Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Xây được đảo ở bãi cạn Scarborough, TQ sẽ kiểm soát cả biển Đông

Trung Quốc chỉ trích Mỹ "quấy rối tình hình biển Đông" vì cho chiến đấu cơ bay qua vùng biển gần bãi cạn Scarborough khi mà Bắc Kinh "chưa có dấu hiệu tiến hành xây đảo nhân tạo".


trung quoc se xay them mot dao nhan tao moi o bien dong

Trung Quốc phủ nhận kế hoạch ở bãi cạn Scarborough
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) Mỹ thông báo, bốn máy bay A-10C Thunderbolt II cùng hai máy bay trực thăng HH-60G Pave Hawk của Mỹ đã xuất phát từ căn cứ không quân Clark, Philippines và bay thị sát không phận quốc tế gần bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough (Bắc Kinh gọi là đảo Hoàng Nham) từ tay Philippines vào năm 2012.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 25/4 đưa tin Trung Quốc có kế hoạch bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo cùng đường băng và các cơ sở hạ tầng tại bãi cạn Scarborough.
Cùng ngày, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã bác bỏ thông tin này. Bà Hoa cho biết "chưa từng nghe nói đến tình hình liên quan".
Dù vậy, bà vẫn tuyên bố bãi cạn Scarborough/đảo Hoàng Nham "là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc" và yêu cầu Mỹ cùng đồng minh nên "biết điều".

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) cùng người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin bắt tay trên máy bay trực thăng V-22 Osprey của Mỹ, sau khi thăm tàu sân bay USS John C. Stennis trên biển Đông hôm 15/4. (Ảnh: BQP Mỹ)
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) cùng người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin bắt tay trên máy bay trực thăng V-22 Osprey của Mỹ, sau khi thăm tàu sân bay USS John C. Stennis trên biển Đông hôm 15/4. (Ảnh: BQP Mỹ)
Xây đảo nhân tạo ở Scarborough là kiểm soát toàn bộ biển Đông
Hồi đầu tháng 4, các quan chức cấp cao Hải quân Mỹ cho biết 1 tàu quan trắc của Trung Quốc đã xuất hiện gần khu vực bãi cạn này.
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) hôm 24/4 đưa tin, các tàu Cảnh sát biển nước này đã gia tăng tuần suất các cuộc tuần tra gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham thời gian qua.
Mặc dù ngư dân nước này khẳng định từng chứng kiến 5 tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực trên, nhưng Bộ quốc phòng Philippines cho biết không nhận được báo cáo liên quan.
Bộ này cũng nói rằng việc 5 tàu Trung Quốc cùng tới bãi cạn Scarborough sẽ là một động thái bất thường.
Tạp chí National Interest (Mỹ) đánh giá, nếu Trung Quốc xúc tiến kế hoạch xây đảo nhân tạo ở bãi cạn trên thì sự hiện diện quân sự của nước này có thể được mở rộng ra toàn bộ khu vực biển Đông, tạo thành sức ép lớn về chiến lược đối với Mỹ và Philippines.
Nói cách khác, nếu kiểm soát quân sự đối với bãi cạn này, Trung Quốc gần như có thể kiểm soát thực tế toàn bộ diện tích biển Đông, bởi đến nay Bắc Kinh đã ngang ngược tiến hành quân sự hóa (trái phép-PV) trên nhiều đảo, đá ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

(Ảnh: Mạnh Quân)
(Ảnh: Mạnh Quân)
Phó giám đốc Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế (Trung Quốc) Nguyễn Tông Trạch gọi vụ việc 6 máy bay quân sự Mỹ bay gần bãi cạn Scarborough là "làm tình hình biển Đông thêm tồi tệ".
Ông Nguyễn cho rằng, Mỹ đang cố gắng áp dụng biện pháp "tiên hạ thủ vi cường", gây sức ép để buộc Bắc Kinh phải ngưng ý định bồi lấp bãi cạn.
Nhà nghiên cứu thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc Hứa Lợi Bình cho rằng, việc máy bay Mỹ tuần tra gần bãi cạn Scarborough là hành động để chứng minh Washington tôn trọng nghĩa vụ bảo vệ đồng minh Philippines tại đây.
"Mỹ muốn thể hiện cho Manila thấy họ là người bạn đáng tin cậy. Nhưng đây là một tín hiệu hết sức sai lầm gửi đến xã hội quốc tế," ông Hứa nói.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã bình luận trên Hoàn Cầu, chỉ trích Mỹ đang đóng vai "kẻ gây rối" ở biển Đông khi "thách thức, gây rối" trong khi Trung Quốc còn chưa khởi động dự án xây đảo ở bãi cạn Scarborough.
Tạp chí Air Force Times (Mỹ) đánh giá, việc Mỹ để lại 5 chiếc A-10C và 3 chiếc HH-60G ở lại căn cứ không quân Clark sau khi kết thúc cuộc tập trận chung Balikatan 2016 "sẽ thắt chặt quan hệ với Manila, nhưng nhiều khả năng làm Bắc Kinh nổi giận".

Tàu BRP Sierra Madre của Philippines mắc cạn ở bãi Cỏ Mây của Việt Nam. (Ảnh: iFeng)
Tàu BRP Sierra Madre của Philippines mắc cạn ở bãi Cỏ Mây của Việt Nam. (Ảnh: iFeng)
Thời cơ để xua đuổi "tiền đồn" của Philippines
Trang Đa Chiều (Mỹ) bình luận, thái độ cứng rắn từ Mỹ và Philippines đang tạo cho Bắc Kinh cái cớ để hợp thức hóa các hành động kiểm soát thực tế bằng quân sự đối với Scarborough.
Theo Đa Chiều, bước tiếp theo Trung Quốc có thể hành động là "hất" BRP Sierra Madre, con tàu rỉ sét của Philippines mắc cạn ra khỏi bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) từ năm 1999.
Con tàu này đã được quân đội Philippines tu sửa, gìn giữ và tiếp tế đều đặn, coi đó như một "tiền đồn" để chống lại Trung Quốc.
Vấn đề tàu Sierra Madre cũng là một trong những mâu thuẫn gay gắt nhất giữa Bắc Kinh và Manila.

Vị trí đá Chữ Thập trên bản đồ. Đồ họa: WSJ
http://soha.vn/xay-duoc-dao-o-bai-can-scarborough-tq-se-kiem-soat-ca-bien-dong-20160425120324921.htm

Mỹ chuẩn bị “cuộc chiến” với Trung Quốc ở Biển Đông


Theo chuyên gia Harry Kazianis, Scarborough có thể trao cho Mỹ một cơ hội để ngăn xu thế nguy hiểm.  Trên thực tế, Washington có thể đang sẵn sàng ra tay để chắn chắn với Bắc Kinh sẽ hoàn toàn không phải thời điểm dễ dàng để bồi lấp bãi cạn Scarborough. 
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 "chim ăn thịt" của MỹChiến đấu cơ tàng hình F-22 "chim ăn thịt" của Mỹ
Trong vài tuần qua, bất cứ sự hồ nghi nào còn rơi rớt lại về những ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông đều đã bị dẹp tan. Bắc Kinh rõ ràng chỉ có một mục đích duy nhất, một mục tiêu chiến lược duy nhất là thống trị vùng biển quan trọng này và bảo đảm để Trung Quốc giành chủ quyền trên toàn bộ vùng nước kéo dài từ Malaysia đến Đài Loan, ông Kazianis viết trên National Interest.
Những sự kiện gần đây cho thấy rằng Bắc Kinh không chỉ đang ráo riết củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của mình mà hiện nay còn đang rất tích cực theo cách chứng tỏ Trung Quốc sẽ sử dụng Biển Đông theo ý muốn của họ hoặc như nhiều người đã nói, như “ao nhà” của Bắc Kinh.
Mới đây, Trung Quốc đã thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 mang nhiều đầu đạn. Những vụ thử như vậy, trong khi chắc chắn là hành động khiêu khích nhưng giờ đã trở nên quen thuộc, diễn ra ở Biển Đông. Người phát ngôn Trung Quốc ngang nhiên giải thích: “Đây là hành động bình thường khi Trung Quốc thực hiện các thử nghiệm khoa học trên lãnh thổ của mình và những thử nghiệm này không nhằm vào bất cứ quốc gia hay mục tiêu đặc biệt nào”.
Rõ ràng “thử nghiệm khoa học” mà Trung Quốc tiến hành đã đo lường sự thiếu vắng phản đối quốc tế trước một hành động như vậy và Bắc Kinh đã hài lòng với kết quả.
Những hành động như vậy xây dựng chiến lược Trung Quốc nhằm dần dần thay đổi hiện trạng với từng động thái nhỏ vào một thời điểm. Mỗi hành động đều được đều được tính toán, sắp đặt rất kỹ lưỡng, không thứ gì được tiến hành sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng dẫn tới động lực cho một cuộc xung đột hay chiến tranh. Tuy nhiên, qua thời gian, những tác động được tích lũy dần sẽ thúc đẩy Bắc Kinh trên lộ trình rõ ràng hướng tới bá quyền khu vực tại Biển Đông.
Giờ đây, một địa điểm Washington và các đối tác khu vực có thể thay đổi tình thế, làm biết rõ những ý định rằng những hành động bắt nạt của Bắc Kinh nay sẽ phải trả giá và họ sẽ không thể dễ dàng phá vỡ hiện trạng như vậy. Đó chính là bãi cạn Scarborough.
Bãi cạn này đã bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippines năm 2012 sau khi Mỹ trung gian hòa giải căng thẳng, hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, có thể là nơi Mỹ chặn đứng tham vọng nguy hiểm của Trung Quốc.
Bởi lẽ theo nhiều nguồn tin, có vẻ như dự án cải tạo đất, xây đảo sắp tới của Bắc Kinh là bãi cạn Scarborough. Một bài viết trên tạp chí The diplomat đã cho biết “Trung Quốc đã sẵn sàng thực hiện hành động khiêu khích mang tính quyết định” ở quần đảo Trường Sa. Các nguồn tin trên cho biết, Trung Quốc có thể bồi lấp Scarborough để xây dựng một đảo nhân tạo thành các cơ sở quân sự…    
Theo chuyên gia Harry Kazianis, Scarborough có thể trao cho Mỹ một cơ hội để ngăn xu thế nguy hiểm.  Trên thực tế, Washington có thể đang sẵn sàng ra tay để chắn chắn với Bắc Kinh sẽ hoàn toàn không phải thời điểm dễ dàng để bồi lấp bãi cạn Scarborough. Một trong những biểu tượng chiến tranh của sức mạnh quân sự Mỹ là chiến đấu cơ A-10 Warthog hiện nay đã có mặt tại Philippines.                                                                                                                                     
Một phi đội máy bay A-10 cũng như trực thăng Sikorsky HH-60 vừa tiến hành một chuyến bay sát bãi cạn Scarborough, theo thông cáo của quân đội Mỹ, nhắn gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc cũng như các đồng minh và đối tác trong khu vực.
Tuy nhiên những gì sắp diễn ra mới mang tính then chốt. Chính quyền của ông Obama nên lưu ý lời khuyên của báo Wall Street Journal về việc hải quân Mỹ nên phát một thông điệp nghiêm túc bằng cách đóng trú một hoặc hai khu trục hạm gần đó. Một hành động cứng rắn như vậy sẽ cho Trung Quốc thấy rằng Mỹ rất nghiêm túc về vấn đề Scarborough và sẽ không cho phép những hành động dọa nạt của Bắc Kinh diễn ra nữa.
Washington cũng nên điều các máy bay không người lái tới Philippines thực hiện giám sát khu vực bãi cạn 24/24h nhằm không chỉ tăng cường năng lực trinh sát hàng hải cho Manila,  mà còn gửi một thông điệp tới Bắc Kinh rằng sẽ không dễ biến bãi cạn này thành “tàu sân bay không chìm” tiếp theo của họ.
Một số ý kiến cho rằng Mỹ chẳng thể làm gì, ngoại trừ chiến tranh, mới ngăn được Trung Quốc tấn công phá vỡ hiện trạng. Bãi cạn Scarborough Shoal tạo cơ hội hoàn hảo cho Washington bắt đầu báo hiệu với Bắc Kinh rằng những hành động của họ từ nay trở đi sẽ có hậu quả.                  
http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/my-chuan-bi-cuoc-chien-voi-trung-quoc-o-bien-dong-52558.html

“Sát thủ” diệt hạm Việt Nam nắm giữ nguy hiểm nhất Biển Đông


“Đàn” tên lửa sẽ ưu tiên tiêu diệt mục tiêu quan trọng nhất như tàu sân bay, tuần dương hạm có lượng giãn nước lớn sẽ bị công kích bởi 2 – 3 tên lửa, các tên lửa còn lại sẽ tiêu diệt các mục tiêu khác.
“Sát thủ” diệt hạm Việt Nam nắm giữ nguy hiểm nhất Biển Đông
Tên lửa chống tàu"Yakhont" dược sử dụng để công kích các cụm chiến hạm và các chiến hạm, các tàu vận tải và tàu đổ bộ các chủng loại trong điều kiện tác chiến có mật độ gây nhiễu cao nhất của hỏa lực và tác chiến điện tử.
Tên lửa chống tàu thế hệ thứ 4 được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bắt đầu vào cuối những năm 1970-x và đầu những năm 1980-x tại Tập đoàn cổ phần nhà nước “Chế tạo máy – promach” dưới sự lãnh đạo của Giám đốc thiết kế kỹ sư trưởng G.Epremov. Một trong những đặc điểm khác biệt với các tên lửa chống tàu khác là các tên lửa chống tàu thế hê trước được chế tạo chuyên biệt cho các phương tiện mang khác nhau nhưng Yakhont có thể lắp đặt trên tất cả các phương tiện mang.
Tổ hợp tên lửa mới ngay từ khi thiết kế đã được đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật mới: là tên lửa đa phương tiện, có thể lắp đặt trên các phương tiện mang khác nhau như trên tàu ngầm, trên các chiến hạm nổi và các xuồng phóng tên lửa, trên máy bay và trên các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển. Theo cấp độ đa phương tiện, tên lửa phải đa phương tiện hơn cả tên lửa chống tàu hiện đại của phương Tây, mà đại diện của loại này là tên lửa chống tàu Mỹ ASM "Harpoon".

Tính năng kỹ chiến thuật đặc trưng của tên lửa Yakhont là “thông minh”: Tầm tần công mục tiêu ngoài đường chân trời; chế độ hoạt động hoàn toàn tự động (bắn – quên); đa quỹ đạo đường bay (“thấp”, “cao – thấp”), tốc độ siêu âm trên tất cả các quỹ đạo bay; tên lửa có tính năng đa phương tiện mang (tất cả các chiến hạm nổi, các tàu ngầm và các tổ hợp phóng tên lửa trên mặt đất”), tên lửa sử dụng công nghệ tàng hình (stealth) đối với tất cả các radar hiện đại.
Tên lửa Yakhont được thiết kế cấu trúc theo mô hình khí động học thông thường với những cánh bay và cánh ổn định hình tam giác, có thể gập lại được. Cấu trúc khí động học của vật thể bay phối hợp với hệ số lực đẩy trên trọng lượng cung cấp cho Yakhont khả năng cơ động rất cao (góc tấn công – 150o), cho phép tên lửa thực hiện những đường bay phức tạp tránh các vũ khí, trang thiết bị phòng không của đối phương.
Hệ thống động lực của tên lửa chống tàu là động phản lực hành trình siêu âm (SPVRD) tích hợp với động cơ tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn. (SPVRD) được thiết kế cho vận tốc khoảng 2,0-3,5 М trong dải độ cao từ 0 đến 20,000 km. Lực đẩy động cơ là 4.000 kgf, khối lượng động cơ là 200 kg. Ống hút khí (SPVRD) đầu mũi tên lửa là hinh nón đồng trục với thân tên lửa.
Trên thực tế toàn bộ cấu hình tên lửa: Từ bộ phận hút không khí đến mặt cắt của ống phụt tên lửa kết hợp với thân tên lửa là hệ thống động lực. Ngoại trừ ống hình nón nằm ở trung tâm của ống hút không khí, bên trong lắp đặt các block của hệ thống điều khiển, anten của đài radar chủ động của bộ phận dẫn đường và đầu đạn, tất cả các không gian bên trong của tên lửa, bao quanh cả đường ống dẫn khí của động cơ phản lực dòng khí thẳng, sử dụng làm bồn chứa nhiên liệu. Phần ống phụt của động cơ hành trình được lắp đặt động cơ phản lực nhiên liệu rắn phóng – tăng tốc.

Sau khi tên lửa thoát ra khỏi ống phóng dạng container, động cơ phản lực tăng tốc nhiên liệu rắn, lắp đặt trong khoang đốt của động cơ hành trình theo nguyên tắc “búp bê Matryoshka” được khởi động. Trong khoảng mấy giây, động cơ phản lực sẽ đẩy tên lửa Yakhont đạt tốc độ 2 M. Sau đó động cơ phản lực nhiên liệu rắn sẽ dừng hoạt động và bị thổi bay ra ngoài bằng dòng khí của động cơ hành trình. Tên lửa được lắp tổ hợp hệ thống dẫn đường hỗn hợp (hệ thống dẫn đường quán tính trên suốt quỹ đạo hành trình, hệ thống radar tự dẫn chủ động tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường ở giai đoạn cuối).
Nhiệm vụ tác chiến được hình thành theo các thông tin về mục tiêu từ hệ thống điều khiển bắn, được thể hiện bằng các thông số chỉ thị mục tiêu từ cơ sở dữ liệu máy tính. Đài radar của hệ thống tự dẫn có thể phát hiện theo dõi và bám mục tiêu lớp tàu tuần dương từ khoảng cách 75 km. Các mục tiêu thông thường trên khoảng cách 50km. Tầm gần nhất phát hiện mục tiêu là 1 km. Sau khi phát hiện mục tiêu lần thứ nhất, tên lửa sẽ tắt đài radar dẫn đường và hạ độ cao xuống tầm thấp giới hạn so với mặt nước biển từ 5 -10 m. Bằng phương pháp đó trong giai đoạn giữa quỹ đạo đường bay, tên lửa nằm ở giới hạn thấp nhất của vùng không gian hiệu lực của hệ thống phòng không.
Giai đoạn cuối, sau khi đã thoát khỏi vùng radar phòng không của đối phương trên mặt phẳng ngang, đầu tự dẫn lại tiếp tục bật radar tìm kiếm và đeo bám mục tiêu, dẫn đường bay cho tên lửa. Trong đoạn đường bay cuối cùng với tốc độ siêu âm của tên lửa Yakhont, sẽ gây trở ngại rất lớn cho các phương tiện phòng không trên đoạn đường bay quá ngắn, đồng thời cũng không thế gây nhiễu được đầu tự dẫn của tên lửa ở giai đoạn này. Nhờ thời gian hành trình của tên lửa tương đối ngắn và tầm hoạt động của đầu tự dẫn tên lửa dài và rộng, do đó không cần có yêu cầu quá cao về độ chính xác của thông tin dẫn đạn.
Sơ đồ tác chiến của loạt tên lửa Yakhont khi tấn công các cụm tàu công kích.
Góc quét tổng quan toàn bộ khu vực cơ động của mục tiêu trên độ cao tối ưu cho phép xác định sơ lược và phân định công tác theo (tên lửa - mục tiêu) đối với các cụm chiến hạm đối phương và loại trừ các mục tiêu giả. Đặc trưng nổi bật của tên lửa Yakhont thể hiện ở sự “thông minh” trong chương trình tự dẫn tên lửa đến mục tiêu, cho phép thực hiện chế độ chống tàu theo nguyên tắc một chiến hạm – một tên lửa để tấn công một hạm tàu đơn lẻ hoặc “bầy” tên lửa công kích một cụm chiến hạm.
Chỉ trong trường hợp phóng loạt tên lửa mới thể hiện rõ tính tối ưu của của tổ hợp tên lửa Yakhont. Trong trường hợp công kích theo loạt, các tên lửa hoạt động tương tự như cùng được điều khiển bởi một hệ thống tự động, tên lửa tự xác định và phân cấp độ ưu tiên của mục tiêu, lựa chọn chiến thuật tấn công và kế hoạch thực hiện chiến thuật (được thể hiện thông qua tầm cao hành trình, quỹ đạo hành trình và góc tấn công). Trong hệ thống điều hành tác chiến của tên lửa không chỉ lắp đặt hệ thống chống nhiễu khí tài tự dẫn của tên lửa, mà còn các kỹ thuật bay tránh hỏa lực phòng không.
“Đàn” tên lửa sẽ ưu tiên tiêu diệt mục tiêu quan trọng nhất, các mục tiêu ưu tiên như tàu sân bay, tuần dương hạm có lượng giãn nước lớn sẽ bị công kích bởi 2 – 3 tên lửa, các tên lửa còn lại sẽ tiêu diệt các mục tiêu trong đội hình của đối phương, loại trừ trường hợp 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu.
Khi lựa chọn quỹ đạo cơ động và tấn công đúng mục tiêu, trên máy tính tên lửa được đưa vào các ảnh kỹ thuật số tất các các lớp tàu hiện đại. Ngoài ra, trong dữ liệu của máy tính có cơ sở dữ liệu về các loại tàu, tên lửa có thể phân biệt được, chiến hạm nào đang nằm trong tầm ngắm – đoàn tàu congvoa, tàu sân bay, chiến hạm, cụm tàu đổ bộ và các tàu phụ trợ, từ đó lựa chọn và tấn công mục tiêu quan trọng nhất theo phân cấp ưu tiên. Thông thường, với một cụm tàu không quân hải quân công kích chủ lực, sẽ tiến hành phóng từ hai loạt đạn trở lên, trong tầm tấn công, các mục tiêu chủ chốt sẽ bị chắc chắn bị tiêu diệt.
Bộ phận đầu tự dẫn của tên lửa Yakhont.
Hạ thấp quỹ đạo bay kịp thời với thuật toán thoát khỏi vùng quét radar trên mặt phẳng ngang tương ứng với mục tiêu chuẩn bị tiến công của tên lửa Yakhont đảm bảo khả năng cắt khỏi sự theo dõi tên lửa chống tàu của các tổ hợp phòng không đánh chặn, với tốc độ siêu âm và bay ở độ cao thấp trong giai đoạn tự dẫn của radar chủ động tấn công mục tiêu cho phép giảm khả năng đánh chặn đến mực gần như không thể của tất cả các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng không tên lửa hiện đại nhất.
Tên lửa sẵn sàng chiến đấu được đặt trong ống phóng đạn dạng container đóng kín và cách ly với bên ngoài. Tên lửa được chế tạo sao cho gần như không có khe hở giữa thân tên lửa và lòng ống phóng đạn. Kích thước của tên lửa cho phép trên cùng một phương tiên mang, có thể mang được 1 tên lửa thế hệ trước nhưng có thể mang từ 2 – 3 tên lửa Yakhont. Ống phóng tên lửa container là một phần không tách rời của tên lửa. Trong ống container, tên lửa đã sẵn sàng cho chiến đấu và được xuất xưởng, vận tải, lưu trữ và được lắp đặt vào phương tiện mang. Tên lửa được kiểm tra trạng thái kỹ chiến thuật thông qua các giắc cắm kết nối với thiết bị kiểm đo.
Ống phóng tên lửa container cùng với tên lửa rất đơn giản trong khai thác sử dụng, không cần cấp nạp chất lỏng hay gas, không cần tăng cường thêm các yêu cầu kỹ thuật về môi trường lưu giữ trong kho vũ khí hoặc trên các phương tiện mang. Điều đó giảm thiểu tới mức tối đa khai thác sử dụng, đảm bảo độ tin cậy rất cao của vũ khí trang bị, khi tên lửa được bảo quản trong một điều kiện lý tưởng trong xuốt thời gian phục vụ.
Sử dụng ống phóng tên lửa với một dải góc phóng và sơ đồ phóng đạn rất rộng, thiết bị phóng đạn rất đơn giản, không cần bộ phận thoát khí gas của dòng khí phản lực. Đây là điều kiện tối ưu cho việc lắp đặt tên lửa lên tất cả các phương tiện mang có thể. Đồng thời cũng có thể thiết kế các kiểu bệ phóng khác nhau tùy theo cấu trúc thiết kế của phương tiện mang (kể các các loại chiến hạm không có nguồn gốc từ Nga).
Tên lửa có thể lắp đặt trên các khung bệ phóng trên các hạm tàu có lượng giãn nước nhỏ như các xuồng phóng tên lửa tốc độ cao – “corvette”, hoặc các module hầm phóng tên lửa thẳng đứng được lắp đặt trên các chiến hạm có lượng giãn nước lớn như tàu hộ vệ tên lửa, khu trục hạm và tuần dương hạm. Các ống phóng tên lửa có thể được lắp đặt trên các chiến hạm đời cũ được nâng cấp, trong đó từ vị trí 1 tên lửa và ống phóng có thể đặt đến 3 tên lửa Yakhont. Ví dụ, trên tàu Tarantul dự án thiết kế 1241 thay vì lắp 4 ống phóng tên lửa P-15 Termit có thể lắp đến 12 tên lửa Yakhont.
Tên lửa chống tàu lớp Yakhont được sử dụng cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động nổi tiếng K-300P "Bastion" mà Việt Nam đã trang bị. Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" với tên lửa đa phương tiện mang Yakhon được sử dụng để tiêu diệt các chiến hạm mặt nước tất cả các chủng loại trong biên chế của lực lượng đổ bộ đường biển, các đoàn congvoa quân sự, các cụm chiến hạm công kích chủ lực, các cụm không quân hải quân công kích chủ lực, các chiến hạm đơn lẻ, đồng thời cũng được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất có các trạm phát sóng radio, radar hoặc các mục tiêu được lập trình dữ liệu.
Tên lửa có thể hoạt động được trong mọi điều kiện tác chiến bao gồm cả tác động nhiễu của các vụ nổ và bức xạ nhiệt cũng như điều kiện nhiễu xạ nặng của các phương tiện tác chiến điện tử. Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" có thể bảo vệ một khu vực bờ biển có chiều dài đến 600 km chống lại lực lượng đổ bộ đường biển, quản lý lãnh hải của biên giới biển quốc gia trong một hệ thống cảnh giới đồng bộ của K-300P "Bastion"
Cơ cấu biên chế tổ chức phòng thủ bờ biển của tổ hợp “Bastion”.

Tổ chức biên chế tổ hợp tên lửa bao gồm:
1- Tên lửa Yakhont trong ống phóng container;
2 – Xe phóng tên lửa tự hành K-340P (STC) trên khung xe MZKT-7930 (kíp xe 3 người);
3- Xe điều hành tác chiến (MCU) K-380R trên khung sườn xe KAMAZ-43.101 (kíp xe 5 người);
4- Xe thiết bị thu thập và xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho các xe phóng tên lửa của Tổ hợp, kết nối với sở chỉ huy tác chiến;
5- Hệ thống tự động hóa điều hành tác chiến các xe phóng đạn của tổ hợp tên lửa “Bastion”;
6- Tổ hợp trang thiết bị, khí tài kỹ thuật bảo dướng, kiểm tra kiểm soát.
7- Các khí tài phụ trợ: Xe vận tải và nạp đạn K-342R (TRV); Xe phục vụ trực chiến (MOBD); Bộ thiết bị huấn luyện mô phỏng; máy bay trực thăng chiến đấu chỉ thị mục tiêu.
Cơ số tên lửa theo biên chế là 36 tên lửa (12 xe phóng tên lửa). Khoảng giãn cách khi phóng loạt tên lửa là 2 – 5 s trên một xe phóng đạn. Thời gian chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu là 5 phút. Thời gian tổ hợp trực sẵn sàng chiến đấu không có thiết bị phụ trợ là 24 h, với xe phục vụ trực chiến là 30 ngày liên tục trực sẵn sàng chiến đấu. Thời gian khai thác sử dụng tên lửa là 10 năm. Số lượng ống phóng, số lượng xe phóng trong một tổ hợp, số lượng xe vận tải – nạp đạn có thể thay đổi theo yêu cầu của đơn hàng.
Tính năng kỹ chiến thuật tên lửa Yakhont: Chiều dài ống phóng tên lửa - 8900 mm; Đường kính ống phóng tên lửa - 710-720 mm; Chiều dài tên lửa: 8000 mm; Sải cánh: - 1700 mm; Khối lượng tên lửa - 3000 kg; Khối lượng ống phóng tên lửa và tên lửa - 3900 kh; Khối lượng đầu đạn - 200-250 kh; Tốc độ bay: - 750 m/s (2.5 М, trên độ cao 14000m);  680 m/s (2 М, trên độ cao thấp); -2.5-2.8 М / đến 3500 km/h (Brahmos); Tốc độ cất cánh sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn - 2 М
Tầm bắn tối đa: Trên độ cao thấp 2 - 5m - 120 km; Khi bay trên quỹ đạo bay tổng hợp - 300 km
Tổ hợp tên lửa cơ động phòng thủ bờ biển Bastion.
Độ cao cực đại theo quỹ đạo bay tổng hợp là 14000m, độ cao thấp nhất khi bay ở giai đoạn cuối là 5 – 15 m so với mặt nước biển. Góc tấn công lớn nhất là 15o.
Thời gian chuẩn bị cho tổ hợp vào sẵn sàng chiến đấu trong trạng thái hành quân là 4 phút, thời gian khởi động các thiết bị, khí tài điều khiển là 2 phút. Giãn cách giữa hai lần phóng đạn là 2 – 5 s.
Đầu đạn hiệu ứng nổ lõm và sử dụng động năng siêu âm làm nhân tố xuyên phá giáp vỏ tàu.
Yakhont phiên bản dành cho không quân hải quân.
Sơ đồ hệ thống tên lửa chống tàu Yakhont phiên bản không quân hải quân..

Phiên bản tên lửa chống tàu dành cho không quân hải quân là phiên bản tên lửa nâng cấp, do không có nhu cầu phóng đạn lên độ cao hành trình, do đó tên lửa sẽ được rút ngắn chiều dài xuống còn 6100 m và hoàn toàn mang đầy đủ tính chất của loại vũ khí “không đối hải” nhưng vẫn giữ được những tính năng kỹ chiến thuật cần thiết đặc trưng của Yakhont, tầm bắn của tên lửa đạt 300 km, tốc độ hành trình tên lửa là 2,0 - 2,6 M, tầm bay cao nhất là 15 km, tên lửa có khối lượng cất cánh nhỏ hơn (2500 kg). Trần bay của máy bay chiến đấu mang tên lửa Yakhont đạt 9000 m, giãn cách mỗi lần phóng tên lửa là 2 – 5 s, thời gian chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu là 4 phút, thời gian lưu trữ phục vụ sẵn sàng chiến đấu là 10 năm.
Các máy bay SU-27/30 của Việt Nam đều có thể mang tên lửa Yakhont.
Phiên bản tên lửa dành cho không quân không có ống phóng, chỉ có nắp đậy ống phụt phản lực và chụp khí động học bảo vệ cửa gió của động cơ phản lực hành trình. Phương án này giúp giảm tối thiểu sức cản không khí và giảm tải trọng tên lửa. Khi tên lửa được phóng đí, chụp bảo vệ khí động học và nắp đậy ống phụt phản lực được tách rời khỏi tên lửa. Các máy bay thế hệ Su – 27, 30MK, 33 hải quân có thể mang theo một tên lửa chống tàu Yakhont, máy bay tuần biển tầm xa Tu – 142 có thể mang đến 8 tên lửa chống tàu. Phương án sử dụng máy bay cường kích tuần biển cho phép có thể phóng tên lửa theo loạt, tăng cường khả năng công kích các cụm hải quân chủ lực của đối phương.
Cho đến hiện nay, tên lửa Yakhont là tên lửa chống tàu được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển Nga, được hợp tác sản xuất cùng với Ấn Độ phiên bản nâng cấp Brahmos và được lắp đặt trong tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển “Bastion” của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam. Với tính năng vượt trội về các thông số kỹ thuật và khả năng “thông minh” kết hợp với các tổ hợp tên lửa thế hệ cũ hơn sẽ tăng cường khả năng phòng ngự biển ở cấp độ ca nhất. tên lửa Yakhont cũng có thể được lắp đặt thay thế cho các tên lửa "Harpoon", "Exocet", "Otomat" trên các chiến hạm có nguồn gốc nước ngoài.
http://viettimes.vn/quoc-phong/vu-khi-cong-nghe/sat-thu-diet-ham-viet-nam-nam-giu-nguy-hiem-nhat-bien-dong-52021.html

Lào trước cỗ máy bành trướng kinh tế của Trung Quốc

   Có vẻ như không nơi đâu tại xứ sở Triệu Voi là không in dấu bộ máy bành trướng kinh tế đến từ phương Bắc, khi hàng loạt đại dự án do Trung Quốc làm chủ đang tồn tại trên đất Lào.
Hiện, Lào có khoảng 13 đặc khu kinh tế của Trung Quốc, chứa đầy sòng bạc, tiệm massage trá hình và nhân công người Hoa, rải rác khắp nước này mà không chịu bất kỳ sự quản lý nào của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là những dự án phát triển hạ tầng trị giá hàng tỉ USD đang mọc lên tại chính Thủ đô Viêng Chăn do Bắc Kinh đầu tư.
Giữa vùng núi đồi hoang vu phía bắc nước Lào, ánh đèn neon của sòng bạc The Kings Romans sáng choang giữa rừng rậm. Bên trong, các con bạc ngày đêm đốt tiền vào những ván bài, không phải bằng đồng kip của Lào mà là ngoại tệ của Thái và Trung Quốc (TQ). Sòng bạc The Kings Romans là trọng điểm thu hút khách du lịch của Đặc khu Kinh tế Tam giác vàng (GTSEZ) rộng 10.000 hecta. GTSEZ được thiết lập vào năm 2007 bởi chính phủ Lào và tập đoàn Hồng Kông Kings Romans Group.
Tập đoàn Kings Romans đã bỏ ra hàng chục triệu USD để cải tạo vùng Bokeo hoang vu bên dòng sông Mekong thành một khu vui chơi giải trí chỉ dành riêng cho khách du lịch đến từ TQ. Đằng sau ánh đèn hào nhoáng của sòng bạc The Kings Romans là khu “Chinatown” chứa đầy các nhà hàng và những tiệm massage trá hình. Bên cạnh đó, còn có sở thú, sân golf và những bãi đậu xe rộng thênh thang.
Tại đây, tập đoàn đến từ Hồng Kông còn dự định xây thêm một khu công nghiệp và sân bay quốc tế. Ước tính tại GTSEZ sẽ có khoảng 200.000 người sinh sống và làm việc.
Đa số những người làm việc tại đây đến từ TQ và Myanmar. Đồng hồ và thời gian sinh hoạt trong đặc khu kinh tế này được điều chỉnh theo giờ của TQ, còn hầu hết các cửa hàng và dịch vụ thì từ chối thanh toán bằng tiền kip của Lào. Các tòa nhà và cơ sở bên trong đặc khu được xây dựng lòe loẹt theo kiểu giống như một “Tử Cấm Thành thu nhỏ”.
Mô tả khu GTSEZ, Moe Kyaw, một người làm việc tại đây đến từ Myanmar nói “Khách sạn TQ, thanh toán bằng tiền TQ, kiến trúc theo kiểu TQ. Đây chẳng khác nào là một đất nước TQ thu nhỏ!”.
GTSEZ hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Stuart Ling, chuyên gia tư vấn về nông nghiệp tại vùng Bokeo cho biết: “Trên giấy tờ, GTSEZ không thuộc về Lào mà tồn tại như một vùng có quyền tự chủ riêng biệt”. Theo chuyên gia Ling, dù trên danh nghĩa, đặc khu được đồng quản lý bởi chính phủ Lào và tập toàn Hồng Kông, tuy nhiên những hoạt động tài chính lại hết sức mờ ám và không ai thật sự biết rõ về tình hình thu chi tại đây như thế nào.
Quy mô khổng lồ của GTSEZ cùng với những hoạt động tài chính mờ ám tại đây, thể hiện rất rõ những gì mà chính sách bành trướng kinh tế đang được Bắc Kinh thực hiện với tốc độ chóng mặt tại đất nước được xem là một trong những quốc gia nghèo nhất tại Đông nam Á này.
Kể từ đầu những năm 2.000, Lào đã liên tục nhận được những khoản đầu tư từ TQ, sau khi Bắc Kinh thực hiện chiến lược “Tiến ra nước ngoài” (“Tẩu xúy khứ”), cổ xúy các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài. Kể từ đó, các công ty TQ đã thi nhau đổ tiền vào Lào và các dự án xây dựng hết từ đường cao tốc, mỏ khai thác, đến các công trình nông nghiệp và thủy điện. Có khoảng 13 đặc khu kinh tếcủa TQ đã mọc lên tại những điểm chiến lược trên khắp nước Lào. Đến cuối năm 2013, ước tính tổng số tiền mà TQ đã đầu tư sang Lào lên đến 5 tỉ USD. Với số tiền đầu tư này, TQ đã vượt qua Việt Nam trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Lào.
Nước Lào cũng thu hút hàng ngàn lao động nhập cư, đến sinh sống và làm việc tại những đặc khu kinh tế TQ rải rác khắp các vùng phía bắc. Một số thống kê cho thấy có khoảng 300.000 người TQ hiện đang sinh sống tại Lào. Paul Chamber, giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu các vần đề Đông Nam Á tại Thái Lan, cho biết chính sách bành trướng kinh tế của Bắc Kinh, thể hiện qua dòng tiền khổng lồ và lượng lao động TQ ồ ạt đổ sang Lào, thật sự là một hình thức của “chủ nghĩa thuộc địa kiểu mới”. Ông nói : “Phía bắc nước Lào giờ đây đã gần như bị biến thành một đất nước TQ mới”.
Không chỉ gói gọn lại ở những vùng đặc khu kinh tế tại khu vực rừng núi xa xôi, sự hiện diện của TQ còn được nhận thấy rất rõ tại thủ đô Viêng Chăn của Lào. Tại đây, cộng đồng người Hoa đang ngày càng lớn mạnh, tập trung chủ yếu quanh khu chợ Sanjiang, được chính Bắc Kinh bỏ tiền ra xây dựng vào năm 2007. 
Đến với khu chợ này, ta có cảm giác như bị lọt thỏm vào một khu đô thị tại tỉnh Vân Nam, địa phương phía nam TQ nằm sát với biên giới Lào. Tiếng Quan Thoại được sử dụng như ngôn ngữ giao tiếp, còn các gian hàng thì bán đầy hàng hóa được sản xuất tại TQ, từ đầu máy karaoke cho tới rượu gạo Thiên tửu truyền thống của Trung Hoa. 
Chính sách đầu tư ồ ạt của TQ vào Lào không phải là không bị chỉ trích. Những dự án đầu tư của TQ, đặc biệt là các công trình xây dựng đê đập và các cơ sở hạ tầng lớn khác, bị phê phán là đã được thực hiện mà không màng gì đến những ảnh hưởng xấu có thể gây ra cho môi trường và thiên nhiên của xứ sở triệu voi.
Vào năm 2014, nhiều người dân Lào sống tại GTSEZ đã biểu tình chống lại việc chính quyền giải tỏa và thu hồi đất để mở rộng đặc khu kinh tế này. Theo một quan chức của tập đoàn Kings Romans, việc khảo sát đất để xây dựng sân bay quốc tế tại đây cũng bị cư dân bản địa ra sức ngăn cản đến mức phải bị hoãn lại.
Các dự án đầu tư của TQ tại Viêng Chăn cũng bị chỉ trích, điển hình là dự án phát triển khu nhà ở tại khu đầm lầy Thai Luang trị giá 1,6 tỉ USD cũng bị người dân Lào phản đối gay gắt. Còn dự án 7 tỉ USD xây dựng tuyến đường sắt nối Viêng Chăn với Côn Minh, thủ phủ của Vân Nam, cũng liên tục bị hoãn lại.
Chính sách bành trướng kinh tế của TQ sang Lào cũng gây ra một mối quan ngại khác khi dư luận cho rằng động thái này đang kéo Lào ra khỏi mối quan hệ hữu nghị lâu đời với người láng giềng Việt Nam. Mối quan hệ mật thiết giữa đảng cầm quyền Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) với Hà Nội có từ thời 2 nước từng chung vai lật đổ chế độ cầm quyền tại Đông dương do Mỹ chống lưng vào những năm 1960-1970. Một quan chức ngoại giao Lào nói: “Nếu như Việt Nam đã từng là một người anh lớn của Lào, thì giờ đây TQ đã trở thành người anh cả. Hà Nội chỉ còn là người anh kế”.
Theo một vài nhà phân tích, mối quan ngại về sự bành trướng của TQ chỉ xuất hiện sau khi có sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo Lào. Vào tháng 1.2016, Đại hội toàn quốc thứ 10 của LPRP đã bầu ông Bounnhang Vorachith, là người thân Việt, vào ghế Tổng bí thư đảng. Đại hội còn gạt ông Somsavat Lensavad ra khỏi chức thủ tướng. Ông Lensavad bản thân là người gốc Hoa và đã từng phê duyệt cho nhiều dự án đầu tư của TQ tại Lào. Việc thay đổi bộ máy lãnh đạo của Lào ngoài ra cũng được Mỹ đón nhận, thể hiện qua chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama, dự định sẽ được tiến hành vào đầu tháng 9.2016.  
Tuy nhiên theo một nhà phân tích chuyên nghiên cứu về các chính sách lãnh đạo của Lào, việc chính quyền nước này đã “thay máu” trên thực tế lại ít có khả năng sẽ gây khó dễ cho cỗ máy bành trướng kinh tế của TQ tại đây. LPRP trên thực tế vẫn sẽ tiếp tục chào đón những khoản đầu tư béo bở đến từ “người anh cả” phía Bắc, theo đúng như tiền lệ đã được thiết lập bởi ông Thongsing khi còn ngồi trên ghế Thủ tướng.
“Các lãnh đạo của LPRP chỉ quan tâm đến những lợi ích không bị ràng buộc. Đây có thể là những khoản đầu tư, những khoản vay không lãi suất hoặc chỉ đơn giản là một phong bì dưới gầm bàn. Họ không quan tâm đến việc những lợi ích này đến từ đâu, miễn sao đến cuối ngày họ có thể mang tiền về cho gia đình và trích ra một số cho vào quỹ của đảng”, chuyên gia cho biết.
Mặc dù ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tồn tại một cách mạnh mẽ tại Lào, nhưng chắc chắn trong thời gian tới, sự bành trướng kinh tế của TQ sẽ còn lớn mạnh hơn nữa tại đây. Cỗ máy bánh trướng kinh tế của TQ đã len lỏi vào các mối quan hệ cá nhân với những thành viên trong bộ mày lãnh đạo, được xúc tác với sự kế cận về mặt địa lý và đơn giản là sức mạnh kinh tế của TQ, ước tính gấp đến khoảng 862 lần nguồn lực kinh tế của Lào.
Theo lời của chuyên gia tư vấn Linh tại Bokeo: “TQ sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ tại đây và có thể biến Lào thành một Tây Tạng kế tiếp”.

Huỳnh Hy (theo Nikkei Asian Review) 
Ảnh: Cổng chào của đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/ho-so-c-122/lao-truoc-co-may-banh-truong-kinh-te-cua-trung-quoc-30278.html

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

“Đại nhảy vọt” quân sự, Tập Cận Bình ra lệnh quân đội “chuẩn bị chiến đấu“


Ông Tập Cận Bình, người chủ trương «đại nhảy vọt về quân sự» đã nêu ra một quyết định chiến lược chủ chốt để thực hiện "giấc mộng Trung Hoa của một quân đội hùng mạnh» từ nay đến năm 2020. Theo đó, quân đội phải «chuẩn bị chiến đấu» và «chiến thắng», nhật báo Liberation của Pháp phân tích.
Tên lửa Trung Quốc trong cuộc diễu binh năm 2015Tên lửa Trung Quốc trong cuộc diễu binh năm 2015
Trong một sự kiện diễn ra vào tuần trước, tất cả cái nhìn đều tập trung vào Tập Cận Bình trong bộ quân phục rằn ri, xung quanh là các sĩ quan cao cấp, tại trung tâm chỉ huy liên quân mới. Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc rầm rộ đưa tin về sự kiện này, nhấn mạnh rằng từ nay đất nước được «Tổng tư lệnh» Tập Cận Bình lãnh đạo – một chức vụ chưa từng có từ trước đến nay.
Chưa bao giờ người đứng đầu Trung Quốc tập trung trong tay từng ấy quyền lực: chủ tịch nước, tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, chủ tịch Quân ủy Trung ương. Nay lại thêm chức tổng tư lệnh liên quân, ông Tập có thể điểu khiển với bàn tay sắt những hoạt động của quân đội Trung Quốc.
Đó là vì từ đầu năm nay đã có một loạt những thay đổi: chỉnh đốn các quân khu, xem xét lại chủ thuyết, hiện đại hóa trang thiết bị, truy quét tham nhũng…Ban lãnh đạo Trung Quốc phô bày tham vọng bá quyền tại một châu Á đang sục sôi. Tập Cận Bình, người chủ trương vụ«đại nhảy vọt về quân sự» này đã nêu ra một quyết định chiến lược chủ chốt để thực hiện "giấc mộng Trung Hoa của một quân đội hùng mạnh» từ nay đến năm 2020. Theo đó, quân đội phải «chuẩn bị chiến đấu» và «chiến thắng».
Báo chí chính thức kể ra những thử thách mới của Trung Quốc: chống khủng bố ở Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ đang bị đàn áp, và «mối đe dọa» tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang vội vã quân sự hóa các rạn san hô. Hồi tháng 3/2016, thủ tướng Lý Khắc Cường cũng cao giọng phụ họa, nhấn mạnh sự quan trọng «phải chuẩn bị một cách có kế hoạch cho đối đầu quân sự trên mọi lĩnh vực». Cho dù Trung quốc thông báo năm 2016 chỉ tăng ngân sách quốc phòng 7,6% so với năm ngoái là 10%, nhưng quân đội tiếp tục gia tăng sức mạnh.
Trước hết là cải tổ sâu sắc cơ cấu. Tập Cận Bình đã giải thể bốn tổng cục của quân đội phụ trách hậu cần, vũ khí, tuyển dụng và chính trị. Quá độc lập và không kiểm soát được, những nơi hùng cứ này diễn ra nạn mua bán cấp bậc, nay đã bị nhập vào Quân ủy Trung ương do ông Tập làm chủ tịch. Trước đây có 15 ban, Quân ủy Trung ương giám sát các vấn đề chiến lược, quản lý nhân sự, thiết bị và chống tham nhũng. Là cánh tay vũ trang của đảng cộng sản Trung Quốc, Quân ủy sẽ tổ chức lại 7 đại quân khu thành 5 «vùng chiến thuật».
Tiếp đến, quân đội được chia làm nhiều nhánh. Bên cạnh lục quân, hải quân và không quân, còn lập thêm bộ tham mưu bộ binh và một đơn vị chiến tranh mạng. Đặc biệt là lực lượng tên lửa, phụ trách tên lửa đạn đạo, được ông Tập giao nhiệm vụ phải là «trung tâm của răn đe chiến lược».
Tập Cận Bình muốn tiến thật nhanh. Tháng 9/2015, ông Tập loan báo từ nay đến 2017 sẽ giảm 300.000 người chủ yếu là dân sự, để quân đội hướng về đối đầu trên không và trên biển. Không quân đầu tư vào phi cơ tiêm kích, nhất là loại J-10 sản xuất trong nước, và các máy bay ném bom tầm xa.
Hải quân cũng trên đường đua, với ba hạm đội liên tục tập trận và hoạt động trong năm 2015. Sau khi mua của Ukraine hàng không mẫu hạm đầu tiên đặt tên Liêu Ninh, Bắc Kinh vào cuối năm 2015 đã thông báo đóng thêm chiếc thứ hai hoàn toàn nội địa, và dự kiến thêm một tàu sân bay thứ ba. Nhà nghiên cứu Shinji Yamaguchi của Viện nghiên cứu Quốc phòng Tokyo nhận xét: «Trung Quốc đã mua thêm các khu trục hạm, chiến hạm kiểu mới, và từ 2005 đến 2014 đã tăng số lượng tàu ngầm từ 10 chiếc lên 45 chiếc. Một điều chưa từng thấy!»
Tham vọng khống chế Biển Đông và khu vực
Tìm kiếm tính chính danh, Tập Cận Bình trước hết muốn nắm chặt quân đội, phải «tuyệt đối trung thành» như ông ta tuyên bố hôm 21/4. Ông Shinji Yamaguchi phân tích: «Một trong các mục đích hàng đầu là nắm trọn quyền lực. Ông Tập đã làm tất cả để giải thể hệ thống cũ mà ông cho là không hiệu quả và tham nhũng, trao quyền hành lớn hơn cho đảng để kiểm soát quân đội».
Tập Cận Bình nắm trọn mọi quyền lực giống như thời Mao Trach Đông
Nhưng không chỉ về chính trị, mà Tập Cận Bình còn muốn chứng tỏ ông ta biết cách «trang bị cho Trung Quốc một quân đội hiện đại và phản ứng nhanh» - theo một nhà ngoại giao quân sự châu Á. Quân đội phải cơ động hơn, sẵn sàng chiến đấu trên không và trên biển. Nhà ngoại giao này nói: «Lâu nay các đội quân được bố trí hướng về phía Nga và Mông Cổ để bảo vệ biên giới trên bộ. Thời kỳ đó đã qua rồi. ‘Người cầm lái vĩ đại’ nay cần một quân đội có thể phối hợp hải, lục, không quân».
Trung Quốc thời gian qua đã ráo riết xây dựng đảo nhân tạo với các hải cảng, đường băng, giàn radar…Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhỏ, mặc cho Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan phản đối. Mới đây, đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nhận định: «Trung Quốc rốt cuộc sẽ cố kiểm soát được các tuyến đường biển và đường không» tại khu vực quan trọng này của thương mại quốc tế, với 5.300 tỷ USD hàng hóa trong đó có 1.000 tỷ cung ứng cho Mỹ.
Chuyên gia Shinji Yamaguchi nhận xét: «Bắc Kinh muốn Washington hiểu rằng từ nay Trung Quốc có khả năng tấn công mạnh, gây thiệt hại cho Mỹ. Họ đã sản xuất loại hỏa tiễn như DF-21D có thể đánh đắm tàu sân bay. Bắc Kinh triển khai lực lượng tên lửa để kiểm soát khu vực».
Hiện 1.200 tên lửa tầm ngắn đang hướng về Đài Loan, và Trung Quốc còn vươn ra ngoài biên giới, xây dựng một căn cứ hậu cần hải quân tại Djibuti. Nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan ở Hong Kong giải thích, không chỉ để bảo vệ các công dân và công ty Trung Quốc ở châu Phi, mà còn dự trù trường hợp phải di tản khỏi các khu vực chiến sự. Đây sẽ là phép thử cho quân đội Trung Quốc, đặc biệt là hải quân.
Tờ báo Pháp cho rằng, ông Tập cần đến một quân đội phục tùng mình để nhắm đến đại hội đảng lần thứ 19 vào năm tới, bởi vì quân đội Trung Quốc trước hết là cánh tay nối dài của đảng. Đó là vai trò đã được Mao Trạch Đông ấn định từ năm 1927. Chuyên gia Pháp Jean-Pierre Cabestan nhắc nhở: «Quân đội là chìa khóa cho sự sống sót của chế độ».
Ông Tập nhấn mạnh sự trung thành và truyền thống cách mạng, còn các quan chức dưới quyền ông tố cáo «các thế lực thù địch» với «những ý tưởng chính trị sai lạc», kêu gọi quân đội «tái lập tinh thần quân sự».
Từ ba năm qua, quân đội Trung Quốc là một trong những đích nhắm của chiến dịch «đả hổ diệt ruồi». Tướng Quách Bá Hùng, nguyên phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã bị cách chức và đang chờ ra tòa vì tham nhũng. Tướng Từ Tài Hậu, người thân cận với Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, cũng bị khai trừ khỏi Quân ủy và đã chết mới thoát khỏi vòng lao lý. Hai tướng lĩnh này bị nghi ngờ là muốn thách thức quyền lực của ông Tập.
Theo Liberation, «Tổng tư lệnh liên quân» Tập Cận Bình giờ đây hoàn toàn rảnh tay, để điều khiển một quân đội đã phô trương uy lực trong dịp kỷ niệm chiến thắng năm 2015.
http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/dai-nhay-vot-quan-su-tap-can-binh-ra-lenh-quan-doi-chuan-bi-chien-dau-52574.html

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Trung Quốc khai chiến Biển Đông sẽ châm ngòi Thế chiến thứ ba

Hành vi quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc rất có thể sẽ trở thành mồi lửa cho Chiến tranh thế giới thứ ba. Dù Bắc Kinh đưa ra rất nhiều lý do mĩ miều để biện minh cho hành động phi pháp của mình nhưng họ vẫn không thể che giấu một sự thật: Các nước đang ngày càng xa lánh Trung Quốc.

Khi những tranh chấp trên biển Đông không thể giải quyết bằng con đường ngoại giao, cuộc chiến toàn cầu nổ ra là rất caoKhi những tranh chấp trên biển Đông không thể giải quyết bằng con đường ngoại giao, cuộc chiến toàn cầu nổ ra là rất cao
Mới đây, trang The Bitbag của Mỹ đưa tin, gần đây nhưng lời dự đoán về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba liên tục xuất hiện, bối cảnh là hành động quân sự hóa ngày càng rõ nét của Trung Quốc trên biển Đông. Bài viết nhấn mạnh, lực lượng tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận gần với cường độ sát với thực chiến trên biển Đông nhằm tăng cường hiệu quả tác chiến, điều này dự báo “chiến tranh đang ở trạng thái rất gần”, “kể cả Trung Quốc cho biến máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh ở Đá Chữ Thập nhằm mục đích chữa trị cho bệnh nhân, nhưng vai trò quân sự của hòn đảo này là không thể chối cãi.
Chắn chắn các nước láng giềng của Trung Quốc coi đó là một mối đe dọa, các quốc gia này cũng dùng các biện pháp quân sự hóa để đối chọi, cuối cùng, nếu những tranh chấp trên biển Đông không thể giải quyết, nguy cơ cuộc chiến tranh toàn cầu nổ ra là điều tất yếu”.
Hành vi hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông có thể châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ ba?
“Khai chiến với Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi?” Ngày 18/4, tờ The Daily Telegraph của Anh đã đăng tải bài viết này và phân tích rằng, nhà quân sự cổ đại của Trung Quốc - Tôn Tử đã từng nói: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Trên biển Đông, sau sự kiện bãi cạn Scarborough năm 2012, những tranh chấp về chủ quyền các hòn đảo liên tục leo thang. Ngày càng có nhiều quốc gia bị cuốn vào cuộc tranh chấp này, ngoài những nước đưa ra tuyên bố chủ quyền, Mỹ, Nhật Bản, Australia... cũng buộc phải lên tiếng trước những hành vi phi pháp của Trung Quốc. Sự can thiệp của Mỹ không chỉ dừng lại trên biển Đông, mà còn bao gồm cả biển Hoa Đông. Bài viết chỉ ra rằng, “cơn ác mộng chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở thành hiện thực”.
Mỹ đang áp dụng chiến thuật gia tăng sự hiện diện về mặt quân sự để đáp trả việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng đảo trái phép trên biển Đông, cuối cùng dẫn đến sự đối đầu trực tiếp về quân sự giữa hai bên, “hiểu lầm và cục diện leo thang sẽ trở thành mồi lửa châm ngòi cho chiến tranh”. Tờ The Daily Telegraph cũng nhấn mạnh, xác suất ngăn chặn chiến tranh thông qua con đường ngoại giao vẫn tồn tại, từ “nguy cơ”(tức “khủng hoảng”)  của Trung Quốc vừa bao gồm sự “nguy hiểm”, vừa bao hàm “cơ hội”. Giống như Tôn Tử đã từng nói: Nghệ thuật tối cao của chiến tranh là “bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã” (Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới được xem là sáng suốt nhất).
Những nỗ lực giải quyết vấn đề biển Đông vẫn đang được triển khai, nhưng hành vi quân sự hóa biển Đông ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc đang biến những nỗ lực này thành cuộc chiến mới.
“Thời gian qua, cuộc đấu trí giữa Mỹ và Trung Quốc về các sự vụ biển Đông diễn ra hết sức căng thẳng – Hãng thông tấn Pháp AFP cho biết, lần này chiến cơ Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ Thập đúng vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặt chân lên tàu sân bay thị sát vùng biển căng thẳng trên biển Đông, quân đội Mỹ và Philippines đã bắt đầu tuần tra chung trên biển. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lập tức thông báo, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đã tiến hành thị sát phi pháp ở một số hòn đảo, trong đó có quần đảo Trường Sa.
Mỹ đã triển khai hàng loạt hành động hợp tác với các nước để dằn mặt Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Ngày 18/4, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết, trong cuộc tranh chấp trên biển Đông, Anh đứng về phía Mỹ, đồng thời ông Hammond cũng nhấn mạnh: “Phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế cần có tác dụng quy phạm đối với cả hai nước Trung Quốc và Philippines”. Ngày 19/4, lần đầu tiên tàu ngầm lớp Soryu của Lực lượng tự vệ Nhật Bản tiến vào căn cứ hải quân ở Sydney, cùng ngày, hãng thông tấn của Nhật cho biết: “Do Trung Quốc đang triển khai các hoạt động hải dương trên biển Đông, Nhật Bản và Australia đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh.
Mới đây, tờ của Nhật Bản cho biết, sau việc Philippines thuê máy tuần tra trên biển, Nhật Bản cử tàu khu trục tới biển Đông, bước tiếp theo Nhật Bản muốn Lực lượng tự vệ Nhật Bản có thể hoạt động ở Philippines. Cuối tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani sẽ có chuyến thăm Philippines, mối quan hệ giữa hai nước đang bước vào giai đoạn “chuẩn đồng minh”.
Mới đây, cộng đồng người Việt Nam ở Thụy Sĩ đã tổ chức cuộc triển lãm có tên Chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông tại Genevo, đồng thời đệ trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Đơn đề nghị, phản đối các hành vi quân sự hóa của Trung Quốc trên biển Đông. Ngoài ra cộng đồng người Việt Nam còn có kế hoạch tổ chức hoạt động biểu tình tại Zurich (Thụy Sĩ).
Tại cuộc triển lãm do cộng đồng người Việt Nam tổ chức tại Thụy Sĩ, một nhóm du khách Hong Kong trao đổi trước tấm bản đồ Biển Đông ghi chú các sự kiện đã và đang diễn ra tại đây. Trên tấm bản đồ này, hành động xâm chiếm của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa năm 1974 và 1988, gây ra cái chết của nhiều chiến sĩ Việt Nam được liệt kê rõ ràng.
Các hoạt động phi pháp gần đây của Trung Quốc như yêu sách "đường 9 đoạn", đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam, xây dựng đường băng quân sự, đặt tên lửa và radar trên các quần đảo cũng được chỉ rõ ở từng vị trí trên bản đồ
Theo tin của hãng Reuters, một quan chức ngoại giao Mỹ tiết lộ, Mỹ sẽ chuyển giao cho Philippines một khí cầu quan sát để giúp nước này theo dõi các hoạt động trên biển Đông và bảo vệ biên giới. Khí cầu này được trang bị hệ thống radar, có thể thu thập các thông tin tình báo. Một chuyên gia các vấn đề quân sự giấu tên của Trung Quốc chỉ trích trên tờ Hoàn Cầu rằng: “Hiện tại, Mỹ đã biến thành đối tượng đẩy cục diện khu vực leo thang, thậm chí là đầu mối gây ra những rắc rối”, hiện tại hình hình đã rất rõ ràng, mục đích cuối cùng của cái gọi là “tái cân bằng châu Á” của Mỹ là kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. “Nếu Mỹ cứ tiếp tục thế này thì sớm muộn gì hai bên cũng xảy ra xung đột quân sự”, chuyên gia Trung Quốc đe dọa.
http://viettimes.vn/quoc-phong/phan-tich/trung-quoc-khai-chien-bien-dong-se-cham-ngoi-the-chien-thu-ba-51803.html