Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Kế hoạch bí mật bao vây cảng biển Đà Nẵng vào tháng 11/2017 của Bắc Kinh

Kế hoạch bao vây cảng biển Đà Nẵng, Việt Nam được cho là sẽ huy động toàn bộ Hải quân Trung Quốc, trong đó điều động cả Tàu sân bay Liêu Ninh và Hạm đội Tàu ngầm, tàu nổi trong thời gian ngắn nhất. Kế hoạch này được PLA lập ra nhằm mục đích giải cứu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng.
H1
Kế hoạch bí mật bao vây và giải cứu trong 120 phút
Trang Washington Free Beacon đưa tin Trung Quốc thực sự có một kế hoạch bí mật như vậy để sẵn sàng giải cứu lãnh đạo cấp cao của họ trong các chuyến công du nước ngoài. Đặc biệt là khi đến các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc và ở các diễn đàn đa phương quốc tế, nơi nguy cơ an ninh tăng lên rất cao khi có mặt đồng thời nhiều nhà lãnh đạo của thế giới.
Kế hoạch giải cứu được gọi với mật danh “Chiến dịch giải cứu Rồng đỏ”, với mật danh “Rồng đỏ” được dùng để ám chỉ Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, sẽ huy động toàn bộ sức mạnh của PLA trong thời gian ngắn nhất bao gồm: Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến. Mục tiêu của chiến dịch sẽ là xâm nhập giải cứu và rút lui, hạn chế tới mức thấp nhất giao tranh nếu có.
H22
Trong đó, Hạm đội Tàu ngầm Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm bí mật áp sát cửa biển Đà Nẵng, neo đậu bên ngoài Hải phận quốc tế trong tình trạng cảnh giác cao độ. Khi xảy ra tình huống phức tạp như tấn công khủng bố diện rộng, từ 2 đến 3 tàu ngầm trong đó có cả các tàu ngầm mini sẽ tiến vào vùng biển Đà Nẵng. Các tàu ngầm này mang theo các Đội đặc nhiệm bí mật thuộc biên chế Thủy quân lục chiến Trung Quốc, sẵn sàng đổ bộ bí mật vào Đà Nẵng để tiếp ứng cho lực lượng cận vệ tại chỗ của ông Tập Cận Bình.
Cùng lúc đó, một hạm đội tàu chiến lớn hơn đã tiến vào sát cửa biển Đà Nẵng, trong đó bao gồm cả Tàu sân bay Liêu Ninh mang theo các trực thăng vũ trang, vận tải. Lúc này, các phi đội trực thăng sẽ đảm trách việc vận tải khẩn cấp, chuyên chở ông Tập Cận Bình cùng một số lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc từ Đà Nẵng ra Tàu sân bay Liêu Ninh đã đợi sẵn. Kế hoạch không vận này sẽ được hộ tống và hỗ trợ tối đa từ Không quân trên trời và Thủy quân lục chiến dưới mặt đất.
H31
Free Beacon dự doán, quá trình chiến dịch sẽ mào đầu bằng việc Không quân PLA phong tỏa tạm thời hàng không, trong lúc đó Hải quân PLA phong tỏa cảng biển Đà Nẵng. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng sẽ tiến hành khẩn cấp các cuộc tấn công mạng vào cơ sở an ninh hạ tầng tại khu vực nhằm bảo đảm sự bí mật khi chiến dịch diễn ra.
Chiến dịch sẽ diễn ra chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, từ khi có báo động đến lúc đưa Chủ tịch TQ Tập Cận Bình an toàn ra Tàu sân bay Liêu Ninh chỉ trong khoảng 120 phút, tối đa không vượt hơn 3 tiếng. Và để thực hiện điều này, PLA đã huy động quân số lên đến 50.000 quân cho chiến dịch.
Được biết, “Chiến dịch giải cứu Rồng đỏ” sẽ kết thúc khi ông Tập ra đến Tàu sân bay Liêu Ninh. Từ đây, Hạm đội Tàu sân bay được vũ trang và bảo vệ tuyệt đối sẽ di chuyển đến vùng biển an toàn. Sau đó, Chủ tịch TQ sẽ được không vận về đất liền, có thể là về Đảo Hải Nam, nơi có sẵn các đường bay lớn sẵn sàng đưa ông Tập Cận Bình cũng dàn lãnh đạo cấp cao Trung Quốc quay trở lại Bắc Kinh trong thời gian ngắn nhất.
Liệu Trung Quốc có thể thực hiện một cuộc giải cứu bí mật và nhanh chóng như vậy?
Nhà bình luận quân sự của Tạp chí The National Interest Kyle Mizokami đánh giá, việc quân đội các nước luôn có kế hoạch can thiệp quân sự để giải cứu lãnh đạo của họ khi công du nước ngoài là việc không hề hiếm. Nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc để lộ một kế hoạch giải cứu táo bạo đến như vậy. Việc này có thể do thời gian gần đây an ninh trong khu vực luôn gặp nguy hiểm với nhiều hăm dọa từ Triều Tiên. Ngoài ra cũng do APEC 2017 được tổ chức tại TP biển Đà Nẵng, một vị trí thuận lợi để Hải quân PLA có thể tiếp cận và thực hiện một chiến dịch như vậy.
H41
Theo ông Mizokami, có nhiều lý do để hoài nghi vào khả năng của Trung Quốc. Trong khi lực lượng Hải quân Trung Quốc khi hoạt động tại Biển Đông luôn nằm trong sự quan sát của các quốc gia ven biển như Việt Nam, việc PLA điều động một hạm đội tàu lớn trong đó bao gồm cả Tàu sân bay tiếp cận khu vực một cách bí mật là điều không thể. Chưa kể đến việc APEC 2017 còn có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump, liệu Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ có để yên cho PLA phong tỏa cảng biển nơi mà Tổng tư lệnh của họ cũng đang có mặt?
Ngoài ra, việc can thiệp quân sự vào một quốc gia khác, dù với mục đích giải cứu cũng sẽ xảy ra tranh cãi rất lớn về mặt ngoại giao. Vì vậy, việc lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn một kế hoạch giải cứu như vậy là điều rất khó xảy ra.
http://m.tintucquansu.info/ke-hoach-bi-mat-bao-vay-cang-bien-da-nang-vao-thang-112017-cua-bac-kinh.html/amp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét