijing, according to London-based Fathom, is “avoiding the economic realities of rebalancing while storing up problems for the future.”
The underlying issue is that the liberalizing reforms that could set the economy on a healthier track have all but evaporated, and there’s no revival on the horizon. President Xi Jinping’s top priority is imposing Communist Party control on everything, so he’s kept the state-led, investment-heavy economic agenda that’s at the heart of this characteristically Chinese financial crisis. His latest industrial policies may aspire to fancier products—robots, microchips, electric cars—but they could create the same old mess: too many factories, too much debt, too much waste.
Even if Xi’s approach gives birth to new sectors and growth, that won’t necessarily undo the harm already done. The bad loans won’t magically transform into gold. The only real difference between a regular financial crisis and a financial crisis with Chinese attributes is the duration. Most normal financial upheavals last months; China’s may drag on for years. As the world’s premier emerging economy, the People’s Republic should be a source of succor to a slipping world economy. But until it finally resolves its financial crisis, China will instead remain a source of global stress.
https://www.bloomberg.com/businessweek


Một lần nữa, giới đầu tư quốc tế đang nhìn vào Trung quốc với vẻ lo lắng. Và với lý do chính đáng. Tăng trưởng kinh tế nước này trong quí 3 đã suy giảm xuống mức 6.5%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Lần đầu tiên, sau hơn 2 thập kỷ, số lượng xe hơi bán ra đã giảm. Apple cũng cảnh báo hồi đầu tháng 1 vừa qua doanh số bán của họ ở thị trường TQ cũng đã chững lại, làm ảnh hưởng tới mức tăng trưởng và lợi nhuận toàn cầu của họ. Với người dân TQ, có lẽ họ đã thấy điều này sớm hơn thế. Mặc dù gần đây đã phục hồi, thị trường chứng khoán Thượng Hải vẫn suy giảm hơn 25% so với mức cao nhất của năm 2018. Và tình hình xem ra chưa có dấu hiệu gì sáng sủa hơn. Chính sách thuế đánh vào hàng xuất khẩu từ TQ của chính quyền Trump đã bắt đầu ảnh hưởng tới các nhà máy sản xuất của nước này. Kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh và đột ngột trong tháng 12 cho thấy nền kinh tế TQ đang bị suy giảm mạnh thế nào. Việc này đã buộc chính phủ TQ phải hạ thấp tông giọng trong đàm phán với Mỹ nhằm hạ nhiệt xung đột thương mại giữa 2 nước.
Một hiệp ước thương mại Mỹ - Trung, nếu có, sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư quốc tế, và thậm chí có thế giúp gia tăng vị ngọt cho tăng trưởng kinh tế nước này, ít nhất là tạm thời, nhưng sẽ không giúp triệt tiêu mọi vấn đề của TQ. Mặc dù vấn đề thuế với Mỹ mang tới sự phiền toái gai góc, những vấn đề TQ thực sự phải giải quyết trầm trọng hơn thế rất nhiều. Chúng nằm sâu trong cấu trúc tài chính của TQ.
Điều mà chúng ta hầu như không nhận thấy là TQ thực tế đã bị khủng hoảng. Nó không phải là loại khủng hoảng kiểu "cố mà sống sót" của Mỹ năm 2008, hay sự sụp đổ bất ngờ và nhanh chóng năm 1997 của các con hổ châu Á. Nhưng nó vẫn là 1 cuộc khủng hoảng, với những ngân hàng khó khăn vì nợ xấu, các doanh nghiệp phá sản, và can thiệp "cứu giúp" của chính phủ. Do chính phủ TQ luôn che đậy mô hình tư bản nhà nước bằng mỹ từ "chủ nghĩa xã hội mang đặc tính TQ", chúng ta có thể gọi cuộc khủng hoảng này là "khủng hoảng tài chính mang màu sắc TQ" - “financial crisis with Chinese attributes.”
Cuộc khủng hoảng này không hoàn toàn chỉ là về suy giảm kinh tế gần đây. Nó đã kéo dài một thời gian, và nếu nhìn nhận kỹ, nó sẽ không sớm chấm dứt. Trung quốc sẽ xử lý (hoặc không xử lý) cuộc khủng hoảng này thế nào sẽ để lại âm hưởng lớn hơn nhiều so với con số tăng trưởng chậm của 1 vài quí vừa qua. Cuộc khủng hoảng này là về tương lai của nền kinh tế TQ, và vấn đề liệu TQ có thực hiện được sự cải cách cấu trúc cần thiết để đưa quốc gia này vào quĩ đạo của những nền kinh tế tiên tiến nhất. Nó cũng sẽ quyết định liệu TQ sẽ trở thành cột trụ của tăng trưởng toàn cầu hay là mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính thế giới.
Nhìn bề ngoài, nhận định TQ đang bị khủng hoảng xem ra rất nực cười. Tăng trưởng có chậm lại nhưng vẫn ở mức tương đối mạnh (nếu bạn tin số liệu thống kê chính thức). Ngân hàng và doanh nghiệp vẫn chưa bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trên diện rộng. Đồng nhân dân tệ đã cho thấy tín hiệu mạnh trở lại trong những ngày gần đây. Mặc dù tâm lý lo ngại về thực trạng của nền kinh tế ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng tới tình hình mua sắm của người tiêu dùng, Trung quốc vẫn chưa bị rơi vào tình trạng u ám thường thấy ở các cuộc khủng hoảng tài chính.
Đúng. Trung quốc có thể sẽ không bao giờ phải chịu cảnh hỗn loạn mà Wall Street gây ra cho nước Mỹ năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung quốc này không diễn ra cùng chiều như phần lớn các khủng hoảng tài chính khác. Thay vì bùng nổ đột ngột, làm sụp đổ hệ thống ngân hàng và cướp đi công ăn việc làm của doanh nghiệp, khủng hoảng kiểu TQ được kiểm soát, diễn ra chậm rãi tới mức hầu như không nhận thấy. Nhưng cuối cùng, cái giá phải trả và sự đau đớn phải nhận của cuộc khủng hoảng này có thể sẽ lớn hơn những cuộc khủng hoảng kiểu truyền thống mà chúng ta từng chứng kiến.
Cách đâu vài năm, 1 vài nhà quan sát TQ (và tác giả bài này là 1 trong số đó) có dự báo rằng nền kinh tế TQ có thể bị sụp đổ như ở Mỹ năm 2008. Mọi tín hiệu cảnh báo 1 trận đại hồng thủy đều rõ như ban ngày: bong bóng bất động sản, dư thừa công suất trong mọi ngành sản xuất, từ thép tới tấm điện năng lượng mặt trời, và lo ngại nhất là Nợ, đã vọt tới mức khổng lồ. Tổng nợ so với tổng sản lượng quốc dân đã tăng tới mức 253% vào giữa năm 2018 so với mức 140% của 1 thập kỷ trước, theo số liệu của Bank for International Settlements. Kể từ những năm 1990, chưa có 1 nền kinh tế đang nổi nào nới rộng mức nợ tới mức lớn nhu vậy mà lại thoát được đại họa tài chính. Trung quốc quả thực đã đi ngược lại qui luật lịch sử trong vấn đề này.
Chúng tôi đã quan sát và chờ đợi giây phút Lehman Brothers của Trung quốc. Rồi chờ đợi thêm. Nhưng khủng hoảng đã không xảy ra. Một số chuyên gia phân tích đã đi tới kết luận: khủng hoảng sẽ không bao giờ xảy ra --- và rằng trên thực tế TQ quá lớn để sụp đổ - China is too big to fail. Chính phủ TQ, những lập luận mới này tranh luận, có quá nhiều đòn bẩy để kiểm soát - kiểm soát ngân hàng, tập đoàn lớn, và dòng vốn ... nên có thể kìm hãm những khủng hoảng mà các nền kinh tế tự do hơn không ngăn chặn được. Quyền lực siêu đẳng này được phô trương vào năm 2015 sau khi thị trường CK nước này nổ bong bóng do chính sách nới rộng tín dụng và can thiệp hành chính. Vốn tháo chạy khỏi TQ do đồng tiền mất giá. Nếu các quốc gia mới nổi khác có thể bị nhấn chìm vì cơn bão đó thì các quan chức TQ chỉ cần 1 ngày để dẹp quang. Chính phủ quyết định cứu giúp (bailout), ngăn chặn dòng chảy tháo vốn. Khủng hoảng chấm dứt.
Hành động đó đặc trưng cho chiến lược chung của Bắc Kinh đối với vấn đề nợ. Chính phủ TQ, bị ám ảnh bởi ổn định xã hội, không cho phép quả bom Nợ tháo ngòi. Nhưng dù là gì, khủng hoảng tài chính kiểu TQ cũng vẫn gây cùng loại tổn thương cho nền kinh tế.
Như với bất kỳ khủng hoảng nợ nào, sức khỏe của các ngân hàng TQ đang suy giảm nghiêm trọng. Mặc dù theo số liệu của chính phủ tỷ lệ nợ xấu đã lên tới mức cao nhất trong suốt 10 năm qua vào cuối năm 2018 nhưng cũng mới chỉ chưa tới 2% tổng nợ. Tất nhiên ít ai tin con số thống kê chính thức đó. Charlene Chu, partner cao cấp của Autonomous Research và là 1 chuyên gia hàng đầu về nợ tín dụng TQ dự toán rằng 24% tổng tín dụng, tương đương 8,5 nghìn tỷ USD thuộc diện nợ xấu. Điều này nghe rất đáng ngại nhưng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nợ xấu của Indonesia, Hàn quốc và Thái lan chiếm khoảng 1/3 tổng nợ.
Giống như phần lớn các cuộc khủng hoảng, con số tổng nợ và tỷ lệ nợ xấu thường cao hơn so với dự báo. Trong 1 báo cáo hồi tháng 10 của S&P Global Ratings, tổng nợ của các chính phủ địa phương của TQ luôn là 1 bí ẩn vì phần lớn được kết toán ngoài số sách. Khoản nợ bị "giấu" này có thể cao gấp nhiều lần con số công bố chính thức, đạt mức 6 ngàn tỷ USD. S&P gọi đó là mỏm chóp của tảng băng nợ mang rủi ro tín dụng ngang với đại họa Titanic. Chính quyền địa phương ở TQ thường xuyên phải nâng tạ nặng để thúc đẩy tăng trưởng thông qua chi đầu tư phát triển hạ tầng nhưng với gánh nợ như vậy, vai trò đó của các chính quyền địa phương đã vượt quá giới hạn.
Trung quốc cũng đang phải xử lý 1 khía cạnh khác của khủng hoảng tài chính: vốn tháo chạy ra nước ngoài. Do chính sách kiểm soát chặt chẽ, vốn không thể rút chạy ra nước ngoài nhanh như trong các chế độ ít kiểm soát khác. Nhưng cuối cùng thì vốn vẫn có cách để chạy ra bên ngoài. Trung quốc hiện đứng đầu danh sách đầu tư mua bất động sản tại Mỹ trong 6 năm liên tiếp theo thống kê của National Association of Realtors. Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3 năm ngoái, người Trung quốc đã chi hơn 30 tỷ USD để mua nhà tại Mỹ trong khi người Canada chỉ chi bằng 1/3 con số đó và người Anh và Ấn bằng khoảng 1/4.
Trên lý thuyết, khủng hoảng tài chính kiểu TQ có những lợi thế dễ thấy nhất định. Bằng việc duy trì tăng trưởng và công ăn việc làm, Bắc Kinh đang cố tận dụng thêm thời gian để cải thiện hệ thống. Các nhà hành pháp đang nỗ lực "đốt lò": số lượng thanh tra sai phạm tại các doanh nghiệp tăng mạnh trong năm ngoái. Trên thực tế, chính phủ đang cố trì hoãn khủng hoảng bằng cách sử lý thật chậm việc dọn dẹp đống rác thải tài chính. Có lẽ việc cần phải làm là dọn nhanh và toàn diện khu vực quốc doanh. Nhưng khổ nỗi, chính các nhà hoạch định chính sách lại đang tiếp tục đổ rác vào đống thải. Họ tiếp tục đắm đuối chạy theo thành tích đạt chỉ tiêu tăng trưởng mà nếu không tiếp tục rót tín dụng thì hoàn toàn bất khả thi. Trung quốc là con nghiện Nợ, và giống mọi con nghiện, nó cần được cấp thuốc (tín dụng) để tiếp tục sống. Khi cơn thỏa nghiện ngắn hạn qua đi, nền kinh tế sẽ bắt đầu phát triển chậm lại. Các nhà lãnh đạo TQ bị lên cơn co giật, mất ý chí giải quyết vấn nạn nợ, và lại chìa tay để tiêm thêm liều thuốc nợ mới.
Họ đang lập lại sai lầm thêm 1 lần nữa. Phần lớn sự suy giảm tăng trưởng gần đây đã là kết quả của việc chính phủ TQ nỗ lực thắt chặt tín dụng. Các nhà hoạch định chính sách, như thường lệ, lại chìa tay bơm thuốc phiện nợ. Đầu tháng 1 vừa qua, ngân hàng trung ương TQ đã hạ thấp mức tiền mặt dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại để nới rộng hạn mức tín dụng cho phép các ngân hàng này có thể cho vay nhiều hơn. Chắc chắn điều đó đồng nghĩa với nợ xấu nhiều hơn. "Nhiều nợ hơn, và toàn bộ đống nợ đó được dùng để làm đúng những thứ đã gây rắc rối trong suốt 2 thập kỷ qua", Dinny McMahon, tác giả cuốn Vạn lý Trường nợ (China’s Great Wall of Debt) nói.
Theo cách đó, chính phủ TQ đang làm cho cuộc khủng hoảng tài chính kiểu TQ trầm trọng hơn 1 cuộc khủng hoảng thông thường. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu bằng Lehman Brothers có thể ghê sợ nhưng nó cũng có tác dụng thải độc, một cơ hội để thị trường thanh trùng, dọn sạch chỗ cho những điều mới, tốt đẹp hơn. Vì ngăn cản việc này, Bắc Kinh đang cho phép đống thải cũ thêm thối rữa và độc hại, làm tăng thêm chi phí của chiến dịch làm sạch không tránh khỏi về sau.
Rồi cuối cùng chính quyền sẽ phải can thiệp và dọn rác, giống như chính phủ Mỹ đã làm vào năm 2008. Để sửa chữa hệ thống ngân hàng của mình, TQ chắc sẽ phải cần nhiều hơn toàn bộ số tiền mà chính phủ Mỹ đã chi cho các chương trình Troubled Asset Relief. Để ước tính xem chi phí dọn dẹp đó tốn kém thế nào, ta có thể lấy các cuộc khủng hoảng trước đây làm cơ sở. Chính phủ Hàn Quốc phải chi tới 31% tổng sản lượng quốc dân để khắc phục hệ thống tài chính của họ khi xảy ra khủng hoảng năm 1997. Trong trường hợp TQ, điều đó sẽ tương đương 3.8 nghìn tỷ USD. Và thậm chí sẽ còn cao hơn vì Indonesia phải chi tới 57% GNP của họ để làm việc này sau khủng hoảng 1997.
Trong khi đó, nền kinh tế đã bị kìm chân. Một phần lớn tổng nợ của Trung quốc được sử dụng không hiệu quả - những nhà máy không cần thiết, những tập đoàn khổng lồ mất khả năng chi trả - và chính sự phân bổ nguồn lực kém hiệu quả đó đang bào mòn các lực đẩy tăng trưởng quan trọng. Theo Conference Board, 1 tổ chức nghiên cứu đóng tại New York, năng suất lao động của toàn TQ đã suy giảm kể từ năm 2012.
Tất cả những điều này dẫn tới vòng xoáy trầm cảm. Với 1 quốc gia đã ngập trong nợ, mọi nỗ lực kích thích nền kinh tế bằng dòng tín dụng mới sẽ chỉ mang lại tác dụng ngày càng nhỏ. Như công ty tư vấn Fathom Consulting giải thích trong báo cáo tháng 10 của họ, mô hình kinh tế của TQ đang cho cho thấy hội chứng "hiệu suất giảm dần". Sau nhiều tháng khuyến khích ngân hàng nới lỏng tín dụng, tăng trưởng tín dụng vẫn chưa hề nóng lên như chính phủ mong đợi. Sự lo ngại ngày càng tăng về viễn cảnh kinh tế, cộng thêm với mức nợ vốn đã choáng váng khiến chính phủ ngày càng khó phụ thuộc vào tín dụng thông thường để TQ tiếp tục tăng trưởng.
Có lẽ sẽ tới lúc ngay cả các nhà hoạch định chính sách TQ cũng nhận thức được rằng nợ nguy hiểm tới mức việc kiểm soát nợ phải được coi là ưu tiên quan trọng hơn tăng trưởng. Dù vậy, khó tưởng tượng điều gì sẽ khiến họ tỉnh cơn mê. Lạm phát tăng cao có thể giúp thay đổi cuộc chơi vì khi đó ngân hàng trung ương sẽ khó tiếp tục bơm tiền để hệ thống thoát chết đuối. Nhưng đó không nằm trong bài tính của chính phủ, ít nhất là trong ngắn hạn. Lạm phát giảm mạnh hiện đang làm tăng thêm mối lo ngại rằng TQ hiện đang bước vào giai đoạn giảm phát, và điều đó sẽ làm cho nợ trở thành gánh nặng càng khó đỡ.
Giải pháp thực duy nhất, như McMahon ghi nhận là "thay đổi cách nền kinh tế tăng trưởng". Các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định chính sách TQ đã tranh cãi hàng thế kỷ về sự cần thiết phải "tái cân bằng" - chuyển động lực tăng trưởng từ đầu tư sang tiêu thụ. Việc này hiện diễn ra chưa đủ nhanh vì mỗi lần chính phủ sử dụng nợ làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng là 1 lần cải cách hệ thống kinh tế bị thụt lùi. Theo tổ chức Fathom, Bắc kinh đang "lẩn tránh thực tại, trì hoãn tái cân bằng, tạo thêm nhiều vấn đề cho tương lại".
Vấn đề cốt lõi ở đây là các cải cách tự do hóa giúp nền kinh tế đi vào quĩ đạo lành mạnh hơn đã bị bốc hơi và hiện chưa thấy có dấu hiệu quay trở lại. Ưu tiên hành đầu của Tập Cận Bình là xác lập sự kiểm soát lên mọi việc, do vậy ông đã duy trì nghị sự kinh tế theo hướng tăng cường đầu tư, nhà nước chỉ đạo vốn là nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng tài chính kiểu Trung quốc hiện nay. Chính sách công nghiệp mới nhất của Tập có thể tạo cảm hứng để sản xuất ra những sản phẩm kỳ ảo hơn - robots, microchipa, xe ô tô điện .... nhưng chính những sản phẩm này cũng có thể tạo nên mớ bòng bong giống y như trước đây: quá nhiều nhà máy, quá nhiều nợ, quá nhiều lãng phí.

Ngay cả nếu cách tiếp cận mới của Tập tạo nên những ngành sản xuất mới và sự tăng trưởng tiếp tục cho TQ, nó cũng không nhất thiết sẽ giúp giải quyết những hậu quả đã phát sinh. Những món nợ xấu không thể kỳ ảo biến thành vàng. Sự khác biệt thực tế giữa 1 cuộc khủng hoảng tài chính thông thường và 1 cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung quốc là thời gian. Phần lớn khủng hoảng thông thường kéo dài hàng tháng. Của Trung quốc có thể kéo dài hàng năm. Với tư cách là nền kinh tế đang nổi hàng đầu thế giới, Trung quốc cần là nguồn trợ lực cho nền kinh tế thế giới vốn đang suy giảm. Nhưng từ nay cho đến lúc giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính của mình, e rằng Trung quốc sẽ tiếp tục là 1 cơn đau đầu toàn cầu.
https://www.facebook.com/tan.suu.73/posts/956702441200178

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét