Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Việt Nam nên thay đổi chiến thuật

Việt Nam nên có cách tiếp cận và xử lý mới mà có lẽ là nên thay đổi chiến thuật để được hiệu quả hơn, cũng như thu hút quan tâm của cộng đồng quốc tế, khu vực tốt hơn đối với hồ sơ Biển Đông, theo một số ý kiến bình luận, phân tích tại Bàn tròn hôm thứ Năm của BBC Việt ngữ với chủ đề 'Trung Quốc tập trận sát Đà Nẵng - phản ứng và bình luận'.

Kết quả hình ảnh cho china naval drills

Một trong các thay đổi có thể bắt đầu bằng việc Việt Nam cần giải thích cho thế giới và khu vực biết về những động thái 'gây hấn' của Trung Quốc, trong đó có các vụ việc như tấn công, gây thương vong, đe dọa tàu bè, ngư dân và hoạt động kinh tế... của Việt Nam hơn là chỉ nói về vấn đề 'tranh cãi chủ quyền' hết sức phức tạp, một ý kiến của khách mời từ Hoa Kỳ cho hay.
Để giải quyết bài toán Biển Đông cần có tầm nhìn xa và có tính hệ thống về các động thái của Trung Quốc ở toàn bộ khu vực và trên cơ sở đó rút ra đối sách phù hợp chứ không nên chỉ 'giới hạn' vào tranh chấp đã biết với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cần nhấn mạnh tới vấn đề bảo vệ 'quyền tự do lưu thông hàng hải' ở khu vực, một ý kiến khác cũng từ Mỹ đặt vấn đề.
Việt Nam trên cơ sở xác định rõ mục tiêu chính và lâu dài của Trung Quốc là 'đẩy Mỹ' ra khỏi Biển Đông, độc chiếm vùng biển này và mở rộng ra phía Tây Thái Bình Dương, cần phối hợp với tất cả các bên có ích quốc gia khác ở Biển Đông để phối hợp, hợp tác với nhau, ngăn chặn chiến lược trên, qua đó giúp Việt Nam đạt được hiệu quả tốt hơn trên hồ sơ Biển Đông, một quan sát từ Hà Nội nhận định.
Trong khi đó, từ Nhật Bản, nhân dịp này, một nhà bình luận cảnh báo chính sách bành trướng quá mức của Trung Quốc, cho rằng nước này nên tham khảo bài học của Nhật Bản thời Thế chiến II, vốn từng đe dọa nhiều nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương, và qua đó đã tự gây hại cho bản thân, ý kiến này cũng chia sẻ kinh nghiệm ứng xử của Nhật Bản mỗi khi bị nước ngoài đe dọa hay xâm phạm chủ quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét