Sự việc máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga đang trở thành một vấn đề nóng, nhiều độc giả quan tâm chính trị trên thế giới cho rằng Nga đang ở vào thời điểm khó khăn về kinh tế, phải thắt chặt ngân sách quốc phòng, nên có thể Nga sẽ không thể sử dụng biện pháp quân sự cứng rắn đối với Thổ Nhĩ Kỳ và NATO, thậm chí có nhiều người cho rằng Putin là “con hổ giấy”. Tuy nhiên, trên khía cạnh lợi ích quốc gia, dân tộc đó lại là một bài học về chính trị cho chúng ta và các quốc gia trong khu vực phải nhìn nhận và rút kinh nghiệm.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cần phải tìm hiểu mối quan hệ chính trị của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào và nó ra sao? Theo lịch sử chính trị ngoại giao Nga thì, mối quan hệ chính trị giữa Nga và Thổ đã trải qua ba trăm năm và trong ba trăm năm đó Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra chiến tranh mười hai lần, việc đi vào Biển Đen để đến với căn cứ tại đó đối với Nga đó là một nhiệm vụ quốc gia. Nói một cách cụ thể và chính xác hơn là quan hệ địa chính trị giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tương tự như Trung Quốc với Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia chốt chặn giữa Địa Trung Hải và Biển Đen, Nga sẽ không thể ra vào Biển Đen nếu Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép. Trong khi đối với Trung Quốc thì Việt Nam chính là cửa ngõ lưu thông của các nước Đông Dương hướng ra biển và là trung tâm của tuyến hàng hải lớn nhất của thế giới tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Có thể nhận thấy rằng vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ, Syria của Nga tương tự như vấn đề của Trung Quốc với các nước láng giềng ở Đông Nam Á, Trung Quốc sẽ cải tạo và xây dựng các cơ sở căn cứ trên biển Đông để gián tiếp áp sát và tạo áp lực lên Việt Nam thay vì một cuộc chiến trực tiếp. Cần nhận ra rằng các mối quan hệ địa chính trị giữa Syria và Nga cũng tương tự như giữa Campuchia và Trung Quốc, Syria tương tự như Campuchia và Thổ Nhĩ Kỳ tương tự như Việt Nam, đó là lý do tại sao Putin và các nhà lãnh đạo Trung Quốc nắm lấy điểm tựa này để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Nga không thể chạm gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như việc Trung Quốc không thể gây chiến tranh trực tiếp với Việt Nam, việc Nga đánh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn đến việc Nga và Trung Đông sẽ mất đi một rào cản về văn hóa thế tục, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia Hồi giáo thế tục, và nếu xung đột với họ sẽ dẫn đến sự mất ổn định ở nước Nga. Tương tự như việc Việt Nam là lớp bảo vệ cho Trung Quốc về ý thức hệ, khi Nga đã được Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ trước cuộc “đụng độ giữa các nền văn minh”.
Về mặt xung đột quân sự, phải thừa nhận rằng các điều kiện kinh tế của Nga hiện nay tương đối thấp, nếu gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, nền kinh tế Nga có thể sẽ sụp đổ, Ukraine sẽ có cơ hội để lấy lại Crimea, các quốc gia khác nhau ở Trung Á sẽ gây chiến với Nga, Nhật Bản sẽ tìm cách lấy lại quần đảo Kuril, Trung Quốc sẽ thay đổi thái độ với Nga. Và Trung Quốc cũng vậy, với một nền kinh tế được đánh giá là thứ hai toàn cầu nhưng dễ bị tác động, nếu một cuộc chiến tranh xảy ra với Việt Nam thì đồng nghĩa việc Trung Quốc phải chịu một tổn thất lớn về mặt kinh tế, đó là chưa kể đến hậu quả khó lường từ Nhật Bản, Mĩ và các khu tự trị gây bất ổn trong lòng nội bộ Trung Quốc. Cần nhận ra rằng, đây là những gì mà Hoa Kỳ muốn nhìn thấy, cũng như việc Hoa Kỳ muốn Trung Quốc và Việt Nam xảy ra chiến tranh…
Chúng ta cần phải nhớ kĩ bài học về mối quan hệ giữa xung đột quân sự và bàn cờ chính trị. Thứ nhất, cần nhớ kỹ bài học này bởi việc có trong tay một sức mạnh quân sự cũng không thể đi ngược lại được về nguyên tắc của chiến lược địa chính trị, việc đi ngược lại nguyên tắc trên sẽ dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia, một quốc gia nhỏ bé không thể bị chèn ép và uy hiếp. Có thể thấy trường hợp đó như Trung Quốc với Việt Nam, cứ thấy nước nhỏ nên nước lớn nếu không suy xét kỹ sẽ dễ dẫn đến những phản ứng thái quá. Thứ hai, các cuộc chiến tranh hiện đại thường được gây ra bởi việc có những sự đụng độ giữa các nền văn minh ý thức hệ và lợi ích kinh tế, mà lợi ích kinh tế thì luôn có thể được giải quyết bằng biện pháp kinh tế, nếu kéo vào các vấn đề lãnh thổ và ý thức hệ thì vấn đề sẽ không bao giờ có thể được giải quyết.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vẫn có một số lợi ích chung cho đến nay nó vẫn có lợi nhiều hơn hại, Nga sẽ không phá vỡ chiến lược tổng thể sau sự việc máy bay Su-24 bị bắn rơi. Putin rất sáng suốt, ông ấy không phải là trẻ con và không phải là con hổ giấy, ông ấy sẽ hành động tuân theo các luật lệ chính trị hiện đại. Và bàn cờ chính trị của Trung Quốc và Việt Nam cũng vậy, với tình hình mới, họ hiểu rằng việc tránh một cuộc chiến là điều tất yếu phải làm và lợi ích tổng thể của quốc gia phải đặt lên hàng đầu, âm mưu chính trị của các nước khác là rõ ràng, họ sẽ nhấn chìm chúng ta bất cứ hồi nào nếu chúng ta đi lạc một nước trên bàn cờ chính trị. Sự khôn ngoan và tính toán kĩ càng trên các bước đi chính trị là điều tất yếu để đưa một quốc gia đi những bước đi vững chắc và ổn định trên tiến trình vận động của mình.
http://nguyentandung.org/goc-nhin-su-24-bai-hoc-dia-chinh-tri-cho-viet-nam-trung-quoc-campuchia.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét