Ra đa và vũ khí phòng không (tên lửa) Trung Quốc lắp đặt ở đây có thể
làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực.
Học giả Michael Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ngày 3/12 bình luận trên Nikkei Asian Review, đã đến lúc Nhật Bản cần mở rộng vai trò của mình đối với an ninh khu vực.
Bởi sự thay đổi địa chính trị ở châu Á đang bước vào thập niên thứ 3, sự xuất hiện ổn định của Trung Quốc như một cầu thủ địa chính trị và an ninh lớn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã kéo theo sự sắp xếp lại các quan hệ kinh tế, trong đó Trung Quốc là trung tâm.
Học giả Michael Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, ảnh: HSC.EDU |
Sự kết hợp giữa các thách thức về an ninh và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế tiếp tục đặt ra các câu hỏi hóc búa cho chính sách đối ngoại của các nước châu Á, trong đó lo ngại sức mạnh ngày càng gia tăng của Bắc Kinh mà vẫn phải duy trì quan hệ thương mại nhịp nhàng.
Tâm chấn địa chính trị đang nằm ở Trường Sa
Michael Auslin cho rằng, trong vài năm trở lại đây tâm chấn của sự thay đổi địa chính trị đang nổi lên ở Biển Đông và đặc biệt là quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Tranh chấp đã bùng lên ngày càng gay gắt kể từ đầu năm nay khi những hòn đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) với quy mô, tốc độ chưa từng có.
Các pháo đài quân sự mọc lên, ít nhất đã có 3 đường băng dài trên 3000 mét được phía Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo với tổng diện tích ước tính 1100 ha. Ra đa và vũ khí phòng không (tên lửa) Trung Quốc lắp đặt ở đây có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực.
Những hoạt động này càng trở nên đáng lưu ý khi lãnh đạo cấp cao Trung Quốc gần đây tuyên bố rằng toàn bộ Biển Đông là "lãnh thổ" Trung Quốc.
Cũng trong ngày 3/12, China Daily Asia dẫn lời Sergey Chemezov, Giám đốc điều hành tập đoàn Rostec Nga cho biết, Nga-Trung đã ký hợp đồng mua bán 24 chiếc Su-35 trị giá 2 tỉ USD.
Wang Ya'nan, Phó Tổng biên tập tạp chí Kiến thức Hàng không vũ trụ Trung Quốc nói với China Daily Asia: Su-35 rất gần với một máy bay chiến đấu thế hệ 5 về khả năng cơ động. Công nghệ biểu diễn của Su-35 thu hút rất lớn đối với quân đội Trung Quốc.
Phạm vi hoạt động của Su-35 lớn hơn nhiều so với Su-27, có nghĩa là nó sẽ cung cấp lợi thế lớn hơn cho quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, Wang Ya'nan bình luận.
Trung Quốc rót tiền hào phóng và gặt hái lợi nhuận lớn từ Malaysia
Theo Reuters ngày 3/12, chiến lược của Trung Quốc tại Đông Nam Á đã giúp Thủ tướng Malaysia Najib Razak củng cố quyền lực sau những vật lộn đối phó với cáo buộc tham nhũng tại quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.
Việc Trung Quốc cung cấp khoản vay trị giá 2,3 tỉ USD cho Malaysia, trong đó 1,8 tỉ USD Trung Quốc mua lại nợ từ 1MDB đã giúp tập đoàn Nuclear Trung Quốc có được các dự án trọng điểm xây dựng đường sắt, cảng và các công trình cơ sở hạ tầng khác.
Một người tham gia vào quá trình bán 1MDB nói: "Ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đóng vai trò cầu thủ quan trọng không chỉ đối với Malaysia mà cả với Đông Nam Á. Họ đang trả tiền xứng đáng để giải quyết một vấn đề. Thỏa thuận này sẽ cung cấp cho họ động lực để ghi bàn lớn hơn trong khối tài sản cơ sở hạ tầng".
Việc mua bán nợ này đã gúp ông Najib xử lý vụ bê bối 1MDB sau khi The Wall Street Journal đưa tin hồi tháng 7, rằng các nhà điều tra Malaysia đã "sờ" vào 1MDB khi tìm thấy gần 700 triệu USD chảy vào tài khoản cá nhân của ông Thủ tướng. Najib phủ nhận dùng bất cứ khoản ngân sách nào để trục lợi cá nhân.
Ông Najib Zajak và ông Lý Khắc Cường. Ảnh: Weekly Bucket. |
Trung Quốc quyết định "mua" lại khoản nợ này cho Malaysia được công bố chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Najib và người đồng nhiệm Lý Khắc Cường kết thúc đàm phán song phương tại Kuala Lumpur. Bắc Kinh đang quan tâm tìm cách cải thiện quan hệ với một số nước Đông Nam Á, đối tượng bị ảnh hưởng bởi đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) trên Biển Đông.
Oh Ei Sun, một thành viên cao cấp tại Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratanam, Singapore nhận xét: Malaysia có tầm quan trọng chiến lược với Trung Quốc vì quốc gia này bao quanh phía Nam Biển Đông, đặc biệt là với tham vọng Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21.
Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo là hoạt động "bên ngoài biên giới Malaysia"
Một diễn biến mới khác đáng chú ý là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Malaysia hôm qua 3/12, được hãng thông tấn xã Bernama loan báo. Bộ Ngoại giao nước này cho rằng, hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo mà họ gọi là "xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng" do Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông là bên ngoài các vùng biển của Malaysia.
Cơ quan này cho rằng, các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa "không vi phạm ranh giới chủ quyền" của Malaysia, tuy nhiên nó có thể gây ra "phiền toái" đến các nước ASEAN vì nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định ở Biển Đông.
Đây là phản hồi chính thức của Bộ Ngoại giao Malaysia trước đề nghị của nghị sĩ Mohamed Azmin Ali yêu cầu chính phủ phải lên tiếng phản đối các hoạt động do Trung Quốc thực hiện đang vi phạm ranh giới chủ quyền của Malaysia.
Căn cứ theo tuyên bố này thì Malaysia không có yêu sách nào đối với 7 thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng và bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa. Nhưng xin lưu ý, đường lưỡi bò Trung Quốc yêu sách kéo sát bờ biển Malaysia, cách khoảng 80 km.
Trung Quốc cũng đã không ít lần kéo chiến hạm, tàu hải cảnh đến tuần tra, tập trận cách bờ biển Malaysia 80 km và lấy bãi James Shoal làm điểm cực Nam của đường lưỡi bò (PV).
Các nước châu Á vào cuộc
Theo học giả Michael Auslin, sau nhiều tháng do dự cuối cùng Washington cũng có những bước đi thận trọng thách thức yêu sách vô lý của Trung Quốc đòi lãnh hải 12 hải lý cho các đảo nhân tạo. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến khác nhau và câu hỏi đặt ra về việc tuần tra đi lại tự do trong 12 hải lý quanh các thực thể này.
Có lẽ do cảm thấy sự miễn cưỡng của Mỹ trước nguy cơ gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, các nước trong khu vực bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ hơn. Indonesia không có yêu sách ở Trường Sa, nhưng bị đường lưỡi bò "gặm" mất một phần vùng đặc quyền kinh tế quần đảo Natuna nên Jakarta đã nhiều lần phản đối, bác bỏ.
Đồng thời Indonesia cũng nói rằng sẽ cân nhắc khởi kiện Trung Quốc như những gì Philippines đang làm. Ấn Độ cũng lên tiếng về các tranh chấp. Nhưng quốc gia châu Á có khả năng can thiệp và đóng vai trò lớn ở Biển Đông lại chính là Nhật Bản.
Nhật Bản là quốc gia hàng hải quan trọng nhất của châu Á, hoàn toàn phụ thuộc vào tự do đi lại trên biển. Mặt khác, Nhật cũng đang phải đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài để đi đến việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia tuần tra tự do đi lại trên Biển Đông cùng Hoa Kỳ. Nhưng Nhật Bản đang di chuyển dần và mở rộng sự hiện diện của mình ở Biển Đông thông qua việc hỗ trợ, giúp đỡ Philippines và Việt Nam, tập trận chung cùng Mỹ - Ấn.
Cùng chung một tiếng nói với Indonesia, Việt Nam, Philippines và Hoa Kỳ, Nhật Bản đang tham gia định hình một cộng đồng mới chung lợi ích thông qua các sáng kiến ngoại giao và các bước đi cụ thể ở Biển Đông, như cung cấp tàu tuần tra và các thiết bị an ninh hàng hải.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Truong-Sa-thanh-tam-chan-dia-chinh-tri-post163900.g
d
d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét