Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Sự suy tàn của các cường quốc và đồng nội tệ: La Mã, Pháp, Anh và Mỹ

Bình luận của người dịch:

Nếu nước Mỹ thực sự tham chiến thì chỉ do một nguyên nhân duy nhất như Slogan tranh cử của Bill Clinton:"It's the economy, stupid"
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các đồng nội tệ thường mất giá trước tiên khi các đế chế trên thế giới đi vào giai đoạn suy tàn. Điều này càng hiện rõ hơn qua các khoản nợ của họ, khi các đế chế này phần lớn được xây dựng trên các khoản vay mượn. Dĩ nhiên mỗi một trường hợp đều có những nguồn gốc riêng biệt khác nhau, nhưng đều có một đặc điểm chung, các đồng tiền quốc gia của họ đều lao dốc và mất giá không phanh trong giai đoạn đế chế đi xuống.

Chúng ta hãy cùng điểm lại lịch sử các đế chế, bắt đầu từ đế quốc La Mã:

- Đế chế La Mã - Rom:

Biểu đồ phía dưới mô tả bằng phần trăm lượng bạc trong đồng tiền kim loại La Mã từ năm 50 đến 268 sau Công nguyên. Thế nhưng đế chế La Mã tồn tại từ năm 400 trước Công nguyên đến năm 400 sau Công nguyên. Lịch sử của đế chế này gắn liền với quá trình bành trướng lãnh thổ, như tất cả các đế quốc khác. Qúa trình bành trướng được thực hiện bằng các cuộc chiến tranh với một đội quân từ những chiến binh chuyên nghiệp được trả công bằng tiền xu bằng bạc và các vùng lãnh thổ mà họ chiếm đoạt được.

Mỗi khi nguồn tiền trong ngân khố quốc gia không đủ, họ lại pha trộn thêm các kim loại rẻ sẵn có hơn vào lượng tiền bạc và cho phát hành ồ ạt tiền xu bạc mới với hàm lượng bạc thấp hơn để chi phí cho chiến tranh. Điều chắc chắn có thể chỉ ra qua biểu đồ, đồng tiền xu bằng bạc của La Mã ngày càng chứa hàm lượng bạc ít hơn và bởi thế càng giảm dần giá trị.



- Đế quốc Pháp - France:

Trường hợp thứ hai là nước Pháp trong thời kỳ trị vì của triều đại Buốc-Bông (Bourbonen):


Biểu đồ 2 chỉ ra giá trị của đồng nội tệ Pháp từ 1600-1800 sụp đổ đến gần như mất giá hoàn toàn. Các quốc vương nước Pháp gây chiến liên miên để xâm chiếm các vùng đất ở các lục địa khác như châu Âu, Phi, tất nhiên hoàn toàn dựa vào các khoản vay nợ như lệ thường. Trong một cuộc chiến kéo dài 7 năm, khoảng 1653, nước Pháp bại trận và mất đi một phần lãnh thổ tương đương phần lớn miền Trung của nước Mỹ ngày nay, sang tay của đế quốc Anh.

Qua đó, đất đai và lợi nhuận bị chiếm mất, các khoản nợ khổng lồ cùng với lãi suất thì vẫn tồn tại và không trả nổi. Lãi suất phải trả trong năm 1781 chiếm 24 % và trong năm 1790 là 90 % các khoản thu nhập từ thuế trong ngân khố quốc qia. Thế nhưng, đối tượng phải nộp thuế chỉ có các tầng lớp bình dân (Đẳng cấp thứ 3), còn tầng lớp quý tộc và tăng lữ được miễn thuế hoàn toàn. Bởi vậy không ai ngạc nhiên khi Cách mạng Pháp nổ ra: Đám quý tộc bị treo cổ trên các cột đèn đường ở Paris, nhà thờ bị sung công và quốc vương Pháp bị chặt đầu.


- Đế quốc Anh - England:

Người Anh bề ngoài có vẻ như là người thắng cuộc và hưởng lợi. Thế nhưng cuộc chiến với Hoàng đế Napoleon nước Pháp và mất thuộc địa, khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ giành được độc lập, đã đẩy khoản nợ quốc gia lên tận mây xanh.



Qua việc cải tiến các công cụ tài chính (như kéo dài vô hạn các khoản vay bằng thế chấp các khoản thu thuế tương lai) của Ngân hàng Trung ương Anh, những công cụ này trong năm 1694 chỉ nhằm chi phí cho chiến tranh giữa quốc vương Heinrich III và đối tác Hà Lan trên phương diện cá nhân đã tạm thời cứu thoát đế quốc. Vận may lớn đến với nước Anh khi cuộc cách mạng Công nghiệp nổ ra đem lại thịnh vượng kinh tế và làm giảm tốc các khoản nợ khổng lồ của đế quốc. Cùng lúc đó, nước Pháp sau đại bại của Napoleon ở Waterloo và các kẻ thù khác cũng không còn là mối lo của đế quốc Anh.


Giới quý tộc Anh trong thế kỷ 19 chỉ lo chi tiêu vung vãi các chiến lợi phẩm mà họ cướp bóc và chiếm đoạt được. Trong con mắt Thụy Sỹ thì đám người Anh này được coi trọng như những "Quý Ông", bởi vì ở đó chỉ khi làm việc cật lực cả đời ở đó mới mong kiếm được nhiều tiền như vậy. Nước Pháp vẫn là kẻ thù tiềm ẩn của Anh và khi Bismarck, thủ tướng Đức, năm 1871 tuyên chiến với nước Pháp thì sự kiện này được chào đón nồng nhiệt ở London. Sự khai sinh ra nước Đức không chỉ là sự xuất hiện một quốc gia mới mà còn là một nền kinh tế hùng mạnh ở châu Âu, trong khi nước Anh bước vào thời kỳ kinh tế suy thoái (Kondratieff-Winter). Nước Đức ngược lại bước vào giai đoạn kinh tế phục hưng với các phát minh đột phá như đưa các loại động cơ Diesel, Xăng và động cơ điện vào thực tiễn và lượng thép sản xuất đã vượt qua nước Anh. Việc nước Đức dùng loại năng lượng mới là dầu thay cho các động cơ hơi nước với vận tốc nhanh hơn làm cho các đô đốc Anh giật mình, khi các hạm đội chạy bằng hơi nước đến nay vẫn thống trị các vùng biển thế giới.



Khi một hệ thống đường sắt theo sáng kiến của Ngân hàng Đức và Siemens xuyên qua Áo-Hung và đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) tới tận Bagdad (Iraq) được xây dựng nhằm tránh con đường vận tải biển bị Anh khống chế hoàn toàn để vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông về châu Âu thì Anh lâm vào tình trạng báo động. Cuối cùng, khi Thủ tướng Đức Bismarck, một chính trị gia nhìn xa trông rộng thúc đẩy một chính sách cân bằng quyền lực giữa các cường quốc trên lục địa châu Âu, bị quốc vương sa thải và nước Đức đẩy mạnh chính sách tranh giành thuộc địa, thì tầng lớp tinh hoa cầm quyền Anh đi đến quyết định, cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ của Đức và thay thế các tập đòan của mình vào đó. 

Cuộc chiến tranh thế giới lần I như vậy đã thành hình. Các mục đích của Anh, cường quốc thống trị thế giới thời đó, bao gồm: Gỉai thể đế chế Ottoman; chiếm đọat nguồn dầu lửa gần Bagdad, nguồn dầu lửa duy nhất được biết đến thời đó ngòai các nguồn ở Mỹ và Baku thuộc Nga cũng như triệt hạ các cường quốc đối nghịch ở lục địa châu Âu như Đức, Áo, Pháp và Nga bằng cách kích động các nước này tự chống lại nhau. Tham vọng này quá lớn và tốn kém, bởi vậy cùng với giới đại tài phiệt ngầm Anh (Đi đầu là dòng họ Rothschild và dòng họ tài phiệt Đức Warburg) và đại tài phiệt Mỹ J.P.Morgan trước khi nổ ra chiến tranh thành lập ngân hàng trung ương Mỹ nhằm tạo ra một nguồn dự trữ tài chính khổng lồ, nguồn tiền này được chi dùng trong đại chiến thứ I và nếu không có nó thì họ có lẽ không thể thắng được trong cuộc đại chiến này.

Nguồn dự trữ tài chính này được tạo dựng qua: Nước Anh mua các khí tài chiến tranh từ Mỹ và thanh tóan bằng đồng bảng Anh, sau đó các nhà sản xuất đem tiền Anh đến ngân hàng trung ương và đổi ra Dollar Mỹ. Ngân hàng trung ương Mỹ trợ giúp Anh bằng cách, họ không đem số bảng Anh này đổi ra vàng tại ngân hàng trung ương Anh (Đồng Bảng Anh thời đó được đảm bảo bằng vàng - ND) mà giữ lại làm đồng tiền dự trữ, bởi vì sự bảo đảm bằng vàng của đồng bảng Anh bị bãi bỏ ngay sau đại chiến bùng nổ. Nếu không có ngân hàng trung ương Mỹ (FED) thì đồng bảng Anh sẽ bị bán tháo trên thị trường tiền tệ và sụt giá thê thảm. Lượng tiền lưu thông trong thời gian này tại Mỹ tăng đến 45 %. Hậu quả là người dân lao động Mỹ phải hứng chịu với lạm phát phi mã.

Nguồn tài chính này còn được sử dụng thông qua ngân hàng J.P.Morgan làm nguồn cung cấp tín dụng lớn nhất cho Anh, Pháp và Ý. Nhờ có sự xuất hiện của FED với chính sách nới lỏng tiền tệ mà các nước này có thể tiếp cận được nguồn tài chính để chi phí cho chiến tranh ở châu Âu. Luật thành lập FED được thông qua một cách vội vàng và ngọan mục trong tháng 12 năm 1913, ngay trước lễ Noel, khi một phần các nghị sỹ đã đi nghỉ.

Trong tháng 4 năm 1914 quốc vương Anh Georg V. cùng với ngọai trưởng E. Grey viếng thăm Tổng thống Pháp Poincaré. Cùng tham dự có cả đại sứ Nga Iswolski. Có lẽ trong cuộc hội đàm này quyết định tuyên chiến với Đức và Áo sau nhiều năm chuẩn bị được thông qua. Cuối tháng 6 năm 1914 xẩy ra vụ ám sát Thái tử sắp kế vị của Áo ở Sarajewo và chiến tranh nổ ra giữa các cường quốc châu Âu. Một binh đòan Anh năm 1917 chiếm Bagdad, rải chất độc hóa học và kiểm sóat nguồn dầu lửa vùng này.

Đế chế Ottoman sụp đổ và các cường quốc châu Âu tàn sát nhau đến cùng tận. Mục đích cuộc chiến đã đạt được nhưng cái giá phải trả là khủng khiếp: Hơn 55 triệu người chết và chi phí chiến tranh khổng lồ. Khỏan nợ công của nước Anh (Biểu đồ 3) tăng từ mức trung bình 20 % lên đến 190 % GDP (Từ 0.7 triệu lên 7.8 triệu bảng theo số liệu chính thức công bố của Anh). Nền tảng tài chính Anh qua đó bị lung lay và cuộc đại chiến thế giới thứ II đẩy nó tới sụp đổ.




Đồng Bảng Anh đi xuống đồng hành với chiều hướng suy tàn của đế chế Anh. Ngòai vài đảo đá thì hệ thống thuộc địa lâu đời cũng chẳng còn. So sánh với đồng Frank Thụy Sỹ tới nay thì đồng Bảng Anh đã mất giá tới hơn 90 % và xu hướng này vẫn tiếp diễn. Tới những năm đầu thập kỷ 70 thì đồng Bảng còn cầm cự trên một mức cản phía dưới một thời gian để sau đó đột ngột lao dốc không phanh. Theo quan điểm của tác giả thì đồng Dollar Mỹ cũng đang ở thời điểm tương tự!

Những khỏan bồi thường chiến tranh của Đức được trả qua Pháp, Anh, Ý đến tay chủ nợ J.P.Morgan và các chủ nợ khác. Những khỏan này lại được quay vòng sử dụng cho một vòng quay mới: Cuộc đại chiến thế giới thứ II và vị thế thống trị thế giới của Mỹ.

- Mỹ - USA:

Nhưng sự nổi lên của Mỹ cũng dựa vào chiến tranh và vay nợ như các dẫn chứng về các đế chế trước kia trong lịch sử như La Mã, Pháp, Anh và tất nhiên cũng sẽ cùng có chung kết cục.



Ngay từ cuộc nội chiến Mỹ đã được chí phí bằng cách in tiền và đồng Dollars bị mất giá trầm trọng mặc dù thời điểm đó đồng Dollar vẫn còn được đảm bảo bằng vàng. Sự ra đời của FED tạo ra nguồn tài chính cho đại chiến thế giới thứ I và thứ II. Cuối đại chiến thứ II, khỏan nợ liên bang của Mỹ đạt tới 130 % GDP so với khi thành lập FED năm 1913 là 3 %. Hiện tại thì khỏan nợ công Mỹ tương đương 100 % GDP và phình ra nhanh chóng tiếp tục.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao đồng Dollar sau chiến tranh không mất giá như đồng Bảng Anh?

- Hệ thống Bretton Woods:

Ngay trong lúc chiến tranh vẫn tiếp diễn năm 1944 thì một hệ thống gọi là Bretton Woods được thành lập. Nước Mỹ cam kết, đồng Dollar được dự trữ trong các ngân hàng trung ương nước ngòai có thể chuyển đổi vô điều kiện sang vàng ngay lập tức với giá 35 Dollar/1 Ounce. Bởi lúc đó không có đồng tiền nào mạnh hơn nên đồng Dollar được ưa thích. Lần đầu tiên trong lịch sử một đồng nội tệ (tiền giấy) được sử dụng như một lọai tiền dự trữ. Trước kia chỉ có tiền vàng, bạc kim lọai được dùng vào mục đích này. Hệ thống này tồn tại đến năm 1971. Chỉ có Pháp may mắn trước thời điểm này nhanh tay đổi tòan bộ tiền Dollar dự trữ sang vàng, sau đó tổng thống Nixon quyết định ngày 15.08.1871 là ngày chấm dứt sự tồn tại của hệ thống này. Đồng Dollar bắt đầu lao dốc nhanh chóng: Từ chỗ, 1 Dollar đổi được 4.30 năm 1970 còn 1.45 đồng Frank Thụy Sỹ năm 1979!   

Biểu đồ 2 hiển thị xu hướng đồng Dollar so với đồng Frank Thụy Sỹ theo mốc thời gian từng tháng. Sau khỏang thời gian lao dốc 1971-1979 xu hướng giảm tạm chững lại. Mô hình cái nêm hướng lên chỉ ra xu hướng, quá trình lao dốc sẽ sớm tiếp diễn khi đường giá hướng tới mức cản mạnh phía trên tại vùng 0.55.

Hệ thống Bretton Woods cùng với World Bank và IMF là biểu tượng sự thống trị của Mỹ với phần còn lại thế giới. Nước Mỹ không thiết lập chế độ thuộc địa như các đế quốc châu Âu nhưng thực thi quyền thống trị với những biện pháp kín đáo và tinh vi hơn nhiều. Phương thức áp dụng ở thế giới thứ 3 thường là đứng sau các cuộc bạo lọan và đảo chính quân sự! 







Thâm hụt thương mại với dòng chảy vốn đầu tư từ nước ngòai chảy vào Mỹ hiện khỏang 8.000 tỷ USD và xu hướng này vẫn tiếp diễn.



8.000 tỷ USD tương đương tổng số chi phí quân sự sau chiến tranh thế giới thứ II. Nói cách khác, các nước khác gánh trả tòan bộ chi phí chiến tranh của Mỹ. Do khỏan nợ nước ngòai khổng lồ và lãi suất nên lợi nhụân trở nên thực âm, và điều đó càng tăng áp lực lên đồng Dollar. 

Đồng Dollar Mỹ là đồng tiền (giấy-ND) đầu tiên được sử dụng rộng rãi làm đồng tiền dự trữ. Trước kia luôn là vàng. Qua đó một khỏan khỏang 8-10 nghìn tỷ USD được lưu trữ ở nước ngòai. Một đồng tiền dự trữ liên tục mất giá làm những nước sở hữu nó bất an trước bài tóan tiếp tục mua thêm và tăng thêm xu hướng, bán đồng Dollar ra thị trường. Hiện tại tình trạng bán tháo chưa xảy ra nhưng biểu đồ kỹ thuật đang chỉ ra, xu hướng này đang đến rất gần.

Các biểu đồ dưới đây cùng với các tín hiệu kỹ thuật minh chứng cho điều này:

- Biểu đồ so sánh Dollar Úc với USD





- Tương tự như biểu đồ so sánh đồng USD với Bảng Anh:





- Biểu đồ so sánh đồng EURO với USD:




- Một minh chứng nữa là biểu đồ USD-Index. Mô hình Vai-Đầu-Vai  chỉ ra xu hướng lao dốc mạnh của đồng Dollar nếu vùng cản phía dưới bị phá vỡ. 




- Tương tự khi so sánh USD với đồng Krone Thụy Điển:




© Rolf Nef- 21.10.2011 um 7:13

Dương Đức lược dịch

từ bản gốc tiếng Đức:
http://www.goldseiten.de/content/diverses/artikel.php?storyid=17654&seite=0



Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Kinh tế Mỹ phục hồi, kinh tế Trung Quốc hụt hơi?

(Toquoc)-Mỹ sắp trở lại là đầu tàu kinh tế thế giới, còn kinh tế Trung Quốc đang hụt hơi và có thể sụp đổ vào năm 2013? Tương quan thương mại xoay chuyển?
Kỹ thuật khai thác dầu khí mới đang hứa hẹn giúp Mỹ đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong vòng 5 năm nữa. Đồng USD yếu đang tạo ra làn sóng “hồi hương” của các công ty chế tạo, giúp cán cân thương mại thặng dư trở lại. Sau một thập kỷ trì trệ, Mỹ đang đứng trước cơ hội lấy lại vị trí quyết định vận mệnh của nền kinh tế thế giới.
Mỹ phục hồi nhờ khai thác dầu, hồi hương công ty Mỹ và tỷ giá đô la Mỹ thấp
Theo các nhà phân tích, nguồn khí đốt tự nhiên khai thác từ đá phiến, với tên gọi “Cuộc cách mạng khí diệp thạch”, đã đưa Mỹ vượt Nga trở thành nhà khai thác khí đốt lớn nhất thế giới trong năm qua. Tuy nhiên, có một thực tế khác chưa được nhiều người biết: Công nghệ “nứt vỉa thủy lực” áp dụng trong khai thác khí diệp thạch cũng hứa hẹn tạo ra một bước nhảy vọt trong khai thác dầu thô ở các mỏ dầu ở bang Bắc Dakota, Texas và ở miền Trung Tây nước Mỹ. Năm 2010, Mỹ đóng góp nhiều nhất vào mức tăng sản lượng dầu thô của thế giới, với 395.000 thùng/ngày. Nếu các mỏ dầu ở Dakota được khai thác, thế giới sẽ có thêm một “Biển Bắc” mới. Sản lượng dầu thô diệp thạch của Mỹ dự kiến sẽ tăng với tốc độ kinh ngạc, đạt 5,5 triệu thùng/ngày vào năm 2015, tăng 10 lần so với năm 2009. Hiện Mỹ đã đáp ứng được 72% nhu cầu dầu mỏ trong nước, so với 50% cách đây một thập kỷ. Theo ý kiến chuyên gia, sự thay đổi này mang một ý nghĩa rất lớn về địa chính trị, an ninh năng lượng, đồng minh quân sự và hoạt động kinh tế. Trong khi sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Đông tiếp tục giảm, sự lệ thuộc của châu Âu lại tăng lên và nguy cơ khu vực này bị chi phối bởi một số quốc gia nắm giữ tài nguyên cũng gia tăng.
Đồng thời, mối quan hệ thương mại “một chiều” giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ xoay chuyển theo hướng mới. Một báo cáo của “Nhóm tư vấn Boston” cho rằng mức chênh lệch về chi phí lao động của Trung Quốc và Mỹ không còn lớn do lương công nhân ở Trung Quốc tăng trung bình 16% trong thập kỷ qua, khiến nước này không còn là địa điểm lý tưởng với hãng chế tạo công nghiệp. Các lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc có chi phí nhân công sắp cao bằng Mỹ bao gồm máy tính, thiết bị điện, cơ khí, phụ tùng ôtô xe máy, nhựa, cao su, sản phẩm kim khí và cả nội thất. Theo tính toán, mức chênh về lương nhân công giữa Trung Quốc và Mỹ (sau khi đã trừ yếu tố năng suất lao động) sẽ tăng từ 22% năm 2005 lên 43% vào năm 2015. Thậm chí so với vùng miền nam của Mỹ, lương công nhân ở Trung Quốc gần bằng 61%. Nếu tính các chi phí vận chuyển, mức độ tin cậy và ăn cắp bản quyền, việc đặt nhà máy ở trong nước sẽ có lợi hơn đối với các công ty Mỹ.
Trên thực tế, làn sóng “hồi hương” của các công ty Mỹ đang dần gia tăng: Farouk Systems chuyển cơ sở lắp ráp máy sấy tóc về Texas sau khi trên thị trường xuất hiện quá nhiều hàng nhái; ET Water Systems rút nhà máy sản xuất thiết bị thủy lợi về California; Master Lock lên kế hoạch trở lại Milwaukee; NCR dời dây chuyền sản xuất máy ATM về Georgia; NatLabs sắp quay lại Florida. Nhóm Boston ước tính đến giữa thập kỷ này sẽ có khoảng 800.000 việc làm được hồi hương trở về Mỹ, tạo ra hiệu ứng 2,4 triệu việc làm nữa cho thị trường lao động nước này.
Các ngành chế tạo Mỹ còn được hưởng lợi thế cạnh tranh khá lớn nhờ tỷ giá đồng USD thấp. Việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) duy trì lãi suất 0% và bơm 2.300 tỷ USD ra thị trường, dù vô tình hay hữu ý, đã giúp đồng USD giảm giá so với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Hành động của FED đặt các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc trước hai lựa chọn, và chọn cách nào họ cũng thiệt: Hoặc là tăng giá đồng nhân dân tệ và chấp nhận lương công nhân tăng và mất nhà máy; hoặc là gắn đồng nội tệ với đồng USD và đối mặt với lạm phát. Cuối cùng Bắc Kinh chọn kìm cương lạm phát, bởi phải cần phải có thời gian để các công ty rút nhà máy hoặc thay đổi kế hoạch đầu tư vào nơi khác.
Tuy nhiên, những gì diễn ra ở châu Âu cho thấy làn sóng rút vốn có thể xảy ra rất nhanh.
Những lợi thế Mỹ có được nhờ nguồn năng lượng trong nước và đồng USD giảm giá chưa phải là yếu tố quyết định để nền kinh tế này có được một sự hồi phục ngoạn mục. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ chưa sớm chấm dứt do các nền kinh tế phát triển đều đang phải giảm đầu tư và chi tiêu, còn Trung Quốc thì lo xì hơi bong bóng lạm phát. Tuy nhiên, xét về thực lực Mỹ đang nắm trong tay nhiều quân bài lợi thế: 16/20 trường đại học tốt nhất thế giới, tốc độ tăng dân số trên 2% sẽ giúp nhanh chóng lấy lại cân bằng ngân sách. So với châu Âu, Mỹ có các thiết chế và một ngân hàng trung ương thực sự có quyền lực. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp Mỹ lấy lại sức mạnh kinh tế trước đây của mình.
Kinh tế Trung Quốc đang hụt hơi và có thể sụp đổ vào năm 2013?
Theo tạp chí Statafrik và Đại Tây Dương đánh giá tình hình kinh tế Trung Quốc đứng trước một loạt bất cập.
Nhà kinh tế Nouriel Roubini, chuyên gia dự báo thảm họa thế giới nhận định, tuy Trung Quốc dường như đang thắng thế trên thế giới, song đứng trên quan điểm kinh tế, nhiều chỉ số cho thấy có những vết rạn trong đế chế Trung Hoa. Giới lãnh đạo Trung Quốc trong một thời gian dài được ca ngợi là đã quản lý kinh tế khéo léo, với việc thay thế nền kinh tế chỉ huy trong những năm 80 của thế kỷ 20 bằng một trạng thái cân bằng thị trường tinh tế, ngừng sản xuất hàng cấp thấp để phát triển công nghiệp chế biến ngày càng hiện đại hơn nhưng công trình đó không vững chắc. Từ đầu năm 2011 ông Roubini đã nhắc đi nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng tăng trưởng. Ông Roubini không loại trừ khả năng đó sẽ là cuộc khủng hoảng trầm trọng về tăng trưởng mà nước này có thể phải gánh chịu, và cảnh báo hình mẫu Trung Quốc sẽ không trụ được lâu và có thể sụp đổ vào năm 2013. Nhưng tại sao lại là năm 2013? Theo ông Roubini, không một nước nào trên thế giới có thể sản xuất đủ để dành tới 50% GDP của mình để đầu tư mà không gây ra tình trạng thừa năng lực quá mức và các vấn đề tín dụng không lành mạnh. Hơn nữa, năm 2013 là thời kỳ nửa đầu của Kế hoạch năm năm lần thứ 12 bắt đầu từ năm 2010. Trong khi đó, nhà phân tích Robin Rivaton cho biết Kế hoạch 5 năm đó là triệu chứng của một nền kinh tế quá nóng. Kế hoạch này được thiết kế nhằm hỗ trợ nền kinh tế vốn bị tác động bởi mức cầu chững lại trên thế giới trong thời kỳ 2008-2009, khi phần xuất khẩu trong GDP giảm mạnh từ 11% xuống còn 5%. Cũng như các kế hoạch 5 năm trước đó, Kế hoạch lần thứ 12 này nhằm mục đích đẩy mức tiêu thụ trong nước tăng lên để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng lại kéo theo các khoản đầu tư khổng lồ. Trung Quốc cũng đang thúc đẩy mô hình tăng trưởng ít phụ thuộc vào nhu cầu của thế giới hơn, đồng thời hướng tới tiêu thụ trong nước nhiều hơn.
Các nhà kinh tế đều thống nhất cho rằng bong bóng kinh tế hình thành khi tỷ giá thực là âm trong dài hạn. Điều này diễn ra ở Trung Quốc trong thời kỳ gần đây. Vay tiền dễ dàng cộng với chi phí thấp kích thích các doanh nghiệp không có khả năng vay vốn theo tỷ giá thị trường thông thường lao vào cuộc chạy đua đầu tư quyết liệt. Nhà kinh tế Roubini nhắc lại rằng tất cả các thời kỳ đầu tư quá mức, cụ thể là ở Đông Nam Á trong những năm 1990, đã kết thúc bằng một "cuộc khủng hoảng tài chính" và một "thời kỳ tăng trưởng thấp". Tổng vốn được các ngân hàng Trung Quốc cho vay đã tăng gần gấp đôi lên tới 1.100 tỷ euro từ năm 2008 đến năm 2009. Ông cho rằng gần 1/3 số tiền mà các ngân hàng Trung Quốc cho vay có thể sẽ không trả được.
Bong bóng bất động sản sẽ vỡ?
Ngoài doanh nghiệp, chính quyền các địa phương cũng nợ đầm đìa vì vay tiền để rót vào bất động sản và hạ tầng. Cuối tháng 6/2011, Cơ quan Kiểm toán Quốc gia (NAO) của Trung Quốc cho biết món nợ của địa phương các cấp đã lên tới 10.700 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tức 1.140 tỷ euro, tương đương 27% GDP năm 2010. Theo thống kê chính thức, mức tăng nợ của các địa phương đã giảm từ 61,9% năm 2009 xuống 8,9% năm 2010. Hãng xếp hạng tín dụng Moody's nghi ngờ tính xác thực của con số thống kê chính thức của Trung Quốc và đánh giá con số đó phải là 1.513 tỷ euro, chiếm 36% GDP. Moody's thậm chí dọa sẽ hạ điểm của các ngân hàng Trung Quốc vì một khoản nợ khó đòi như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho vay. Một chuyên gia Mỹ về vấn đề này thậm chí còn đánh giá mức nợ của Trung Quốc chiếm khoảng 40-50% GDP năm 2010. Kể cả lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này cũng chưa chắc giúp giải tỏa được các món nợ trên. Gần một nửa số nợ này sinh ra từ việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ trị giá 4.000 tỷ NDT được triển khai từ năm 2008. Tuyệt đại đa số các khoản cho vay đó được dùng để tài trợ cho xây dựng hạ tầng, nhưng lại nảy sinh tham nhũng và lãng phí trong sử dụng vốn. Nghiêm trọng hơn nữa là phần lớn số nợ nói trên sẽ đến hạn phải trả vào năm 2013. Điều đó càng làm tăng thêm tính chất bản lề của năm đó.
Trong báo cáo phân tích hồi đầu tháng 9/2011, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick nhấn mạnh đến các thách thức xã hội và sinh thái của Trung Quốc. Dân chúng bày tỏ mối quan ngại quyết liệt trước tình hình môi trường ngày càng tồi tệ, thậm chí còn quyết liệt hơn cả đối với phát triển kinh tế. Dân số già đi cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng trong một hoặc hai thập kỷ nữa. Tháng 3/2011, hãng xếp hạng tín dụng Fitch đánh giá nguy cơ khủng hoảng ngân hàng ở Trung Quốc vào giữa năm 2013 lên tới 60%.
Có mấy mặt bất cập: Lạm phát không thể kiểm soát dẫn đến tình hình xáo trộn ở Trung Quốc và được chính quyền nước này chính thức coi là một cuộc đấu tranh cần được ưu tiên. Một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới chắc chắn làm phức tạp thêm tình hình ở Trung Quốc. Năm 2008, chính quyền nước này đã phải bơm 460 tỷ euro vào kế hoạch hỗ trợ trong hai năm để tái khởi động nền kinh tế và duy trì nhip độ tăng trưởng đều đặn khoảng 8%.
Bong bóng bất động sản chờ vỡ: Giới chuyên gia kinh tế nhận xét ngành này đang trong cơn "co giật", do mức cầu giảm trên thế giới. Chi phí trung bình cho các yếu tố sản xuất trái lại lên tới mức cao nhất trong 4 tháng trở lại đây. Giá nhà tại Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng. Bong bóng đã biến thị trường bất động sản ở Trung Quốc thành một trong những thị trường đắt đỏ nhất thế giới so với thu nhập ở nước này. Giá trung bình một căn hộ ở Bắc Kinh năm 2006 vào khoảng 100.000 USD, tức gấp 32 lần thu nhập trung bình của một công dân trong vùng, nhưng mức này đã tăng lên 250.000 USD năm 2011, cao gấp 57 lần thu nhập trung bình của người dân. Lĩnh vực bất động sản được người Trung Quốc thích đầu tư nhất vì mang lại lợi nhuận cao hơn gửi tiền vào ngân hàng. Các khoản môi giới cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc cân đối tài chính địa phương. Do năng suất lao động giảm sút trong công nghiệp, nhiều doanh nghiệp sử dụng chính cơ sở sản xuất hay kinh doanh của mình làm bảo đảm để vay vốn trên thị trường chợ đen và có những trường hợp mang tiền vay được cho vay lại với lãi suất cao hơn hay dùng tiền vay đó để lao vào đầu cơ bất động sản.
Trước tốc độ lạm phát phi mã, Trung Quốc chọn cách thực hiện chính sách tiền tệ cứng rắn. Tuy nhiên, giới phân tích không loại trừ khả năng sắp tới, nước này sẽ phải để đồng NDT tự định giá nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên cơ sở lành mạnh để có tiền tài trợ đầu tư và tăng lương.
Đại nhảy vọt… hướng tới tiêu thụ trong nước, hậu quả là các mảng lớn của nền công nghiệp Trung Quốc có thể sẽ không còn có lãi. Các khoản vay xấu có thể buộc chính phủ nước này phải can thiệp và tái tạo vốn cho ngân hàng. Nguy cơ thì nhiều, đặc biệt là nguy cơ phá sản đối với các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu và chính phủ các địa phương hiện đang sống chủ yếu nhờ vay nợ và đầu cơ đất đai.
Thách thức đối với Trung Quốc là rất lớn, nhưng nếu vẫn cứ để như hiện nay sẽ dẫn đến tình hình bùng nổ và điều đó chắc chắn sẽ lại càng kích thích những kẻ đầu cơ trên toàn thế giới lao vào tìm kiếm một trò cá cược kéo giá xuống như đã từng xảy ra năm 2008. Giới chuyên gia kinh tế và chính trị phươ ng Tây cho rằng Trung Quốc nên áp dụng giải pháp thông thường là tái cân bằng nền kinh tế vì đầu tư bằng vốn cố định đã gần bằng ½ Tổng sản phẩm quốc nội, tức là mức quá lớn và không thể chịu nổi về dài hạn./.
QT (Theo các báo nước ngoài)


Nguồn

Second World War - The French and German war