Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Trường Sa - Khoảng lặng trước cơn bão binh đao...

Trong thế chân vạc hiện nay, Mỹ đang theo đuổi chiến lược "vây Nga, kháng Tàu".

Sau sự kiện Crimea, nước Nga rơi vào thế bị bao vây, cấm vận toàn diện từ phương Tây làm kinh tế dần suy sụp. Tuy nhiên, trong chuỗi vành đai siết quanh Nga lại tồn tại một Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Erdogan theo chủ nghĩa dân tộc không tuân theo sự dẫn dắt của Mỹ mà công khai tăng cường đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Nga để đắc lợi. Thổ Nhĩ Kỳ dưới triều đại Erdogan đang trở thành một cái gai trong mắt phương Tây và cần phải có sự biến chuyển theo chiều hướng tạo ra một chính phủ mới thân phương Tây trong thời gian tới. Trên mặt trận này Mỹ sẽ theo đuổi chiến lược phong tỏa, kiềm chế và tránh đối đầu với Nga.

Bài toán nan giải nhất của Mỹ là ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương với sự trỗi dậy đòi phân chia quyền lực của Trung Quốc. Yêu sách từng bước, từng bước đòi độc chiếm biển Đông và sau đó đòi phân chia lại Thái Bình Dương của Trung Quốc đẩy Mỹ vào thế đối đầu trực tiếp. Chính tại nơi đây, biển Đông và biển Hoa Đông, sẽ diễn ra những trận chiến sinh tử quyết định lại trật tự của thế giới giữa một cường quốc hung hăng mới nổi và một siêu cường đang trên đà xuống dốc... 

Xem thêm từ bài viết:


    

Báo Hồng Kông: Lúc nhạy cảm, Trung Quốc ra lệnh sẵn sàng chiến đấu tàu ngầm



"... Ngày 29/11, tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng 
Cộng sản Trung Quốc đăng bài "Tàu ngầm quân giải phóng trên đường 
quay lại Biển Đông nhận được lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 1 ..."
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đơn vị quân đội nào của Trung Quốc được báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 1 
thì đồng nghĩa với việc quân khu quản lý chỉ huy đơn vị đó cũng chuyển trạng thái.


Tờ Đông Phương xuất bản tại Hồng Kông ngày 29/11 đặt câu hỏi, phải chăng sắp nổ ra chiến tranh, xung đột trên Biển Đông khi truyền thông nhà nước ban hành lệnh sẵn sàng chiến đấu cấp 1 đối với tàu ngầm ở Biển Đông đúng thời điểm nhạy cảm.
Tàu ngầm Trung Quốc, hình minh họa, ảnh: Đông Phương.
Đông Phương cho rằng động thái này khiến dư luận đặc biệt chú ý khi vấn đề tranh chấp chủ quyền, hàng hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ven Biển Đông ngày càng gay gắt.
Ngày 29/11 tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đăng bài "Tàu ngầm quân giải phóng trên đường quay lại Biển Đông nhận được lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 1".
Bài báo này cho hay, gần đây tàu ngầm số hiệu 372 thuộc biên chế hạm đội Nam Hải vừa hoàn thành đợt huấn luyện xuyên ngày đêm đang trên đường trở về căn cứ ở Biển Đông thì nhận được lệnh báo động chiến đấu cấp 1.
Nhân Dân nhật báo dẫn lời các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm 372 nói rằng, đơn vị của họ thường xuyên nhận được lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 1 khi đang thực hiện nhiệm vụ. Đây là cách huấn luyện giúp lực lượng tàu ngầm Trung Quốc nhanh chóng chuyển trạng thái và nâng cao trình độ tác chiến sát với thực tế và mức độ sẵn sàng nhất.
Chính vì có thể nhận lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 1 bất cứ lúc nào, nên tàu ngầm 372 mỗi lần ra quân đều mang theo vũ khí trang bị sẵn sàng đợi lệnh.
Tờ Epoch Times ngày 30/11 cho biết, theo truyền thông Hồng Kông, khi một đơn vị quân đội nào của Trung Quốc được báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 1 thì đồng nghĩa với việc quân khu quản lý chỉ huy đơn vị đó cũng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, từ ngày 17 đến 19/11, 3 hạm đội hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đối kháng bắn đạn thật "trên vùng biển nào đó" ở Biển Đông. Cuộc tập trận này do ông Miêu Hoa - Chính ủy Hải quân Trung Quốc chỉ huy.
Ngoài các chiến hạm và lực lượng tác chiến chống tàu ngầm của 3 hạm đội còn có lực lượng cơ động đổ bộ tầm xa của hạm đội Nam Hải cũng tham gia.
Từ ngày 24 đến 26/11, Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Bắc Kinh bàn về công tác cải tổ quân đội, do ông Tập Cận Bình chủ trì.
Thời gian mà tàu ngầm 372 của hạm đội Nam Hải nhận mệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu cấp 1 không được công bố, không rõ động thái này diễn ra trong thời gian 3 hạm đội Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hay trong thời gian diễn ra hội nghị của Quân ủy Trung ương, nhưng truyền thông Trung Quốc đưa tin vào thời điểm "nhạy cảm" này là động thái rất đáng chú ý.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Bao-Hong-Kong-Luc-nhay-cam-Trung-Quoc-ra-lenh-san-sang-chien-dau-tau-ngam-post163752.g
d

Báo Đài Loan: Mỹ đến Biển Đông tạo ra nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Theo một chuyên gia, Trung Quốc là nước sở hữu vũ khí hạt nhân, nếu bị ép đến “đường cùng” thì họ sẽ sử dụng mối đe dọa “leo thang bất đối xứng” để ngăn chặn.

Trang mạng Chinatimes Đài Loan ngày 30 tháng 11 đưa tin, Trung Quốc và Mỹ đã xảy ra bất đồng vì đảo đá ở Biển Đông. Giáo sư chính trị học Trương Bảo Huy – Đại học Lĩnh Nam, Hồng Kông cho rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp quân sự đối phó Mỹ để “bảo vệ lợi ích chiến lược” ở Biển Đông và “bảo vệ danh dự nước lớn”.

Tàu khu trục tên lửa USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ

Ông nhắc nhở, “lợi ích bất đối xứng” của hai bên ở Biển Đông một khi bùng phát thành chiến tranh, Mỹ có thể đối mặt với chiến tranh hạt nhân.
Tờ “Valuewalk” Mỹ ngày 28 tháng 11 dẫn lời Trương Bảo Huy cho rằng, vào tháng 10 vừa qua, Hải quân Mỹ điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen đi vào vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông.
Trung Quốc đã (vô cớ) lập tức phản đối Mỹ, nhưng Mỹ kiên trì cho rằng đó là hành động “tự do đi lại”.
Trương Bảo Huy cho rằng, mặc dù Trung Quốc hoàn toàn không áp dụng biện pháp mạnh, nhưng trong tương lai, Mỹ sẽ tiếp tục hành động tương tự, có thể gây ra “xung đột quân sự” ngoài ý muốn giữa hai nước.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu khu trục USS Lassen Hải quân Mỹ trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Về khả năng Hải quân Mỹ tiếp tục hành động, Trương Bảo Huy cho rằng, điều này sẽ buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc (giới bành trướng Bắc Kinh) dựa trên “lợi ích quốc gia” và “danh tiếng quyền lực” tiến hành đáp trả cứng rắn.
Theo Trương Bảo Huy, Trung Quốc có “lợi ích địa-chính trị” ở Biển Đông, để bảo vệ cái gọi là “danh tiếng nước lớn”, khi đối mặt với sự thách thức trực tiếp hoặc cố ý của một cường quốc khác, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ cảm thấy lo ngại, nếu không đáp trả thích hợp các hành vi “khiêu khích” của Mỹ thì trong tương lai nhà cầm quyền Washington sẽ gây sức ép lớn hơn.
Trương Bảo Huy cho rằng, gần đây, Quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông cho thấy, Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp đối phó. Theo báo chí Trung Quốc, một loạt cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc đã phát đi thông điệp nhằm vào Mỹ.
Theo Trương Bảo Huy, Trung Quốc rõ ràng đã tăng cường các biện pháp đối phó với hành động tương tự của Mỹ, thậm chí sẽ đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn.
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông
Trương Bảo Huy nhắc nhở rằng, Trung Quốc là nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Nước sở hữu vũ khí hạt nhân nếu bị ép đến “đường cùng” sẽ sử dụng mối đe dọa “leo thang bất đối xứng” để ngăn chặn kẻ thù “gây thiệt hại cho lợi ích của mình”.
Theo ông Huy thì Mỹ hoàn toàn không có “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc “có” (yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, trên thực tế cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa).
Khi “lợi ích bất đối xứng” của hai bên xảy ra xung đột, Mỹ sẽ lựa chọn hoặc từ bỏ khai chiến với Trung Quốc – quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, bất cứ sự lựa chọn nào đều “bất lợi” cho Mỹ.
Trên đây là quan điểm của chuyên gia Hồng Kông phát biểu trên báo chí Đài Loan, có ý đồ dùng “võ mồm” đe dọa Mỹ.
Trên thực tế, Trung Quốc không có “lợi ích cốt lõi” (chủ quyền) ở Biển Đông. Trung Quốc cần từ bỏ yêu sách bành trướng, tham lam và bất hợp pháp mang tên “đường lưỡi bò”, trả lại các đảo đã chiếm của Việt Nam. Việt Nam sẽ cam kết hỗ trợ cho Trung Quốc đi lại tự do ở Biển Đông.
Quân đội Việt Nam luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng

Nếu Trung Quốc quyết tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông thì chắc chắn họ sẽ đối mặt với vô vàn lực cản to lớn của Việt Nam và cả cộng đồng quốc tế, không chỉ về pháp lý, chính trị, ngoại giao, mà còn cả về quân sự. Đó là điều tất yếu. Giới bành trướng Trung Quốc phải hiểu rằng, đã “tham” thì “thâm” và “quả quýt dày có móng tay nhọn”.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-Dai-Loan-My-den-Bien-Dong-tao-ra-nguy-co-chien-tranh-hat-nhan-post163730.gd

Chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra do nhầm lẫn hay không?

Sự hoài nghi giữa Nga và NATO do Hoa Kỳ dẫn đầu đang gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng Syria và Ukraine, đưa không khí Chiến tranh Lạnh trở lại với thế giới, nhà nghiên cứu Viện quan hệ quốc tế Woodrow Wilson, trực thuộc Đại học Princeton, trung tá về hưu kiêm chuyên gia trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân Bruce Blair viết cho Politico.

Vụ nổ hạt nhân

Washington cũng như Moskva đang duy trì các trạm điều khiển và hàng trăm đầu đạn hạt nhân chiến lược triển khai ở tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, chuyên gia Blair cho biết. Thực tế này được duy trì theo quán tính: trong điều kiện đối đầu thời chiến tranh lạnh, cả hai quốc gia đã chọn các chiến thuật phóng tên lửa hạt nhân khi có báo động, duy trì khả năng bắt đầu một cuộc phản công hạt nhân trước khi tên lửa đối phương có thời gian tiêu diệt phần lớn tiềm năng chiến lược của đất nước.
Có tính đến thực tế là thời gian bay của tên lửa tấn công khoảng 11 phút cho đến nửa giờ (11 phút khi phóng từ các tàu ngầm tuần tra bờ biển của đối phương, và nửa giờ đối với tên lửa bay từ bên này hành tinh này đến bên khác), những người ra quyết định khởi động theo báo động phải chịu áp lực tâm lý và áp lực thời gian rất lớn, ông Blair nói thêm.
"Đây là quyết định một cách máy móc theo những kịch bản được chuẩn bị từ trước. Theo một số kịch bản trong số đó, sau khi đánh giá các dữ liệu cảnh báo sớm về cuộc tấn công tên lửa hạt nhân (3 phút), tổng thống Hoa Kỳ nghe một bản báo cáo khoảng 30 giây về những tùy chọn trả đũa hạt nhân và những hậu quả sẽ xảy ra. Tổng thống chỉ có một vài phút để lựa chọn một trong ba đến sáu phương án, trong trường hợp tốt nhất — là mười hai phương án", — ông Blair nói.
Trạm chỉ huy hệ thống cảnh báo sớm ở Mỹ nhận được dữ liệu ít nhất một lần trong ngày. Những người xử lý dữ liệu có ba phút sau khi nhận được các tín hiệu để đánh giá sơ bộ và gửi báo cáo cho ban chỉ huy tối cao.
Mô hình tiêu chuẩn răn đe lẫn nhau dựa trên sự trả đũa khi báo động được kích hoạt là loại thiết kế đầy mạo hiểm, chuyên gia Blair cho biết.    
Trong lịch sử Chiến tranh lạnh đã có những trường hợp mà hệ thống lên tiếng báo động nhầm về tình huống cảnh báo tên lửa: năm 1983, sĩ quan quân đội Xô viết Stanislav Petrov từng ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm năng do hệ thống báo động nhầm — máy tính báo rằng có tên lửa phóng từ căn cứ của Mỹ. Còn tại Hoa Kỳ cũng đã từng có trường hợp báo động giả, khi đó cố vấn của Tổng thống Jimmy Carter là ông Zbigniew Brzezinski đã sẵn sàng thông báo cho Tổng thống về việc Liên Xô khởi đầu cuộc tấn công quy mô, ông Blair cho biết.
Ngày nay, những rủi ro này càng sâu sắc hơn khi xuất hiện các mối đe dọa không gian mạng: "Mô hình lệnh báo động của Nga và Mỹ càng trở nên không đáng tin cậy. Các đầu đạn hạt nhân sẽ được phóng ngay sau khi máy tính nhận được tín hiệu báo động sai lầm mà nguồn gốc của nó không thể xác lập được," — chuyên gia cho biết.
Cho dù xác suất chiến tranh hạt nhân vẫn rất thấp, nhưng sự nhạy cảm của hệ thống báo động đáp trả cùng với các mối đe dọa không gian mạng có thể khiến cho nguy cơ phản ứng hạt nhân sai lầm gia tăng, ông Bruce Blair kết luận.
Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20151130/918867.html#ixzz3syEgd6Kz

Trung Quốc mua tên lửa S-400 để lập Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông?

"1 hệ thống triển khai ở đá Subi ở quần đảo Trường Sa, 1 hệ thống triển khai 
ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, 1 hệ thống triển khai ở đảo Hải Nam..."

Tờ “Vượng báo” Đài Loan ngày 29 tháng 11 đưa tin, Trung Quốc sẽ mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, báo chí Trung Quốc cho rằng, do việc xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông bước vào giai đoạn kết thúc, an toàn trên không của Biển Đông luôn là điểm yếu trong “phòng không” của Trung Quốc.
Biển Đông có thể sẽ trở thành phương hướng “bố trí trọng điểm” của S-400, đồng thời tiến hành chuẩn bị cho việc lập ra cái gọi là “Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông”.
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Nga

Trợ lý giáo sư Hoàng Giới Chính của Viện chiến lược Đại học Đạm Giang cho rằng, tên lửa “ở đâu căng thẳng thì triển khai ở đó”, nhưng các nhân tố về thực lực, luật pháp quốc tế và ngoại giao đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trung Quốc còn chưa (dám) lập ra cái gọi là “Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông”.
Mạng “Đằng Tấn” (QQ) Trung Quốc ngày 28 tháng 11 có bài viết cho rằng, Nga sẽ bán tên lửa S-400 cho Trung Quốc, tính năng tương tự hệ thống tên lửa THAAD của Mỹ, là hệ thống phòng không có hiệu quả rất cao.
Có phân tích cho rằng, mục đích nhập khẩu chủ yếu là triển khai bất hợp pháp ở Biển Đông.
Theo bài viết, việc Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) vài đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang đi vào giai đoạn kết thúc, căn cứ hải quân khổng lồ xây dựng ở đảo Hải Nam cũng đang chuẩn bị chào đón sự triển khai của tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu sân bay nội.
Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 ở căn cứ không quân Hmeymin, Syria
Cho nên, Biển Đông sẽ trở thành “vùng biển trọng điểm” trong tương lai của Hải quân Trung Quốc. Có phân tích cho rằng, an toàn trên không ở Biển Đông luôn là điểm yếu lớn nhất trong “phòng không” của Trung Quốc.
Gần đây, nhiều vũ khí tiên tiến đều được triển khai ở đây là một minh chứng, cũng là nguyên nhân Trung Quốc bất chấp các lực cản to lớn của quốc tế, kiên trì xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Theo bài viết, S-400 sẽ trở thành “trụ cột” trên các đảo ở Biển Đông, Trung Quốc dự tính nhập khẩu 6 tiểu đoàn S-400, sẽ có 4 hệ thống triển khai bất hợp pháp ở Biển Đông, trong đó:
một hệ thống triển khai ở đá Subi ở quần đảo Trường Sa – Việt Nam, một hệ thống triển khai ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa – Việt Nam, một hệ thống triển khai ở đảo Hải Nam, một hệ thống triển khai ở Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông.
Mạng lưới tên lửa phòng không tầm xa được thiết lập như vậy có thể bao trùm khoảng 90% vùng trời Biển Đông, bất cứ máy bay nào muốn vượt qua đều sẽ nằm trong tầm ngắm của tên lửa phòng không Trung Quốc.
Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 ở căn cứ không quân Hmeymin, Syria
Được biết, trong lúc chờ đợi triển khai và vận hành thành thạo, Trung Quốc có thể tìm cơ hội (tạo cớ) để tuyên bố lập ra (bất hợp pháp) Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Đối với việc Trung Quốc đã lập ra Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông và chưa lập ra Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, trợ lý giáo sư Hoàng Giới Chính thuộc Viện chiến lược, Đại học Đạm Giang cho rằng, lập ra vùng nhận dạng phòng không không thể tùy tiện, cần có cơ sở.
Trong khi đó, theo Hoàng Giới Chính, đến nay, Trung Quốc vẫn chưa công bố “đường cơ sở lãnh hải Biển Đông” và đương nhiên khác với tình hình của Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.
Hoàng Giới Chính chỉ ra, lập ra vùng nhận dạng phòng không liên quan đến sức mạnh tự thân có đủ hay không, “đã vẽ ra thì phải có năng lực để thực hiện”, cộng với về mặt luật biển quốc tế hiện nay, “vẫn không vượt qua được Mỹ và các nước xung quanh”.
Hơn nữa, vấn đề này liên quan đến rất nhiều nước, tình hình lập ra cái gọi là Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông sẽ phức tạp hơn so với Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.
Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 ở căn cứ không quân Hmeymin, Syria
Đinh Thụ Phạm – chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế, Đại học Chính trị quốc lập Đài Loan cho rằng, Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông không phải là vấn đề quân sự đơn thuần, mà còn bao gồm tình hình Biển Đông và vấn đề ngoại giao phức tạp.
Ông cho rằng, Trung Quốc nếu mạo phạm thiết lập, trái lại sẽ ép buộc các nước ASEAN gần gũi với Mỹ, từ đó làm uổng phí các nỗ lực xây dựng quan hệ với các nước ASEAN mà Trung Quốc theo đuổi gần đây. 
Liên quan đến tên lửa S-400 Nga, theo các nguồn tin, Quân đội Nga đã triển khai hệ thống tên lửa này ở căn cứ Hmeymin, Syria. Đây là một biện pháp đáp trả của Nga đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu ném bom Su-24 Nga vào ngày 24 tháng 11 năm 2015. 
Được biết, hệ thống tên lửa này thực sự đã gây lo ngại cho Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và các đồng minh của họ. 
Với quan điểm của bài báo Đài Loan thì Trung Quốc hoàn toàn yếu ớt về mặt luật pháp quốc tế, do đó, đây là điểm yếu mà Việt Nam và các nước cần phải khoét sâu để kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc tiến hành bành trướng lãnh thổ và quân sự hóa Biển Đông.
Quân đội Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở Syria
Những phân tích trên cũng cho thấy, Trung Quốc coi Biển Đông là trọng điểm để triển khai chiến lược, thực hiện mục đích bành trướng bất hợp pháp.
Tình hình hiện nay đã cấp bách và nghiêm trọng, đòi hỏi phải đánh giá lại toàn bộ tình hình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc và đưa ra các biện pháp ứng phó đầy đủ. 
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trung-Quoc-mua-ten-lua-S400-de-lap-Vung-nhan-dang-phong-khong-Bien-Dong-post163729.g
d

Nga sẽ dùng bom xung mạch điện từ và Khibiny ở Syria?

Trong thời gian tới, Nga có thể sử dụng vũ khí xung mạch điện từ (EMP) và hệ thống tác chiến điện tử Khibiny để bảo vệ máy bay ở Syria.


Nga se dung bom xung mach dien tu va Khibiny o Syria?

Nga tiếp tục tố Mỹ có liên quan vụ bắn rơi Su-24

Trả lời câu hỏi, Lầu Năm Góc có thể đưa máy bay tác chiến điện tử, có khả năng chống radar EA-18 Growler tới căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ bảo vệ máy bay của mình trên bầu trời Syria như thế nào, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, nước này sẽ sử dụng hàng loạt thiết bị tác chiến điện tử tiên tiến.

Theo các nhà phân tích Nga, loại máy bay Mỹ được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn hệ thống phòng không này sẽ phải đối phó với các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumf mà nước này đã triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia của Syria, sau vụ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy Su-24 của Nga đang tấn công tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho biết, động thái mới của Mỹ đối với Nga không có gì đáng ngạc nhiên. Mỹ và các nước NATO đang liên tục giám sát hành động của không quân Nga ở Syria bằng đủ mọi loại phương tiện vũ trụ, tình báo trên không và mặt đất.

Trả lời phỏng vấn cổng thông tin defence.ru, vị chuyên gia này khẳng định, một số dữ liệu tình báo của Nga cho thấy, trong vụ máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Nga, không phải không có sự tham gia của quân đội Mỹ.

Ngoài việc báo trước các số liệu về đường bay và thời gian bay qua biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ để máy bay tiêm kích F-16 của không quân nước này có sự chuẩn bị trước, bay từ căn cứ không quân Diyarbakir ra phục sẵn ở gần biên giới, rất có thể Washington còn chỉ dẫn chi tiết thêm cho Ankara.

Nga se dung bom xung mach dien tu va Khibiny o Syria?
Vũ khí xung mạch điện từ có khả năng phá hủy các hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, điều khiển vũ khí của kẻ địch

Trước thời điểm 2 chiếc Su-24 tiến hành không kích ở khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24 tháng 11, một chiếc máy bay Boeing E-3 của Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Preveza ở Hy Lạp. Chiếc E-3A thứ hai của Saudi Arabia cất cánh từ căn cứ không Riyadh.

Rất có thể là cả hai máy bay này cùng thực hiện một nhiệm vụ chung là xác định vị trí chính xác của máy bay không quân Nga. Sau đó, hai chiếc E-3 đã chuyển giao các dữ liệu cụ thể về máy bay Su-24M2 cho cặp máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ để họ đợi sẵn ở điểm chuyển hướng của máy bay Nga.

Sau đó, 2 máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bay vượt vào không phận Syria khoảng 2km, trong thời gian 40 giây để phóng tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9M Sidewinder vào đuôi máy bay Nga, từ khoảng cách 4-6 km.

Nga có thể sử dụng vũ khí xung mạch điện từ và Khibiny

Ông Alexei Leonkov cho biết, sự việc này có thể ngăn chặn được, nếu như Su-24 được lắp đặt các thiết bị tác chiến điện tử. Tuy nhiên, 2 chiếc máy bay này đang làm nhiệm vụ tấn công vào các mục tiêu mặt đất của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, hơn nữa Nga không ngờ đến đòn đánh trộm hèn mạt nên chỉ mang bom và tên lửa đối đất.

Ông nhấn mạnh, nếu có máy bay tiêm kích đa năng Su-30SM, trang bị hệ thống tác chiến điện tử "Khibiny-U" bay yểm trợ thì máy bay Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị vô hiệu hóa.

Khibiny có hình dạng của một quả ngư lôi nhỏ bé gắn ở đầu cánh hoặc dưới bụng của máy bay chiến đấu, khiến cho những chiếc máy bay này trở lên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu trên không và hệ thống phòng không hiện đại của đối phương.

Sau khi máy bay nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và che các máy bay chiến đấu với sự bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25-30 lần.

Khibiny là hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất của Nga và sẽ được lắp cho tất cả các máy bay tương lai của Nga.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, từ nay trở đi, tất cả các phi vụ máy bay tấn công các mục tiêu mặt đất của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria sẽ chỉ được thực hiện với sự yểm trợ của máy bay chiến đấu.

bất cứ mọi mục tiêu gây nguy hiểm cho máy bay của Nga sẽ bị các tiêm kích này và hệ thống tên lửa S-400 triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria tiêu diệt.

Chuyên gia Alexei Leonkov cũng không loại trừ khả năng để chống máy bay tác chiến điện tử của Mỹ (hoặc các nước bất kỳ khác), Nga có thể sử dụng vũ khí mới là vũ khí xung mạch điện từ (EMP) mà nước này đã chế tạo thành công ngay từ đầu thế kỷ này.

 
Hệ thống gây nhiễu L-175VE Khibiny trang bị trên máy bay ném bom tiền tuyến Su-34.

Nguyên tắc hoạt động của vũ khí xung mạch điện từ là khi phát nổ, nó sẽ tạo ra một trường điện từ cực lớn, phá hủy các lưới điện, gây nghẽn mạch và phá hủy về mặt vật lý các thiết bị điện tử trong phạm vi tác chiến, gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng cho các thiết bị chỉ huy, điều khiển.

Sóng điện từ được truyền với vận tốc ánh sáng sẽ sẽ dễ dàng làm đoản mạch và đốt cháy các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc hoặc các hệ thống chỉ huy-điều khiển vũ khí. Khi các hệ thống này bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí bị vô hiệu hóa.

Ngay từ năm 2001, tại triển lãm ở Malaysia Nga đã giới thiệu mô hình hoạt động của vũ khí xung mạch điện từ, có tính năng gây nhiễu nghiêm trọng cho các hệ thống định vị ở khoảng cách tới 40 km.

Ở khoảng cách gần hơn là 12-14km, xung điện từ có khả năng hoàn toàn vô hiệu hóa các thiết bị điện tử của máy bay và bất cứ thành phần điện tử nào, kể cả những thiết bị điện chuyên đảm bảo cho hoạt động của động cơ trên các máy bay chiến đấu hiện đại.

Nếu Nga triển khai các hệ thống vũ khí này ở Syria, nước này có thể ngăn cản bất bất kỳ mọi thiết bị bay nào cố gắng cản trở hoạt động của không quân Nga.

Thiên Nam

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nga-se-dung-bom-xung-mach-dien-tu-va-khibiny-o-syria-3293579/?paged=2

Chiến tranh điện tử âm thầm tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ?

Sau khi Nga đưa tên lửa S-400 đến Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hệ thống KORAL áp sát Syria và cuộc chiến điện tử đã bắt đầu.


Tình báo Israel tiết lộ sau vụ bắn máy bay, quân đội Nga đã triển khai các hệ thống chiến tranh điện tử cả trên bầu trời và dưới mặt đất tại Syria để chống phá các chuyến bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Phản ứng lại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lắp đặt hệ thống chiến tranh điện tử KORAL dọc biên giới miền nam sát Syria.

Như vậy, cả lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang dùng thiết bị điện tử để làm nhiễu radar và tên lửa của nhau. Tuy nhiên tình báo Israel đánh giá hệ thống của Nga có sức mạnh vượt trội.

Nga có thể khiến phương Tây tê liệt

Trang web tin tình báo Israel DEBKAfile cho biết, việc Nga triển khai tên lửa phòng không S-400 ở căn cứ không quân Khmeimin gần thành phố Latakia, cộng với hệ thống chiến tranh điện tử của nước này, đã biến phần lớn Syria trở thành một vùng cấm bay do Moscow kiểm soát.

Theo nguồn tin này, Nga đưa tên lửa S-400 đến Syria hôm 25/11. Và kể từ thời điểm đó, lực lượng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng chiến dịch không kích IS ở Syria.

Chien tranh dien tu am tham tai bien gioi Tho Nhi Ky?
Hình ảnh được cho là hệ thống Krasukha-4 tại Syria.

Ngoài ra, tình báo Israel tiết lộ sau vụ bắn máy bay, quân đội Nga đã triển khai các hệ thống chiến tranh điện tử cả trên bầu trời và dưới mặt đất tại Syria để chống phá các chuyến bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong số đó có hệ thống Krasukha-4.

Sức mạnh của hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 có vẻ như đang phát huy hiệu quả. Trong bài trả lời phỏng vấn trên trang Defense News, Trung tướng Hodges, Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, thừa nhận Krasukha-4 đã gây ra nhiều khó khăn cho đối thủ khi chúng được triển khai tại miền Đông Ukraine.

"Chất lượng của hệ thống tác chiến điện tử mà Nga từng triển khai ở miền Đông Ukraine không phải là thứ mà bạn dễ dàng phát triển và sở hữu. Người Nga đang có bước tiến trong quá trình hiện đại hóa phương thức tác chiến này. Họ đã thành công trong việc ngăn chặn hoàn toàn hệ thống liên lạc ở khu vực Donbass", Tướng Hodges thừa nhận.

Hệ thống Krasukha-4 được thiết kế để hạ gục các mục tiêu trên không như máy bay không người lái hoặc tên lửa dẫn đường radar thông qua phương pháp gây nhiễu điện từ. Thậm chí, nó còn đủ mạnh để vô hiệu hóa các vệ tinh do thám bay ở quỹ đạo thấp của trái đất cũng như phá hủy vĩnh viễn hệ thống vô tuyến điện tử của mục tiêu.

Tầm tác chiến hiệu quả của Krasukha-4 đạt từ 150km tới 300 km. Tuy nhiên, nó nằm trên một hệ thống di động nên Nga có thể thay đổi linh hoạt vị trí của Krasukha-4. Thiết bị này được coi là sát thủ của hệ thống chiến tranh điện tử đối phương.

Hệ thống này không chỉ có khả năng che giấu các hoạt động của quân đội Nga mà còn theo dõi vũ khí NATO cũng như hệ thống điện tử mà khối quân sự này sử dụng.

Từ đó, Krasukha-4 dễ dàng vô hiệu hóa hoặc làm gián đoạn quá trình thu thập thông tin tình báo của đối phương. Máy bay không người lái do thám là mục tiêu dễ bị tổn thương nhất bởi Krasukha-4.

Ngoài Krasukha-4, những máy bay Nga đang hiện diện tại Syria cũng đã được tích hợp khả năng trinh sát và đối kháng điện tử hoạt động rất hiệu quả như Su-34 cùng với 1 chiếc máy bay trinh sát chuyên dụng cỡ lớn Il-20M. Ngoài ra, Moscow còn triển khai tàu trinh sát điện tử ngoài khơi Syria...

Vì vậy, phương Tây và cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận rằng hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 và loạt hệ thống tác chiến của Nga tại Syria là một phần của "cuộc chơi".

Thổ Nhĩ Kỳ không chịu kém cạnh

Theo DEBKAfile, ở chiều ngược lại, NATO có thể sử dụng các biện pháp chống điện từ (ECCM). Tuy nhiên, các biện pháp này đòi hỏi NATO chuyển sang sử dụng tần số khác, hoặc hướng các ăng-ten khỏi nguồn gây nhiễu.

"Dĩ nhiên, NATO có đủ khả năng phá nhiễu hệ thống radar theo dõi của Nga, từ đó có thể hạn chế khả năng bị lộ vị trí của các máy bay trinh sát. Tuy nhiên, quá trình này sẽ hiệu quả hơn khi NATO có căn cứ ở Syria.

Hệ thống chiến tranh điện tử KORAL của Thổ Nhĩ Kỳ.

Phản ứng trước việc triển khai S-400 và những hệ thống tác chiến điện tử của Nga tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho lắp đặt hệ thống chiến tranh điện tử KORAL dọc biên giới miền nam sát Syria.


Hệ thống gây nhiễu radar cơ động KORAL là khí tài mới nhất được bổ sung cho năng lực tác chiến điện tử của Thổ Nhĩ Kỳ. Được thiết kế và sản xuất trong nước, hệ thống phòng thủ/tấn công điện tử này có khả năng làm nhiễu và đánh lừa các radar thông thường cũng như tinh vi của đối phương.

KORAL đồng thời có thể phân tích nhiều tín hiệu mục tiêu theo nhiều dải tần số, tự động phát đi phản ứng thích hợp nhờ bộ nhớ tần số radio kỹ thuật số (DRFM).

Có tầm hoạt động hiệu quả khoảng 150km, KORAL được khẳng định có thể làm nhiễu và đánh lừa bất kỳ hệ thống radar trên bộ, trên biển và trên không nào. Hệ thống mới này có thể làm giảm khả năng nhận biết tình huống của Nga, và gây “mù” cho các hệ thống vũ khí.

Dù được trang bị những hệ thống đối kháng điện tử hiện đại nhưng phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ đang thực sự lúng túng trước sức mạnh công nghệ chiến trang điện tử của Nga.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chien-tranh-dien-tu-am-tham-tai-bien-gioi-tho-nhi-ky-3293563/?paged=2