Quân đoàn 79: Các lữ đoàn hợp thành 46, 116, 119, 190, 191, 200, lữ đoàn pháo 79, lữ đoàn phòng không 79, lữ đoàn đặc nhiệm 79, lữ đoàn không quân lục quân 79, lữ đoàn công binh 79, lữ đoàn chi viện 79.
Quân đoàn 80: Các lữ đoàn hợp thành 47, 69, 118, 138, 199, 203, lữ đoàn pháo 80, lữ đoàn phòng không 80, lữ đoàn đặc nhiệm 80, lữ đoàn không quân lục quân 80, lữ đoàn công binh 80, lữ đoàn chi viện 80.
Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Bắc bộ có 11 lữ đoàn biên phòng (từ số 321 đến 331) và 4 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (từ số 332 đến 335).
Trong biên chế không quân Chiến khu Bắc bộ có 6 sư đoàn không quân (1, 5, 11, 12, 16, 21, bao gồm tổng cộng 13 trung đoàn không quân) và 9 lữ đoàn không quân (2, 3, 15, 31, 61, 88, 89, 90, 91).
Trực thuộc Chiến khu Bắc bộ hiện còn có Hạm đội Bắc Hải. Ngoài lực lượng tàu được biên chế (gồm cả 1 tàu sân bay và gần như tất cả các tàu ngầm hạt nhân), hạm đội còn được biên chế các sư đoàn không quân hải quân 2 và 5 và Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 77.
Chiến khu Trung bộ
Địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Trung bộ quân đội Trung Quốc không tiếp giáp với đường biên giới bên ngoài, chiến khu này làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô và các chức năng “trung tâm” khác.
Lục quân Chiến khu Trung bộ cũng có 3 quân đoàn.
Quân đoàn 81 gồm: Các lữ đoàn hợp thành 7, 70, 162, 189, 194, 195, Lữ đoàn pháo 81, Lữ đoàn phòng không 81, Lữ đoàn đặc nhiệm 81, Lữ đoàn không quân lục quân 81, Lữ đoàn công binh 81, Lữ đoàn chi viện 81.
Quân đoàn 82: Các lữ đoàn hợp thành 6, 80, 151, 188, 196, 205, Lữ đoàn pháo 82, Lữ đoàn phòng không 82, Lữ đoàn đặc nhiệm 82, Lữ đoàn không quân lục quân 82, Lữ đoàn công binh 82, Lữ đoàn chi viện 82.
Quân đoàn 83: Các lữ đoàn hợp thành 11, 58, 60, 113, 129, 193, Lữ đoàn pháo 83, Lữ đoàn phòng không 83, Lữ đoàn đặc nhiệm 83, Lữ đoàn công binh 83, Lữ đoàn chi viện 83, Lữ đoàn đổ bộ đột kích 161.
Trong biên chế không quân Chiến khu Trung bộ có 6 sư đoàn không quân (7, 13, 15, 19, 24, 36, bao gồm tổng cộng 15 trung đoàn không quân) và lữ đoàn không quân 56.
Ngoài ra, trong địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Trung bộ còn triển khai các binh đoàn, đơn vị trực thuộc trực tiếp các bộ tư lệnh không quân hoặc hải quân. Đó là Bộ tư lệnh thành phố Bắc Kinh (Các sư đoàn đồn trú 1 và 3, một sư đoàn pháo), Quân đoàn đổ bộ đường không 15 (Các lữ đoàn đổ bộ đường không 127, 128, 130, 131, 133, 134, các lữ đoàn đặc nhiệm, chi viện, không quân), Sư đoàn không quân 34, Trung tâm huấn luyện-thử nghiệm không quân (Các lữ đoàn không quân 170, 171, 172, 175, 176).
Chiến khu Tây bộ
Chiến khu Tây bộ có 2 quân đoàn lục quân.
Quân đoàn 76: Các lữ đoàn hợp thành 12, 17, 56, 62, 149, 182, Lữ đoàn pháo 76, Lữ đoàn phòng không 76, Lữ đoàn đặc nhiệm 76, Lữ đoàn không quân lục quân 76, Lữ đoàn công binh 76, Lữ đoàn chi viện 76.
Quân đoàn 77: Các lữ đoàn hợp thành 39, 40, 55, 139, 150, 181, Lữ đoàn pháo 77, Lữ đoàn phòng không 77, Lữ đoàn đặc nhiệm 77, Lữ đoàn không quân lục quân 77, Lữ đoàn công binh 77, Lữ đoàn chi viện 77.
Trong biên chế không quân Chiến khu Tây bộ có 4 sư đoàn không quân (4, 6, 20, 33, bao gồm tổng cộng 11 trung đoàn không quân), 5 lữ đoàn không quân (16, 109, 110, 111, 112) và Lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu 178.
Các quân khu cấp tỉnh là Quân khu Tân Cương và Quân khu Tây Tạng, nằm trong thành phần Đại quân khu Lan Châu trước đây, sau đó thuộc Chiến khu Tây bộ trong thời gian không lâu, thì này trực thuộc trực tiếp Bộ tư lệnh Lục quân. Nhiều khả năng, các quân khu này cơ bản giữ nguyên cơ cấu tổ chức thời trước cải cách.
Trong biên chế Quân khu Tân Cương còn lại các sư đoàn: bộ binh cơ giới 4, cơ giới hóa nhẹ 8, các sư đoàn bộ binh sơn cước 6 và 11, Lữ đoàn pháo 2, một lữ đoàn phòng không, một lữ đoàn đặc nhiệm, Lữ đoàn không quân lục quân 3, một lữ đoàn công binh, 3 lữ đoàn biên phòng (318, 319, 320).
Quân khu Tây Tạng gồm: các lữ đoàn bộ binh sơn cước 52 và 53, Lữ đoàn hợp thành 54, Lữ đoàn pháo 308, Lữ đoàn tên lửa phòng không 651, lữ đoàn công binh, lữ đoàn đặc nhiệm, lữ đoàn không quân lục quân, 4 lữ đoàn biên phòng (305, 306, 307, 308).
Chiến khu Nam bộ
Thuộc địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Nam bộ là đường biên giới với 3 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Myanmar).
Lục quân chiến khu Nam bộ có 2 quân đoàn.
Quân đoàn 74: Các lữ đoàn hợp thành 1, 16, 125, 132, 154, 163, Lữ đoàn pháo 74, Lữ đoàn phòng không 74, Lữ đoàn đặc nhiệm 74, Lữ đoàn không quân lục quân 74, Lữ đoàn công binh 74, Lữ đoàn chi viện 74.
Quân đoàn 75: Các lữ đoàn hợp thành 15, 31, 32, 37, 122, 123, Lữ đoàn pháo 75, Lữ đoàn phòng không 75, Lữ đoàn đặc nhiệm 75, Lữ đoàn công binh 75, Lữ đoàn chi viện 75, Lữ đoàn đổ bộ đột kích 121.
Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Nam bộ còn có lực lượng đồn trú Hongkong, 5 lữ đoàn biên phòng (313, 314, 315, 316, 317), 2 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (311, 312).
Trong biên chế không quân Chiến khu Nam bộ có 5 sư đoàn không quân (2, 8, 9, 18, 44, bao gồm tổng cộng 10 trung đoàn không quân) và 7 lữ đoàn không quân (5, 54, 124, 125, 126, 130, 131) và 1 lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu. Có khả năng Trung đoàn không quân 6 của Sư đoàn không quân 2 (chính trung đoàn này là đơn vị đang tiếp nhận các tiêm kích Su-35S mua của Nga) đã được chuyển đổi thành Lữ đoàn không quân 6.
Trực thuộc Chiến khu Nam bộ còn có Hạm đội Nam Hải, trong đó có các sư đoàn không quân 8 và 9 của không quân hải quân, các lữ đoàn lính thủy đánh bộ 1 và 164.
Chiến khu Đông bộ
Chiến khu Đông bộ là chiến khu duy nhất sao chép toàn bộ một trong 7 đại quân khu trước đây (Đại quân khu Nam Kinh). Chiến khu Đông bộ kế thừa (chỉ đổi phiên hiệu) cả 3 quân đoàn lục quân của đại quân khu Nam Kinh.
Quân đoàn 71: Các lữ đoàn hợp thành 2, 35, 160, 178, 179, 235, Lữ đoàn pháo 71, Lữ đoàn phòng không 71, Lữ đoàn đặc nhiệm 71, Lữ đoàn không quân lục quân 71, Lữ đoàn công binh 71, Lữ đoàn chi viện 71.
Quân đoàn 72: Các lữ đoàn hợp thành 5, 10, 34, 85, 90, 124, Lữ đoàn pháo 72, Lữ đoàn phòng không 72, Lữ đoàn đặc nhiệm 72, Lữ đoàn không quân lục quân 72, Lữ đoàn công binh 72, Lữ đoàn chi viện 72.
Quân đoàn 73: Các lữ đoàn hợp thành 3, 14, 86, 91, 92, 145, Lữ đoàn pháo 73, Lữ đoàn phòng không 73, Lữ đoàn đặc nhiệm 73, Lữ đoàn không quân lục quân 73, Lữ đoàn công binh 73, Lữ đoàn chi viện 73.
Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Đông bộ còn có 4 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (301, 302, 303, 304).
Trong biên chế không quân Chiến khu Đông bộ có 5 sư đoàn không quân (10, 14, 26, 28, 32, bao gồm tổng cộng 12 trung đoàn không quân) và 9 lữ đoàn không quân (7, 8, 9, 78, 83, 85, 86, 93, vận tải-cứu hộ) và 1 lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu.
Cũng trực thuộc Chiến khu Đông bộ còn có Hạm đội Đông Hải, trong đó có các sư đoàn không quân hải quân 4 và 6.
Từ “biển người” sang “biển robot”
Từ cơ cấu tổ chức mới của quân đội Trung Quốc, có thể rút ra kết luận về số lượng vũ khí trang bị thuộc các lớp khác nhau trong biên chế quân đội Trung Quốc. Hoàn toàn rõ ràng là các binh đoàn mới đã được thành lập không phải là để các binh sĩ xe tăng tiếp tục chạy trên các xe tăng Туре 59 (sao chép Т-54 của Liên Xô), còn các phi công tiếp tục bay trên tiêm kích J-7 (sao chép MiG-21). Tất cả các vũ khí trang bị cũ còn lại trong biên chế trong tương lai rất gần sẽ bị thay thế bằng loại mới đang được sản xuất loạt.
Ví dụ, căn cứ vào số lượn và tổ chức biên chế của các binh đoàn, có thể nói rằng, trong biên chế quân đội Trung Quốc sẽ có không dưới 7.000 xe tăng và xe chiến đấu trang bị vũ khí hạng nặng thuộc các loại mới. Mạnh nhất trong số đó là xe tăng Туре 99, tương tự nhưng không hẳn là tương đương Т-90 của Nga. Hiện có 900-1.000 xe tăng này, gần như chỉ có trong các đơn vị của Chiến khu Bắc bộ và Chiến khu Trung bộ. Xe tăng Туре 96 (hiện có đến 3.500 chiếc thuộc mấy biến thể), tương tự Т-72 của Liên Xô/Nga, đang được đưa vào trang bị cho các đơn vị của các chiến khu Tây bộ, Đông bộ, Nam bộ, các quân khu Tây Tạng và Tân Cương.
Số lượng xe chiến đấu bộ binh (Туре 04, Туре 05…) và xe bọc thép chở quân (Туре 92, Туре 09...) sẽ là hơn 10.000 chiếc. Số lượng pháo tự hành mới (Туре 05, Туре 07, Туре 09) ít nhất là 3.000 đơn vị, cũng có chừng 3.000 hệ thống rocket phóng loạt (Туре 03, họ WM, họ WS, riêng họ pháo phản lực WS là pháo phản lực mạnh nhất thế giới). Xét về tất cả các lớp vũ khí trên, không dưới một nửa các tham số số lượng đã được thực hiện. Điều đó liên quan đến các hệ thống tên lửa chống tăng HJ-9 và HJ-10, các hệ thống tên lửa phòng không HQ-16, HQ-17, HQ-22, các hệ thống tên lửa phòng không mang vác QW-1, QW-2, FN-6, FN-16, các hệ thống pháo-tên lửa phòng không Туре 95 và Туре 07, các trực thăng chiến đấu Z-10 và Z-19. Ở mức độ lớn, đã khắc phục được sự tụt hậu tồn tại cho đến gần đây của Lục quân Trung Quốc so với các quân đội tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực phòng không lục quân và không quân lục quân.
Điều đáng nói là Trung Quốc cũng đang ráo riết trang bị cho lục quân các robot dùng để thay thế trước hết lính công binh và bộ binh trên chiến trường. Điều đó cho thấy quân đội Trung Quốc đã thay đổi kinh ngạc như thế nào trong thời gian cải cách: thời chiến tranh xâm lược Việt Nam, thủ đoạn chiến thuật quen thuộc là “chiến thuật biển người”, nghĩa là mạng sống của người lính hoàn toàn không có giá trị gì cả.
Cần phải nói rằng, cực kỳ sai lầm là ý kiến phổ biến cho rằng, do những cải cách gần đây, vai trò và tầm quan trọng của Lục quân trong quân đội Trung Quốc đã giảm mạnh. Trên thực tế, chỉ quân số của Lục quân và tương ứng là tỷ lệ của Lục quân trong tổng quân số quân đội Trung Quốc giảm đi. Tuy vậy, như đã nói ở trên, đã chỉ diễn ra sự giải thoát hoàn toàn Lục quân khỏi lực lượng bộ binh trang bị và huấn luyện kém, nhờ đó, khả năng chiến đấu thực tế chỉ có tăng. Điều đặc trưng đối với các quân đội hiện đại là “giảm cân” tương đối cho lục quân chính là bằng cách giảm quân, quân đội Trung Quốc hoàn toàn hội nhập với xu hướng này của thế giới.
Ngoài ra, về mặt đổi mới vũ khí trang bị, quân đội Trung Quốc không hề thua kém quân đội các nước khác. Công tác huấn luyện chiến đấu được tiến hành cực kỳ ráo riết. Ví dụ, gần đây thường xuyên tiến hành diễn tập hoạt động của các binh đoàn, đơn vị quân đội Trung Quốc trong điều kiện nhiệt độ cực thấp (ở Nội Mông và tỉnh Hắc Long Giang), hơn nữa, tham gia các cuộc diễn tập này không chỉ có các binh đoàn của Chiến khu Bắc bộ. Họ cũng thường xuyên tiến hành tập trận với khoa mục chiến dịch tiến công chiều sâu bằng các cum quân lớn từ mấy chiến khu (trước đó là từ mấy đại quân khu). Họ cũng thường xuyên thao luyện việc cơ động binh sĩ và vũ khí trang bị của trọn vẹn các binh đoàn trên quãng đường xa (hơn 1.000 km) có sử dụng các phương tiện giao thông ô tô, đường sắt và hàng không thương mại.
Trong biên chế của Không quân và Không quân hải quân Trung Quốc hiện có hơn 220 máy bay ném bom JH-7, hơn 400 tiêm kích hạng nặng họ Su-27/30/35С/J-11/15/16, hợn 250 tiêm kích hạng nhẹ J-10. Trung Quốc cũng đang tiếp tục sản xuất với nhịp độ cao JH-7, J-11В (sao chép trái phép Su-27), J-16 (sao chép trái phép Su-30), J-10 (các biến thể mới В và С).
Họ đang mua từ Nga các tiêm kích Su-35S (hiện có 8 chiếc, sẽ có 24 chiếc). Trung Quốc đã vượt Nga về sản xuất tiêm kích thế hệ 5. Nếu Т-50 (nay có tên chính thức là Su-57) của Nga còn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thì trong Lữ đoàn 176 của Không quân Trung Quốc hiện đã có không dưới 6 chiếc J-20 sản xuất loạt với số hiệu 5 con số của đơn vị thường trực.
Trung Quốc cũng đã vượt xa Nga về phát triển máy bay không người lái. Nếu trong quân đội Nga hiện chí có các máy bay không người lái trinh sát tầm ngắn thì quân đội Trung Quốc hiện đã có đủ các loại máy bay không người lái trinh sát, cũng như một số loại máy bay không người lái chiến đấu (WD-1, WJ-600, họ СН, cũng như các máy bay không người lái cải hoán từ tiêm kích J-6).
Cùng với việc mua các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 của Nga, Trung Quốc đang tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa phòng không nội địa HQ-9. Họ cũng đang gnhieen cứu chế tạo loại máy bay ném bom chiến lược giống như В-2 của Mỹ để thay thế loại máy bay lạc hậu Н-6.
“Chuỗi ngọc trai”
Công tác huấn luyện chiến đấu trong Không quân Trung Quốc đang được tiến hành với cường độ không kém trong Lục quân. Họ đang tiến hành các cuộc diễn tập với sự tham gia của hàng trăm máy bay chiến đấu và tạo ra các điều kiện sát tối đa với chiến tranh công nghệ cao hiện đại.
Ngoài ra, việc liên hợp lục quân và không quân trong khuôn khổ các chiến khu sẽ mang lại thêm những khả năng rộng lớn cho các lực lượng này. Ví dụ, việc kết hợp các tên lửa đường đạn chiến thuật và tên lửa hành trình, các hệ thống rocket phóng loạt tầm xa họ WS, các máy bay không người lái chiến đấu và trinh sát sẽ bảo đảm cho quân đội Trung Quốc đột phá kể cả mạng lưới phòng không mặt đất hiện đại nhất và sự tự do hành động cho máy bay có người lái của Trung Quốc. Những khả năng như thế thì ngày nay ngay cả quân đội Mỹ và Nga đều chưa có, chứ chưa nói đến bất cứ quân đội nào khác.
Hải quân Trung Quốc hầu như đã không bị đụng chạm gì trong đợt cải tổ này, nếu không nói đến việc các hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải nay đã trực thuộc tương ứng các chiến khu Bắc, Đông và Nam bộ.
Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hiện vẫn chưa ra khỏi giai đoạn đóng tàu ngầm loạt nhỏ, song được bù đắp bởi sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm thông thường đông đảo nhất thế giới (hơn 55 chiếc), bao gồm các tàu ngầm tối tân nhất lớp Type 039А/В và Type 043, cũng như các tàu ngầm Projekt 636EM do Nga sản xuất.
Bổ sung cho tàu sân bay Liêu Ninh (tàu Varyag của Liên Xô trước đây), Trung Quốc đã gần như hoàn thiện xong một tàu sân bay nội địa có thiết kế tương tự (tàu Sơn Đông).
Họ đã đưa vào biên chế 11 tàu khu trục lớp Type 052C/D được mệnh danh là “các tàu khu trục Arleigh Burke của Trung Quốc”, tiếp tục đóng các tàu lớp Type 052D (Hải quân Nga không có các tàu cùng loại).
Hải quân Trung Quốc đang vững bước tiến đến vị trí số 1 thế giới về số lượng frigate hiện đại (đã đưa vào biên chế 24 frigate lớp Type 054А, việc đóng hàng loạt đang tiếp tục).
Năng lực của ngành đóng tàu Trung Quốc đặc biệt bộc lộ rõ ở ví dụ đóng các tàu lớp Type 056 vốn là lớp tàu quá độ giữa frigate và corvette (tàu hộ vệ). Từ năm 2012, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị 32 tàu lớp này, việc đóng tàu đang tiếp tục. Trong khi đó, từ năm 2001, Nga chỉ đưa vào biên chế 7 tàu cùng lớp (5 tàu lớp Projekt 20380, 2 tàu lớp Projekt 11661), còn Mỹ từ năm 2005 chỉ đưa được vào biên chế 9 tàu (5 tàu lớp Independence, 4 tàu lớp Freedom). Có nghĩa là Trung Quốc đã vượt 2 lần cả Mỹ và Nga cộng lại trong một quãng thời gian ngắn hơn nhiều.
Chính sự phát triển của hải quân hiện nay đang thể hiện rõ nhất ý đồ của Bắc Kinh bành trường ra bên ngoài và sở hữu khả năng “tung sức mạnh” trên quy mô toàn cầu.
Ở cấp độ chính thức, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố rằng, họ không định xây dựng các căn cứ hải quân thực sự như của Mỹ. Nhưng không loại trừ xây dựng các “trạm bảo đảm toàn diện lưỡng dụng”. Các trạm này sẽ tạo nên “Chuỗi ngọc trai”, tức là một chuỗi các trạm trú đóng của Hải quân Trung Quốc bảo đảm việc vận chuyển xuôn xẻ dầu mỏ và các hàng hóa chiến lược khác từ Cận Đông và châu Phi về Trung Quốc và hiện thực hóa khái niệm “Một vành đai, một con đường” (Con đường tơ lụa mới).
“Chuỗi ngọc trai” bắt đầu từ căn cứ hải quân Du Lâm trên lãnh thổ Trung Quốc, trên đảo Hải Nam. Đây là căn cứ hải quân lớn nhất châu Á, có khả năng tiếp nhận và phục vụ tất cả các loại tàu, còn trong hầm của căn cứ có thể bố trí đến 20 tàu ngầm, kể cả tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn và tàu ngầm hạt nhân tiến công.
Tiếp đó nằm trong chuỗi căn cứ còn có các cơ sở trên các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông. Trên quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), đó là đảo Woody (Phú Lâm), trên đảo này bố trí trạm trú đóng Tây Sa với các công trình bến cảng, một đường băng lớn và các trận địa tên lửa phòng không HQ-9. Trên quần đảo Trường Sa bố trí trạm trú đóng Đá Chữ Thập (Fiery Cross), bao gồm 7 rạn san hô. Các rạn san hô này có kích thước cực nhỏ, nhưng trên đó đã xây dựng nhiều công trình khác nhau như đường băng, các bãi đáp trực thăng, các trạm khí tượng, các kho xăng dầu, đạn dược, trận địa tên lửa phòng không, radar…