Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Trung Quốc một lần nữa cảnh báo Myanmar và ... "bài học cảnh giác cho Việt Nam"

Lời bình:

Trung Quốc đưa quân tập kết lâu dài áp sát biên giới với Myanmar không chỉ gây áp lực đe dọa một cuộc xâm lăng mà còn tiềm ẩn bên trong một đòn "dương Đông, kích Tây" với một mũi vu hồi xuyên qua Lào chọc thẳng vào vùng Nghệ - Tĩnh trong trường hợp một cuộc chiến tổng lực với Việt Nam....





---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Không có gì phải sợ Trung Quốc
Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông ngày 6 tháng 6 đăng bài viết “Myanmar bất mãn với việc Quân đội Trung Quốc tập trận: Không sợ sức ép của bất cứ nước nào”.
Binh sĩ Trung Quốc (nguồn Đài tiếng nói Đức)
Theo bài viết, tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar U Wunna Maung Lwin cho biết, Quân đội Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự ở biên giới Trung Quốc-Myanmar có khả năng gây hoang mang, sợ hãi cho người dân hai nước, trong đó có quân đội và nhân dân Myanmar. Ông đã nói với Trung Quốc rằng, cần cân nhắc thận trọng vấn đề này.
Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm người phát ngôn Tổng thống Myanmar tuyên bố, Myanmar chưa từng sợ hãi và cũng không chấp nhận sức ép của nước khác.
Ngày 2 tháng 6, Quân khu Thành Đô – một đại quân khu lớn của Quân đội Trung Quốc bắt đầu tiến hành diễn tập quân sự liên hợp lục-không quân ở tỉnh Vân Nam – khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Tại Rangoon, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar cho rằng, mặc dù Trung Quốc thông báo cuộc diễn tập quân sự lần này là diễn tập thường lệ, nhưng Myanmar vẫn lo ngại.
Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm người phát ngôn Tổng thống Myanmar tuyên bố: Myanmar không cho rằng, Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự là đang gây sức ép.
Theo ông, hai nước Trung Quốc và Myanmar thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bất cứ nước nào cũng đều có quyền tiến hành diễn tập quân sự trên lãnh thổ của mình.
Ông cho hay, nếu có nhu cầu, Myanmar cũng tiến hành diễn tập quân sự trên lãnh thổ của mình. Còn về chiến sự Kokang là kế hoạch tác chiến cần thiết do Myanmar tiến hành nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chiến sự lúc lúc nào kết thúc còn chưa biết.
Tín hiệu cảnh cáo cao nhất
Theo hãng tin Reuters Anh, Trung Quốc nhiều lần đòi Myanmar có biện pháp ngăn chặn ngọn lửa chiến tranh tràn vào lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang luôn mở rộng tới cách biên giới chỉ vài trăm m. Tháng trước, Quốc hội Myanmar còn quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm ở Kokang thêm 3 tháng.

Máy bay chiến đấu Trung Quốc tham gia tập trận sát biên giới với Myanmar

Theo hãng tin AP Mỹ, khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc đối diện với chiến trường xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai tổ chức diễn tập ở khu vực này kể từ sau khi bom từ phía Myanmar gây thiệt hại cho dân biên giới Trung Quốc. Trung Quốc có ý đồ khẳng định họ có năng lực quân sự để ứng phó với bất cứ vấn đề gì ở khu vực này.
Theo báo Thụy Sĩ, “Trung Quốc đang chuẩn bị can thiệp”; cho rằng, máy bay chiến đấu Trung Quốc tuần tra ở biên giới, hiện nay còn tiến hành diễn tập – đây là một tín hiệu cảnh cáo cao nhất.
Tăng cường năng lực tác chiến liên hợp lục – không quân

Theo mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 1 tháng 6, tham gia cuộc diễn tập này có hàng nghìn binh sĩ và dân quân, máy bay chiến đấu không quân, vài trăm trang bị hạng nặng. Tiến hành cuộc diễn tập nhằm kiểm tra toàn diện năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng không biên giới, xử trí các sự kiện bất ngờ ở biên giới.
Ngoài ra, không quân, tập đoàn quân – lục quân và lực lượng biên phòng sẽ tham gia diễn tập thực binh, bắn đạn thật, nghiên cứu phương pháp hiệp đồng lục-không quân, đi sâu tổ chức và thực hiện lập kế hoạch liên hợp, chỉ huy liên hợp.
Tân Hoa xã ngày 2 tháng 6 cho biết thêm, tham gia cuộc diễn tập gồm có các đơn vị binh chủng như lực lượng hàng không (không quân), pháo binh, lực lượng phòng không, hàng không lục quân cùng các cơ quan đảng, chính quyền địa phương.
Theo mạng “Quan sát”, cuộc diễn tập quân sự này tổ chức ở khu vực lân cận khu vực Kokang của Myanmar.
Máy bay trực thăng vũ trang Z-9 Trung Quốc tấn công các mục tiêu còn sót lại trong cuộc diễn tập ở khu vực biên giới với Myanmar
Hoa Xuân Oánh – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng ngày cho rằng, tình hình miền bắc Myanmar có liên quan đến hoà bình và an ninh khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Bà Oánh nói: Trung Quốc nhiều lần thúc giục các bên ở Myanmar giữ kiềm chế, ngăn chặn xung đột leo thang, nhanh chóng để tình hình dịu đi, tránh gây thiệt hại cho an ninh và trật tự khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar. Trung Quốc muốn Myanmar cùng Trung Quốc nỗ lực, bảo vệ tốt an ninh khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển lành mạnh, ổn định quan hệ Trung Quốc-Myanmar.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình cho rằng, thời gian và khoa mục diễn tập được sắp xếp theo kế hoạch 1 năm trước, nhưng cũng không loại trừ có thêm một số khoa mục diễn tập lâm thời, nó tùy thuộc vào tình hình. Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường diễn tập để nâng cao năng lực tác chiến liên hợp các quân binh chủng.
Theo tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 3 tháng 6, cuộc diễn tập lần này tập trung kiểm nghiệm năng lực tác chiến liên hợp lục quân-không quân, tấn công chính xác hỏa lực, hình thành sức chiến đấu của trang bị mới và huấn luyện hiệp đồng ở khu vực núi cao-rừng cây.
Trong cuộc diễn tập lần này, máy bay chiến đấu do Trung Quốc tự sản xuất sử dụng bom tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất; máy bay trực thăng vũ trang Z-9 bay ở tầng trời thấp, tiến hành tấn công chính xác đối với các mục tiêu còn lại trên mặt đất.
Còn cụm phòng không mặt đất (như tên lửa đất đối không) đề phòng các mục tiêu trên không, tiêu diệt các mục tiêu tấn công từ trên không.
Tham diễn còn có xe chiến đấu bộ binh mới, lực lượng thiết giáp, phân đội pháo cối – chúng được sử dụng sau khi tấn công hỏa lực đường không. Các loại hỏa lực hiệp đồng với nhau.
Theo bài báo, radar dò tìm ụ súng chỉ 8 giây đã có thể dò tìm chính xác tọa độ mục tiêu, cụm lựu pháo nhanh chóng triển khai áp chế hỏa lực.
Theo chỉ huy của cụm tấn công hỏa lực mặt đất Biện Hiểu Minh, cuộc diễn tập xoay quanh các năng lực như cơ động nhanh, trinh sát lập thể, tấn công chính xác và bảo đảm tổng hợp.
Cuộc diễn tập đã kiểm nghiệm toàn diện tình hình hình thành năng lực tác chiến của các vũ khí trang bị mới, nghiên cứu ứng dụng tác chiến của vũ khí trang bị mới trong điều kiện rừng núi, địa hình phức tạp, khí tượng thường xuyên thay đổi, đã nâng cao năng lực chiến đấu thực tế cho lực lượng tham diễn – Biện Hiểu Minh cho biết thêm.
Cụm tác chiến mặt đất của lực lượng bọc thép
Cụm lựu pháo tham gia diễn tập

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Myanmar-tuyen-bo-Khong-co-gi-phai-so-Trung-Quoc-post158986.gd

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quyết định mời lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đến Bắc Kinh trong tuần này chính là một thông điệp cảnh báo mạnh mẽ mà Trung Quốc gửi tới Myanmar.

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cho biết bà Aung San Suu Kyi bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc bốn ngày, bắt đầu từ ngày 10/6/2015.  Một phát ngôn viên của NLD nói bà Suu Kyi sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Quan hệ Trung Quốc-Myanmar có phần lạnh nhạt trong những năm gần đây, một phần là do các cuộc xung đột bạo lực gần biên giới hai nước. Quân đội chính phủ Myanmar giao tranh với phiến quân ở vùng Kokang, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Trong thời gian chính quyền quân sự Yangon bị phương Tây trừng phạt và bà Suu Kyi còn bị quản thúc tại gia, Trung Quốc là một đồng minh quan trọng “chống lưng” cho Myanmar.
Trung Quoc mot lan nua canh bao Myanmar
Tổng thống Myanmar Thein Sein và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận  Bình:  "Bằng mặt nhưng không bằng lòng?". 
Nhưng kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 2011, chính phủ của Tổng thống Thein Sein đã xích lại gần hơn với Mỹ, mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục giúp đỡ phát triển các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Myanmar.
Việc mời bà Aung San Suu Kyi đến thăm là một thông điệp cảnh báo mạnh mẽ và sự thừa nhận của Trung Quốc rằng sau cuộc tổng tuyển cử Myanmar cuối năm nay, NLD có thể sẽ là một lực lượng chính trị mà Trung Quốc không thể bỏ qua.
Một bài bình luận được đăng ngày 5/6 trên WeChat có quan hệ với “Nhân dân Nhật báo” – cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc – cho rằng bà Aung San Suu Kyi “không phải là nhân vật bình thường” và đến thăm Trung Quốc vào thời điểm cũng “bất thường”.
Trung Quoc mot lan nua canh bao Myanmar-Hinh-2
Bà Aung San Suu Kyi từng cực lực phản đối một dự án thủy điện ở Myanmar gần  biên giới với Trung Quốc.  
Bà Aung San Suu Kyi vốn được coi là có lập trường dân chủ chống Trung Quốc và từng cực lực phản đối một dự án thủy điện ở Myanmar gần  biên giới với Trung Quốc. 
Với sự nổi tiếng của bà Aung San Suu Kyi tăng vọt trong những năm gần đây, NLD ở vị thế tốt để trở lại mạnh mẽ tại cuộc bầu cử vào cuối năm nay, mặc dù hiến pháp Myanmar cấm bà trở thành  tổng thống  vì có con là người nước ngoài. Cả hai con trai của bà Aung San Suu Kyi với người chồng quá cố Michael Aris  có quốc tịch Anh.
Bài bình luận đăng trên WeChat cho rằng việc Bắc Kinh  mời bà Aung San Suu Kyi đến thăm là một  "quyết định đúng" vì nó cải thiện hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Bài bình luận này nói thêm rằng đó là một bước đi chiến lược hướng tới quan hệ Trung Quốc-Myanmar trong tương lai. Là lãnh đạo của NLD, bà Suu Kyi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar vào tháng 11 tới, mặc dù bà khó có thể tranh chức tổng thống.
Trung Quoc mot lan nua canh bao Myanmar-Hinh-3
 Bà Aung San Suu Kyi không phải là một chính khách dễ bị lợi dụng và tỏ ra thân Mỹ hơn nhiều so với chính phủ Myanmar hiện hành.
Đồng thời, chuyến thăm Trung Quốc của bà Aung San Suu Kyi sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ cho chính phủ Myanmar về sự bất mãn của Bắc Kinh đối với các vụ gây chết người trên biên giới.
Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật “vô thời hạn” sát biên giới với Myanmar, một động thái được xem như lời cảnh báo nghiêm khắc gửi đến Naypyidaw.
Theo WantChinaTimes (WCT), cũng giống như hầu hết các bài bình luận chính trị gây chú ý rộng rãi ở Trung Quốc, bài viết này đã bị xóa chưa đầy một ngày sau khi được đăng tải.
http://kienthuc.net.vn/the-gioi/trung-quoc-mot-lan-nua-canh-bao-myanmar-508412.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét