Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Chọn ý thức hệ hay quốc gia, dân tộc?

Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam...Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc độ cùng ý thức hệ?

LTS: Tác giả Trần Sơn Lâm, từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông. 

Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây nên một cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước. Lần này, chúng ta không thể không xác định rõ lại một lần nữa mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì nó có ý nghĩa quyết định trong việc chỉ đạo giải quyết vấn đề, trong dư luận xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
Một số quan điểm cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đều do đảng Cộng sản lãnh đạo, hai nước đều xây dựng chủ nghĩa xã hội nên cố gắng giải quyết mọi bất đồng trên quan điểm anh em, đồng chí, trên cơ sở ý thức hệ. Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
(GDVN)- Năm 1972, trong lúc mà Hà Nội bị ném bom rải thảm, các học giả phương tây đã bình luận rằng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng".
Tuy nhiên đại đa số quần chúng nhân dân tin rằng phải đặt mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, cần giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế mà các nước đã tham gia ký kết.
Qua vụ giàn khoan 981, các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu những tâm tư tình cảm này của nhân dân và đã có những phản ứng kịp thời, phù hợp, đúng luật pháp quốc tế nhưng vẫn đanh thép trước Trung Quốc.
Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam 
Chúng ta cũng cần nhìn nhận một sự thật là người dân Việt Nam hay Trung Quốc đều luôn mong muốn hòa bình và không có chiến tranh. Với Việt Nam đã liên tục trải qua những năm chiến tranh khốc liệt, hơn ai hết lại càng khát khao hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.
Tuy nhiên dường như những nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải ai cũng có mong muốn ấy. Họ luôn giữ tâm thái nước lớn, bao giờ cũng muốn các nước khác phải theo mình, sẵn sàng làm mọi thứ có lợi cho mình mà coi thường, chà đạp ích chính đáng, hợp pháp của dân tộc khác. 
(GDVN)- “Màu đồng chí” không chỉ đơn thuần là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt Nam.
Là một nước láng giềng cạnh Trung Quốc, Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.
Việc nhân dân Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong kháng chiến giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, chúng ta ghi nhận và biết ơn họ đã nhường cơm, xẻ áo cho chúng ta trong những năm chiến tranh ác liệt. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, chính những người lãnh đạo Trung Quốc cũng có mục đích dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.
Năm 1972 Mao Trạch Đông và Richad Nixon đã thỏa thuận, đổi chác lợi ích ngay trên lưng Việt Nam.
Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Trung quốc đã không ép được ta theo họ chống Liên Xô. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã gặp Richard Nixon, và sau cuộc gập này Mỹ đã thực hiện phong tỏa toàn bộ đường biển của Việt Nam và ném bom ác liệt nhằm đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá bằng máy bay B 52.
Năm 1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954 mà chính Trung Quốc cũng tham gia ký kết, nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước ngoại bang.
Năm 1975 Việt Nam thống nhất, diễn biến này xảy ra quá nhanh chóng và ngoài ý muốn của Trung quốc. Một lần nữa, khi không ép buộc được Việt Nam thay đổi đường lối độc lập tự chủ, chống Liên Xô, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây chia rẽ giữa Việt Nam và Campuchia, kích động hằn thù dân tộc, giật dây Khơ Me Đỏ gây chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam với ta suốt từ năm 1975 đến 1979 giết hại hàng vạn người dân vô tội. 
Đỉnh cao của tư tưởng Sô vanh Đại Hán, tháng 3/1979 lãnh đạo Trung Quốc đã xua 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, giết hại hàng chục vạn dân thường vô tội mà Đặng Tiểu Bình đã láo xược nói rằng để "dạy cho Việt Nam một bài học". Mặc dù sau 1 tháng tấn công xâm lược, quân Trung Quốc bị thất bại thảm hại phải rút về nước nhưng vẫn thường xuyên nã pháo qua biên giới sang Việt Nam cho mãi đến năm 1989.    
Năm 1988 Trung Quốc lại cất quân xâm lược, đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giết hại nhiều chiến sĩ của quân đội ta. Và suốt từ đó cho đến nay, cậy mình có lực lượng quân sự hùng mạnh luôn tỏ rõ ý đồ tham lam độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, đánh đập, bắt giữ, ức hiếp, phá nát, đâm chìm tầu đánh cá của ngư dân, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân Việt Nam.
Họ đã điều các tàu hải giám, tàu cá ngụy trang ngang nhiên cắt cáp và quấy nhiễu của các tàu nghiên cứu khoa học Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta. Đỉnh điểm của sự lộng hành này chính là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.
Tàu Trung Quốc hung hãn đâm vỡ lan can tàu Kiểm Ngư Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Tàu cá Việt Nam cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Về mặt kinh tế ngoài việc khuyến khích thương nhân Trung Quốc thực hiện các hành vi phá hoại nền kinh tế của ta như mua vó bò, mua đỉa, lá vải, hoa thanh long…họ còn tìm mọi thủ đoạn để đội vốn, đưa công nghệ lạc hậu vào các dự án, công trình của ta làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của Việt Nam.
Qua các hành vi trên, quả thực không thể hiểu nổi giới chức Trung Quốc theo hệ tưởng gì, nó hoàn hoàn toàn xa lạ với các học thuyết tư tưởng, tôn giáo tiến bộ của nhân loại. Những hành động của lãnh đạo Trung Quốc đối với láng giềng chỉ cho thấy một lòng tham vô đáy, bành trướng, hung hăng.
Trung Quốc không chỉ bành trướng lãnh thổ, mà còn di cư ồ ạt những người thuộc dân tộc Hán đến các quốc gia khác và đang gây ra những vấn đề nhức nhối, dẫn đến phản ứng gay gắt về sắc tộc tại những khu vực này. Tại đất nước họ, sự phân hóa giầu nghèo, khoảng cách phát triển và bất công xã hội đang tăng lên. Tất cả những vấn đề này đang làm cho xã hội Trung Quốc bất ổn, đời sống người dân bất an, đánh bom khủng bố nổ ra liên tục. Điều đó cho thấy chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn không được lòng dân của họ.
Đây là gốc của vấn đề chúng ta cần làm rõ để xác định rõ ràng rằng, Nhà nước ta khác với Trung Quốc. Chúng ta đặc biệt tôn trọng lợi ích dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cũng như của các nước láng giềng. Chúng ta không đi xâm lược, chúng ta không gây hấn, khiêu khích với ai, nhưng chúng ta cũng sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam, phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền chứ không phải ý thức hệ
Việc chúng ta khởi kiện Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, 7 bãi đá ở Trường Sa (năm 1988, 1995) và cả những hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam như vụ giàn khoan 981 ra tòa án quốc tế việc là một việc làm rất cần thiết, vì đây là đất của ta, vùng biển của ta đã được Hiệp định Geneva công nhận và bản thân Trung Quốc đã ký vào hiệp định này.
Theo thăm dò trên các mạng xã hội cho thấy, kết quả tính đến ngày 27/6 trong tổng số người được hỏi tại báo mạng Dân trí có 250375(96%) tán thành kiện Trung Quốc, có 9126(4%) không tán thành. Các báo mạng khác đều cho thấy tỷ lệ tán thành ý kiến kiện Trung Quốc luôn ở tỷ lệ đa số.
Bản thân hội Luật gia Việt Nam cũng đã hai lần tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc và khẳng đỉnh cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và nêu rõ nếu kiện chúng ta sẽ thắng.
Tôi cho rằng, việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng sẽ làm cho quan hệ của ta với Trung Quốc trở nên bình thường, bớt căng thẳng và không gây nên nguy cơ xung đột quân sự vì nếu Việt Nam và Trung Quốc không tự phân xử được thì để quốc tế phân xử. 
Trung Quốc có thể không tham gia vào vụ kiện này và có thể không chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Quốc tế, nhưng thế giới văn minh sẽ thấy rõ bản chất côn đồ, ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và uy tín quốc tế của họ sẽ xuống dốc.
Đến thời điểm này, không đắn đo gì nữa, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, dư luận quần chúng chính là Hội Nghị Diên Hồng trong thế kỷ 21 và phải xác định rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước độc lâp, có chủ quyền, bình đẳng, phải tôn trọng  lợi ích, sự toàn vẹn lãnh thổ theo các hiệp định quốc tế  đã được 2 bên cùng ký kết, cần giải quyết mọi bất đồng theo luật pháp quốc tế.
http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Tranh-chap-chu-quyen-lanh-tho-Chon-y-thuc-he-hay-quoc-gia-dan-toc-post146641.gd

Trung Quốc mạnh - Trung Quốc yếu!

Trong khi bong bóng kinh tế Trung Quốc đang sắp sửa “xì hơi” thì Mỹ liên tiếp báo động về sự bành trướng của Trung Quốc qua những động thái gần đây của Bắc Kinh, như thiết lập khu định vị phòng không ADIZ tại Đông Bắc Á, rồi mở rộng khu vực ADIZ này cho tôm cá tại Biển Đông và cắm giàn khoan Hải Dương 981 ngay trên thềm lục địa của Việt Nam… Với hai nhận định trái ngược ấy thì Trung Quốc mạnh hay yếu? Một kịch bản diễn biến hòa bình đang lặp lại?

“Titanic kinh tế Trung Quốc” sắp đụng băng sơn
Sau hơn ba chục năm tăng trưởng ngoạn mục hơn 10%/năm, từ 1979 đến khoảng 2010, kinh tế Trung Quốc đã giảm dần tốc độ. Đây là sự tụt giảm chủ động của chính quyền Bắc Kinh? Có nhiều lý do để thấy rằng đà tăng trưởng của Trung Quốc đã bị giảm ngoài chủ trương của lãnh đạo nước này.
Sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc trong nhiều năm chủ yếu là nhờ sức đầu tư rất cao, thường xuyên cao hơn 40% GDP. Nhưng mức đầu tư lớn lao này lại gây ra sự lãng phí. Bởi vì phương tiện đưa vào sản xuất lại tốn kém hơn trị giá của những gì sản xuất ra do nhiều chi phí ẩn, chẳng hạn phí tổn về môi sinh bị hủy hoại…
Khi cách làm ăn này được duy trì quá lâu thì dẫn đến hiện tượng nợ xấu. Những tin tức dồn dập về núi nợ của Trung Quốc phản ảnh tình trạng này. Núi nợ đó là khối tín dụng của hệ thống ngân hàng của nhà nước, ưu tiên trút vào hệ thống doanh nghiệp của nhà nước, vào các công ty đầu tư cũng của nhà nước ở cấp địa phương và vào những dự án nằm ngoài sổ sách ngân hàng, gọi là hệ thống ngân hàng chui, là loại dự án đầu cơ đầy rủi ro và có thể sụp đổ. Khi sụp đổ thì sẽ có hiện tượng dây chuyền. Ðấy là nguy cơ khủng hoảng tài chính hay tín dụng của Trung Quốc và là lý do khiến Bắc Kinh phải chuyển hướng phát triển kinh tế.
Nhưng chính quyền Bắc Kinh lại gặp phải mâu thuẫn là vừa muốn hãm xe để đổi hướng, như khi siết vòi tín dụng vào năm 2012, mà lại vừa muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao để tránh nạn thất nghiệp và xáo trộn xã hội. Mâu thuẫn này bắt nguồn từ những quan điểm chính trị khác nhau giữa các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc. Nếu không giải quyết mau chóng điều này mà để dẫn đến mức tăng trưởng khoảng 7% thì không chỉ kinh tế Trung Quốc lâm nguy mà thế giới cũng khốn đốn. Trong hai năm qua, thế giới bên ngoài được biết đến những sự kiện chính trị (mà chính xác là quá trình giải quyết mâu thuẫn trên) tại Trung Quốc trước và sau Ðại hội đảng khóa 18 vào tháng 11-2012.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc không che giấu nổi một nền kinh tế đang đứng trên bờ vực vỡ nợ
Trước hết là vụ Trùng Khánh với việc Bí thư Bạc Hy Lai bị điều tra, rồi ra tòa và lãnh án tù chung thân. Bạc Hy Lai là Ủy viên Bộ Chính trị, có triển vọng bước vào Thường vụ Bộ Chính trị. Sau vụ Bạc Hy Lai là việc ông Chu Vĩnh Khang bị điều tra. Chu Vĩnh Khang là Ủy viên Bộ Chính trị, nằm trong Thường vụ và lãnh đạo hệ thống an ninh nội bộ (Bộ Công an) và tình báo (Bộ Quốc an) lẫn hệ thống tòa án. Họ Chu còn là người đỡ đầu và cố gắng bênh vực Bạc Hy Lai đến tận cùng. Sau Ðại hội 18, Chu Vĩnh Khang đã về hưu mà vẫn bị điều tra và số phận ra sao thì chưa rõ. Nhưng một nhân vật ở cấp lãnh đạo như vậy mà vẫn bị điều tra thì đấy là sự điều chưa từng xảy ra ở Trung Quốc. Cùng với hai vụ trên là hàng chục đảng viên cao cấp khác trong hệ thống an ninh và dầu khí của Trung Quốc cũng đều bị điều tra và lĩnh án.
Nhưng chuyện chưa hết. Ngay giáp tết Giáp Ngọ đã có tin là Tăng Khánh Hồng cũng bị điều tra và có thể là đang ngồi tù. Là ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị về hưu sau Ðại hội 17, Tăng Khánh Hồng là nhân vật quyền thế bậc nhất ở hai khía cạnh. Sinh năm 1939, Tăng Khánh Hồng từng là Phó chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc an và nhất là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, phụ trách hồ sơ nhân sự của đảng, có thẩm quyền về việc thăng quan tiến chức cho các đảng viên cao cấp trong chính quyền và bộ máy kinh tế quốc doanh. Và nắm giữ hồ sơ lý lịch của nhiều đảng viên như bửu bối về chính trị.
Nhưng, trước đó Tăng Khánh Hồng là nhân vật thân tín của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân trong Bộ Chính trị từ 2003. Sau khi về hưu, Tăng Khánh Hồng tiếp tục tác động vào thượng tầng chính trị và có góp phần vận động cho một số nhân vật vào Thường vụ Bộ Chính trị. Những vụ “đại hình” trên cho thấy chính quyền mới tại Trung Quốc đang tập trung quyền lực về trung ương để lèo lái con thuyền ra khỏi giông tố kinh tế.
Trên Báo China Business News, Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản SOHO thuộc loại khủng long trong ngành đầu tư địa ốc Trung Quốc, cảnh báo: Nền kinh tế Trung Quốc như con tàu Titanic sắp đụng vào tảng băng sơn trước mặt. Còn theo Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P hôm 15/6, nợ của khối doanh nghiệp Trung Quốc đã vượt Mỹ với số tiền nợ lên tới 14.200 tỉ USD trong năm ngoái.
Mỹ “bỏ bùa” Trung Quốc?
Chúng ta tò mò trở lại nghịch lý ban đầu: Tại sao giới kinh tế nói đến nỗi trăn trở của Bắc Kinh mà các nhà chiến lược tại Mỹ cứ tri hô về mối họa Trung Quốc? Giới đầu tư có tiền lặng lẽ bảo nhau về mối nguy khủng hoảng tại Trung Quốc để tìm nơi chọn mặt gửi vàng khi nền kinh tế hạng nhì thế giới bị bể bóng. Trong khi đó, giới bình luận về an ninh tiếp tục rót nước đường cho Bắc Kinh. Họ thổi bong bóng: Trung Quốc có khả năng quân sự rất đáng sợ! Nhưng đáng sợ nhất trong chuyện này là trò ma của Mỹ...
Hầu hết giới quân sự, cố vấn tình báo, tướng lĩnh hải quân Trung Quốc gần đây liên tiếp hối thúc Bắc Kinh ra tay kiên quyết hơn. Họ lên án Mỹ chống lưng cho các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, để “thách thức chủ quyền của Bắc Kinh” và đổ thừa căng thẳng leo thang trên Biển Đông là hậu quả trực tiếp của chiến lược quay lại châu Á của Mỹ.
Biếm hoạ về sự phát triển nóng trong lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mới đây khẳng định Mỹ không muốn ngăn chặn mà muốn hợp tác với Trung Quốc, vì vậy, Bắc Kinh chẳng nên e ngại. Nhưng làm sao Bắc Kinh không giật mình khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 2/6/2014 tại Ðối thoại Sangri-La ở Singapore nhấn mạnh: Mỹ đã, đang và còn là cường quốc châu Á, để duy trì sự ổn định và quyền tự do giao lưu trên Thái Bình Dương. Trong mục tiêu đó, Mỹ sẽ đưa 60% hải đội qua Thái Bình Dương, kể cả 6 trong số 11 hàng không mẫu hạm của mình.
Thế giới toàn cầu hóa ngày nay có 90% hàng hóa chuyển dịch giữa các lục địa bằng đường biển. Trong số này, phân nửa về trọng lượng và một phần ba về trị giá là phẩm vật giữa Ấn Ðộ Dương và Thái Bình Dương, từ Nhật Bản xuống Úc. Vùng biển này là nơi sinh hoạt của 40% dân số thế giới, gần 3 tỉ người và có vị trí chiến lược nhất thế giới qua các yết hầu như eo biển Malacca, Sunda và Lombok. Ðây cũng là nơi hàng năm chuyển vận đến 1.200 tỉ USD của ngoại thương Mỹ. Vì vậy, khu vực này là nơi mà tính toán về địa chính trị của Trung Quốc lại đe đọa yêu cầu toàn cầu hóa và tự do lưu thông của Mỹ và các nước. Mỹ chủ trương bảo vệ quyền tự do chuyển vận trên mọi dòng hải lưu cho mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc, mà Bắc Kinh không tin, đôi khi chẳng sợ. Vì thế, không chỉ chủ trương, Mỹ cần chứng minh khả năng đó.
Vì nhu cầu giảm chi khi bị thiếu hụt ngân sách và vay mượn quá nhiều, ngân sách quốc phòng Mỹ sẽ bị Quốc hội cắt 487 tỉ USD trong 10 năm tới. Nhưng đấy cũng là cơ hội biến lượng thành chất, là cải tiến bộ máy quân sự cho gọn, nhẹ, linh động và hiện đại hơn. Việc “các con diều hâu đầy lông măng” tại Bắc Kinh đang mở cờ gióng trống xuống Biển Ðông lại bất ngờ góp tiếng vào cuộc tranh luận về chi thu quốc phòng của Mỹ. Ai bẫy ai trên bàn cờ này? Rõ ràng Mỹ đang “dụ” Trung Quốc chạy đua vũ trang để rơi vào cái bẫy diễn biến hòa bình của mình.
Mỹ đang có kế hoạch phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á, chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc cho rằng, hệ thống của Mỹ sẽ làm mất cân bằng quân sự ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, để duy trì khả năng răn đe đáng tin cậy, quân đội Trung Quốc phải nhanh chóng hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân để phù hợp với một cuộc chiến tranh hiện đại. Các khoản chi tiêu ngân sách quốc phòng trị giá nhiều tỉ USD của Trung Quốc nhằm thách thức quân đội Mỹ có thể nhấn chìm nền kinh tế Trung Quốc bất cứ lúc nào mà Mỹ không tốn một viên đạn.
Mặc dù Trung Quốc được coi là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng khoảng cách giữa tầng lớp người giàu và người nghèo rất lớn. Thay vì tập trung giải quyết vấn đề nghèo đói, Bắc Kinh ra sức tìm mua các loại vũ khí mới của nước ngoài và đầu tư hàng tỉ USD để sản xuất vũ khí trong nước. Renato Reyes, chuyên gia về Mỹ của Philippines cho rằng, Mỹ có ý đồ tiếp tục thống trị toàn bộ khu vực châu Á. Washington có thể không đối đầu quân sự trực tiếp với Bắc Kinh ở thời điểm này, nhưng muốn ngăn chặn, bao vây và buộc Trung Quốc khuất phục trước sức mạnh Mỹ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình này tương tự thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cuộc chạy đua vũ trang khổng lồ trong những năm 1960 giữa Mỹ và Liên Xô là chiến thuật của Washington nhằm hủy hoại nền kinh tế Liên Xô. Đến thời điểm nào đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành một nạn nhân như vậy. Họ cảnh báo thế giới hãy chờ xem liệu người khổng lồ châu Á Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển sức mạnh quân sự mà không gây nên những bất ổn chính trị và xã hội trong tương lai không.
S.Phương(tổng hợp)
http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/the-gioi-phang/trung-quoc-manh-trung-quoc-yeu.html

Nếu xảy ra chiến tranh Trung-Ấn, Trung Quốc dùng vũ khí gì?

Nếu chiến tranh Trung- Ấn xảy ra, cuộc chiến quyết định giữa hai quốc gia này sẽ diễn ra trên biển. Đất nước Ấn Độ nằm chắn ngang các tuyến đường vận chuyển năng lượng đáng kể của Trung Quốc. Về cơ bản, Ấn Độ có thể thiết lập và phong tỏa bằng lực lượng hải quân  để “siết cổ nền kinh tế Bắc Kinh”. Hải quân Trung Quốc sẽ phải di chuyển với một hải trình khá xa đến Ấn Độ Dương để phá vỡ sự phong tỏa của Hải quân Ấn Độ.
Trung Quốc biết mình sẽ bất lợi về cự ly cũng như công tác hậu cần nên cũng sẽ đưa ra cách ứng phó để ứng phó với “sân nhà” của Hải quân Ấn Độ khiến Ấn Độ phải nhượng bộ. Những hạm đội lớn của Bắc Kinh sẽ trang bị tên lửa đạn đạo để bắn phá lãnh thổ Ấn Độ và buộc Ấn Độ phải đưa ra một lệnh ngừng bắn. Thậm chí Trung Quốc còn có thể phong tỏa lại những mục tiêu trọng yếu của Ấn Độ như các khu công nghiệp, các nhà máy lọc dầu và các khu vực dự trữ năng lượng. Sự phát triển liên tục loại vũ khí siêu thanh của Bắc Kinh sẽ tạo thêm một cấp độ mới về sự phức tạp của một cuộc tấn công như vậy.
Một lần nữa, phân tích như vậy không có nghĩa là để cho thấy rằng cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ có khả năng xảy ra, nhưng sự hiểu biết về hệ thống vũ khí như vậy là rất quan trọng. Sau đây, chúng ta hãy xem xét một số vũ khí nổi bật của Trung Quốc sẽ nếu xung đột xảy ra.
Hệ thống vũ khí WU-14 Hypersonic
Ngày 09 tháng 1, Trung Quốc đã thử nghiệm một loại vũ khí hoàn toàn mới, một trong những loại vũ khí có tốc độ cao và có khả năng “tăng tốc”. Hệ thống vũ khí siêu thanh WU-14 này đã được thử nghiệm tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây.
Vũ khí siêu thanh được ra đời bởi chính quyền Bush sau vụ khủng bố 11/9 như là một phương cách để tấn công các mục tiêu nhạy cảm chẳng hạn cuộc họp của các tổ chức khủng bố hoặc tấn công để phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vũ khí siêu thanh có tốc độ Mach 5 đến 10, hoặc 3,840 đến 7,680 dặm một giờ.
Nghiên cứu của Mỹ về vũ khí siêu thanh như đã tiếp thêm sứ mạnh cho những nỗ lực phát triển của về loại vũ khí này của Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trước vụ thử nghiệm hôm 09 tháng 1, Trung Quốc đã có một chương trình về loại vũ khí này, nhưng ít được biết đến kế hoạch họ sẽ sử dụng chúng. Thử nghiệm của Trung Quốc chỉ được biết đến việc sử dụng cái gọi là phương pháp "tăng tốc" để đạt được tốc độ siêu thanh. Cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh gắn trên một tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. Vũ khí này được tăng độ cao để bay vào khí quyển và “lướt” trở lại trái đất với tốc độ siêu thanh. Để phát triển vũ khí siêu thanh là rất khó khăn, nhưng thử nghiệm của Trung Quốc đã được đánh giá là một thành công tuy còn một số hạn chế
Nhìn nhận một cách đúng đắn, Ấn Độ nên thận trọng với vũ khí siêu thanh của Trung Quốc vì chúng cực kỳ nhanh và rất khó bắn hạ. Một vũ khí siêu thanh phóng từ tỉnh Tân Cương, phía Tây Trung Quốc và bay ở tốc độ Mach 7 có thể bay đến thành phố Bangalore trong hai mươi phút, và Delhi trong vòng chưa đầy mười phút.
Tàu sân bay trong tương lai của Trung Quốc
Trong trường hợp Ấn Độ phong tỏa Trung Quốc vận chuyển thương mại từ Ấn Độ Dương, Trung Quốc sẽ phải điều động một hạm đội để phã vỡ sự phong tỏa của Hải quân Ấn Độ. Một hạm đội đi đầu như vậy sẽ được hỗ trợ của các tàu sân bay của Trung Quốc.
Trong khi Trung Quốc đã có tàu sân bay Liêu Ninh, nó đã được thiết kế lại, là một phần của kho vũ khí hải quân, và điều này có thể chỉ là sự khởi đầu của những gì sắp đến. Hồi đầu tháng này Trung Quôc cho lưu hành một hình ảnh trên Internet về một mô hình tàu sân bay được trưng bày tại một sự kiện chính thức tại Trung Sơn . Tàu sân bay này trông có vẻ lớn hơn so với tàu Liêu Ninh. Mô hình tàu sân bay mới xuất hiện có chiều dài rất giống chiều dài của tàu sân bay Mỹ, có thể có trọng tải 100.000 tấn được bổ sung một lượng máy bay chiến đấu lên đến 75 chiếc và dường như tàu sân bay này tuân thủ các bố trí theo thiết kế của tàu sân bay Mỹ, với thiết bị vận chuyển ở hai bên boong tàu, trợ giúp chuyển máy bay từ nhà chứa máy bay lên boong đối với máy bay vận hành trên tàu sân bay. Đáng quan tâm là sự phát triển của một bệ phóng máy bay điện tử với độ dài khoảng 120-150m ở góc của boong chứa máy bay, giống như bệ đà trên tàu Liêu Ninh để giúp các máy bay cất cánh nhanh hơn. Ngoài máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, mô hình có gì đó dường như là một phiên bản của máy bay cảnh báo sớm Hawkeye E-2D.
Một bài báo được trích dẫn trên trang The Diplomat tuần trước khẳng định rằng, Trung Quốc đang hướng tới là sẽ có thêm ba tàu sân bay, loại có tổng chiều dài 1,049 feet và trọng tải khoảng 85.000 tấn. Các tàu sân bay sẽ bổ sung lực lượng không quân trên tàu với 50 máy bay, bao gồm 25-27 máy bay chiến đấu J-20 thế hệ thứ năm. Ước tính các tàu sân bay mới đóng mới này sẽ hoàn thành trong ba năm.
Việc xây dựng một hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai mở ra khả năng của một cuộc đối đầu trực tiếp với hạm đội tàu sân bay của Ấn Độ.
Quân đoàn pháo binh số 2
Quân đoàn pháo binh số 2 là một quân đoàn chủ lực của Trung Quốc chịu trách nhiệm về tên lửa đạn đạo, cả hai hạt nhân và phi hạt nhân. Trong trường hợp chiến tranh, quân đoàn pháo binh số hai có thể sử dụng sức mạnh của hệ thống tên lửa để tấn công các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ấn Độ.
Trung Quốc có một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung bình có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân thông thường. DF-15C là tên lửa đạn đạo tầm ngắn với tầm bay 500-620 dặm. Tên lửa DF-15C có thể bắn trúng mục tiêu xa như Lucknow, thủ phủ của bang Uttar Pradesh, và các con đường chính ở Tây Tạng, với các hệ thống dẫn đường quán tính và thiết bị đầu cuối, tầm bắn đủ chính xác để nhắm tới mục tiêu là các cơ sở quân sự và giao thông vận tải. Loạt tên lửa DF-15 ra đời vào cuối những năm 1980, và nó được trang bị hệ thống dẫn đường qua hệ thống định vị toàn cầu GPS kết hợp với radar chủ động giai đoạn cuối để đảm bảo độ chính xác cao. DF-15C có thể trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật có đương lượng nổ khoảng 50-350kt hoặc trang bị đầu đạn thông thường như đầu đạn chất nổ mạnh, đầu đạn nhiệt áp, đầu đạn chùm, đạn cháy hoặc đạn nổ phân mảnh. Ngoài ra, nó còn có thể trang bị đầu đạn xung điện gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống kiểm soát của đối phương và có tốc độ pha cuối gấp 6 lần vận tốc âm thanh, khoảng 6.600km/h nên gần như không thể đánh chặn.
Tên lửa tầm trung DF-21C là thành viên của “gia đình” tên lửa DF-21 có tầm bay hơn 1087 dặm, và như vậy nó có thể vươn tới hơn nửa phía Bắc của Ấn Độ cũng như phía Nam Mumbai. Đội hình DF-21C xuất hiện đầu tiên vào năm 1996.
Ấn Độ nên thận trọng các tên lửa của Quân đoàn pháo binh số 2 vì rất khó để bắn hạ tên lửa đạn đạo của họ. Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo của Ấn Độ đang được phát triển nhưng vẫn còn trong thời kỳ triển khai. Trong trường hợp chiến tranh, tên lửa DF-15C có thể được sử dụng phá hủy các mục tiêu mềm gần biên giới như sân bay, các trạm radar, căn cứ quân sự, trong khi tên lửa DF-21C có thể được sử dụng để tấn công sâu hơn trong nội địa Ấn Độ. Ít nhất là cho đến thời điểm này, Ấn Độ không thể ngăn cản.
“Gia đình” DH-10 Cruise Missile
Tên lửa “Đông Hải-10” hay "Biển Đông-10" là tên lửa trong “gia đình” tên lửa hành trình, đại diện cho bước đột phá trong công nghệ tên lửa hành trình của Trung Quốc. Trung Quốc đã cố tình giữ bí mật và tung thông tin sai lệch liên quan đến phát triển tên lửa hành trình nội địa. Các tên lửa Đông Hải-10 đã được phát triển trong nhiều thập kỷ, là loại “photo copy” của tên lửa Tomahawk.
Thật vậy, DH-10 được cho là rất giống với các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ từ ngoại hình đến động cơ phản lực. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính hành trình bay của DH-10 là khoảng 941 dặm, độ bay này giống như các phiên bản mới nhất của Tomahawk. DH-10 được cho là dựa vào một số hệ thống định vị, quán tính, và định vị vệ tinh có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Phiên bản mới nhất của DH-10, DH-10A (đôi khi được gọi là CJ-10), có độ chính xác bắn trúng mục tiêu với dung sai ước chừng dưới mười mét.
Như Tomahawk của Mỹ, loại vũ khí này được thiết kế để phóng từ mặt đất, trên không và mặt biển. Phiên bản tên lửa mặt đất được vận chuyển bằng một xe tải chuyên dụng bánh lốp, chở một lúc ba quả.
Lữ đoàn 821 tại TP. Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, và Lữ đoàn 824 tại Động Khẩu, tỉnh Hồ Nam. Các lữ đoàn tạo thành một vòng cung từ Đài Loan đến vùng biển phía Nam, và từ những vị trí chỉ này các tên lửa hành trình có thể vươn xa đến tận vùng Tây Bengal. Những lữ đoàn phía Tây di chuyển bằng đường bộ đến tỉnh Vân Nam và họ có thể phóng tên lửa hành trình bay tới TP. Jaipur , thủ phủ bang Rajasthan, thành phố ở phía Bắc Ấn Độ,. Tên lửa DH-10 được triển khai ở khu vực Tây Tạng khi tấn công có thể bay đến hai phần ba vùng cực Bắc của Ấn Độ, chẳng hạn như TP. Hyderabad. Trung Quốc ước tính có khoảng từ 45-55 bệ phóng DH-10 và có từ 200 đến 500 tên lửa loại này.
Các tên lửa hành trình đáng sợ cũng có thể được thực hiện bởi các máy bay ném bom chiến lược H-6K, một loại máy bay có khả năng mang tên lửa. Cuối cùng là loại tàu khu trục 052D có thể phóng tên lửa hành trình với các ống phóng silo thẳng đứng.
Ấn Độ nên thận trọng với loại tên lửa hành trình DH-10, đặc biệt là phiên bản phóng từ mặt đất vì nó sẽ khai thông bế tắc bởi khả năng tấn công chính xác.
Máy bay chiến đấu Chengdu J-20
Máy bay chiến đấu đầu tiên thế hệ thứ năm của Trung Quốc, J-20 là một loại máy bay lớn, hai động cơ đang được phát triển. Thiết lập nhiệm vụ thiết lập cho J-20 là chưa rõ ràng, nhưng với kích thước lớn, nó là một trong loại hai máy bay chiến đấu hạng nặng hoặc máy bay ném bom. Máy bay này hứa hẹn có thể tác chiến tầm xa. J-20 dự kiến ​​đi vào hoạt động vào năm 2020.
Có thể nói, J-20 là dự án máy bay đầy tham vọng của Trung Quốc hơn bao giờ hết. Máy bay này được suy đoán gắn một radar quét mảng pha AESA hiện đại và hệ thống ngắm mục tiêu bằng quang-điện. Hai khoang chứa vũ khí lớn có thể mang theo một lượng vua khí dồi dào tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc tàu chiến.
Vai trò rõ ràng nhất của máy bay chiến đấu J-20 là chiếm ưu thế trên không. Dự đoán các máy bay chiến đấu J-20 mang tên lửa tấn công mặt đất có thể hoạt động trên vùng trời Ấn Độ nếu thấy cần thiết, và sẽ tấn công vào các mục tiêu quân sự.
Máy bay chiến đấu J-20 có thể sử dụng căn cứ không quân PLAAF ở Tây Tạng để tiến hành các hoạt động chống lại Ấn Độ. Theo tờ The Times của Ấn Độ, có năm căn cứ không quân ở Tây Tạng nơi máy bay Su-27 và Su-30 đã từng hoạt động. Các cơ sở này có khả năng thích hợp cho J-20 vận hành chiến đấu.
Ấn Độ nên thận trọng với J-20 bởi vì nó đại diện cho loại máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm và sẽ rất khó phát hiện. J-20 có thể tàng hình để tránh mạng lưới phòng không của Ấn Độ và tấn công cả mục tiêu trên không và trên mặt đất.
Phạm Quốc Hùng (tổng hợp)
http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/ky-thuat-quan-su/neu-xay-ra-chien-tranh-trung-an-trung-quoc-dung-vu-khi-gi.html

Tân Hoa xã: "Nhật Bản thừa nhận chưa báo cáo 640 kg plutonium"

 Nhật Bản hiện nay tổng cộng sở hữu 45 tấn plutonium có thể dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân, tổng 
cộng có thể chế tạo khoảng 5.500 đầu đạn hạt nhân.
Vật liệu plutonium (ảnh minh họa)

Tân Hoa xã ngày 15 tháng 6 năm 2014 cho biết có quan chức Nhật Bản ngày 13 tháng 6 thừa nhận, trong báo cáo mà Nhật Bản trình lên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế chưa bao gồm 640 kg vật liệu plutonium chưa qua phóng xạ, đồng thời lấy lý do là "trường hợp đặc biệt".
Một quan chức đoàn đại biểu đa phương tổ chức quốc tế Nhật Bản đóng ở Vienna giấu tên cùng ngày nói với phóng viên Trung Quốc rằng, Nhật Bản đã xác nhận, báo cáo do họ đệ trình năm 2012 và năm 2013 chưa đề cập đến 640 kg vật liệu plutonium chưa qua phóng xạ. 
Quan chức này cho biết, Nhật Bản cho rằng, trong báo cáo hai năm liên tục chưa đề cập 640 kg vật liệu plutonium là xuất phát từ một số "trường hợp đặc biệt", nhưng ông từ chối cung cấp thông tin liên quan đến "trường hợp đặc biệt".
Theo bài báo, căn cứ vào "quy tắc quản lý plutonium" do Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế công bố, các nước có liên quan cần thông qua Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế công bố thông tin liên quan đến chủng loại plutonium theo quy định, trong khi đó, vật liệu plutonium chưa qua phóng xạ rõ ràng nằm trong danh mục này. Nhật Bản cũng cam kết sẽ thực hiện "quy tắc quản lý plutonium" với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
Người dân Nhật Bản tuần hành phản đối sử dụng vật liệu plutonium (nguồn news.qq.com)
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế cùng ngày cho biết, Nhật Bản dựa vào "quy tắc quản lý plutonium", tiến hành báo cáo với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế là hành vi tự nguyện, cho nên không thể tiến hành bình luận. 
Người phát ngôn thông tin Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Gill Tudor cho biết, vấn đề này không phải do Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế phản hồi, mà nên để cho Nhật Bản.
Cựu phó giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế Olli Heinonen cho rằng, nếu như những vật liệu plutonium này quả thật là plutonium chưa qua phóng xạ, cần được trình bày rõ.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin cho biết, Nhật Bản đã báo cáo thiếu 640 kg vật liệu plutonium lên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, những vật liệu plutonium này đủ để có thể chế tạo khoảng 80 đầu đạn hạt nhân.
Vụ thử hạt nhân tháng 7 năm 1945
Nhật Bản từ lâu luôn chiết xuất vật liệu plutonium từ phế liệu hạt  nhân, cộng với 640 kg plutonium báo cáo thiếu lần này, Nhật Bản hiện nay tổng cộng sở hữu 45 tấn plutonium có thể dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân, tổng cộng có thể chế tạo khoảng 5.500 đầu đạn hạt nhân.
Nhật Bản là quốc gia sở hữu vật liệu hạt nhân nhiều nhất trong số những nước không có vũ khí hạt nhân. Nhìn từ góc độ công nghệ, rất nhiều vật liệu hạt nhân cấp vũ khí Nhật Bản sở hữu đã vượt xa nhu cầu công nghệ hạt nhân dân dụng của họ, đã gây ra "hoài nghi và bất an" cho cộng đồng quốc tế.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Tan-Hoa-xa-Nhat-Ban-thua-nhan-chua-bao-cao-640-kg-plutonium-post146078.gd

Trung Quốc - Mỹ không thể tránh chiến tranh; Bắc Kinh đang mê hoặc dân chúng!

Bài viết chỉ ra 10 nhân tố lớn trở thành nguyên nhân Trung-Mỹ có thể bùng
 phát xung đột thực sự.
Trung Quốc hung hăng đối đầu với Nhật Bản trên vùng biển đảo Senkaku

Đài truyền hình "Nước Nga ngày nay" ngày 26 tháng 6 đưa tin, tình hình địa-chính trị phức tạp trên sân khấu quốc tế làm cho xung đột to lớn giữa phương Đông và phương Tây ngày càng trầm trọng hơn. 
Giáo sư Michael Vlachos tin rằng, chiến tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, nước có kinh tế và chính trị đang phát triển nhanh chóng, hầu như không thể tránh khỏi.
Bài viết phân tích "Lịch sử báo hiệu: khả năng đáng sợ của chiến tranh Mỹ-Trung" của Michael Vlachos đã tiến hành so sánh chính trị, lịch sử giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ. Ông cho rằng, quan hệ Trung-Mỹ hiện đại tương tự tình hình Mỹ-Anh vào năm 1861. Khi đó, trong thời gian nội chiến của Mỹ, do sự kiện ngoại giao chặn tàu bắt cóc Đại sứ Anh, đã làm cho hai nước Mỹ-Anh rơi vào bờ vực của xung đột quân sự.
Giáo sư Michael Vlachos cho rằng, khi đó lực lượng của hai bên Mỹ và Anh ở hai bờ Đại Tây Dương đều đã sẵn sàng cho một chiến tranh, nhưng, cuối cùng không khai chiến do vai trò của 10 nhân tố lớn, trong khi đó 10 nhân tố lớn này hiện nay lại trở thành nguyên nhân Trung-Mỹ có thể bùng phát xung đột thực sự. Tình hình cụ thể như sau:
1. Tuyên truyền chiến tranh trên truyền thông. Sự cổ vũ quân sự hiện đại hoàn toàn khác với tình hình truyền thông thế kỷ 19. Hoàn toàn khác với sự trông đợi tập thể đối với chiến tranh của Anh năm 1861, lập trường hiện nay của truyền thông căn bản không đem lại bất cứ khoảng trống lựa chọn nào cho xã hội, truyền thông cũng đã sử dụng các loại "phẩm màu" để mô tả chiến tranh, trong đó có một tiêu chí rõ ràng chắc chắn chính là quân đội Trung Quốc và hạm đội hải quân của họ.
2. Thiếu nguồn lực. Giống như Anh thế kỷ 19 bị suy yếu bởi chiến tranh Crimea và nổi dậy của thuộc địa Ấn Độ, nguồn lực kinh tế và quân sự của Mỹ hiện nay đã suy kiệt sau các hành động quân sự tại Afghanistan và Iraq. Nếu nói trước đây Anh chỉ phản ứng với mối đe dọa hải quân mang tính giai đoạn, thì hiện nay cơ quan lãnh đạo quân sự Mỹ có thể sẽ căn cứ vào quy mô chiến dịch phòng thủ, đưa ra một kế hoạch thương mại rất đáng khích lệ.
3. Nguyên nhân kinh tế. Giáo sư Vlachos cho rằng, năm 1861 Anh lo ngại mất đi cơ hội xuất khẩu bông vải, trong khi đó thu nhập xuất khẩu bông vải khi đó chiếm tỷ lệ khá lớn trong ngân sách Anh, vì vậy không thể phát động chiến tranh. Còn hiện nay, trong bối cảnh của phát triển kinh tế Mỹ và toàn cầu hóa, sự lo ngại tương tự không còn là “cái phanh” để ngăn chặn nổ ra xung đột quân sự.
4. Hình tượng của kẻ thù chủ yếu. Anh thế kỷ 19 không cần sử dụng vũ lực, hơn nữa không nhất thiết phải sử dụng tất cả thủ đoạn có thể để ứng phó mối đe dọa. Bất kể là Sa Hoàng (Nga) hay sự bất đồng nội bộ của bản thân, trong đó có sự bất đồng tương tự với nguyên nhân nổ ra chiến tranh nam bắc Mỹ, đều không thích hợp với vai trò làm biểu tượng kẻ thù.
Nhưng sau khi Liên xô giải thể, nước Mỹ hiện đại đã mất đi “giấc mơ” chính của mình, đó là chiến thắng kẻ thù nguy hiểm nhất trên thế giới. Loại kẻ thù này lần lượt đại diện là chủ nghĩa phát xít Đức và Liên Xô. Từ thập niên 50 trở đi, bất kể là người Nhật Bản, các phần tử cấp tiến Hồi giáo hay “con gấu Nga” đều đi ngược lại “mong đợi” tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn thực sự giữa Mỹ với họ.
Trung Quốc hung hăng thể hiện cơ bắp trên Biển Đông

Trung Quốc hiện nay hoàn toàn thích hợp với tất cả tiêu chuẩn “con ác quỷ chính” của Mỹ. Những hình ảnh về binh sĩ Nhật Bản tàn ác, đẫm máu trên đài truyền hình Trung Quốc sẽ chỉ đốt lên ngọn lửa của tuyên truyền quân sự Mỹ.
5. Vũ khí chủ yếu. Nếu nói năm 1861 Hải quân Mỹ đã trang bị chiếc tàu chiến huyền thoại đầu tiên, toàn bộ chế tạo bằng sắt, trang bị 2 pháo nòng trơn cỡ 11 tấc Anh, đánh đâu thắng đó, không có đối thủ, thì các tướng lĩnh Mỹ hiện nay không còn thư thái như vậy, bắt đầu cảm thấy lo ngại về tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn Đông Phong-21 của Trung Quốc, loại tên lửa này có uy lực mạnh, hầu như có thể tiêu diệt tàu chiến Mỹ.
Tên lửa Trung Quốc gây ra mối đe dọa cho Mỹ như vậy, buộc quân đội và giới tình báo Mỹ phải tìm cách tránh loại mối đe dọa này, chắc chắn phải tiêu diệt tất cả bộ tư lệnh, cơ quan tình báo, thông tin, thậm chí máy tính của Quân đội Trung Quốc.
6. Mỹ hiện nay giống Anh trước đây, đầu tư rất nhiều tiền bạc để chế tạo tàu chiến cỡ lớn, tính chất mỏng manh không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghệ. Trong tình hình này, giáo sư Vlachos cho rằng vẫn có ẩn số khi cho rằng Mỹ có khả năng chiến thắng một khi khai chiến với Trung Quốc.
Bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, khủng bố đâm chìm tàu cá Việt Nam

Trung Quốc hiện nay đã có ưu thế hải quân, hơn nữa còn đang tăng cường nhanh chóng thực lực quân sự. Đồng thời, khả năng chống lại Trung Quốc của Mỹ cũng có xu hướng tăng mạnh. 
Trung Quốc tiếp tục khởi động bộ máy truyền thông tuyên truyền, (che đậy những hành động phi pháp - PV) làm cho công chúng cảm thấy tiềm lực của Hải quân Trung Quốc vượt vài lần Mỹ, từ đó làm cho nhiều người dân hơn tự nhiên bị mê hoặc, bắt đầu ủng hộ hành động tăng cường sức mạnh quân sự tự thân của chính phủ.
7. Mỹ suy yếu trong nội chiến có được cơ hội “tạm nghỉ” về địa-chính trị trong thế kỷ 19, không còn tiến hành cạnh tranh kinh tế với Anh, trở thành các khu vực đầu tư mà Anh có thể được lợi. Anh khi đó vẫn duy trì lợi ích địa-chính trị của mình ở các khu vực như Canada, Bermuda, Cuba, Mexico.
Hiện nay Mỹ chỉ trích Trung Quốc đang đánh cắp bí mật quân sự, tham vọng bành trướng biển, dùng tốc độ kinh ngạc để phát triển công nghệ quân sự, chủ động kích thích làm không ngừng leo thang xung đột vũ trang.
8. Sau nội chiến của Mỹ, Anh chuyển sang châu Âu, gây ra xung đột Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, chiến tranh Pháp-Đức và phong trào phục hưng Italia. Mỹ hiện nay rời khỏi khu vực Trung Đông, nơi mà họ đã kiểm soát 30 năm, bắt đầu chuyển mình sang hướng châu Á-Thái Bình Dương, nơi có kẻ thù chủ yếu mới là Trung Quốc.
Mỹ-Nhật tập trận liên hợp (ảnh tư liệu)

9. Mãi đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Canada luôn là “sợi dây” uy tín của đế quốc Anh. Năm 1861, Anh kỳ vọng bảo vệ thành công biên giới Mỹ-Canada. Nhiệm vụ chính khi đó là giảm rủi ro ở Canada, không muốn khai chiến với Mỹ.
Trái lại, các quốc gia châu Á hiện nay là những con hổ giận dữ thực sự, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Trong khi đó, rủi ro thực sự của Mỹ hiện nay không phải là đề phòng những nước này, mà là bản thân có thể buộc phải bị kéo vào xung đột địa-chính trị của những nước này.
10. Anh năm 1861 nếu xâm lược Mỹ có thể sẽ cắt đứt tất cả con đường thống nhất quốc gia của Lincoln. Ngoại trưởng Mỹ khi đó cảnh báo cho rằng, Anh nếu can thiệp sẽ gây ra đại chiến thế giới Mỹ dân tộc Anh và chi nhánh châu Âu. Đối đầu giữa Trung-Mỹ hiện nay quy mô lớn hơn, nguy hiểm hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đấu tranh giữa Đông-Tây kéo dài, toàn cầu hóa, chủ nghĩa nhân đạo và trật tự thế giới sụp đổ hoàn toàn.
Năm 1861, Anh và Mỹ nhanh chóng hiểu ra, trong điều kiện khủng hoảng khi đó, chiến tranh nếu có sẽ nhanh chóng khiến hai nước bị hủy diệt hoàn toàn, còn giới tinh hoa Trung-Mỹ hiện nay lại cần cuộc xung đột này, hơn nữa mỗi bên có lý do của họ.
Vì vậy, giáo sư Vlachos đưa ra kết luận gây thất vọng, cho rằng, chiến tranh Trung-Mỹ chỉ là một vấn đề thời gian, bởi vì hiện nay bất kể là Mỹ hay Trung Quốc đều có tương đối nhiều người say mê với quan điểm phát động và thực hiện chiến tranh thực sự.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/TQMy-khong-the-tranh-chien-tranhBac-Kinh-dang-me-hoac-dan-chung-post146678.gd