Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Trung Quốc đứng đâu trong thế chân vạc Nga-Trung-Mỹ ?

Lược trích:

"... Cục diện thế giới hôm nay trở lại như thời Tam Quốc, khi Mỹ như nhà Ngụy Tào Tháo; Tàu như nhà Thục Hán và Nga như nhà Đông Ngô. Bọn Tàu ở mạng Hoàn Cầu nó ví xung đột Triều Tiên như một trận Xích Bích hiện đại nhưng lại quên rằng cuối cùng nhà Ngụy Tào Tháo dẫu thua ở Xích Bích nhưng sau tiêu diệt hết Thục, Ngô để thống nhất thiên hạ. Thua 1 trận lớn mà thắng cả cuộc chiến mới là quyết định, Mỹ đại bại ở trận Trân Châu Cảng hay ngay ta đánh Mỹ cũng thế thôi...


Thời và thế mỗi lúc một khác. Dẫu sao, Tàu vẫn ưa dùng chiến thuật "đánh nhanh, dứt điểm gọn" trong chiến lược "tằm ăn dâu" thời bình để tránh nổ ra chiến tranh tổng lực khi nó chưa muốn. 

Trận biên giới 1979 cho đến 1988 ở Trường Sa hoặc trận 1995 cướp đảo của Philipin cũng vậy. Thời điểm đó, dưới bàn tay điều khiển của Đặng Tiểu Bình, Tàu còn kém về kinh tế, yếu về quân sự nên phải thực hiện sách lược "Thao quang dưỡng hối" nôm na "Nuôi dưỡng trong bóng tối, chờ thời" như điển tích "Việt Vương Câu Tiễn xưa cam chịu nằm gai, nếm mật đi chăn ngựa cho vua Ngô Phù Sai" để gần 10 năm sau đủ mạnh kéo 5 vạn đại binh tiêu diệt vua Ngô. Câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn diệt Ngô Vương Phù Sai thời Xuân Thu-Chiến Quốc là giáo trình giảng dạy kinh điển thịnh hành cho học sinh và sinh viên Tàu thời nay.

Thế nên, đó chỉ là những trận đánh hoặc xung đột với quy mô nhỏ và vừa hai bên còn trong tầm kiểm soát, có khả năng xuống thang được và không để nổ ra một cuộc chiến toàn diện, lâu dài. Đặng Tiểu Bình lập tức cho tuyên bố rút quân vô điều kiện ngay sau khi Việtnam ra lệnh tổng động viên ngày 05.03.1979, khi thành phố Lạng Sơn thất thủ.

Còn hôm nay, Tàu đã đủ lớn và đủ mạnh. Giới lãnh đạo Tàu cho rằng đã đến lúc phục hận và giành lại thế giới với Mỹ. 

Nhưng như trên, trận đầu đã tỷ thí chí mạng với BigBoss Mỹ thì dại dột và mạo hiểm. Tàu sợ phải so găng ngay với siêu cường số 1 thế giới USA, nước hơn nửa thế kỷ nay chinh chiến liên miên "5 năm 1 trận nhỏ, 10 năm 1 trận lớn" trên khắp thế giới. Dẫu Tàu quân đông, tiền nhiều nhưng sau 60 năm hòa bình từ chiến tranh Triều Tiên 1950 chưa trải qua những trận chiến tầm cỡ khu vực thì không rõ thực hư thế nào hay chỉ là Tàu "giấy" mà thôi!

Bởi vậy, Tàu cũng sẽ như phát xít Nhật mở đầu thời kỳ bành trướng bằng trận đổ bộ đánh Mãn Châu 1937 hay như Đức quốc xã trước tiên thôn tính Ba Lan, Tiệp Khắc 1939 nhỏ yếu trong Đại chiến thứ II để "thử súng, rèn binh" cho cuộc đấu sống còn..."

http://duongduc1000.blogspot.com/2011/03/truong-sa-khoang-lang-truoc-con-bao.html



-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Trong một bài phân tích đăng hôm 11/5, Nhân dân Nhật báo đã nhân sự kiện Tập Cận Bình sang dự Ngày Chiến thắng để đánh giá vị trí của Trung Quốc trong thế chân vạc Nga-Trung-Mỹ.

    Tác giả bài viết nhận định, chuyến viếng thăm Moscow đánh dấu 70 năm chiến thắng phát xít hôm 9/5 vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một bước đi "mang nhiều rủi ro", nhưng cũng cho rằng việc chấp nhận mạo hiểm là có cơ sở.
    Thứ bảy tuần trước, ông Tập cùng 112 binh sĩ thuộc Lục quân, Hải quân, và Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tham gia cuộc duyệt binh "lớn nhất trong lịch sử Nga".
    Đó cũng là lần đầu tiên lãnh đạo và quân đội Trung Quốc cùng xuất hiện trong một cuộc duyệt binh bên ngoài lãnh thổ nước này.
    Tại đây, ông Tập đã trò chuyện rất cởi mở với Tổng thống Nga Vladimir Putin, điều mà theo truyền thông phương Tây là một thông điệp rõ ràng gửi tới cộng đồng quốc tế về sức mạnh và tầm ảnh hưởng của liên minh Nga - Trung.
    Tạp chí The Atlantic nhận định, ý đồ "bắt tay" của hai cường quốc này càng trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh các nước phương Tây, những đồng minh khi xưa của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, không có mặt tại đại lễ Ngày Chiến thắng.
    Thế chân vạc Trung Quốc - Mỹ - Nga
    Trở lại với nhận định của Nhân dân Nhật báo, mối quan hệ hiện tại giữa Nga, Trung Quốc, và Mỹ (hay nói rộng hơn là Mỹ và phương Tây) có rất nhiều nét tương đồng với thế chân vạc dưới thời Tam Quốc.
    Nga-Trung-Mỹ, Tam Quốc của thế kỉ 21?
    Nga-Trung-Mỹ, Tam Quốc của thế kỉ 21?
    Điều này thể hiện rõ nhất qua cách mà các nước chọn thời điểm thích hợp để liên thủ nhằm đối phó với "chân" còn lại.
    Còn nhớ mới chỉ 5 năm trước, Nga từng mời được phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thái tử Charles của Anh và Tổng thống Pháp khi đó là Nicolas Sarkozy tới tham dự lễ duyệt binh kỉ niệm Ngày Chiến thắng.
    Nay khi thời thế đã thay đổi, trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây áp đặt hàng loạt các lệnh trừng phạt, Moscow lại tìm đến Trung Quốc, và sự xuất hiện của Tập Cận Bình hôm 9/5 vừa qua đã giúp Nga "cải thiện hình ảnh" một cách đáng kể.
    Nhưng nhìn từ quan điểm Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo cho rằng việc đi ngược với "phong trào" và chọn sát cánh cùng một quốc gia đang bị phương Tây cô lập như Nga quả thật là một nước đi tương đối mạo hiểm.
    Bài viết trên Nhân dân Nhật báo nhận định, Nga đang muốn thế giới thấy rằng sự xuất hiện của ông Tập là minh chứng cho việc Trung Quốc đã tham gia chiến dịch cùng họ chống lại "kẻ thù chung" là Mỹ.
    Điều này cũng dễ hiểu, vì ngoài những lệnh trừng phạt nặng nề đánh vào kinh tế Nga, Mỹ cũng đang là cái gai trong mắt Trung Quốc với chính sách "xoay trục sang châu Á" mà Washington đang áp dụng, trong đó nổi bật nhất là sự can thiệp của Mỹ vào các tranh chấp biển đảo.
    Nhưng đây lại không hẳn là những gì Bắc Kinh muốn cộng đồng quốc tế hiểu về mình. Đó là lý do tại sao Trung Quốc luôn khẳng định quan hệ ngoại giao của nước này với Nga là "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", chứ không phải một "liên minh".
    CƠ QUAN BÁO CHÍ ĐCS TRUNG QUỐC
    NHÂN DÂN NHẬT BÁO
    Cụ thể, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn cương quyết phủ nhận việc nước này liên minh cùng Nga để đối phó phương Tây.
    Một minh chứng cho quan điểm này có thể thấy trong lời phản hồi nhanh chóng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong đó phủ nhận việc nước này ủng hộ lập trường của Nga về vấn đề Ukraine theo thông tin mà báo chí Nga đăng tải.
    Nói cách khác, bài phân tích trên Nhân dân Nhật báo cho rằng trong thế chân vạc hiện tại, Trung Quốc nên phát huy tính linh hoạt trong chính sách ngoại giao của mình, thay vì quá bó buộc theo một liên minh nhất định để chống phe còn lại.
    Để làm được điều này, theo tác giả bài viết, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải hết sức cẩn trọng. Trước mắt, việc "bắt tay" với Nga phải được Bắc Kinh thực hiện một cách khéo léo sao cho bước đi này không gây ra nhiều sự phản đối trong quần chúng.
    http://soha.vn/quoc-te/trung-quoc-dung-dau-trong-the-chan-vac-nga-trung-my-20150512114630601.htm

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét