Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Vệ tinh Mỹ có thể soi kỹ từng di biến động của quân đội Trung Quốc

(GDVN) - Mỹ là quốc gia có năng lực vệ tinh do thám quân sự mạnh nhất trên thế giới, vệ tinh do thám Mỹ có thể nhìn rõ biển tên trên ngực của quân nhân...

Hình ảnh tàu sân bay Liêu Ninh do Công ty vệ tinh Digital Globe Mỹ chụp được ngày 1/3/2013.

Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông dẫn các nguồn tin cho biết, vệ tinh Mỹ phát hiện, vào tháng 9 hàng năm đều có rất nhiều quân nhân tập kết trong vườn trường của Trung Quốc, sau đó lại biến mất trong 1 đêm. Sau khi trải qua nhiều tháng phân tích và tiếp tục trinh sát, họ mới biết sinh viên Trung Quốc đều phải tiến hành huấn luyện quân sự.
Đây chính là môi trường không gian của Trung Quốc - nó không chỉ là điều quan tâm nhất của vệ tinh quan sát thương mại, mà càng là nơi quan tâm nhất của vệ tinh do thám quân sự toàn cầu. Hàng năm đều có mấy chục vệ tinh quan sát đối đất có tỷ lệ phân giải cao nhiều lần đi qua bầu trời của Trung Quốc, đằng sau chúng có hể có vô vàn nhân viên phân tích đang chờ đợi có được những phát hiện mới từ các bức ảnh vệ tinh này.
Đối với việc tàu sân bay Liêu Ninh đến cảng chính mới ở Thanh Đảo, những thông tin về nó hầu như đều do các công ty vệ tinh thương mại các nước cung cấp. Chẳng hạn, những hình ảnh vệ tinh mới nhất của Công ty vệ tinh trái đất số hóa (Digital Globe) Mỹ cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh và tàu tiếp tế 88 neo đậu ở hai bên của 1 cầu tàu.
Xuất phát từ mục đích tuyên truyền thương mại, công ty này nhiều lần công bố các hình ảnh vệ tinh chụp được về tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, trong đó có hình ảnh chạy thử trước đây của tàu Liêu Ninh.
Digital Globe không phải là doanh nghiệp Mỹ đầu tiên công khai khả năng sử dụng vệ tinh của họ để quan sát Trái đất. Năm 2006, vệ tinh thương mại Mỹ tuyên bố đã chụp được "tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn" ở vùng biển Đại Liên của Trung Quốc.

Đương nhiên điều quen thuộc nhất của dư luận vẫn là các tạp chí quân sự nổi tiếng quốc tế như Jane's, Kanwa - những tạp chí này thường sử dụng hình ảnh vệ tinh cả trang báo để phỏng đoán về các động thái quân sự mới nhất của Trung Quốc.
Ảnh tàu sân bay Liêu Ninh chạy thử trên biển do Công ty vệ tinh Digital Globe Mỹ chụp được.
Ai theo dõi Trung Quốc trên vũ trụ?
Ở hướng tây nam Trung Quốc, vào năm 1978 Ấn Độ đã đưa ra chương trình hàng không vũ trụ, đưa ra đường lối phát triển "vệ tinh trước, tên lửa sau".

Ngày 17 tháng 3 năm 1988, vệ tinh viễn thám thực dụng đầu tiên "IRS1A" của Ấn Độ sử dụng tên lửa đẩy Vostok của Liên Xô phóng lên thành công ở Baikonur.
Ngày 28 tháng 12 năm 1995, Ấn Độ sử dụng tên lửa Molniya của Nga đã phóng vệ tinh viễn thám IRS1C thế hệ thứ hai, nó được phổ biến cho là tương đương với phiên bản sớm của vệ tinh dòng "Tài nguyên" (ZY) của Trung Quốc.
Đến năm 2005 và năm 2010, Ấn Độ lại phóng nhiều vệ tinh "vẽ bản đồ", được biết chúng có tỷ lệ phân giải cao nhất đạt 0,8 m. Đến năm 2012, Ấn Độ sở hữu cụm vệ tinh viễn thám lớn nhất toàn cầu - có 12 vệ tinh đang vận hành trên quỹ đạo, trong đó tốt nhất là Risat-1.
Ấn Độ có kế hoạch trong tương lai tiếp tục phóng ít nhất 6 vệ tinh do thám hình ảnh, tăng tỷ lệ phân giải đạt khoảng 0,5 m. Họ cũng có thể trở thành quốc gia châu Á đầu tiên sở hữu vệ tinh quân sự chuyên dụng. Có điều, đối với Ấn Độ, sự nghiệp hàng không vũ trụ vẫn gặp rất nhiều khó khăn, chẳng hạn đến nay Ấn Độ vẫn đang tìm tòi công nghệ động cơ tên lửa ổn định.
Vệ tinh viễn thám Risat-1 Ấn Độ
Một nước lớn về hãng không vũ trụ khác là Nga, vào mùa xuân năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga vừa ký với công ty Lavochkin Association một hợp đồng nghiên cứu chế tạo hệ thống vệ tinh trinh sát/do thám kiểu mới, trị giá khoảng 70 tỷ rúp. Hệ thống vệ tinh trinh sát này do 5 vệ tinh tạo thành, tỷ lệ phân giải sẽ thấp tới 1 m, có khả năng nhận biết biển xe ô tô và đặc điểm mặt người ở trên Trái đất.
Căn cứ vào kế hoạch, Nga sẽ phóng trước 2 vệ tinh, sau đó tiếp tục phóng 3 vệ tinh, từ đó xây dựng mạng lưới do thám vũ trụ hoàn chỉnh. Do Nga chưa có vệ tinh trinh sát tương tự, công ty Lavochkin Association sẽ cân nhắc mua sắm công nghệ có liên quan từ nước ngoài.
Liên Xô cũng bắt đầu phóng vệ tinh trinh sát hình ảnh từ thập niên 60 của thế kỷ trước, luôn sử dụng tên lửa đẩy Cosmos, đến nay đã phát triển được 5 thế hệ, Nga chủ yếu sử dụng vệ tinh 3 thế hệ sau.
Đồng thời, để ứng phó với mối đe dọa hạt nhân thời kỳ Chiến tranh Lạnh, năm 1967 Liên xô bắt đầu phóng vệ tinh cảnh báo sớm, do 3 mạng lưới vệ tinh tiến hành do thám, cảnh báo sớm. Từ năm 1980 trở đi, Liên xô mở rộng 3 mạng lưới vệ tinh thành hệ thống 9 mạng lưới vệ tinh.
Nói một cách tổng thể, từ sau khi Liên Xô tan rã, vệ tinh do thám hình ảnh của Nga liên tục bị giảm đi. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, số lượng vệ tinh Nga đã từ 186 chiếc giảm xuống còn 137 chiếc. Đến năm 1999, Nga tuyên bố sẽ giảm 30% số lượng vệ tinh, duy trì khoảng 100 chiếc. Được biết, số lượng này chỉ có thể đáp ứng nhu cầu quân dụng và dân dụng tối thiểu của Nga.
Tháng 4 năm 2006, vệ tinh do thám còn lại của Nga bất ngờ bị rơi và cháy trên quỹ đạo. Mặc dù quân đội Nga sau đó đã phóng khẩn cấp một vệ tinh thay thế, nhưng Nga đã đối mặt với "khoảng trống do thám" trong thời gian 5 ngày. Ngày 2 tháng 6, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban công nghiệp quân sự Chính phủ liên bang Nga, Thượng tướng Putilin tuyên bố, sẽ tập trung mua sắm vệ tinh trinh sát mới.
Vệ tinh do thám Kobalt-M Nga
Chế tạo vệ tinh chỉ là một chương trình trong khoản chi tiêu khổng lồ dành cho vệ tinh do thám. Năm 2003, Nga rút khỏi quân cảng Cam Ranh của Việt Nam và trạm nghe lén ở Cuba. Khi đó, quan chức cấp cao Quân đội Nga cho biết, trạm nghe lén ở Cuba "không gồm chi phí duy trì nhân viên, mỗi năm tiền thuê trạm nghe lén cao tới 200 triệu USD, dùng số tiền này chúng ta có thể mua và phóng mấy chiếc vệ tinh trinh sát hoặc mua 100 vệ tinh radar".
Trong khi đó, động thái mới nhất ở xung quanh Trung Quốc là, để tăng cường năng lực theo dõi tự chủ, Hàn Quốc quyết định đưa vệ tinh trinh sát chuyên dụng quân sự vào chương trình trung và dài hạn, đồng thời từng bước chuyển hóa nó thành sức chiến đấu.
Hiện nay, Quân đội Hàn Quốc thông qua vệ tinh thực dụng đa năng Kompsat-3 theo dõi các cơ sở quan trọng như bãi thử hạt nhân, bãi phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Nhưng Kompsat-3 hoàn toàn không phải là vệ tinh quân sự chuyên dụng, chu kỳ chụp dài, tỷ lệ phân giải là 0,7 m.
Trong thời gian tranh cử, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từng hứa hẹn rằng, để tăng cường khả năng theo dõi đối với CHDCND Triều Tiên, sẽ bảo đảm các khả năng cần thiết như vệ tinh quân sự chuyên dụng và máy bay do thám không người lái. Mặt khác, Quân đội Hàn Quốc cũng yêu cầu sở hữu vệ tinh cảnh báo sớm, sử dụng bộ cảm biến tia hồng ngoại để dò tìm tên lửa CHDCND Triều Tiên trong vũ trụ, chỉ ngân sách chương trình này đã lên tới khoảng 28-40 tỷ nhân dân tệ.
Vệ tinh Kompsat-3 Hàn Quốc
Vệ tinh thương mại Mỹ thường "hoạt động không rõ ràng"
Công ty Digital Globe có trụ sở tại bang Colorado Mỹ hiện nay sở hữu 3 vệ tinh, bao gồm vệ tinh QuickBird, WorldView-1 và WorldView-2, đều có tỷ lệ phân giải đạt khoảng 0,5 m.
Dựa vào những vệ tinh mạnh này, Digital Globe luôn là nhà cung ứng hình ảnh vệ tinh cho Google. Google đã từng công bố các hình ảnh vệ tinh về các căn cứ quân sự của Trung Quốc. Đồng thời Digital Globe cũng luôn cung cấp dịch vụ cho các cơ quan tình báo của Chính phủ và Quân đội Mỹ.
Mỹ là quốc gia có năng lực vệ tinh do thám quân sự mạnh nhất trên thế giới. Từ tháng 8 năm 1960 phóng vệ tinh do thám chụp ảnh đầu tiên trên thế giới đến nay, đặc biệt là sau khi nhiều máy bay trinh sát chiến lược bị các nước xã hội chủ nghĩa bắn rơi vào thập niên 60-70 thế kỷ trước, Mỹ đã sử dụng vệ tinh do thám để tìm hiểu về thực lực quân sự của các nước như Liên Xô, Trung Quốc. Từ đó trở đi, họ cũng không ngừng đổi mới kỷ lục đối với vệ tinh quan sát Trái đất.
Bên ngoài luôn cho rằng, vệ tinh do thám tỷ lệ phân giải cao tốt nhất của Mỹ có máy ảnh tiêu cự dài 6 m, có thể chụp được hình ảnh tỷ lệ phân giải 0,05 m. Điều này có nghĩa là, họ có thể nhìn rõ biển tên trên ngực của quân nhân.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ cơ bản duy trì quy mô 6-8 vệ tinh do thám trên quỹ đạo, chúng chủ yếu là vệ tinh do thám quang học dòng Keyhole và vệ tinh do thám radar dòng Lacrosse. Vệ tinh Keyhole được bắt đầu phóng từ năm 1960, chiếc vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo hiện nay là Keyhole-12 thế hệ thứ năm.
Vệ tinh do thám quang học Keyhole-12 Mỹ
So với các vệ tinh do thám khác, những vệ tinh này chủ yếu thu lấy hình ảnh, thường được gọi là vệ tinh do thám hình ảnh.Mặc dù dòng Keyhole có rất nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng tồn tại những điểm yếu mà các vệ tinh do thám hình ảnh quang học khác đều có, đó là: không thể nhìn xuyên qua tầng mây.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, do phần lớn lãnh thổ của Liên Xô và một số khu vực được Mỹ quan tâm khác thường bị các tầng mây che phủ, cho nên năm 1988 Mỹ đã phóng vệ tinh trinh sát hình ảnh radar Lacrosse đầu tiên, Mỹ cũng là quốc gia sở hữu loại vệ tinh này sớm nhất.
Rất nhanh, chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ. Mặc dù người Iraq đã đốt cháy giếng dầu, nhưng Lacrosse vẫn có thể nhìn xuyên qua khói đen để tìm hiểu tình hình mặt đất. Loại vệ tinh này có chi phí chế tạo lên tới 500 triệu đến 1 tỷ USD. Mãi đến năm 2008, Mỹ mới thừa nhận sự tồn tại của loại vệ tinh này.
Ngoài 2 loại vệ tinh do thám hình ảnh này, trên vũ trụ Mỹ còn có 1 dòng vệ tinh trinh sát điện tử, chúng dùng để trinh sát, thu thập tín hiệu điện từ phát ra từ hệ thống dò vũ khí cự ly xa, radar và thông tin.
Chẳng hạn, chức năng chính của vệ tinh NROL15 được phóng vào tháng 6 năm 2012 hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Điều có thể phản ánh được sức mạnh của vệ tinh do thám Mỹ là, chúng căn cứ vào sự khác nhau của đối tượng do thám, có dòng chuyên môn khác nhau. Chẳng hạn ngoài vệ tinh hình ảnh quang học, radar, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo khác nhau của Mỹ cũng có rất nhiều vệ tinh dùng để cảnh báo sớm tên lửa.
Vệ tinh do thám hồng ngoại tiên tiến nhất thế giới GEO-1 của Mỹ
Đầu năm 2012, vệ tinh quỹ đạo Trái đất đồng bộ đầu tiên GEO1 của hệ thống hồng ngoại trong không gian đã được đưa vào sử dụng. Căn cứ vào tiết lộ của hãng Lockheed Martin, nhà thầu chính của hệ thống hồng ngoại không gian, vệ tinh này có bộ cảm biến hòng ngoại rất mạnh, phức tạp, có thể dò riêng đối với ngọn lửa tên lửa phóng trên Trái đất. Đồng thời, GEO2 cũng đã đi vào giai đoạn thử nghiệm dự phóng và vận hành thử cuối cùng.
Với tính chất là vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa tốt nhất hiện nay, mặc dù trong giai đoạn đẩy tên lửa sau khi nhiên liệu đẩy cháy hết, ngọn lửa tan biến, đầu đạn và thân đạn tách ra thì hệ thống hồng ngoại không gian vẫn có thể tiếp tục theo dõi đầu đạn.
Sự tồn tại của những vệ tinh này cũng là lá chắn chủ yếu đối với việc tên lửa tấn công tàu sân bay: Một khi tên lửa phóng đi, vệ tinh sẽ phát hiện và tính toán nơi phóng của nó, sau đó nhanh chóng thông báo cho tàu sân bay di chuyển.
Mặc dù Mỹ là một siêu cường, nhưng duy trì hệ thống vệ tinh khổng lồ như vậy vẫn còn khó khăn. Đặc biệt là, chiến lược quân sự của Mỹ từng bước chuyển hướng sang ứng phó với các sự kiện bất ngờ và chiến tranh cục bộ công nghệ cao, vệ tinh trinh sát hình ảnh cỡ lớn đã xuất hiện những vấn đề như chi phí quá cao, số lượng ít, chu kỳ dài, năng lực cơ động kém.
Bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ quyết định thúc đẩy chương trình "hệ thống hình ảnh tương lai", hy vọng phóng "chòm sao" do thám gồm các vệ tinh cỡ nhỏ có đặc điểm nhỏ hơn, nhẹ hơn và rẻ hơn.
Mỹ đã lựa chọn phương án của hãng Boeing, nhưng trong quá trình thực hiện cuối cùng, chi phí vượt mức lớn, công nghệ then chốt không thể đột phá, đến năm 2005, chương trình đã tiêu tốn 4-5 tỷ USD này buộc phải dừng lại.
Vệ tinh do thám QuickBird của Công ty Digital Globe Mỹ
Huieren (âm), quan chức Cục tình báo Trung ương từng lãnh đạo lĩnh vực do thám vệ tinh Mỹ từng nói một câu nổi tiếng rằng: Vạch ra phương án thành công không có nghĩa là có thể nghiên cứu chế tạo thành công phần cứng.
Để giải quyết khoảng trống từ sự thất bại của "hệ thống hình ảnh tương lai", Mỹ đã áp dụng một số biện pháp khẩn cấp: Tăng cường hợp tác với các công ty thương mại như Digital Globe, gia tăng mức độ mua sắm, yêu cầu phóng vệ tinh Keyhole mới.
Nhưng, đối với sự phát triển của vệ tinh trinh sát tương lai Mỹ, vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau.
Trong tình hình này, năm 2009 Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn chương trình vệ tinh trinh sát quang học mới, dự định sử dụng vài tỷ USD để chế tạo vệ tinh cỡ lớn mới. Cũng chính dưới sự tài trợ của nguồn vốn này, Digital Globe cũng đang nghiên cứu phát triển vệ tinh hình ảnh thương mại mới.
Khác với Nhà Trắng, Quốc hội Mỹ hy vọng sử dụng vệ tinh rẻ hơn, áp dụng công nghệ mới, kể cả "chòm sao" vệ tinh cỡ nhỏ. Những người trong lĩnh vực vệ tinh quan sát Trái đất trên toàn thế giới hiện nay đều đang quan sát sự lựa chọn cuối cùng của Mỹ.
Vệ tinh trinh sát Nhật Bản "treo đầu dê bán thịt chó"
Ở xung quanh Trung Quốc, năng lực vệ tinh trinh sát của Nhật Bản không thể coi thường. Đầu năm 2013, Nhật Bản đã phóng vệ tinh do thám Radar-4. Trung tâm tình báo vệ tinh nội các Nhật Bản cho biết, vệ tinh Radar-4 phối hợp với các vệ tinh khác trên quỹ đạo, lần đầu tiên trong 1 ngày đã có thể tiến hành chụp ảnh 1 lần ở tất cả các địa điểm trên Trái đất.
Vệ tinh do thám Radar-4 của Nhật Bản.
Từ năm 1998 Nhật Bản quyết định phát triển vệ tinh do thám, hiện đã đầu tư khoảng 57,7 tỷ nhân dân tệ. Do các nguyên nhân như phóng thất bại, mạng lưới vệ tinh do thám hiện nay được thực hiện đã chậm gần 10 năm so với kế hoạch ban đầu.
Radar-4 là một vệ tinh do thám radar, có thể theo dõi mặt đất trong tình hình đêm tối hoặc nhiều mây, có thể phân giải vật thể nhỏ khoảng 1 m. Trước đó, Nhật Bản đã phóng 3 vệ tinh tương tự. Ngoài ra, Nhật Bản còn sở hữu vệ tinh Quang học-3, Quang học-4 và Quang học-2 cũ hơn. Theo kế hoạch, Nhật Bản có thể cũng sẽ xây dựng "chòm sao 4 vệ tinh" của vệ tinh do thám quang học.
Vệ tinh do thám của Nhật Bản chủ yếu do hãng Mitsubishi nghiên cứu phát triển, nhưng con đường phát triển quanh co phức tạp.Tháng 3 năm 2003, Nhật Bản sử dụng phương thức "1 tên lửa 2 vệ tinh" đã phóng một vệ tinh do thám radar. Tháng 11 cùng năm, đợt phóng thứ hai tương tự bị thất bại do tên lửa bị rơi. Sau đó Nhật Bản chuyển sang áp dụng phương thức "1 tên lửa 1 vệ tinh" để phóng.
Đến năm 2006, vệ tinh Quang học-2 được Nhật Bản phóng lên tiếp tục gặp phải khó khăn: chip IC do công ty Mỹ chế tạo có vấn đề, đã phải mất nửa năm để thay đổi. Có phương tiện truyền thông Nhật Bản cho rằng, đây là hành vi cố ý của Chính phủ Mỹ.
Trước đó, năm 2005, báo chí Đài Loan từng cho rằng, có cơ quan Đài Loan đã điều tra được "vụ án gián điệp Nhật Bản" - "nghi phạm Tô Đông Hồng trao đổi tài liệu hợp tác hình ảnh vệ tinh giữa Đài-Mỹ, tiết lộ cho sĩ quan cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật Bản".
Vệ tinh do thám hình ảnh radar của Nhật Bản.
Theo bài báo, Mỹ tương đối kinh ngạc về vụ án gián điệp hiếm có này, liên tiếp truy hỏi, muốn tìm hiểu gấp những tài liệu đã được tiết lộ ra bên ngoài, muốn tiến hành kiểm soát thiệt hại, để cho những tác động từ sự tiết lộ này hạn chế tới mức tối đa.
Phía Đài Loan phát hiện, nghi phạm Tô Đông Hồng đã tiết lộ những hình ảnh vệ tinh có thể giúp cho Nhật Bản dựa vào những tài liệu cơ mật này, tiếp tục nghiên cứu quỹ đạo vận hành, độ cao trong không gian và thời gian bay qua eo biển Đài Loan và vùng biển Nhật Bản của vệ tinh Mỹ, che giấu thích hợp các công trình và hành động bí mật của Nhật Bản.
Vệ tinh do thám mới của Nhật Bản ngoài tỷ lệ phân giải khá cao đạt 0,6 m, còn có tính cơ động và khả năng kiểm soát mạnh. Được biết, nó đã sử dụng các công nghệ mới như vật liệu nhẹ, pin năng lượng mặt trời hiệu quả cao, sử dụng linh hoạt hơn, chỉ cần bay trên mục tiêu 1 lần là có thể hoàn thành nhiều công việc.
Theo tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản, tên lửa đạn đạo và vệ tinh mà CHDCND Triều Tiên phóng là mối đe dọa to lớn đối với Nhật Bản, mặc dù nói cơ sở hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên là mục tiêu theo dõi của vệ tinh Nhật Bản, nhưng, trong quá trình do thám này, nhờ vào các thông tin tình báo của vệ tinh cung cấp, Bộ Quốc phòng và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã xác nhận được việc Trung Quốc đã hoàn thành lắp đặt đường ống dầu mỏ giữa mỏ dầu Xuân Hiểu và mỏ dầu Thiên Ngoại Thiên.
Việt Dũng

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Ve-tinh-My-co-the-soi-ky-tung-di-bien-dong-cua-quan-doi-Trung-Quoc/299261.gd

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc

(TNO) Giữa lúc căng thẳng dâng cao tại những khu vực như biển Hoa Đông và biển Đông, Trung tâm nghiên cứu Quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ đã công bố một báo cáo chuyên sâu về hệ thống các tín hiệu đe dọa chiến tranh của Trung Quốc trong lịch sử.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 4 vạch ra kịch bản cho những tín hiệu liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.
Được viết bởi hai tác giả Paul H.B. Godwin và Alice L. Miller, báo cáo có tên China’s Forbearance Has Limits: Chinese Threat and Retaliation Signaling and Its Implications for a Sino-American Military Confrontation (tạm dịch: Giới hạn nhẫn nại của Trung Quốc: Tín hiệu đe dọa và trả đũa của Trung Quốc cùng hàm ý trong cuộc đối đầu Trung - Mỹ) không chỉ nghiên cứu về các tín hiệu mà còn cả về tiến trình ra quyết định và quản lý khủng hoảng của nước này.
Tín hiệu chiến tranh
Các tín hiệu cảnh báo chiến lược thường ngụ ý về nguy cơ gia tăng xung đột bao gồm các quyết định chính trị và tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao, bình luận chính thức hoặc không chính thức của giới truyền thông Trung Quốc.
Trong những trường hợp nêu trên, những tín hiệu cảnh báo chiến lược có thể bao gồm các lời lẽ cường điệu liên quan đến lãnh thổ và lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Ví dụ, khi đề cập đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mới đây, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi quần đảo này là “lợi ích cốt lõi”, một dấu hiệu về việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực trong tranh chấp. Trước đây, Trung Quốc cũng nhiều lần úp mở về việc xem biển Đông, nơi mà nước đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý, là “lợi ích cốt lõi”.
Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc – Kỳ 1
 Tàu hải quân Trung Quốc - Ảnh: AFP 
Trong thời gian gần đây, mỗi khi căng thẳng tăng cao ở biển Hoa Đông cũng như biển Đông, người ta thường nghe thấy một số tướng lãnh “diều hâu” ở Trung Quốc đăng đàn đưa ra những tuyên bố ngạo mạn, chẳng hạn như Trung Quốc “sẽ không đứng nhìn” các nước khác gặm nhấm lãnh thổ Trung Quốc, hoặc nước này, nước kia “đừng đùa với lửa” và “sự kiên nhẫn của Trung Quốc có giới hạn”…
Trong nhiều ví dụ, Bắc Kinh áp dụng một hệ thống các tín hiệu đe dọa và trả đũa nhằm mục đích răn đe đối thủ tiến hành những hành động đi ngược lại với quyền lợi của Trung Quốc bằng cách đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự. Và nếu, việc đe dọa thất bại, những phát biểu có mức độ đe dọa ngày càng gia tăng được dùng để giải thích và biện hộ việc sử dụng vũ lực của Bắc Kinh.
Hệ thống răn đe này được áp dụng trong những cuộc chiến lớn của Trung Quốc, như cuộc chiến Triều Tiên 1950, tranh chấp biên giới Ấn - Trung 1961-1962, tranh chấp biên giới Xô - Trung năm 1968-1969, và cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979.
Bắc Kinh áp dụng hệ thống thông qua một trật tự được phân chia kỹ lưỡng các lời phản đối chính thức, bình luận trên báo chí chính thức và tuyên bố của lãnh đạo.
Cảnh báo của các nước khác
Hầu hết các quốc gia, kể cả Mỹ, cũng áp dụng một hệ thống các tuyên bố leo thang nhằm cảnh báo việc sử dụng vũ lực và răn đe kẻ thù trong các vụ tranh chấp và khủng hoảng song ít phức tạp hơn, thông qua các tuyên bố công khai từ người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho đến Tổng thống.
Washington có thể leo thang các tuyên bố vốn không đề cập trực tiếp hay ngấm ngầm đến việc sử dụng vũ lực như: “không có lựa chọn nào được loại bỏ”. Nếu cần phải gia tăng sự răn đe, Washington có thể biến đổi một chút thành “mọi lựa chọn đều được xem xét”.
Từ đây, Washington có thể đề cập cụ thể hơn “lựa chọn quân sự đang được xem xét”. Cuối cùng, nếu những cảnh báo trước đó không được lưu ý, Washington có thể tuyên bố họ “không còn lựa chọn nào khác ngoài vũ lực”.


 
Nếu cuộc khủng hoảng tồn tại và những quan điểm về quyền lợi của Bắc Kinh không được làm thỏa mãn, các tuyên bố của họ sẽ leo thang theo trật tự và có thể bao gồm lời ngụ ý đầu tiên về việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được mục tiêu. Cách tiếp cận này trước sau như một vẫn được thực thi bất chấp những thay đổi chóng mặt về trật tự thế giới, sự phổ biến của các phương tiện ngoại giao và sự phát triển của truyền thông.
Sư răn đe chiến lược
Hệ thống răn đe của Trung Quốc vốn phù hợp với quá trình hiện đại hóa sức mạnh quân sự của nước này. Trong báo cáo mới nhất về quân đội Trung Quốc được Lầu Năm Góc gửi đến Quốc hội Mỹ vào đầu tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lần đầu tiên đưa vào một câu: “Giới lãnh đạo Trung Quốc xem một quân đội hiện đại là sự răn đe then chốt nhằm ngăn chặn hành động của các thế lực bên ngoài vốn có thể làm tổn hại lợi ích Trung Quốc, hoặc cho phép Trung Quốc phòng vệ chống lại những hành động đó nếu sự răn đe không phát huy tác dụng”.
Theo trung tá lục quân Mỹ Dennis Blasko, cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh, trên tạp chí Jane’s Defence Weekly mới đây, các phân tích quốc tế về quá trình hiện đại hóa quy ước của quân đội Trung Quốc trước nay thường tập trung vào năng lực chiến đấu của các vũ khí, khí tài mà ít lưu ý đến mục đích đầu tiên nhằm răn đe. Việc Lầu Năm Góc đưa câu trên vào đã thừa nhận một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc: xây dựng năng lực chiến thắng một cuộc chiến là nhiệm vụ cốt lõi của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) song mục đích đầu tiên của những năng lực này là ngăn chặn chiến tranh.
Hệ thống răn đe được Trung Quốc sử dụng nằm đạt được mục tiêu chính trị mà không cần phải trải qua một cuộc chiến. Ghi nhận toàn bộ phản ứng của Trung Quốc trước mỗi cuộc chiến lớn của nước này từ năm 1949 đến nay, các tác giả của báo cáo China’s Forbearance Has Limits, đã tổng kết về bốn bước leo thang của Trung Quốc mỗi khi Bắc Kinh muốn tiến hành chiến tranh:
- Kết hợp các hành động ngoại giao và chính trị với sự chuẩn bị quân sự một cách có hệ thống khi tín hiệu leo thang đến cấp thẩm quyền cao hơn. Những sự chuẩn bị này thường được công khai và đưa vào những thông điệp ngoại giao và chính trị nhằm ngăn chặn nước đối địch thực hiện hành động mà Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa.
- Tuyên bố tại sao Trung Quốc có lý do để sử dụng vũ lực nếu cần thiết. Thông điệp nhắm đến cả trong nước và quốc tế. Về bản chất, Bắc Kinh tuyên bố họ đối đầu một mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh và lợi ích mà nếu không thể kết liễu, sẽ cần đến việc sử dụng vũ lực.
- Khẳng định việc sử dụng vũ lực không phải là giải pháp mong muốn của Bắc Kinh với mối đe dọa phía trước song họ buộc phải sử dụng nếu kẻ đối đầu không lưu tâm đến những cảnh báo được gửi đi. Tóm lại, chiến lược đánh tín hiệu của Bắc Kinh nhằm tạo dựng cơ sở để biện minh cho việc sử dụng vũ lực. Những tín hiệu này sẽ giúp Bắc Kinh vẽ ra hình ảnh một đất nước mong muốn hòa bình chỉ triển khai quân đội khi phòng thủ và khi bị kẻ thù khiêu khích.
- Nhấn mạnh rằng sự nhẫn nại và kiềm chế của Trung Quốc không nên được xem là sự yếu ớt và Trung Quốc sẵn sàng triển khai lực lượng nếu cần thiết. 

(TNO) Các tuyên bố chính thức của giới lãnh đạo Trung Quốc hoặc bình luận của giới truyền thông được Bắc Kinh triển khai trong các cuộc khủng hoảng quốc tế tương quan với nguồn gốc thẩm quyền của những tuyên bố đó.

Tuyên bố của giới lãnh đạo
Thẩm quyền trong các tuyên bố từ giới lãnh đạo phản ánh vị trí của mỗi lãnh đạo trong tổ chức đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc chính phủ nước này. Ví dụ, tuyên bố của một bí thư đảng hoặc chủ tịch cấp tỉnh, thành ít thẩm quyền hơn tuyên bố của một ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng hoặc ủy viên Quốc vụ.
Tuyên bố của những quan chức vừa mới nêu lại ít thẩm quyền hơn phát biểu của một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trong cơ cấu của đảng hoặc Thủ tướng Quốc vụ viện. Mọi tuyên bố trên đều ít thẩm quyền hơn tuyên bố của Tổng bí thư đảng hoặc Chủ tịch Trung Quốc.
Tương tự, quyền hạn của các lãnh đạo quân đội phản ánh tương quan vị trí của họ trong cơ cấu của quân đội Trung Quốc. Một tuyên bố của tư lệnh hoặc chính ủy quân khu không nghiêm trọng bằng tuyên bố của một tư lệnh hoặc chính ủy đại quân khu. Những tuyên bố này lại ít thẩm quyền hơn tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và kế đến là Quân ủy Trung ương và Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch của cơ quan quyền lực này.
Mọi tuyên bố và phát biểu của giới lãnh đạo mang tính chính thức trong những trường hợp sau đây:
- Tuyên bố của ủy viên Bộ Chính trị, quan chức nhà nước và lãnh đạo PLA trong cuộc gặp với khách nước ngoài.
- Phát biểu với các lãnh đạo nước ngoài trong các buổi tiệc chiêu đãi, họp báo và khi công du nước ngoài.
- Phỏng vấn với truyền thông trong nước và ngoài nước.
Giải mã những tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc – Kỳ 2
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi - Ảnh: AFP
Thông thường, mọi lãnh đạo đều chuyển tải lập trường thống nhất về vấn đề chính sách đối ngoại và điều này phản ánh sự đồng thuận về vấn đề trong giới lãnh đạo Trung Quốc.
Tuy nhiên, cần lưu ý đến nguồn gốc khi phân tích những tuyên bố đó. Những tuyên bố của lãnh đạo được truyền thông Trung Quốc chuyển tải, dù bằng tiếng Trung Quốc hoặc dịch ra tiếng nước ngoài, luôn mang tính chính thức vì chúng đã được hiệu đính và chuyển ngữ chính thức. Tuyên bố của các lãnh đạo được truyền thông nước ngoài tường thuật cũng mang tính chính thức song cần thận trọng vì sự thể hiện và cách chuyển ngữ chưa được Bắc Kinh hiệu đính để đăng tải.
Tuyên bố và phản đối về các cuộc khủng hoảng và tranh chấp được các cơ quan, thường là Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cân nhắc kỹ lưỡng trong hệ thống quyền hạn. Thấp nhất về quyền hạn là tuyên bố của “người phát ngôn Bộ Ngoại giao”. Kế đó là “tuyên bố của Bộ Ngoại giao”. Mọi tuyên bố này đều xếp dưới “tuyên bố của chính phủ nước CHND Trung Hoa”, tuyên bố cao nhất về mặt nhà nước.
Nhân dân Nhật báo
Kênh có thẩm quyền đáng chú ý nhất trong giới truyền thông trước các tranh chấp và khủng hoảng quốc tế là tờ Nhân dân Nhật báo, nhân danh Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, từ “thẩm quyền” chỉ đề cập duy nhất đến xã luận nhân danh tờ Nhân dân Nhật báo, mà mở rộng ra là Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phương tiện có thẩm quyền nhất trong lịch sử là “xã luận của ban biên tập”. Trong lịch sử, chúng rất hiếm khi xuất hiện và được để dành cho những vấn đề hệ trọng nhất trong quan hệ giữa các đảng Cộng sản trên thế giới.
Dưới cấp đó và thường xuyên xuất hiện hơn là các bài “xã luận” và cuối cùng là bài viết của “bình luận viên bản báo”.
Ngoài ra, còn có những phương tiện bình luận cũng không rõ là có đại diện cho tờ báo hay không song mang nhiều ý nghĩa hơn những bình luận thông thường. Chúng bao gồm các bài báo được ký tên là “người quan sát” hoặc “bình luận viên đặc biệt”.
Toàn bộ những nội dung khác trên tờ Nhân dân Nhật báo, gồm cả các bình luận thông thường, các bài báo ký tên, và tường thuật không được xem là có thẩm quyền nhân danh lãnh đạo Trung Quốc và do đó thường không liên quan đến hệ thống cảnh báo của Bắc Kinh.
Những phương tiện truyền thông khác cũng thường xuất bản các bài bình luận về khủng hoảng quốc tế và những tranh chấp dính líu đến Bắc Kinh. Ví dụ như tờ PLA Daily, các bài “xã luận” hoặc bài viết của “bình luận viên” thường đại diện cho chủ quản của tờ báo, tức Tổng cục Chính trị thuộc PLA.
Tuy nhiên, những bình luận đó cách biệt so với thẩm quyền trung tâm của tờ Nhân dân Nhật báo và thường không liên hệ đến hệ thống cảnh báo của Bắc Kinh.
Cuối cùng, bình luận của Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức của Quốc vụ viện, thường không có thẩm quyền ngoại trừ một số trường hợp khi Tân Hoa xã phát đi dưới dạng những bình luận hoặc tuyên bố “được ủy nhiệm”.
Tuy nhiên, với sự phát triển của truyền thông, theo thời gian, đã có nhiều sự thay đổi về mô hình bình luận. Sự xuất hiện của tờ Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm phụ của của tờ Nhân dân Nhật báo, với nhiều bài báo kích động chiến tranh có thể được xem là một hình thái mới. Nhìn chung, những bài báo “giả thẩm quyền” như thế không được xem là thuộc hệ thống cảnh báo chiến tranh của Bắc Kinh dù chúng mang những từ ngữ kích động quen thuộc.
Cơ cấu những tuyên bố của lãnh đạo, phản đối chính thức và bình luận của truyền thông là sự bày binh bố trận theo ba tầng. Hệ thống này được thiết lập như một bậc thang về sự gia tăng phản ứng mà Bắc Kinh dùng để chuyển tải tính cấp thiết.
Khi Bắc Kinh cần ám chỉ việc sử dụng vũ lực, họ triển khai một loạt những lời đe dọa và cảnh báo trả đũa quen thuộc. Dưới đây là danh sách trật tự những lời đe dọa theo chiều hướng gia tăng:
- X “đang đùa với lửa” và có thể “bị cháy”
- Cho đến nay Bắc Kinh đã “kiềm chế và nhẫn nại hết mức” song “đừng xem đó là biểu hiện của sự yếu ớt và phục tùng”
-  Đừng “bịt tai trước những cảnh báo của Trung Quốc”; Trung Quốc “không thể đứng yên”
- “Các người muốn đi đến đâu? Hãy chờ rồi xem”
- “Sự kiên nhẫn của Trung Quốc có giới hạn”; X “đang lừa dối chính mình khi nghĩ rằng chúng tôi yếu ớt và có thể bức hiếp”
- Nếu X không dừng cách hành xử đó, họ “sẽ bị trừng phạt xứng đáng”
- “Đừng phàn nàn về sau rằng chúng tôi không cảnh báo trước rõ ràng”
- Chúng tôi đã bị “đẩy ra khỏi giới hạn nhẫn nại” và “buộc phải phản công”; “sự kiềm chế của chúng tôi bị xem là lời mời gọi cho việc bức hiếp; “cảnh báo của chúng tôi không được đếm xỉa”
- “Chúng tôi sẽ không tấn công nếu chúng tôi không bị tấn công; nếu chúng tôi bị tấn công dứt khoát chúng tôi sẽ phản công”
Phần nhiều những từ ngữ này có thể tìm thấy trong những bình luận cấp thấp vốn không đại diện cho thẩm quyền của nhà nước Trung Quốc. Những cảnh báo dạng này có thể được xem là biểu hiện lo ngại ở cấp thấp của Bắc Kinh song chúng không có trọng lượng như khi được biểu hiện trong các bình luận có thẩm quyền.
Bằng cách theo dõi những cấp độ thẩm quyền và nội dung các thông báo của giới lãnh đạo, các phản đối chính thức và bình luận của Nhân dân Nhật báo và lưu ý đến những lời đe dọa và cảnh báo trả đũa trong đó, giới quan sát có thể đánh giá ý định và tính nghiêm trọng trong cách phản ứng của Bắc Kinh trước một cuộc tranh chấp hoặc khủng hoảng leo thang và phát hiện ra những ám chỉ đến việc sử dụng vũ lực. 
Sơn Duân

Bẻ gãy cuồng vọng 'diều hâu' ở Biển Đông thế nào?

TPO - Ngày nay, khả năng xảy ra chiến tranh quy mô lớn trên biển rất thấp nhưng tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, các đảo, quần đảo lại có xu hướng tăng mạnh.
Những điểm nóng trên Biển Đông, Biển Hoa Đông hoặc Biển Nhật Bản đều có thể có bùng phát thành xung đột vũ trang trên biển.
Trong các xung đột vũ trang, thậm chí có thể trở thành chiến tranh trên biển, yếu tố đảo, hải đảo đóng vai trò quyết định trong việc thành bại của cả một chiến lược hải dương, một chiến dịch kết hợp kinh tế, chính trị quân sự nhằm đạt một mục đích chỉ bằng một trận đánh trên biển. Không phải ngẫu nhiên mà Người Mỹ đã gọi Okinawa là tàu sân bay không thể đánh chìm. Với vị trí này, người Mỹ đã đặt quyền thống trị biển châu Á trong một thời gian rất dài.
Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ vừa tiến hành diễn tập trên khu vực Biển Đông khi tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines leo thang
Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ vừa tiến hành diễn tập trên khu vực Biển Đông khi tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines leo thang.
Do đó, trong chiến tranh hiện đại, để thực hiện các ý đồ chiến lược như: “Phòng thủ ngoài khơi xa”, “Thống trị biển khơi” “ Phòng thủ tích cực”….Các thế lực thù địch của các cường quốc quân sự với mưu đồ bá quyền - nước lớn sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực, trong tình huống thuận lợi, tiến hành các hành động xâm lược đánh chiếm các quần đảo, các đảo của các nước có chủ quyền, nhằm thỏa mãn ý đồ “quản lý là thống trị" các vùng biển có lợi ích về kinh tế, địa chính trị và phục vụ cho các mục đích chiến lược sau này.
Trong giai đoạn ngày nay, để biện minh trên trường thế giới cho những hành động xâm lược, các thế lực phản động hay đưa các cuộc xâm lược, các đòn tấn công thành các hình thức như “phản kích, tự vệ” hoặc biến thành chuyện “đã rồi” thành “vùng tranh chấp” nhằm thực hiện ý đồ của mình. Thông thường, các tranh chấp biển đảo hoặc các hành vi xâm lược sẽ bị lên án hoặc phản kháng, nhưng trong tình huống hải đảo, sự tranh chấp có thể kéo dài hoặc rất dài, trên thực tế các thế lực diều hâu nước lớn đã có những thành công nhất định trong việc xâm lấn chủ quyền. Một trong những bài học hiện nay là sự kiện Trung quốc – Philippines với bãi cạn Scarborough. Các tranh chấp vẫn có thể kéo dài đến vô cùng và nếu không có sự hiện diện của Mỹ, chắc chắn tình hình bãi cạn Scarborough sẽ khác rất nhiều.


Thông thường, để đánh chiếm một quần đảo hay một đảo trên biển khơi cần kết hợp nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó:
- Yếu tố khách quan: Đó là vị thế chính trị của nước đang nắm chủ quyền vùng nước, hải đảo trên trường thế giới, tình hình kinh tế chính trị nội bộ của đất nước, vị thế địa chính trị trong khu vực, tiềm lực quân sự, kỹ thuật quân sự và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, đội ngũ sĩ quan chỉ huy và trình độ, năng lực tổ chức điều hành tác chiến – không hải chiến, những yếu tố về địa hình, thủy văn vùng nước cũng như vị trí của đảo, quần đảo so với vùng nước cần thống trị và bờ biển của chủ thể sở hữu nó….Những yếu tố khách quan này quyết định sự thành công hay thất bại chính của một chiến dịch xâm lược biển khơi. Để một chiến dịch có thể thành công, tổng quan giá trị của tất cả các yếu tố khách quan phải rất thuận lợi, bao gồm cả yếu tố bất ngờ trong quan hệ song phương.
- Yếu tố chủ quan: Tiềm lực kinh tế chính trị của nước có thế lực “diều hâu” phải rất lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới. Có lực lượng hải quân viễn dương rất mạnh, có khả năng tác chiến biển xa, đủ tiềm lực để tổ chức các cụm hải quân công kích chủ lực (AVG) bao gồm tàu sân bay (hạng nặng hoặc hạng nhẹ, tuần dương, khu trục tên lửa, hộ vệ, tàu đổ bộ và lực lượng lính thủy đánh bộ, lực lượng không quân hải quân tầm gần và tầm xa, tên lửa đạn đạo cấp chiến lược hoặc tên lửa hành trình), có lực lượng vũ khí chiến lược (vũ khí hạt nhân) và phương tiện mang làm công cụ răn đe. Hội tụ đủ các yếu tố đó, trên thế giới không nhiều các cường quốc có khả năng làm được điều này.
Tàu đổ bộ đổ triển khai tấn công
Tàu đổ bộ triển khai tấn công.


Trong giai đoạn ngày nay, khi các xu hướng chính trị trên thế giới luôn có những biến động, hình thành một thế giới đa cực, việc tiến hành một cuộc chiến tranh khu vực hoặc đơn giản chỉ là một hành động gây xung đột hoàn toàn không đơn giản, trò chơi đôi khi sẽ phải đối mặt với những cái giá vô cùng lớn. Do đó, để tiến hành một ý đồ gây xung đột hoặc đánh chiếm một đảo, một quần đảo nhằm quản lý thống trị một vùng nước lớn hoặc thực hiện mưu đồ lãnh đạo, kiểm soát khu vực đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị lâu dài tất cả các lĩnh vực: chính trị đối nội và đối ngoại, binh lực và trang bị kỹ thuật, nghiên cứu kỹ và sâu vùng biển, các mục tiêu cần đánh chiếm.
Tương tự như các cuộc xung đột biên giới hoặc tranh chấp chủ quyền, gây chiến đánh chiếm hải đảo, quần đảo có những đặc điểm kỹ chiến thuật tương tự như tấn công vùng biên giới, nhưng cũng có những đặc điểm đặc thù riêng. Nếu không xét đến các khía cạnh chính trị, đánh chiếm các đảo, quần đảo có những đặc điểm sau:
Đối với phe gây xung đột vũ trang
- Lợi thế:
1- Các đảo, quần đảo quan trọng thường có vị trí địa lý rất xa đất liền, từ vài chục km đến hàng trăm km biển, dễ bị bao vây cô lập. Diện tích bề mặt thông thường không lớn, do đó khả năng tấn công hỏa lực bao phủ toàn bộ mục tiêu của một cụm hải quân công kích chủ lực khá dễ dàng. Hầu như tất cả các mục tiêu đều có thể bị tiến công trong loạt đạn đầu tiên.
2- Lực lượng phòng ngự thường có binh lực và vũ khí trang bị, phương tiện hỏa lực và phương tiện chiến đấu tiến công hạn chế, quân số không đông, khả năng yểm trợ hỏa lực của pháo binh, tên lửa tầm gần không có, do đó dễ dàng chế áp hỏa lực đối phương hoặc tiêu diệt hoàn toàn các trận địa phòng ngự để đổ bộ lên đảo.
3- Lực lượng tấn công thường có vũ khí, trang thiết bị, phương tiện tác chiến hiện đại hoặc siêu hiện đại, quân số đông, kỹ năng tác chiến tốt. Được hỗ trợ các phương tiện thông tin, trinh sát rất hiện đại. Được chi viện bằng hỏa lực rất mạnh, đa chiều, đa hướng.
4- Trong điều kiện đảo có diện tích nhỏ, để giải quyết nhanh dứt điểm, đối phương có thể liều lĩnh sử dụng vũ khí hóa học mau tan nhằm nhanh chóng đánh chiếm đảo, thu dọn chiến trường nhanh, xóa dấu vết.
5- Có thể sử dụng nhiều phương thức tấn công, từ mật tập bằng các phương tiện cơ động ngầm ngoài khơi (từ các tầu ngụy trang dân sự) hoặc tầu ngầm nguyên tử. Hoặc cường tập từ các cụm hải quân chủ lực công kích (tàu sân bay, tàu đổ bộ đường biển, khu trục hạm, tàu hộ vệ tên lửa ..bằng các phương tiện đổ bộ thông thường của lính thủy đánh bộ.
- Nhược điểm:
1- Mục tiêu thông thường nằm trên một khu vực biển lớn, là chướng ngại vật tự nhiên rất phức tạp, đòi hỏi phải trinh sát, nghiên cứu địa hình đáy biển đến bờ biển đảo rất kỹ, nắm chắc được mọi điều kiện khí tượng, thủy văn, môi trường, thời tiết đồng thời những đặc điểm đặc thù của đảo. Kỹ thuật trinh sát địa hình đòi hỏi công nghệ cao, tỷ mỉ và do đó yêu cầu thời gian dài.
2- Khu vực biển ven đảo vừa là chướng ngại vật khó khăn phải vượt qua, vừa là khu vực thuận tiện cho lực lượng phòng ngự xây dựng các trận địa vật cản chống tấn công đổ bộ đường không – biển dày đặc, phức tạp và khó phá gỡ. Tổn thất lớn nhất thường ở khu vực hàng rào, vật cản chống đổ bộ và chống ngầm.
3- Trong mọi trường hợp tác chiến đổ bộ, các lực lượng tấn công khi bị phát hiện sớm, cũng rất dễ dàng biến thành mục tiêu công kích của các lực lượng không quân – hải quân đối phương và phải chịu những tổn thất to lớn, đồng thời chắn chắn trận đổ bộ lần thứ II sẽ không thể diễn ra trong thời gian ngắn tiếp theo.
4- Trận đánh phải dứt điểm trong khoảng thời gian ngắn. Do đó yêu cầu tác chiến phải rất cao và đòi hỏi trình độ kỹ chiến thuật rất cao, quân số và phương tiện chiến tranh phải vượt gấp nhiều lần sức chịu đựng và tiềm năng hỏa lực phòng thủ.
Đối với lực lượng phòng ngự đảo
Nguy cơ:
1- Trận đánh sẽ diễn ra bất ngờ cả về không gian tác chiến và thời gian tác chiến, thường sẽ diễn ra vào thời điểm bất ngờ nhất (cuối giờ chiều, đầu giờ sáng, ban đêm, thời tiết xấu như mưa bão, sương mù hoặc những đặc điểm khí hậu thời tiết bất lợi nhất).
2- Phương thức tác chiến bất ngờ. Với mục đích dứt điểm nhanh gọn, trên địa bàn xa đất liền và không gian rộng lớn, khó kiểm soát, đối phương sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào nhằm đánh chiếm một mục tiêu không lớn. Các phương thức tác chiến có thể là: Bí mật đột nhập đánh chiếm bằng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường biển (ngầm), đổ bộ đường không bí mật (nhảy dù) kết hợp với đổ bộ đường; cường tập bằng hỏa lực pháo binh tên lửa, hỏa lực của máy bay cường kích, máy bay trực thăng chiến đấu có sức hủy diệt lớn, cùng một lúc bao trùm lên tất cả các trận địa phòng ngự và tuyến hành lang đổ bộ trong một khoảng thời gian đủ lớn (từ 10 – 30 phút) đồng thời với hỏa lực bộ binh, thiết giáp đổ bộ lên đảo.
Kết hợp cả mật tập và cường tập, lực lượng biệt kích đối phương sẽ bí mật mở hành lang đổ bộ, đánh chiếm khu vực bãi đổ bộ, xây dựng bàn đạp đổ quân, phá hủy các trận địa, các mục tiêu quan trọng, tiếp theo là hỏa lực có độ chính xác cao phá hủy các mục tiêu quan trọng và cuối cùng là lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ lên đánh chiếm đảo.
3- Hỏa lực không giới hạn: Trong trận đánh hải đảo, do khoảng cách xa với đất liền, đối phương sẽ sử dụng triệt để tất cả các loại vũ khí có sức công phá mạnh nhất cũng như có những tính năng kỹ chiến thuật phi nhân đạo nhất, bảo gồm cả bom, đạn pháo binh, bi, mảnh, đầu đạn nhiệt áp, bom cháy napal, photpho, bom xuyên phá công trình phòng ngự khối lượng lớn.v..v…tấn công dồn dập từ nhiều chiều, nhiều hướng, từ trên không, trên biển và dưới biển với các loại vũ khí có điều khiển và vũ khí phi điều khiển, hỏa lực bắn thẳng và hỏa lực cầu vồng.
4- Không có hậu phương chiến trường: Trong chiến đấu phòng ngự đảo, đối phương sẽ bao vây phong tỏa trên biển và trên không. Do đó lực lượng phòng ngự sẽ phải chiến đấu độc lập, không có khả năng được chi viện binh lực hoặc hỏa lực và phải bảo vệ được đảo trong một thời gian nhất định trước khi được tăng viện.
Ưu thế:
1- Hiểu biết kỹ và sâu sắc hình thái địa hình, thủy văn môi trường, khí tượng. Có khả năng xác định được khu vực thuận lợi cho đổ bộ và khu vực không thuận lợi nên có sơ đồ, kế hoạch và phương thức tác chiến trong mọi điều kiện tình huống có thể xảy ra.
2- Trận địa phòng ngự biển đảo được xây dựng dài ngày, có chiều rộng và có chiều sâu, các trận địa hàng rào, vật cản, trận địa thủy – ngư lôi, các hỏa điểm, các công trình công sự, hầm ngầm và kho tàng quân sự được xây dựng vững chắc, có khả năng phòng ngự dài ngày.
3- Có điều kiện, khả năng xây dựng hệ thống yểm trợ hỏa lực tầm xa, hệ thống thông tin liên lạc đa chiều, hệ thống trinh sát tầm xa và cảnh báo sớm trên không trung, trên biển và dưới biển và hệ thống chi viện hỏa lực trong các tình huống với lực lượng Không quân Hải quân và Hải quân.
Lực lượng không quân có vai trò quan trọng trong việc chi viện phòng thủ đảo
Lực lượng không quân có vai trò quan trọng trong việc chi viện phòng thủ đảo.
4- Cuộc chiến đấu quyết liệt, không có khả năng lui quân hoặc gọi tăng cường lực lượng dự bị. Do đó, tính quyết tâm tuyệt đối cộng với trận địa phòng ngự vững vàng và sự chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chặt chẽ, đầy đủ trong mọi tình huống, sẽ là sức mạnh không dễ vượt qua.
Từ những phân tích và thống kê đã nêu, có thể nhận thấy: Xây dựng trận địa phòng ngự biển đảo phải được tiến hành trong điều kiện thời bình, tính toán đến phương án tác chiến ở cường độ cao nhất nhằm đập tan ý đồ tấn công, xâm lược đảo ngay từ khi trong giai đoạn còn tranh chấp chủ quyền ở mức độ đấu tranh chính trị.
Hệ thống phòng ngự tầm xa
Hệ thống phòng ngự đảo, quần đảo phải được nằm trong hệ thống phòng ngự chung trên biển, bao gồm cả hệ thống theo dõi và chống ngầm, quản lý, kiểm soát và theo dõi các mục tiêu tàu nổi, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa biển đảo.


Hệ thống phòng ngự chống ngầm
- Hệ thống đồng bộ hóa các phương tiện tình báo, trinh sát, theo dõi và quản lý các mục tiêu – tàu ngầm, tuyến đường cơ động thưởng xuyên và các khu vực có nguy cơ trở thành bàn đạp tác chiến của tầu ngầm ( khu vực tập kết hỏa lực – tên lửa; khu vực có khả năng đổ bộ lực lượng đặc nhiệm – người nhái.
- Hệ thống các trận địa và phương tiện chống ngầm: Các trận địa ngư – thủy lôi, các trận địa hàng rào, vật cản chống ngầm, các chiến hạm chống ngầm và các tổ hợp ngư lôi, tên lửa chống ngầm được bố trí trên đảo, quần đảo.
Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa
Trong cuộc tấn công đánh chiếm hải đảo, Đối phương bắt buộc phải sử dụng lực lượng không quân hải quân (tiêm kích đa nhiệm, cường kích mang tên lửa và bom có điều khiển. Kết hợp với lực lượng không quân hải quân trên tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ như máy bay cường kích tầm gần hoặc trực thăng yểm trợ hỏa lực và đổ bộ đường không. Đối phương sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo, hành trình kết hợp với bom có điều khiển, sau đó là bom và rockets thông thường tấn công kết hợp với pháo hạm.
Để ngăn chặn và đánh trả các đòn tấn công của đối phương, hệ thống phòng không phải được xây dựng ngay trong thời bình và là một yếu tố cấu thành của hệ thống phóng không quốc gia trên biển, trong đó cần chú trọng xây dựng hệ thống phỏng không tầm xa và phòng thủ tên lửa tầm gần (tên lửa hành trình).


Hệ thống phòng không bảo vệ hải đảo sẽ có 3 lớp phòng không: Phòng không chống máy bay cường kích và tên lửa tầm xa (vũ khí trang bị có thể là Su 30MK; S-300), hệ thống phòng không tầm trung (máy bay tiêm kích, tên lửa phòng không chiến hạm) và hệ thống phòng không tầm gần – trực tiếp trên đảo (tên lửa phòng không tầm gần, tên lửa vác vai, pháo và súng phòng không các cỡ nòng.
Các lớp phòng không phải đặt trong hệ thống phòng không thống nhất, đồng bộ hóa dưới một trung tâm chỉ huy phòng không Biển – Đảo, liên kết chặt chẽ với hệ thống tình báo – trinh sát và cảnh báo sớm.
Hệ thống phòng ngự đổ bộ đường biển
Hệ thống phòng ngự chống đổ bộ đường biển được cấu thành từ hệ thống trận địa ngư – thủy lôi, hàng rào vật cản dưới mặt nước biển và hệ thống phòng ngự trên bờ biển, hệ thống chống địch đổ bộ đường không.
Do lực lượng phòng ngự trên đảo, quần đảo tương đối giới hạn về quân số, vũ khí trang bị và phương tiện tác chiến có hỏa lực mạnh (các đơn vị xe tăng, xe thiết giáp, pháo binh – tên lửa cấp chiến dịch…). Điều kiện tiên quyết để có thể phòng ngự tốt trước một lực lương công kích mạnh hơn gấp nhiều lần là hệ thống phòng ngự chủ động bằng tất cả những phương tiện thông thường, hiện đại và siêu hiện đại.
Hệ thống phòng ngự đổ bộ trên đảo 
1- Hệ thống trinh sát, cảnh giới và cảnh báo sớm, bao gồm các đài radar các tầm, các hệ thống quan sát thường xuyên ngày đêm như hệ thống camera hồng ngoại, hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt, hệ thống sonar và các trang thiết bị cảm biến, dò tìm và theo dõi mục tiêu dưới và trên mặt nước biển.
2- Hệ thống trận địa thủy lôi, thủy ngư lôi các độ sâu và các phương thức kích nổ khác nhau. Các trận địa hàng rào, vật cản ngầm dưới nước, hệ thống mìn và hàng rào vật cản chống đổ bộ trên bờ biển, nơi có khả năng địch đổ bộ bằng các phương tiện đổ bộ thông thường.
Những người lính đảo Trường Sa luôn luyện tập, chăc tay súng bảo vệ chủ quyền tổ quốc
Những người lính đảo Trường Sa luôn luyện tập, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền tổ quốc.
3- Trận địa phòng ngự trên các hướng khu vực chiến hạm, tàu đổ bộ cơ động đổ bộ, hành lang đổ bộ trên biển (hành lang từ tàu đổ bộ vào đến mép bờ biển), vùng bãi biển, nơi địch có thể đổ bộ bằng các phương tiện đổ bộ (bàn đạp đổ bộ), các khu vực địch có thể đổ bộ bằng đường không.
Xây dựng một thế trận phòng ngự vững chắc và có chiều sâu, được chuẩn bị kỹ càng. Đồng thời với việc diễn tập thường xuyên các tình huống chiến đấu nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại trong trinh sát, quản lý vùng nước, vùng trời, tổ chức chỉ huy điều hành tác chiến. Đó là điều kiện tiên quyết để bẻ gãy mọi âm mưu gây xung đột của các thế lực “diều hâu” nước ngoài.

Trận địa phòng ngự biển đảo thông thường có cấu trúc tương tự như các trận địa phòng ngự bờ biển khác, bao gồm trận địa của các thê đội phòng ngự, các tuyến phòng ngự …

Hệ thống phòng ngự đảo được xây dựng trên các khu vực đối phương có khả năng đổ bộ lực lượng lính thủy đánh bộ và được phòng ngự, theo nguyên tắc chiến thuật chung, bởi các đơn vị bộ binh. Khi xây dựng trận địa phòng ngự, cần tính toán đến lực lượng thực tế thường trực chiến đấu trên đảo, điều kiện địa hình và ý nghĩa thực tế của khu vực xây dựng trận địa phòng ngự.
Trận địa phòng ngự các mục tiêu quan trọng như (hải cảng, căn cứ hải quân, sân bay, tuyến đường giao thông (thông thường hay chạy vòng quanh vành đai địa hình của đảo) và các giao lộ được tổ chức theo nguyên tắc của các trận địa phòng ngự, thành các tuyến phòng ngự và các thê đội phòng ngự ( tuyến tiền duyên, tuyến phòng ngự tiếp theo…) trận địa phòng ngự của thê đội 1, trận địa phòng ngự thê đội 2, khu vực thê đội dự bị….
Tuyến tiền duyên, trận địa phòng ngự thê đội 1 thông thường được thiết kế, xây dựng như một trận địa phòng ngự trên chiến trường với tất cả các thành phần cấu thành trận địa, trong một số trường hợp được xây dựng kiên cố, vững chắc, được duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu thường xuyên bởi các đơn vị thường trực. Tuyến phòng ngự thứ 2, cấu thành từ các trận địa phòng ngự thê đội 1, thê đội 2 hoặc thê đội dự bị thông thường được xây dựng thành các công trình phòng ngự rất vững chắc, kiên cố, bao gồm cả hệ thống hầm hào giao thông, hầm ngầm, sở chỉ huy, kho tàng, khu nguồn năng lượng v.v.. bằng bê tông cốt thép, các tấm thép chống bom và tên lửa. Thông thường phía trên và phía trong sẽ là các công trình dân sự, huyện thị hoặc khu dân cư hay khu công nghiệp biển.
Phòng thủ đảo được tổ chức theo phương án chủ động và cơ động. Các khu vực quan trọng “đối tượng” của đảo được bảo vệ bằng lực lượng tại chỗ, các lực lượng chủ lực được biên chế thành những lực lượng cơ động, sẵn sàng tổ chức những đòn phản kích quyết liệt tại những điểm sơ hở của đối phương, phản kích từ sâu trong vị trí phòng thủ nhằm tiêu diệt lực lượng đổ bộ tại một khu vực đổ bộ nhất định.


Có nhiều đảo có diện tích tương đối nhỏ, tuyến phòng thủ được triển khai gần như bám sát mép biển, và lực lượng phòng ngự cũng không đông. Do đó các tuyến phòng ngự chiều sâu và lực lượng dự bị không được tổ chức, do đó sẽ tách thành các phân đội hỏa lực mạnh cơ động, sẵn sàng yểm trợ hỏa lực những nơi có nguy cơ cao nhất, còn lại các lực lượng tập trung phòng ngự tại những khu vực quan trọng.
Trong đó, lực lượng phòng ngự chủ chốt thường nằm sâu ở thê đội hai, trên các trận địa phòng ngự vững chắc. Đồng thời, khi xây dựng trận địa phòng ngự địch đổ bộ đường biển, cần xây dựng các khu vực phòng ngự địch đổ bộ đường không. Do đó, ngoài việc xây dựng các tuyến phòng thủ tại những điểm, những khu vực địch có thể đổ bộ, cần tổ chức các trận địa phòng không, lực lượng chống đổ bộ đường không cơ động với vũ khí phòng không đi cùng.
Sơ đồ hệ thống phòng ngự biển đảo, khu vực đổ bộ
Sơ đồ hệ thống phòng ngự biển đảo, khu vực đổ bộ.


Trong phòng ngự hải đảo, vũ khí trang thiết bị quan trọng nhất để đảm bảo thành công trong chiến đấu là: Hệ thống thủy ngư lôi chống tàu, mìn chống xe thiết giáp đổ bộ và mìn chống bộ binh dưới nước và trên cạn, hàng rào vật cản chống đổ bộ.
Hệ thống hàng rào, vật cản, trận địa mìn phòng ngự
Hệ thống hàng rào, vật cản, trận địa mìn phòng ngự.


Hệ thống hàng rào vật cản chống tăng có thể được xây dựng nhân tạo bao gồm: Mìn chống tăng, cọc chống tăng con nhím, hàng rào cọc, hào chống tăng v.v…. Các hàng rào vật cản có thể cố định hoặc tạm thời, được bố trí sao cho không ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của đảo, nhưng có thể nhanh chóng ngăn chặn, phong tỏa mọi tuyến đường đổ bộ lên đảo. Hệ thống hàng rào vật cản chống lực lượng bộ binh đổ bộ (bao gồm các loại mìn, các trận địa mìn và các loại vật cản khó nhận biết.
Hệ thống hàng rào, vật cản ngăn chặn các phương tiện đổ bộ - bao gồm cả các phương tiện lưỡng cư (xuồng máy, xe lội nước đổ bộ…) là những khí tài, vũ khí đặt ngầm dưới mặt nước như thủy lôi, mìn, bộc phá mảnh, hàng rào cột, lưới và các loại vật cản khác. Hệ thống hàng rào vật cản chống đổ bộ đường không có thể là các trận địa cột chống đổ bộ trực thăng bằng bê tông, thép, các loại mìn chống trực thăng và chống đổ bộ, trong giai đoạn hiện nay, thường ưu tiên các loại mìn chống trực thăng và chống đổ bộ nhờ giá thành và tính tiện dụng của nó.
Sơ đò vật cản của quân đội Đức chống đổ bộ khi thủy triều xuống
Sơ đò vật cản của quân đội Đức chống đổ bộ khi thủy triều xuống.


Hệ thống phòng ngự dưới nước thường được sử dụng là các loại thủy lôi neo, bộc phá mảnh và mìn đáy, các loại vũ khí này thông thường được chế tạo theo dạng containers kín, được điều khiển từ xa. Các khí tài gây nổ được bố trí thông thường ở độ sâu nổ là 2,5m. Song song cùng với các loại khí tài gây nổ là các vật cản như chùm thanh sắt hàn con nhím chống đổ bộ, cột bê tông cốt thép chống đổ bộ. Các cụm vật cản này thường bố tri ở độ sâu đến 3 m khi triều lên, xen lẫn với khí tài gây nổ và thường có chiều ngang đến 10 m.
Ngư lôi neo đáy chống tàu
Ngư lôi neo đáy chống tàu.
Mìn chống đổ bộ đáy biển
Mìn chống đổ bộ đáy biển.


Hệ thống phòng ngự chống đổ bộ trên bãi biển bao gồm các trận địa hỗn hơp mìn chống tăng, chống bộ binh và hàng rào vật cản – hàng rào dây thép gai. Trên bãi biển từ độ sâu 1m lên trên bờ, đặc biệt những nơi có địa hình sỏi đá, phức tạp thường hay đặt các vật cản khó nhận biết (lưới thép gai bùng nhùng xen lẫn với các loại bẫy thủ công tinh vi…).
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ động và phòng ngự, giữa các trận địa vật cản khó nhận biệt cần chuẩn bị các tuyến đường cơ động thuận lợi, cũng như các công sự chắc chắn được chuẩn bị sẵn sàng và phải được ngụy trang kín đáo..


Hệ thống trận địa hàng rào, vật cản và mìn được bảo vệ và yểm trợ bằng hỏa lực pháo binh, và các phân đội bộ binh cùng với hỏa khí đi cùng, trong điều kiện giới hạn về tầm nhìn có thể được canh gác bởi những phân đội được giao nhiêm vụ canh gác thường xuyên.
Hệ thống chống lực lượng đổ bộ trong nước ở điều kiện thời bình thường có thể không được đặt sẵn, do điều kiện ngập mặn của nước và tình hình thủy văn có thể phá hủy, làm hỏng hoặc gây nguy hiểm cho các hoạt động thường xuyên. Đồng thời việc xây dựng, bảo dưỡng, bảo trì các công trình này đòi hỏi nhiều sức người và thời gian. Thông thường, công nghiệp quốc phòng sẽ chế tạo các loại vũ khí chống đổ bộ (các thùng mìn thông minh, các hệ thống vật cản bùng nhùng ….) được đóng gói trong các thùng containers kín, chống được sự tác động của nước biển và đặt ngầm, neo chặt dưới đáy biển, được quản lý bằng các sensors cảm biến thông báo tình trạng kỹ thuật.
Phân đội hỏa lực phòng thủ đảo ở Trường Sa
Phân đội hỏa lực phòng thủ đảo ở Trường Sa.
Trong tình huống chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu khẩn cấp, các bộ khí tài này sẽ được khởi động trong thời gian ngắn. Đồng thời các bộ trang bị hàng rào vật cản chống đổ bộ thông thường cũng được chuẩn bị sẵn sàng và có chế độ bảo quản, trong điều kiện căng thẳng, có nguy cơ xung đột hoặc khả năng xâm lược, các khí tài trên sẽ được đưa vào sử dụng. Riêng hệ thống chống đổ bộ đường không và đường biển, các hệ thống hàng rào vật cản và trận địa mìn trên bờ trong mọi điều kiện thời bình hay thời chiến đều phải lắp đặt sẵn sàng..
Trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ điện tử, truyền thông. Các loại khí tài, vũ khí gây nổ sẽ được lắp đặt các bộ phận kích nổ thông minh, trong điều kiện thời bình có thể sẽ là các bộ cảm biển duy trì năng lượng ở mức độ thấp, nhằm phát hiện đối tượng xâm nhập và quản lý trận địa. Khi chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu sẽ được kích hoạt, trở thành các trận địa mìn thông minh, có thể độc lập bảo vệ một khu vực lớn trên đảo hoặc toàn bộ đảo nhỏ.
Trận địa phòng ngự biển đảo thông thường có cấu trúc tương tự như các trận địa phòng ngự bờ biển khác, bao gồm trận địa của các thê đội phòng ngự, trận địa thê đội 1, trận địa thê đội 2. Tuyến phòng ngự thứ nhất, tuyến phòng ngự thứ 3… Do điều kiện thực tế xa với đất liền, khả năng yểm trợ hỏa lực hoặc lực lượng dự bị từ hậu phương không có. Do đó, các tuyến phòng ngự và các trận địa phòng ngự phải được xây dựng kiên cố vững chắc, có khả năng chịu đựng được những đòn tấn công với hỏa lực tập trung và mạnh hơn gấp nhiều lần.
Lính đảo Trường Sa tập luyện, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống
Lính đảo Trường Sa tập luyện, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.
Hào giao thông, các hỏa điểm và các hầm trú ẩn phải đảm bảo chịu được hỏa lực của pháo hạm, tên lửa chống tăng – phá bê tông và vũ khí nhiệt áp. Các hỏa điểm phải đảm bảo sử dụng các loại vũ khí có uy lực lớn, (súng máy từ 7,62mm đến 20 mm, súng phóng lựu ( B-41 RPG -7, súng phóng lựu nhiệt áp RPO, các loại súng phóng lựu như B-10, RPG-9…). Kinh nghiệm chiến tranh bảo vệ biển đảo cho thấy, những loại khí tài đã lỗi thời như xe tăng T-34, SU–80, T-54 A,B khi được đưa vào phòng ngự, xe được hạ xuống hầm và có những thiết kế đặc thù cho phòng ngự, vẫn là các loại vũ khí nguy hiểm cho lực lượng đối phương.
Do yếu tố đặc thù của phòng ngự hải đảo, địch có thể sử dụng các loại vũ khí có tính hủy diệt lớn hoặc sát thương cao. Sẽ không loại trừ khả năng đối phương sử dụng bom, đạn hóa học, bom nhiệt áp có sức công phá lớn, bom bi, bom chùm hoặc đạn pháo đinh. Do đó, hệ thống hầm hào phòng ngự và trang bị quân nhân phải được đảm bảo chống được hoặc giảm thiểu tối đa tác nhân của loại vũ khí này. Đồng thời, các lực lượng chủ yếu, các trung tâm chỉ huy, điều hành tác chiến phải được đưa vào sâu trong đảo, trong các công trình vững chắc và có khả năng chống được vũ khí hóa học hoặc nhiệt áp, bom – tên lửa khoan xuyên có sức công phá lớn nhằm bảo toàn lực lượng.
Sơ đồ phản kích đánh địch đổ bộ đường biển
Sơ đồ phản kích đánh địch đổ bộ đường biển.


Sơ đồ phân bổ lực lượng, sẵn sàng chiếm lĩnh khu vực phòng ngự trong tình huống địch đổ bộ có sử dụng vũ khí hủy diệt lớn.
Theo góc nhìn của các chuyên gia quân sự nước ngoài trên phương diện phòng thủ hải đảo, các đòn phản kích phải được giáng trả từ trong chiều sâu phòng ngự, lực lượng dự bị để phản kích phải chiếm tỷ lệ 7:11. Lực lượng phòng ngự tại chỗ chiếm tỷ lệ quân số là 2:11.
Các lực lượng cơ động mạnh ( thường là các đơn vị xe tăng – bộ binh cơ giới), được bố trí ở những hướng chủ yếu, có khả năng đổ bộ cao nhất. Lực lượng dự bị của Lữ đoàn (trung đoàn) được bố trí ở những hướng chủ yếu trên khoảng cách 10 – 15 km so với đường giao thông hào của tuyến 1, thê đội một. Tuyến triển khai đội hình chiến đấu thông thường được xác định là cách từ 4-6 km so với mép nước biển, các đòn phản kích được triển khai trong khoảng thời gian từ 30 -40 phút sau khi đối phương đổ bộ.
Trong khoảng thời gian đã nêu, lực lượng đổ bộ của đối phương, với tốc độ tấn công là 3 – 4 km/h, sẽ thọc sâu được khoảng từ 1,5 đến 3 km. Điều này cho phép lực lượng phòng ngự sử dụng nguyên tắc tác chiến của lực lượng cơ động, dồn địch vào những vùng lõm hỏa lực, vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ bằng hỏa lực chính diện và bên sườn, đối phương khó sử dụng pháo hạm và không quân để yểm trợ tầm xa, sau đó tấn công phản kích tiêu diệt địch hoặc hất địch xuống biển.
Trong tình huống địa hình đảo nhỏ hẹp, các lực lượng cơ động mạnh sẽ nằm ở tuyến thứ hai, thê đội 1 của hệ thống phòng ngự, được phân tán và bố trí trong các hầm, công sự được xây dựng vững chắc và ngụy trang tốt. Khi tiến hành các hoạt động phản kích, các lực lượng (xe tăng, thiết giáp, bộ binh cơ giới cơ động mạnh) sẽ đột ngột từ nơi trú ẩn phản kích địch theo tình huống.
Địch nhiều khả năng sẽ dùng tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn tấn công chiếm đảo sau khi đã dùng hỏa lực bắn phá cấp tập hòng đè bẹp lực lượng phòng thủ
Địch nhiều khả năng sẽ dùng tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn tấn công chiếm đảo sau khi đã dùng hỏa lực bắn phá cấp tập hòng đè bẹp lực lượng phòng thủ.
Trong điều kiện tác chiến ở đảo lớn, địa hình cho phép thì các tiểu đoàn pháo binh được bố trí trận địa ở khoảng cách từ 4 – 8 km so với mép nước, pháo binh bờ biển ở khoảng cách từ 1 -2 km so với mép nước, các hệ thống pháo phản lực, tên lửa chiến trường ở khoảng cách từ 6 -12 km so với mép nước. Ở những đảo có diện tích nhỏ, các hệ thống pháo binh sẽ được bố trí trong các công sự vững chắc, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ thực tế để bố trí trận địa. Thông thường tránh đưa các phương tiện hỏa lực lớn ra sát mép nước hoặc ở những khoảng cách không an toàn, dễ bị đối phương sử dụng hỏa lực của máy bay, tên lửa hoặc pháo binh đối phương công kích gây thiệt hại lớn.
Các trận địa pháo binh – tên lửa phải được xây dựng kiên cố, có khả năng bảo vệ cao và tối ưu hóa khả năng phát huy hỏa lực gần mép nước, nơi sẽ tập trung nhiều binh lực và phương tiện, khí tài đổ bộ của đối phương. Pháo binh - tên lửa chiến trường được bố trí trận địa hỏa lực nằm trong khu vực phòng ngự phía sau trận địa của tuyến 2. Pháo binh – hỏa khí đi cùng của tiểu đoàn bộ binh phòng ngự được bố trí trong trận địa phòng ngự của tiểu đoàn, các trang bị - hỏa khí đi cùng như (tổ hợp tên lửa chống tăng, súng cối các cỡ nòng, súng phóng lựu) được bố trí trong đội hình phòng ngự của đại đội, chính diện hoặc bên sườn.
Để quan sát, kiểm soát không gian mặt biển, các đảo hoặc quần đảo tổ chức các trạm quan sát đa khí tài, bao gồm: khí tài quan trắc thông thường (ống nhòm, camera kỹ thuật số..) khí tài quan sát ban đêm (ống nhòm hồng ngoại, camera hồng ngoại…), các đài radar trinh sát mặt biển. Với các đài radar hiện nay, có khả năng quan sát và phát hiện các hạm tàu trong khoảng cách đến 20 km. Đồng thời, trong điều kiện hiện đại hóa lực lượng phòng thủ bờ biển, hải đảo, còn có thể trang bị các đài sonar chống ngầm, nhằm mục đích chống đổ bộ bằng tàu ngầm hoặc các phương tiện cơ động ngầm khác.
Các xuồng đổ bộ tiếp cận bờ biển
Các xuồng đổ bộ tiếp cận bờ biển.
Xe thiết giáp vượt biển đổ bộ
Xe thiết giáp vượt biển đổ bộ.


Sở chỉ huy tác chiến cấp tiểu đoàn được bố trí phía ngoài khu vực phòng thủ chính, bên sườn trái hoặc phải đội hình theo hướng đổ bộ chính của lực lượng đối phương. Các trạm quan sát khác cùng với sở chỉ huy đại đội và trung đội – tại các vị trí thuận lợi của khu vực phòng ngự đơn vị.
Các chuyên gia quân sự phương Tây khẳng định: Để bảo vệ đảo và quần đảo hiệu quả. Các hoạt động tác chiến chống đổ bộ phải được tiến hành ngay từ khi đối phương chuẩn bị cho hoạt động vận chuyển cơ động vào khu vực đổ bộ - bàn đạp tấn công. Có nghĩa là khi đối phương bắt đầu tập trung lực lượng và tổ chức đội hình các phương tiện đổ bộ. Để tiêu diệt lực lượng đổ bộ địch ở khu vực tập kết và hành lang vượt biển cập bãi đổ bộ, cần tấn công bằng các phương tiện chiến đầu đường không (không quân, không quân hải quân) và các chiến hạm tên lửa, tàu ngầm.
Các đơn vị phòng ngự trên đảo bắt đầu trận đánh với lực lượng đổ bộ, khi các phương tiện đổ bộ tiếp cận khu vực hỏa lực của pháo binh bờ biển. Hỏa lực pháo binh bờ biển bắn tập trung ngăn chặn địch trong vùng hỏa lực. Pháo các loại, các cỡ nòng của xe tăng, tên lửa, pháo binh, súng tự động tầm xa hỏa lực bắn thẳng xạ kích vào các phương tiện cơ động chở bộ binh mặt nước như các xe bọc thép, các xe tăng lội nước, các xuồng cao tốc, một phần hỏa lực pháo binh được sử dụng theo mệnh lệnh cấp trên xạ kích trực tiếp vào các tàu khinh hạm, các xuồng phóng tên lửa các các pháo hạm tiếp cận gần để yểm trợ hỏa lực. Hỏa lực bắn thẳng của bộ binh bắt đầu khi các phương tiện vận tải đối phương tiếp cận khu vực 400 m so với mép chiến hào, tuyến phòng ngự thứ I và tăng đến mức độ cực đại khi đối phương bắt đầu tiếp cận bãi đổ bộ và đổ quân...
Khu vực hỏa lực pháo binh trên bãi đổ bộ
Khu vực hỏa lực pháo binh trên bãi đổ bộ.


Để đổ bộ thành công, đối phương sẽ sử dụng hỏa lực rất mạnh ở tiền duyên nhằm dọn bãi đổ bộ, phá hủy hàng rào, vật cản và các trận địa mìn, đồng thời trong điều kiện thuận lợi về khí hậu và thời tiết, có thể sử dụng cả vũ khí hủy diệt như hóa học, nhiệt áp. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự phương Tây, lực lượng phản kích từ tuyến phòng ngự thứ 2 hoặc thê đội dự bị khi phản kích sẽ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đồng thời sẵn sàng cho chiến đấu trong hành tiến trong môi trường nhiễm độc.
Trong điều kiện tác chiến hiện đại, có thể sử dụng các phương tiện bay như máy bay trực thăng mang súng máy hạng nặng hoặc rockets làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực. Trong trường hợp lực lượng không quân hải quân của đối phương mạnh, lực lượng phòng ngự không có các phương tiện bay, phải sử dụng hỏa lực pháo phản lực như BM-21, H-12 bắn dồn dập với mục đích mở đường tác chiến phản kích và giảm bớt nồng độ chất độc. Đồng thời ngăn chặn và chế áp lực lượng đối phương.
Với sự phát triển của các phương tiện mang (tàu ngầm, tàu tàng hình, máy bay tàng hình) đổ bộ đánh chiếm đảo (có diện tích không lớn – hoặc phòng thủ vững chắc) có thể được thực hiện bởi lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ với phương tiện đổ bộ là tàu ngầm nguyên tử, các phương tiện đổ bộ ngầm và xuồng cao tốc. Tính khả thi của phương pháp này phụ thuộc vào lực lượng đồn trú bảo vệ đảo có duy trì được chế độ cảnh giới, sẵn sàng chiến đấu và khả năng phản ứng nhanh hay không.
Đổ bộ bằng phương tiện bơi ngầm dưới mặt nước
Đổ bộ bằng phương tiện bơi ngầm dưới mặt nước .
Lực lượng người nhái đổ bộ
Lực lượng người nhái đổ bộ.


Lực lượng đặc nhiệm đối phương có thể thực hiện toàn bộ nhiệm vụ đánh chiếm đảo, hoặc thực hiện một phần của trận đánh đổ bộ.
Để ngăn chặn khả năng đổ bộ bí mật, ngoài việc duy trì chế độ tuần tra canh gác và quan sát cảnh giới thường xuyên. Trong giai đoạn ngày nay, các nước tiên tiến thường áp dụng bổ sung các phương tiện hiện đại quản lý khu vực phòng thủ. Hàn quốc cũng đã chế tạo một thiết bị robor SGR-1 canh phòng và cảnh giới rất hiệu quả, đây thật sự cũng là một mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại phòng ngự đảo. Trong điều kiện đơn giản hơn, cần có một hệ thống camera và cảm biến âm thanh, quang ảnh nhiệt hoặc hồng ngoại được lắp đặt cùng với các hệ thống báo động, hệ thống phòng ngự hàng rào vật cản trên toàn khu vực đường biên mép đảo nhằm nhanh chóng phát hiện mục tiêu tiềm nhập, triển khai lực lượng tiêu diệt.
Trường hợp địch tiến hành đổ bộ ban dêm, khi thời tiết xấu và tầm nhìn kém. Phương pháp tổ chức trận đánh cũng tương tự như tác chiến ban ngày, nhưng đồng thời phải tính đến yêu cầu phải chiếu sáng chiến trường, đặc biệt là hướng đổ bộ, các chủng loại đạn gây cháy, đạn pháo sáng phải được chuẩn bị kỹ càng và có thể khai hỏa chiếu sáng được ngay. Chiếu sáng và gây cháy trên chiến trường – khu vực đổ bộ sẽ làm mất đi ưu thế bí mật bất ngờ, đồng thời vô hiệu hóa các phương tiện nhìn đêm của đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho hỏa lực bắn thẳng xạ kích chính xác hơn.
Lực lượng cơ động từ thê đội dự bị lên phản kích vẫn là đòn đánh chủ lực ngăn chặn đối phương đổ bộ. Nhưng vai trò của lực lượng trinh sát, cảnh giới vô cùng quan trọng, cùng lúc phải quan sát, theo dõi và bảo vệ chắc chắn hai bên sườn trận địa tránh bị đánh vu hồi, tập hậu của lực lượng đặc nhiệm đổ bộ bí mật đường biển hoặc đường không. Đường cơ động phản kích của lực lượng chủ lực phải được đánh dấu rõ ràng bằng ký tín hiệu đặc thù.
Vũ khí, phương tiện phòng ngự hải đảo
Một số loại vũ khí, phương tiện bảo vệ đảo, bao gồm cả các phương tiện hiện đại, và tương đối hiện đại, hoặc đã được nâng cấp.
Robot SRG-1 Khí tài phòng ngự đảo, các mục tiêu quan trọng chống đột kích bí mật đường biển, đường không. Hệ thống này có thể được lắp đặt tại những điểm xung yếu, đồng thời kết nối với các phương tiện trinh sát khác như camera kỹ thuật số, camera hồng ngoại, các thiết bị cảm biến âm thanh nhằm nhanh chóng phát hiện đối tượng thâm nhập. Trong một số trường hợp đặc biệt, robots có thể khai hỏa diệt mục tiêu.
Robot SRG-1 Khí tài phòng ngự đảo, các mục tiêu quan trọng chống đột kích bí mật đường biển, đường không. Hệ thống này có thể được lắp đặt tại những điểm xung yếu, đồng thời kết nối với các phương tiện trinh sát khác như camera kỹ thuật số, camera hồng ngoại, các thiết bị cảm biến âm thanh nhằm nhanh chóng phát hiện đối tượng thâm nhập. Trong một số trường hợp đặc biệt, robots có thể khai hỏa diệt mục tiêu. .
Súng phòng lựu nhiệt áp RPO là loại vũ khí cá nhân sử dụng 1 lần có sức sát thương, phá hủy rất mạnh. Đắc biệt trong chiến đấu phòng ngự chống đổ bộ. Hai đầu đạn tên lửa nhiệt áp có khả năng phá hủy tất cả các loại phương tiện cơ động đổ bộ, từ xe tăng hạng nhẹ đến xuồng, phà, tàu đổ bộ chạy trên đệm khí đồng thời gây cháy toàn bộ phương tiện. Súng có thể được sử dụng để ngăn chặn các đợt tấn công ồ ạt của lực lượng bộ binh địch chỉ trong một phát bắn và gây tổn thất nặng nề về sinh lực đối phương
Súng phóng lựu nhiệt áp RPO là loại vũ khí cá nhân sử dụng 1 lần có sức sát thương, phá hủy rất mạnh. Đắc biệt trong chiến đấu phòng ngự chống đổ bộ. Hai đầu đạn tên lửa nhiệt áp có khả năng phá hủy tất cả các loại phương tiện cơ động đổ bộ, từ xe tăng hạng nhẹ đến xuồng, phà, tàu đổ bộ chạy trên đệm khí đồng thời gây cháy toàn bộ phương tiện. Súng có thể được sử dụng để ngăn chặn các đợt tấn công ồ ạt của lực lượng bộ binh địch chỉ trong một phát bắn và gây tổn thất nặng nề về sinh lực đối phương.
chống máy bay trực thăng PVM. Hiệu ứng nổ lõm, được lắp đặt bộ phận kích nổ bằng âm thanh, hồng ngoại các tần số , có khả năng phát hiện mục tiêu cách 1 km. Được sử dụng để chống đổ bộ bằng máy bay trực thăng hoặc các phương tiện đổ bộ đường không hạ cánh thẳng đứng. Sử dụng hiệu ứng nổ lõm và mảnh, các loại mìn này được cài đặt thủ công hoặc bằng máy phóng, nhằm tiêu diệt các máy bay bay treo, bay thấp hoặc hạ cánh trong vùng hỏa lực.
chống máy bay trực thăng PVM. Hiệu ứng nổ lõm, được lắp đặt bộ phận kích nổ bằng âm thanh, hồng ngoại các tần số , có khả năng phát hiện mục tiêu cách 1 km. Được sử dụng để chống đổ bộ bằng máy bay trực thăng hoặc các phương tiện đổ bộ đường không hạ cánh thẳng đứng. Sử dụng hiệu ứng nổ lõm và mảnh, các loại mìn này được cài đặt thủ công hoặc bằng máy phóng, nhằm tiêu diệt các máy bay bay treo, bay thấp hoặc hạ cánh trong vùng hỏa lực..
Mìn chống đổ bộ đường biển PMD-1M, được đặt dưới mực nước biển khu vực đổ bộ, mìn được kích nổ bằng va chạm hoặc do điều khiển. Sử dụng để chống các loại xe lội nước, xe tăng lội nước, xe bộ binh cơ giới lội nước. Mìn thường được cài đặt trong trường hợp có nguy cơ đổ bộ đường biển bằng các phương tiện cơ động lưỡng cư: xe tăng bơi, xe lội nước, xe thiết giáp lội nước. Có thể lắp đặt cơ chế điều khiển từ xa và tự hủy.
Mìn chống đổ bộ đường biển PMD-1M, được đặt dưới mực nước biển khu vực đổ bộ, mìn được kích nổ bằng va chạm hoặc do điều khiển. Sử dụng để chống các loại xe lội nước, xe tăng lội nước, xe bộ binh cơ giới lội nước. Mìn thường được cài đặt trong trường hợp có nguy cơ đổ bộ đường biển bằng các phương tiện cơ động lưỡng cư: xe tăng bơi, xe lội nước, xe thiết giáp lội nước. Có thể lắp đặt cơ chế điều khiển từ xa và tự hủy. .
Mìn Claymore, một loại mìn thông dụng dùng để chống lực lượng bộ binh, kích nổ có điều khiển. Phiên bản nâng cấp ngòi nổ có thể kích nổ từ xa hoặc làm mìn bẫy. Mìn được bố trí trong điều kiện chống bộ binh đổ bộ đường biển và đường không, có uy lực sát thương rất mạnh và độ an toàn sử dụng cao, thuận tiện trong tác chiến phòng ngự biển đảo.
Mìn Claymore, một loại mìn thông dụng dùng để chống lực lượng bộ binh, kích nổ có điều khiển. Phiên bản nâng cấp ngòi nổ có thể kích nổ từ xa hoặc làm mìn bẫy. Mìn được bố trí trong điều kiện chống bộ binh đổ bộ đường biển và đường không, có uy lực sát thương rất mạnh và độ an toàn sử dụng cao, thuận tiện trong tác chiến phòng ngự biển đảo..
Mìn bươm bướm PFM-1C, được phóng rải bằng các ống phóng mìn cơ động, dùng để chống bộ binh, lực lượng đổ bộ đường biển hoặc đường không, mìn có cơ chế tự hủy từ 1 đến 40h, tùy theo nhiệt độ môi trường, đây là loại vũ khí hữu hiệu để ngăn cản các cuộc tấn công ồ ạt với quân số đông, chiến sĩ phòng thủ có thể bắn một ống mìn và trong diện tích 40 x 40 m2 đối phương không thể vượt qua vùng đất dày đặc bom bươm bướm. Mìn sẽ tự hủy sau một thời gian nhất định.
Mìn bươm bướm PFM-1C, được phóng rải bằng các ống phóng mìn cơ động, dùng để chống bộ binh, lực lượng đổ bộ đường biển hoặc đường không, mìn có cơ chế tự hủy từ 1 đến 40h, tùy theo nhiệt độ môi trường, đây là loại vũ khí hữu hiệu để ngăn cản các cuộc tấn công ồ ạt với quân số đông, chiến sĩ phòng thủ có thể bắn một ống mìn và trong diện tích 40 x 40 m2 đối phương không thể vượt qua vùng đất dày đặc bom bươm bướm. Mìn sẽ tự hủy sau một thời gian nhất định. .



Trịnh Thái Bằng

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/628117/Be-gay-cuong-vong-dieu-hau%C2%A0o-Bien-Dong-the-nao-tpov.html



TPO - Cụm chiến hạm phòng không cơ động sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng tác chiến trên vùng nước biển Đông. Kẻ địch sẽ không dễ dàng sử dụng một đòn tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.
Trong điều kiện tác chiến trên chiến trường biển Đông, với tư duy xây dựng hệ thống phòng không theo các thê đội đã nêu (tầm xa, tầm trung, tầm gần và cận gần), các chiến hạm không những cần có khả năng tác chiến trong đội hình của Cụm phòng không cơ động, mà còn phải có khả năng phòng thủ tên lửa độc lập và đột phá phản kích hạm đội đối phương với tốc độ cao. Đồng thời còn phải thực hiện nhiệm vụ phòng ngự bảo vệ hải đảo, quần đảo và ven biển.
Trên cơ sở các hạm tàu đã có trong biên chế, một trong những lựa chọn quan trọng của hệ thống phòng ngự biển khơi là nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của trang thiết bị, đồng thời vẫn giữ được những tính năng kỹ chiến thuật vốn có. Trong các giải pháp có thể lựa chọn, bao gồm đóng mới, nâng cấp động bộ trang thiết bị và module hóa vũ khí trang bị, giải pháp tối ưu nhất là lắp đặt các module vũ khí phòng không và nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực phòng không, đồng bộ hóa với kỳ hạm, chiến hạm phòng không của Cụm chiến hạm phòng không cơ động.
Lực lượng phòng không ven biển và phòng không hải đảo trải qua nhiều năm xây dựng, với kinh nghiệm tác chiến đường không, được trang bị các hệ thống phòng không hiện đại và tương đối hiện đại ngày nay, hoàn toàn có thể đẩy lùi các đòn tập kích đường không bằng máy bay cường kích hoặc tiêm kích mang tên lửa, tuyến phòng ngự chống tên lửa hành trình, tên lửa chống tàu thuộc nhiệm vụ của các lớp tàu tầu biển, khinh hạm mang tên lửa và và các hộ tống hạm khác. Việc nâng cấp khả năng phòng không bằng các tổ hợp tên lửa – súng phòng không tự động tốc độ cao sẽ tăng cường năng lực tác chiến của các chiến hạm hạng nhẹ này.
Các tổ hợp tên lửa – súng tự động có thể được lắp đặt trên các chiến hạm cũ hơn, như chiến hạm chống ngầm lớp Petya II , pháo hạm Petya III, BPS-500, các lớp tàu Tarantul và xuồng phóng lôi, tàu pháo hạng nhẹ. Các tổ hợp này sẽ tăng cường khả năng phòng không chống tên lửa của các hạm tàu, đồng thời cũng tăng cường khả năng tác chiến chống hải tặc, cướp biển và lực lượng đổ bộ đường biển, đường không. Tính theo khả năng thực tế, các chiến hạm thế hệ trước có thể được lắp đặt dựa theo lượng giãn nước, thay thế các tổ hợp pháo phòng không 37 mm đã không phù hợp bằng các hệ thống "Pantsir-S1" và "Palma".
Tổ hợp tên lửa - pháo Pantsir-S1
Tổ hợp phòng không "Pantsir-S1" là tổ hợp vũ khí vũ khí phòng không tầm gần và tầm cận gần. Mục đích của tổ hợp là tuyến phòng không cuối cùng của hệ thống phòng không đa thê đội, được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, có diện tích phản xạ hiệu dụng nhỏ (tên lửa hành trình, máy bay không người lái….)."Pantsir-S1" có thể tác chiến trong điều kiện phức tạp về môi trường khí hậu và trong điều kiện nhiễu xạ nặng của chiến trường.


Tổ hợp bao gồm có: 8 đến 12 ống phóng tên lửa phòng không 57E6-Е, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp ở độ cao từ 5 m đến 15000 m trên tầm xa từ 1,2 km đến 20 km, tốc độ của mục tiêu có thể đạt đến 1M. Súng phòng không tự động 2 nòng 2А38М cỡ nòng 30 cho tốc độ bắn đạt 5000 phát/ phút, tầm bắn từ 0.2 - 4 km, tầm cao mục tiêu từ 0 – 3000m. Hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn tự động, giảm thiểu đến mức tối đa thời gian trong gian đoạn phòng không ở tầm cận gần. Tổ hợp được trang bị radar mảng pha loại 1РС1-1Е, 1РС2 có tầm xa phát hiện mục tiêu có độ phản xạ hiệu dụng là 2m2 ở khoảng cách đến 36 km, theo dõi và bám mục tiêu ở khoảng cách 30m.
Ngoài ra tổ hợp còn có hệ thống trinh sát mục tiêu quang – điện tử có tầm quan sát đến 18km, có khả năng theo dõi, bám mục tiêu và điều khiển hỏa lực. Hệ thống điều khiển hỏa lực của "Pantsir-S1" có khả năng hoạt động trong hệ thống được đồng bộ hóa, trao đổi thông tin và chỉ thị mục tiêu. Tên lửa của tổ hợp có khả năng tiêu diệt được các mục tiêu như tên lửa hành trình Tomahawk, bom có điều khiển AGM-65 Maverick hoặc AGM-114 Hellfire), các loại bom có chỉ thị mục tiêu laser và tên lửa hành trình có tốc độ bay đến 1.000m/s, độ phản xạ hiệu dụng 0,1 – 0,2 m2 ở khoảng cách xa đến 18 km, xác suất tiêu diệt mục tiêu không thấp hơn 70%.
Tổ hợp phòng không tầm gần Palma
Đây là tổ hợp vũ khí phòng không tầm gần được lắp đặt trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9. Một tổ hợp vũ khí phòng không năng động, có hiệu quả cao trong tác chiến phòng không tầm gần.


Tổ hợp phòng không module Palma là tổ hợp vũ khí tự động gồm có 2 súng tự động 30 mm АО-18КD (GS-6-30КD) với đường đạn căng và tốc độ bắn rất cao, 10.000 phát/ phút. Sơ tốc đầu đạn đạt 940 m/s đạn nổ thường và 1100 m/s đạn xuyên giáp lõi vonfram – niken- thép. Đồng thời có khả năng sử dụng đạn vạch đường. Súng có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong khoảng cách từ 200 m đến 3.000 m. Cơ số đạn biên chế là 1.500 viên đạn, có đủ khả năng chống lại các đòn tấn côn của 4-6 tên lửa chống hạm với giãn cách 1 tên lửa là từ 3-4s, tên lửa đến cùng một hướng. Đây là thời gian mà tổ hợp súng phòng không chuyển hướng từ mục tiêu này sang mục tiêu khác.
Tổ hợp 3Р89 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực vũ khí là thiết bị quang – điện tử đa kênh “ Sar”, chế độ hoạt động ngày đêm, có khả năng chống nhiếu cao. Thiết bị điều khiển hỏa lực có khả năng đồng bộ hóa và tiếp nhận thông tin từ các radar chỉ thị mục tiêu của chiến hạm. Sar bao gồm có :
- đài video – quang điện tử với tổ hợp sensor 752 х 582 cảm biến và các kênh quang ảnh nhiệt,
- Thiết bị đo xa laser.
- Các kênh laser dẫn tên lửa
Vũ khí phòng không tầm gần của Palma là các tên lửa phòng không "Sosna-R" bao gồm hai block với 8 tên lửa có đầu tự dẫn 9М337 (tín hiệu radar giai đoạn đầu và tự dẫn laser giai đoạn cuối). Tốc độ của tên lửa là 1.200 m/s, tốc độ mục tiêu tối đa là 700 m/s. Tầm xa hiệu quả của tên lửa là từ 1.300 m đến 10.000 m, tầm cao xạ kích từ 2m đến 5.000m. Hệ thống điều khiển tên lửa có thể tiếp nhận tín hiệu chỉ thị mục tiêu của radar chiến hạm và hệ thống radar trinh sát, cảnh báo sớm và chỉ thị mục tiêu của hải đoàn.
'Lá chắn thép' cơ động trên biển
Căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ và tính năng kỹ chiến thuật, đồng thời căn cứ vào thiết kế thân tầu, các chiến hạm mang tên lửa chống tàu lớp Tarantul có thể được lắp đặt tăng cường hệ thống Palma, các chiến hạm lớp cũ hơn, có lượng giãn nước từ 500 tấn và được trang bị pháo phòng không 37 mm, có thể được thay thế bằng tổ hợp "Pantsir-S1". Với giải pháp thay thế module, các chiến hạm có thể thực hiện nhiệm vụ độc lập như chống ngầm, tuần biển, tổ chức các trận địa phòng ngự ở các khu vực có nhiều đảo nhỏ, hoặc được biên chế trong Cụm chiến hạm phòng không cơ động. Với nhiệm vụ thê đội phòng ngư tầm gần và cận gần.
  
Như vậy, theo phân tích đã nêu. Cụm chiến hạm phòng ngự cơ động sẽ bao gồm: 1 – 2 chiến hạm dự án 20380 mang hỗn hợp tên lửa tầm xa và tầm trung Redut, tổ hợp này sẽ tạo ra ô phòng ngự tầm xa có bán kính trinh sát lên đến 150 km, bán kính tấn công các mục tiêu trên không là 120 km, 50 km tầm trung. Hỏa lực phòng không tầm gần và cận gần (chống tên lửa hành trình và các phương tiện bay tầm thấp từ 5m so với mặt nước biển trở lên sẽ do các tổ hợp tên lửa súng phòng không "Pantsir-S1" và Palma, súng tự động AK 630 có trong biên chế đảm nhiệm.
Với tầm bắn của tên lửa tầm xa và tầm trung, các máy bay chiến đấu của đối phương sẽ rất khó bay vào vùng phóng tên lửa hiệu quả, đồng thời có khả năng tiêu diệt được những tên lửa diệt hạm lớn bay ở giai đoạn đầu tiên ở độ cao hơn 1 km với độ phản xạ hiệu dụng lớn hơn 2m2
Việc tăng cường các tổ hợp hỗn hợp tên lửa – súng tự động sẽ tạo một lưới lửa dày đặc bao gồm tên lửa và súng phòng không tự động, đảm bảo khả năng liên kết phối hợp tiêu diệt các tên lửa hành trình tầm thấp. Đây cũng là kinh nghiệm tác chiến Phòng không Việt Nam trong những năm chiến tranh, một nửa số máy bay bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc là do hệ thống pháo phòng không các cỡ nòng tiêu diệt do lưới lửa dày đặc tầm thấp.
Việc triển khai các tổ hợp module súng tên lửa tự động cũng tạo điều kiện tối ưu cho các phương tiện tác chiến như tàu phóng ngư lôi, khinh hạm tên lửa có điều kiện ngăn chặn đợt tập kích tên lửa của đối phương, đồng thời có thể nhanh chóng đột kích tốc độ cao vào đội hình chiến đấu của đối phương ở tầm phóng ngư lôi và tên lửa hiệu quả.
Hệ thống ô – lá chắn phòng không còn tạo lên một vùng chiến thuật an toàn cho hoạt động chiến đấu của các tàu ngầm diesel trong tình huống hiệp đồng chiến đấu binh chủng hợp thành. Kẻ thù nguy hiểm nhất của tàu ngầm là máy bay chống ngầm. Với hệ thống tên lửa tầm xa đến 120 km bán kính, các tàu ngầm disel có thể tổ chức một phòng tuyến chống ngầm hiệu quả bằng tàu ngầm, máy bay trực thăng chống ngầm và tàu chống ngầm trên khoảng cách 40 – 50 km so với đội hình phòng ngự, và từ khu vực cơ động an toàn này, có thể tấn công tiêu diệt địch bằng tên lửa Club–S diệt hạm.
Soái hạm cỡ 5.000 tấn, tại sao không?
Trên phân tích và đánh giá thực lực các lực lượng hải quân trên biển Đông, tổ chức Cụm chiến hạm phòng không cơ động sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng tác chiến trên vùng nước Biển Đông trong điều kiện tác chiến bằng vũ khí thông thường. Các Cụm CVBG sẽ không dễ dàng sử dụng một đòn tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu để công kích các chiến hạm hạng nhẹ hoạt động ven bờ được. Đồng thời cụm chiến hạm phòng ngự cơ động sẽ là lá chắn vững chắc cho nhiệm vụ bảo vệ hải đảo, quần đảo trên hướng tấn công chính, cũng như sẵn sàng bảo vệ các khu vực ven bờ, những vùng có thể bị tập kích tầm xa bằng các loại tên lửa hành trình như Tomahawk.
Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, Cụm chiến hạm phòng không cơ động với máy bay trực thăng trên boong tầu có thể tham gia chống cướp biển, bảo vệ các tuyến đường vận tải huyết mạch trên biển, bảo vệ các cơ sở kinh tế trên Biển Đông.
Thực tế nền công nghiệp quốc phòng đã có đủ khả năng đóng các chiến hạm có lượng giãn nước đến 5.000 tấn, sẽ không là vấn đề kỹ thuật nếu như chúng ta có các chiến hạm phòng không tên lửa lớp 20380 được trang bị tên lửa tầm xa và tầm trung. Chắc chắn trong tương lai gần, những cụm tàu hải quân hiện đại sẽ là bức thành đồng vững chắc trên biển đảo quê hương.
Trịnh Thái Bằng
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/632381/La-chan-thep-nao-tran-giu-Bien-Dong-ky-II-tpol.html



TPO - Chiến tranh hiện đại trên biển sẽ mang tính tổng hợp của nhiều kế hoạch tác chiến biến đổi nhanh, diễn ra trong cả 3 môi trường tác chiến chủ yếu là trên không phận biển, trên mặt nước và dưới mặt nước...
Ngày 11/3 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận tình hình Biển Đông, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp quyết liệt trong vấn đề biển Đông, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ; chú trọng phát triển kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân bám biển, tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Cần xem xét thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực Biển – Đảo để cùng với ngư dân vươn xa bảo vệ biển, làm chỗ dựa cho ngư dân. Cần mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nền quốc phòng vững mạnh, nhất là công nghiệp quốc phòng; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng. Tăng cường cơ sở vật chất cho quốc phòng-an ninh, nâng cao tiềm lực quân sự của đất nước bằng cách kết hợp quốc phòng với kinh tế, gắn với dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tàu hộ vệ tên lửa Anh Type 23 -frigate HMS Iron Duke phóng tên lửa chống tàu Harpoon
Tàu hộ vệ tên lửa Anh Type 23 -frigate HMS Iron Duke phóng tên lửa chống tàu Harpoon.

Trong thập niên vừa qua, quốc phòng – an ninh và chủ quyền biển đảo là luôn là chủ đề nóng bỏng của nhân dân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới, quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Hải quân đã có những phát triển vượt bậc cả về mặt số lượng và chất lượng, sự kiện tàu ngầm dự án 636M mang tên Hà Nội đã hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước và đến cuối năm nay sẽ biên chế vào lực lượng vũ trang QĐNDVN đang là tiêu điểm của năm nay.
Vấn đề xung đột vũ trang trên biển không phải là mới, mà đang hiện hữu trong cuộc chạy đua vũ trang diễn ra mạnh mẽ trên vùng nước biển Đông, sẽ khó dự đoán trước được khả năng xảy ra xung đột vũ trang của các hạm đội các nước trên vùng nước dày đặc các chiến hạm này.
Xung đột vũ trang trên biển trong giai đoạn hiện nay hoàn toàn mang tính bất ngờ, nhanh chóng và có cường độ rất cao. Mục đích của cuộc chiến tranh cơ bản là chiếm quyền thống trị biển, thực hiện tham vọng có toàn quyền đặt yêu cầu đối với các quốc gia liên quan đến những vùng nước đang tranh chấp chủ quyền cho một điều kiện có lợi. Để đạt được điều này, đối phương sẽ sử dụng một lực lượng quân sự rất lớn, tiến hành một cuộc tấn công tổng lực trên mọi môi trường tác chiến với mục đích nhanh chóng tiêu diệt, phá hủy mọi phương tiện chiến đấu của lực lượng hải quân đối phương trên biển trong một thời gian rất ngắn – phương Tây định nghĩa mô hình này là “compress time war”.
Cuộc chiến tranh hiện đại trên biển sẽ mang tính tổng hợp của nhiều kế hoạch tác chiến biến đổi nhanh, diễn ra trong cả 3 môi trường tác chiến chủ yếu là: trên không phận biển, trên mặt nước và dưới mặt nước, với sự tham gia đặc biệt quan trọng của các khí tài trinh sát và điều hành tác chiến từ vũ trụ và nằm dưới sự chỉ huy thống nhất của một sở chỉ huy chiến dịch cấp nhà nước – dù xung đột xảy ra nhanh chóng và có thể bắt đầu từ va chạm hành chính – tàu tuần tra cảnh sát biển với tầu kiểm soát hành chính đối phương. Các lực lượng tham chiến của đối phương sẽ đồng loạt tiến hành các đòn tấn công tổng hợp từ trên không bằng các máy bay tiêm kích mang tên lửa, các chiến hạm nổi đa nhiệm và các tàu ngầm mang ngư lôi – tên lửa. Đòn tấn công có thể diễn ra từ 1 đến 2 đợt công kích, nhằm vào tất cả các mục tiêu chiến thuật của đối phương (các chiến hạm nổi, các tàu ngầm) với mật độ hỏa lực rất cao, một mục tiêu bất kỳ có thể được công kích bởi nhiều phương tiện và nhiều loại vũ khí khác nhau.
Chiến hạm tuần dương tên lửa USS Gettysburg (CG 64) bắn tên lửa chống hạm Harpoon, phía trước là các hầm phóng tên lửa Tomahawk
Chiến hạm tuần dương tên lửa USS Gettysburg (CG 64) bắn tên lửa chống hạm Harpoon, phía trước là các hầm phóng tên lửa Tomahawk.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các trang thiết bị, khí tài trinh sát điện tử và các phương tiện tấn công, chiến trường trở lên trong suốt, mọi phương tiện tác chiến đều được kiểm soát, theo dõi chặt chẽ, bao gồm cả tàu ngầm và các sân bay chiến thuật, đòn tấn công ồ ạt chủ yếu sẽ là tên lửa hành trình chống hạm và có thể tăng cường thêm tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung mang đầu đạn thông thường. Các loại vũ khí này sẽ tạo thành một hệ thống hỏa lực công kích nhiều hướng, nhiều độ cao khác nhau, từ trên độ cao hàng nghìn m đến độ cao công kích sát mặt nước biển ( từ 5 – 10 m). Với các tên lửa hiện đại như của Phương Tây như Exocet, Harpoon , Tomahawk, AGM – 88 SLAM đều có tầm bắn từ 120 km hoặc lớn hơn (tên lửa Harpoon 3 phiên bản trên không, trên biển và dưới biển AGM-84, RGM-84, UGM-84 đều có tầm bắn từ 140 đến 220 km, trên máy bay được lắp 2 tên lửa, trên các chiến hạm lớp hộ vệ tên lửa lắp 2 bệ 4 ống phóng đạn, tổng số là 8 tên lửa sẵn sàng chiến đấu), đối phương hoàn toàn có khả năng công kích với số lượng lớn vào những mục tiêu, dù là đang cơ động hoặc neo đậu với độ chính xác cao.
Máy bay Hải quân Hoàng gia Anh Tornado mang 2 tên lửa chống tàu SeaEagle có tầm bắn 112 km
Máy bay Hải quân Hoàng gia Anh Tornado mang 2 tên lửa chống tàu SeaEagle có tầm bắn 112 km.

Để tiến hành một đòn công kích mang tính tổng lực như vậy, đối phương sẽ thành lập cụm không quân hải quân công kích chủ lực CVBG bao gồm 1 kỳ hạm (tàu sân bay, tuần dương hoặc khu trục hạm tên lửa lớp hiện đại; 4- 6 khu trục hạm khác nhau, các tàu hộ vệ tên lửa 8 – 10 frigates; từ 1 – 2 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình và khoảng 20 – 30 máy bay chiến đấu các loại, trong đó có quá nửa số máy bay đều có thể mang được 2 tên lửa chống tàu Exocet, AGM - 84 Harpoon, AGM – 88 SLAM, Sea Eagle hoặc 1 tên lửa lớp BGM – 109 Tomahawk.
Như vậy nếu tính bình quân mỗi khu trục hạm tương đương Arleigh Burke có thể phóng loạt đạn đầu tiên, số lượng tên lửa chống hạm sẽ nằm trong khoảng từ 16 – 48 tên lửa liên tiếp từ 8 ống phóng tên lửa hành trình chống tàu, các tàu hộ vệ tên lửa có thể phóng loạt liên tiếp với số lượng 32 – 64 tên lửa, mỗi tàu ngầm nguyên tử có thể phòng từ 2 tên lửa hành trình và mỗi máy bay tiêm kích tên lửa loại F-14 Tomcat có thể phóng 1 tên lửa. Số lượng đầu đạn công kích các mục tiêu trên biển của một cụm tàu CVBG lên đến từ 88 đến 150 đầu đạn các loại) với tầm bắn từ 80 km đến 300 km, tốc độ từ 0,6M – 1,2 M, nếu lấy tầm phóng tên lửa Otomat (Mk1,Mk2,Mk3) hoặc Harpoon (NATO) làm tiêu chuẩn (120 km tên lửa bay thấp) thì, hầu như tất cả các tên lửa được trang bị trên các loại tàu và chiến hạm đều có thể có được tính năng chiến thuật này.
Tên lửa Exocet phòng từ tàu hộ vệ tên lửa của Pháp
Tên lửa Exocet phóng từ tàu hộ vệ tên lửa của Pháp.

Từ khái toán đã nêu, cho thấy, để phòng ngự trên biển chống lại một cụm CVGB công kích trên mặt biển, nếu chỉ tính riêng tên lửa hành trình là điều vô cùng khó khăn. Các chiến hạm như dự án 11661E, 1241.8 hoặc ngay cả tàu ngầm dự án 636M trong điều kiện theo dõi sát sao của đối phương và các phương tiện chống ngầm hiện đại, khả năng sống còn trong 1 cuộc xung đột vũ trang giới hạn trên biển rất ít, nếu tính 3 phương tiện tấn công quản lý 1 phương tiện phòng thủ.
Số lượng đầu đạn công kích mục tiêu sẽ là khoảng 3 – 6 tên lửa các loại hoặc lớn hơn, với hệ thống phòng không có trên một frigate (hệ thống tên lửa tầm gần Osa, hệ thống phòng không hỗn hợp Palma-SU CIWS, 2 Ụ súng AK 630) khả năng phòng ngự gặp rất nhiều khó khăn (do tên lửa có tốc độ đến M, khả năng công kích trong khoảng cách đến 10 km, và súng máy phòng không tầm ngắn hơn nhiều - 4km, tầm thấp nhất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa là 2m so với mặt nước biển.

            Tên lửa chống tàu siêu âm ASURA (ANF) của Hải quân Liên bang Đức và Pháp, có vận tốc đến 2 M
Tên lửa chống tàu siêu âm ASURA (ANF) của Hải quân Đức và Pháp, có vận tốc đến 2 M .

Năng lực tác chiến và sự sống còn của hải đội, hạm đội phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng phòng không và tác chiến điện tử trên biển. Do thực tế các tên lửa hành trình tầm xa và tầm trung đều có khí tài chống nhiễu rất cao, nên khả năng bảo toàn lực lượng hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng phòng không trên biển của các hạm đội. Theo phân tích của các chuyên gia quân sự Nga, lực lượng phòng không trên biển cũng tương tự như cơ cấu tổ chức và đội hình chiến đấu thực tế trên đất liền, phải được gắn kết chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất các phương tiện và lực lượng phòng không, bao gồm lực lượng trinh sát và cảnh báo sớm, lực lượng phòng không tầm xa, lực lượng phòng không tầm gần và phòng không của thành phần chiến đấu (chiến hạm). Do mức độ trang thiết bị phòng không phụ thuộc nhiều vào lượng giãn nước, mục đích yêu cầu nhiệm vụ của từng chiến hạm và phương thức tiến hành tác chiến trên biển cũng như vùng nước mà chiến hạm tác chiến, các phương tiện phòng không phải tạo ra được một lưới lửa phòng không dày đặc, đặc biệt là phòng không tầm gần nhằm bảo vệ được những chiến hạm có năng lực phòng không nhỏ hơn (xuồng phóng tên lửa, phóng ngư lôi, pháo hạm).
Kinh nghiệm cuộc chiến tranh đường không những năm 1968 – 1972 trên chiến trường miền Bắc cho thấy, lưới lửa phòng không dày đặc nhiều tầng nhiều lớp (tên lửa S-75 Dvina khống chế trên tầng cao, các loại pháo cao xạ các cỡ nòng từ 100 mm đến 12,7 mm kết hợp với lực lượng không quân nhỏ MiG 17, MiG 21 đã đập tan mọi cuộc không kích của Không quân Mỹ, mặc dù mỗi lẫn triển khai chiến dịch không kích miền Bắc, từ những địa điểm mục tiêu cụ thể, như cầu Hàm Rồng, lượt không kích của máy bay Mỹ có thể lên đến nhiều chục lần, nhưng tổn thất máy bay thực sự rất lớn (hơn 100 máy bay chiến đấu bị bắn rơi trên vùng trời Hàm Rồng, có 4 chiếc bị hạ bởi không quân) chỉ mãi đến năm 1972 mới bị đánh trúng bằng bom laser.
Nguyên soái Liên Xô G.K. Giucov đã nói: “ Sẽ là thảm họa đối với đất nước nào không có khả năng bảo vệ được bầu trời của mình trong chiến tranh…..” và điều đó đã được minh chứng cụ thể bằng các cuộc không kích của Mỹ vào Cosovo, Iraq… Cũng theo các chuyên gia phòng không Nga, việc phòng không một hải đoàn là biến hải đoàn đó trở thành một lực lượng phòng không hải quân cơ động mạnh, mà nòng cốt là 1 - 2 khu trục hạm hoặc tàu hộ vệ phòng không tên lửa, được trang bị hệ thống phòng không mạnh tầm xa đến 180 km. Khả năng theo dõi nhiều mục tiêu và có tầm xa trinh sát của radar chủ động đến 300 km.
Chiến hạm phòng không trên thực tế sẽ là kỳ hạm của liên đoàn, kết nối trao đổi thông tin trực tiếp với hệ thống trinh sát, kiểm soát và cảnh báo sớm của khu vực phòng thủ cấp quốc gia và cấp vùng hải quân đồng thời điều hành tác chiến các hạm tầu trong hải đội. Các lực lượng phòng không tầm trung và tầm gần là các hạm tầu lớp hộ vệ tên lửa, các khinh hạm mang tên lửa phòng không và phòng không của các chiến hạm nằm trong đội hình đơn vị.
Hạm đội sẽ được phòng ngự theo mô hình chiếc ô và lá chắn “umbrella – shield”, trong đó ô được hiểu là lực lượng phòng không tầm xa, có nhiệm vụ chủ yếu tiêu diệt các tên lửa hành trình tầm xa, các cụm máy bay mang tên lửa đối hạm. Các lá chắn phòng không là những lớp phòng không của các nhóm hạm tàu như phòng không tầm trung – 40 km trở lại, phòng không tầm gần từ 15 km trở lại. và lực lượng phòng không chủ động của các hạm tàu. Toàn bộ các phương tiện phòng không nằm trong một hệ thống phòng ngự thống nhất, được chỉ huy đồng bộ bởi kỳ hạm phòng không, các chiến hạm gắn kết với nhau bởi hệ thống trao đổi thông tin dạng mạng Net.

Từ những phân tích trên cho thấy: Phòng ngự chống tấn công đường không của hạm đội là trận địa phòng ngự cơ động theo nhiệm vụ mà hạm đội được giao. Được gọi tắt là Phòng không hạm đội. để thực hiện chiến lược phòng ngự hạm đội. Cần tổ chức Cụm chiến hạm phòng không cơ động.
Phòng không Hạm đội là một thành phần nằm trong hệ thống phòng không quốc gia, gắn kết chặt chẽ với phòng không bờ biển và phòng không hải đảo, trong đó Cụm chiến hạm phòng không cơ động là lực lượng cơ động, trong các tình huống khác nhau sử dụng lực lượng theo các mục đích khác nhau: phòng ngự bờ biển, phòng ngự trên biển và phòng ngự đảo, quần đảo.

Cụm chiến hạm phòng không cơ động là đơn vị biên chế chiến thuật, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ tác chiến, điều kiện thời bình hay thời chiến để tổ chức biên chế. Hạt nhân của phòng không hạm đội là các tàu khu trục hoặc hộ vệ phòng không hạng nhẹ có lượng giãn nước đên 2000 tấn hoặc khu trục hạm hạng nhẹ được trang bị tên lửa các tầm phòng không (chú trọng tầm xa), hình thành 1 chiếc ô che chắn khu vực phòng không (umbrella phòng không) có bán kính từ 120 km đến 180 km.
Lực lượng phòng không quan trọng tiếp theo là lực lượng phòng không tầm trung, có thể được trang bị những hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, các tên lửa này hình thành các lá chắn tên lửa hành trình, máy bay và máy bay không người lái các độ cao, xuyên qua chiếc ô phòng không tầm xa. Lực lượng này được tổ chức, biên chế theo hướng có khả năng tấn công của đối phương nhiều nhất. Nếu trên biển sẽ là hướng xuất phát đòn tấn công của các CVBG, nếu phòng ngự hải đảo thì đó là hướng đối phương có khả năng tập kết đổ bộ, phía sau là hệ thống phòng không hải đảo. Phòng ngự bờ biển là hướng khu vực địch có thể tập kết lực lượng và là hướng tấn công chính của tên lửa hành trình.
Hệ thống phòng ngự tầm gần, đó là các hệ thống tên lửa có tầm bắn hiệu quả của tất cả các chiến hạm trong đội hình về hướng tấn công chính, có nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ khu vực phòng thủ, tiêu diệt tất cả các mục tiêu lọt qua hệ thống phòng không tầm xa và tầm trung.
Hệ thống phòng ngự hạm tàu: Là một phần của hệ thống phòng ngự tầm gần, có thể bao gồm tên lửa và súng tự động phòng không tốc độ cao. Phòng thủ mang tính chất thụ động và không được cảnh báo trước.

Trong mọi trường hợp khác nhau, hệ thống phòng ngự tầm xa và tầm trung được duy trì theo đội hình tác chiến quy định, trong phòng ngự tầm gần và cận tàu, để tránh tối đa khả năng trúng đạn, các tàu được phép cơ động trong bán kích tác chiến đến 2 km nhằm mục đích thoát hiểm trong trường hợp tên lửa chống tàu đối phương đến quá gần. Xác suất tiêu diệt mục tiêu không cao đồng thời cũng là tuyến phòng không cuối cùng. Khả năng cơ động nhanh tránh tên lửa thường kết hợp với hỏa lực phòng không của tên lửa tầm gần hoặc súng tự động.
Căn cứ vào thực tiễn hiện tại cho thấy, lực lượng Hải quân trong những năm gần đây đã có những bước tiến mạnh mẽ theo định hướng chính quy – hiện đại. Trên cơ sở những phương tiện tác chiến tương đối hiện đại, đã biên chế bổ xung những phương tiện hiện đại, có khả năng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, làm nòng cốt cho xây dựng lực lượng.
Để đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ vùng nước, vùng trời của tổ quốc. Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh chống Mỹ cho thấy, phòng không, đặc biệt là phòng không bờ biển, phòng không biển và và phòng không hải đảo đóng vai trò quyết định trong đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột khu vực và giải quyết những tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình.
Hơn lúc nào hết, biển bờ hải đảo Việt Nam cần hiện diện một lực lượng phòng không mạnh. Trong điều kiện hiện nay, phương án tiết kiệm và tối ưu nhất là xây dựng các Cụm phòng không hạm đội. Cụm phòng không hạm đội có thể được hiểu như Lực lượng phòng ngự cơ động trên biển, có nhiệm vụ cơ động bảo vệ bất cứ khu vực nào có ẩn chứa nguy cơ xung đột vũ trang.
Như đã nêu trên, Cụm chiến hạm phòng không cơ động cơ động có nòng cốt là hạm tầu đa nhiệm phòng không – kỳ hạm, các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, các tầu tên lửa lớp Molnya, tàu chống ngầm, tàu ngầm và các xuồng phóng lôi tốc độ cao. Vũ khí, khí tài tác chiến cần được biên chế theo định hướng phòng ngự tầm xa, tầm trung, tầm gần và cận gần.
Trong tác chiến bảo vệ bờ biển, Cụm chiến hạm phòng không cơ động có khả năng được trang bị các tên lửa chống tên lửa tầm trung và tầm gần, phối hợp với hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển và tên lửa phòng không tầm xa, có nhiệm vụ ngăn chặn và tiêu diệt các tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu ven biển và trên vùng nước ven bờ. Đồng thời chặn đứng mọi âm mưu đổ bộ bờ biển.
Chiến đấu trên biển, cụm chiến hạm do có tính cơ động cao (các tàu hầu hết có lượng giãn nước dưới 4.000 tấn) có hỏa lực phòng không mạnh, hoàn toàn có thể vô hiệu hóa và bẻ gẫy mọi đòn tấn công bất ngờ bằng bom điều khiển và tên lửa hành trình của đối phương. Trong điều kiện có lợi, tạo điều kiện cho không quân hải quân và tàu ngầm giành thắng lợi trong đòn phản kích mạnh mẽ bằng các tên lửa diệt hạm của cụm phòng ngự hải quân.
Tác chiến bảo vệ hải đảo bao gồm có tác chiến phòng không và chống đổ bộ đường biển, khi tập kích đường không không đạt hiệu quả, khả năng đổ bộ đường biển của đối phương sẽ rất thấp do lực lượng phòng không bảo vệ đảo vẫn rất mạnh. Cụm phòng ngự hải quân sẽ kết hợp với lực lượng phòng không trên đảo bẻ gãy mọi đợt không kích của đối phương từ tầm xa - tầm trung, và phòng không hải đảo sẽ tiêu diệt nốt các phương tiện lọt qua trận địa phòng ngự. Do đó, đối phương hoàn toàn không có khả năng tập trung binh lực để tiến hành đổ bộ do nguy cơ các tàu đổ bộ có thể bị tiêu diệt. Đồng thời các lực lượng phòng ngự hải đảo cũng là lá chắn sau lưng vững vàng cho lực lượng hải quân.
Cụm chiến hạm phòng không cơ động là lực lượng hải quân phòng ngự chiến thuật. Mục đích chủ yếu của cụm phòng ngự hải quân là bảo vệ biển trời Tổ quốc và bẻ gãy mọi ý đồ xung đột vũ trang của đối phương. Do đó có những đặc điểm kỹ chiến thuật khác hoàn toàn với Cụm hải quân công kích chủ lực. Yêu cầu quan trọng nhất của Cụm chiến hạm Phòng không cơ động là nhanh chóng triển khai trận địa phòng ngự trên mọi vùng nước, bờ biển và hải đảo. Ngăn chặn mọi đòn tấn công đường không và đường biển của đối phương và sẵn sàng phản kích gây thiệt hại năng nề cho lực lượng không quân – hải quân đối phương ở giai đoạn đầu tiên, khẩn cấp của xung đột vũ trang.
Hơn thế nữa, Cụm chiến hạm phòng không hải quân thể hiện rõ nét nhất nghệ thuật quân sự của Việt Nam từ thời dựng nước – “Lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” và cách đánh sở trường của dân tộc.
Để xây dựng được lực lượng, nền công nghiệp quốc phòng nước ta – đặc biệt là công nghiệp đóng tàu đã hội tụ đủ các điều kiện để thực hiện. Với thời gian không xa, hy vọng chúng ta sẽ gặp những Cụm phòng không hải quân có sức cơ động cao trên biển lớn, với hỏa lực mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất hùng dũng rẽ sóng biển Đông. 

Trịnh Thái Bằng