Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Đảo, đá ở Hoàng Sa, Trường Sa và những toan tính nham nhiểm của TQ

Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp, xây dựng tới 6 đá ngầm ở quần đảo Trường Sa-Việt Nam, mục đích là đẩy Hạm đội Mỹ ra khỏi Biển Đông.
Trung Quốc có ý đồ xây dựng căn cứ hải, không quân ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam?!
Tờ "Nghiên cứu quân sự" Nhật Bản tháng 1 đăng bài viết của chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc Saburo Tanaka có nhan đề "Trung Quốc xây dựng căn cứ liên hợp hải, không quân ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa". Nội dung bài viết như sau:
Tờ "Kanwa Defense Review" Canada tháng 10 dẫn nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết, Hải quân Trung Quốc đang có kế hoạch tiến hành hoạt động lấn biển (bất hợp pháp) trên 2 "hòn đảo" trở lên.
Tổng diện tích chôn lấp tương đương với kích cỡ 2 hòn đảo Diego Garcia. Diện tích đảo Diego Garcia là 270.000 m2, toàn đảo được bao quanh bởi đá san hô. Hoạt động lấn biển ở Biển Đông giống như mở rộng đảo Diego Garcia.
Theo tờ "Kanwa Defense Review", Trung Quốc đang chuyển Vùng nhận dạng phòng không và thiết bị khai thác biển xuống phía nam, đồng thời cũng đã phê chuẩn kế hoạch lấn biển ở Biển Đông. Nguồn tin này cho rằng, đảo do Hải quân Trung Quốc tiến hành bồi đắp là 2 đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, tổng hợp các loại thông tin, đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp, xây dựng rất có thể gồm có 6 trong số "8 đá ngầm mà họ kiểm soát thực tế" như đá ngầm Gaven, đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Tư Nghĩa, đá Chữ Thập, đá Én Đất (trừ đá Subi, đá Vành Khăn). Trung Quốc bồi đắp nhiều đá ngầm như vậy thì họ muốn gì?
Từ cuối năm 2013 trở đi, Trung Quốc tiến hành hoạt động lấn biển, đắp đất trên 8 đá ngầm "kiểm soát thực tế", muốn xây đảo nhân tạo. Từ công trình bằng gỗ khổng lồ như vậy sẽ thấy, Trung Quốc muốn thông qua xây dựng căn cứ liên hợp hải, không quân trên đảo nhân tạo, một mặt áp chế các nước ở Biển Đông, một mặt triển khai máy bay ném bom H-6 lắp tên lửa hành trình siêu âm, đe dọa căn cứ quân Mỹ ở Australia.
Hoạt động lấn biển của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông đẩy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ra khỏi Biển Đông, có thể ngăn cản Hạm đội Thái Bình Dương tiến đến phía bắc eo biển Malacca, hoặc từ Thái Bình Dương đi qua biển Sulawesi tiến vào Biển Đông. Hải quân Trung Quốc dường như rất coi trọng việc Quân đội Mỹ tái triển khai ở Australia.
Công trình lấn biển của Trung Quốc rõ ràng là muốn xây dựng sân bay ở trên đá ngầm để triển khai máy bay ném bom. Căn cứ là "Bản thiết kế nghiên cứu công trình lấn biển Biển Đông" do Trung Quốc công khai gần đây, phía bên trên có thể nhìn thấy rõ mô hình của H-6. Mục đích xây dựng sân bay máy bay ném bom H-6 trên đảo này rõ ràng là muốn sử dụng tên lửa hành trình tầm xa lắp trên H-6 để tấn công căn cứ ở Australia.
Tờ "Kanwa Defense Review" cho rằng, hoạt động lấn biển của Trung Quốc được thúc đẩy rất nhanh, theo tốc độ xây dựng hiện nay, trong 2 - 3 năm là có thể hoàn thành sân bay và hạ tầng cơ sở trên đảo.
Trong công trình lấn biển này rõ ràng là một phần trong cuộc đối đầu với chính sách quay trở lại châu Á của Mỹ, muốn tiếp tục duy trì chính sách cân bằng chiến lược của Hải, Không quân Trung Quốc.
Ngoài ra, "Kanwa Defense Review" tháng 10 cũng đã xuất bản một bài viết mang tên "Căn cứ liên hợp hải, không quân đang xây dựng ở Biển Đông" cho rằng, Trung Quốc xây dựng rầm rộ ở một số đá ngầm trên Biển Đông, mở rộng tương đương với 17 sân bóng đá.
Đồng thời, Viện thiết kế 9 của Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã đưa ra bản thiết kế "Dự án nghiên cứu dự trữ công nghệ đá ngầm Biển Đông", bản thiết kế này rõ ràng là phương thức xây dựng căn cứ liên hợp hải, không quân, hầu như chính là "tàu sân bay không chìm".
Các trang mạng nhà nước Trung Quốc hoàn toàn không nói rõ lúc nào xây dựng "tàu sân bay không chìm" như vậy. Nhưng, toàn bộ thiết kế đã tương đối cụ thể, phương hướng thi công rất giống công trình lấn biển tiến hành ở đá Gạc Ma hiện nay. Mạn tây của đá ngầm đã xây dựng đường băng của sân bay ngang, điều đáng chú ý nhất là mạn tây của đường băng đã đậu 2 máy bay ném bom tầm xa H-6.
Từ bản quy hoạch có thể nhìn thấy phía đông của đá ngầm là công trình phát điện bằng sức gió và 1 quân cảng, bên ngoài đã xây dựng đê chắn sóng cỡ nhỏ. 2 bên tàu có thể lần lượt đậu 1 tàu khu trục và 1 tàu chiến mặt nước cỡ vừa và nhỏ, bến tàu cũng đã bố trí 2 cần trục, điều này có nghĩa là nó sẽ có khả năng sửa chữa, bảo trì.
Trên đá ngầm còn có các khu cảng 5.000 tấn và 50.000 tấn. Ngoài ra còn có chỗ cất hạ cánh máy bay trực thăng. Đường băng dài ít nhất 2.500 m, tiêu chuẩn xây dựng đường băng của máy bay ném bom H-6 và máy bay chiến đấu khác nhau, xây dựng đường băng của H-6 cần bên tông chắc chắn hơn.
Đảo nhân tạo hầu như có 2 đường băng, một dùng cho cất hạ cánh máy bay ném bom cỡ lớn, một dùng cho máy bay chiến đấu, trên bãi hạ cánh còn có 5 khu có thể đậu nhiều nhất 6 máy bay ném bom H-6. Giữa 2 đường băng tổng cộng có 23 khu, khi cần thiết còn có thể chứa máy bay chiến đấu.
Máy bay ném bom tầm xa H-6K Trung Quốc
Đây là một đảo nhân tạo tương đối lớn, điều đặc biệt gây ngạc nhiên là cũng đã thiết kế đường băng có thể cất hạ cánh máy bay ném bom, điều này có nghĩa là Không quân Trung Quốc cuối cùng dự định lợi dụng đảo nhân tạo như đá Gạc Ma để cất hạ cánh H-6, hành trình của H-6 đạt 6.000 km, có thể lắp 6 tấn bom, tên lửa hành trình, bán kính tác chiến là 1.800 km, tốc độ cao nhất 1.050 km, tốc độ tuần tra 0,75 Mach. H-6K là loại mới nhất của nó, có thể mang theo 6 quả tên lửa hành trình tầm bắn 2.000 km.
H-6 phiên bản hải quân cũng có thể mang theo các tên lửa không đối hạm như YJ-83, YJ-12, tầm bắn đều trên 200 km. Bán kính tác chiến như vậy có thể dễ dàng phong tỏa eo biển Malacca. Một khi có sự, Quân đội Mỹ ở miền bắc Australia sẽ bị tấn công.
Trung Quốc xây dựng căn cứ máy bay ném bom H-6 trên Biển Đông phải chăng để chuẩn bị sử dụng tên lửa hành trình tầm xa tấn công mục tiêu căn cứ quân Mỹ ở lãnh thổ Australia trong thời chiến? Đây là một vấn đề đáng chú ý.
Đá Gạc Ma cách miền bắc Australia 3.200 km, căn cứ vào bán kính tác chiến 1.800 km của H-6, phối hợp với tên lửa hành trình tầm bắn 2.000 km, có thể hoàn thành tấn công căn cứ quân Mỹ ở miền bắc Australia là sự kiềm chế quan trọng đối với chính sách "quay trở lại châu Á" của Quân đội Mỹ.
Trên đảo cũng đã xây dựng 6 nhà chứa máy bay đóng kín, rõ ràng là muốn đậu 1 biên đội máy bay chiến đấu tính năng cao để cung cấp nhiệm vụ hộ tống cho H-6 trong thời chiến. Trong một bản thiết kế khác, còn cho thấy Trung Quốc chuẩn bị xây dựng 2 kho dự trữ nước ngọt, 1 bến nước sâu lớp chục nghìn tấn và đường băng máy bay dài 3.500 m.
Hiện nay hoàn toàn không rõ Trung Quốc dự định xây dựng mấy "tàu sân bay không chìm" tương tự ở Biển Đông, ngoài ra một đá ngầm khác thích hợp cho xây dựng "tàu sân bay không chìm" như vậy là đá Vành Khăn, Trung Quốc đã xây dựng 5 chòi gác và 1 cụm công trình bê tông dài 43 m, rộng 29 m ở đá ngầm này. Đá Vành Khăn từ đông sang tây dài 8.900 m, từ bắc đến nam rộng 6.000 m, cách miền nam Philippines chỉ có 244 km, cách Brunei 548 km.
Bất kể là thi công "tàu sân bay không chìm" ở đá Vành Khăn hay đá Gạc Ma, toàn bộ miền nam Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore đều sẽ nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa hành trình lắp trên máy bay ném bom H-6. Đặc biệt là Singapore, Quân đội Mỹ đã triển khai tàu tuần duyên ở đó. Trong tương lai Trung Quốc chắc chắn sẽ xây dựng thêm trạm radar đối không, đối hải tầm xa, thậm chí các loại công trình nghe lén ở căn cứ hải, không quân này.
Trong bản thiết kế "Dự án nghiên cứu dự trữ kỹ thuật đá ngầm Biển Đông" có một tháp giám sát sân bay, hoàn toàn không phát hiện sự tồn tại của radar, trận địa phòng không, nhưng đây chỉ là một bản thiết kế kỹ thuật, nếu thực sự xây dựng căn cứ quân sự thì chắc chắn sẽ xây dựng thêm cơ sở phòng không.
Khu cảng 5.000 tấn còn có nghĩa là có thể đậu bất cứ tàu chiến mặt nước cỡ lớn nào (bao gồm tàu vận tải đổ bộ Type 071) của Trung Quốc hiện nay, trừ tàu sân bay Liêu Ninh. Mặc dù là "tàu sân bay không chìm", nhưng hoàn toàn không có nghĩa là căn cứ hải, không quân trên những "hòn đảo" này sẽ "vững như thành đồng".
2 đá ngầm trên cách thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam khoảng 850 km, nằm trong bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 Việt Nam. Một khi có sự, Quân đội Việt Nam và Quân đội Mỹ có thể tấn công trước căn cứ máy bay ném bom trên những đá ngầm này.
3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Dao-da-o-Hoang-Sa-Truong-Sa-va-nhung-toan-tinh-nham-nhiem-cua-TQ-post155127.gd 

Báo Mỹ: TQ mua 6 tiểu đoàn S-400 của Nga để đối phó Nhật Bản, Việt Nam

Trung Quốc trước tiên sẽ triển khai hệ thống tên lửa S-400 nhằm vào Đài Loan, tiếp theo là nhằm vào Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, tầm bắn xa nhất là 400 km.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 26 tháng 1 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 25 tháng 1 đăng bài viết "Trung Quốc nhận được hệ thống tên lửa Nga" cho rằng, Nga gần đây tiết lộ, đã đồng ý bán 6 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400 mới cho Trung Quốc.
Mỗi tiểu đoàn tên lửa sẽ tiêu tốn 500 triệu USD, bao gồm chi phí huấn luyện cùng với linh kiện/phụ tùng và tên lửa bổ sung. Mỗi tiểu đoàn tên lửa S-400 có 8 thiết bị bắn, mỗi thiết bị bắn lắp 2 quả tên lửa, cộng thêm 1 trung tâm điều khiển, 1 bộ radar và 16 quả tên lửa sẵn sàng bắn, tất cả trang bị đều là kiểu cơ động.
Năm 2010, Nga đã triển khai tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 đầu tiên ở thủ đô Moscow. Tên lửa phòng không S-400 tương tự hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ, đặc biệt cân nhắc đến ứng phó với công nghệ gây nhiễu điện tử có thể có hoặc đang phát triển của Mỹ.
Ngoài ra, loại tên lửa này có thể tích lớn, tầm bắn xa hơn, chi phí chế tạo cũng rất đắt đỏ. Nga vào năm 2011 bắt đầu tìm kiếm xuất khẩu, tiêu thụ. Tên lửa S-400 nặng 1,8 tấn, dài 8,4 m, đường kính khoảng 50 cm.
Tầm bắn của loại tên lửa này là 400 km, có thể bắn trúng mục tiêu cao 10.000 m. Đầu đạn tên lửa nặng 145,5 kg. Phạm vi quét của radar tìm kiếm mục tiêu là 700 km. Tuổi thọ sử dụng của hệ thống tên lửa S-400 là 15 năm, sau đó cần tiến hành tu sửa.
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Nga
Tầm bắn của tên lửa S-400 gấp hơn 2 lần so với tên lửa Patriot của Mỹ, trọng lượng cũng gấp đôi của Mỹ, nghe nói có thể dò tìm máy bay tàng hình. Hệ thống tên lửa S-400 còn có năng lực phòng thủ tên lửa, nhưng giới hạn ở đánh chặn những tên lửa đạn đạo có tầm bắn khá ngắn (3.500 km) cách 60 km so với thiết bị bắn tên lửa S-400 (cự ly bắn). Điều này có nghĩa là, nó có thể đánh chặn tên lửa bay tới với tốc độ 5.000 m/giây.
Hệ thống tên lửa S-400 trên thực tế có hai loại tên lửa, trong đó một loại thể tích khá nhỏ, tầm bắn khá ngắn (120 km). Giống như hệ thống tên lửa S-300, mỗi thiết bị bắn tên lửa S-400 sẽ triển khai 4 quả tên lửa loại này. Tên lửa có thể tích khá lớn trên thực tế cũng có 2 loại, một loại có tầm bắn 250 km, một loại khác chi phí chế tạo đắt đỏ, có tầm bắn 400 km.
Tên lửa S-400 chưa trải qua chiến đấu thực tế, nhưng cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, các cuộc thử nghiệm của hệ thống tên lửa này cho thấy, nó là một loại vũ khí phòng không mạnh.
Quân đội Nga có kế hoạch trước năm 2015 mua tới 200 thiết bị bắn tên lửa S-400 (mỗi thiết bị bắn trang bị 2 - 4 quả tên lửa), và từng bước đào thảo hệ thống tên lửa kiểu cũ S-300 và S-200. Điều này có nghĩa là, đến năm 2017 Nga sẽ triển khai ít nhất 18 tiểu đoàn tên lửa S-400, đến năm 2020 sẽ triển khai 56 tiểu đoàn tên lửa (hoặc 28 tiểu đoàn tên lửa lớn, mỗi tiểu đoàn tên lửa lớn có 2 tiểu đoàn tên lửa nhỏ).
Trung Quốc có kế hoạch triển khai tiểu đoàn tên lửa S-400 đầu tiên đối diện với Đài Loan. Tiếp theo, tiểu đoàn tên lửa này có thể bao trùm toàn bộ không phận Đài Loan. Trung Quốc sẽ triển khai tiểu đoàn tên lửa đối phó với Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện có của Lực lượng phòng không Trung Quốc, mua của Nga

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-My-TQ-mua-6-tieu-doan-S400-cua-Nga-de-doi-pho-Nhat-Ban-Viet-Nam-post155129.g
d

TQ vẫn sơn phù hiệu máy bay chiến đấu giống của Việt Nam làm "quân xanh"

Do quan hệ Trung-Đài ấm lên, Quân đội Trung Quốc tập trung quan tâm hơn tới Biển Đông, vai trò của không quân Đại quân khu Quảng Châu tăng lên như Toại Khê.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc 2014
Mạng "Kanwa Defense Review" Canada ngày 25 tháng 1 đăng bài viết phân tích vấn đề đơn vị không quân nào của Quân đội Trung Quốc sẽ tiếp nhận lô máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên.
Theo bài viết, nếu hai bên Trung-Nga ký kết hợp đồng cuối cùng trước năm 2015, Nga có thể sẽ bắt đầu chế tạo máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc từ năm 2016, bàn giao lô Su-35 đầu tiên cho Trung Quốc vào khoảng năm 2017 - 2018.
Bài viết cho rằng, từ kinh nghiệm của Nga, đơn vị đầu tiên tiếp nhận máy bay chiến đấu Su-35 là Trung tâm huấn luyện bay không quân nằm ở Lipetsk, như vậy lô máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên của Trung Quốc cũng có khả năng sẽ trước hết cung ứng cho Trung tâm huấn luyện chiến thuật Quảng Châu.
Còn về lực lượng tác chiến, Kanwa suy đoán đơn vị có triển vọng nhất tiếp nhận trước tiên máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Trung Quốc là các trung đoàn hiện đã trang bị Su-30MKK, tức là trung đoàn 9 sư đoàn 3, trung đoàn 85 sư đoàn 29, trung đoàn 54 sư đoàn 18.
Tờ "Kanwa Defense Review" đã tiến hành đưa nhiều tin về đàm phán giao dịch Su-35 giữa Trung-Nga, nếu tất cả tiến triển thuận lợi, hai bên sẽ ký kết hợp đồng cuối cùng trước năm 2015. Cùng năm, nhà máy chế tạo máy bay Komsomolsk Amur sẽ hoàn thành sản xuất lô 48 máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên cho Không quân Nga.
Vì vậy, nhà máy chế tạo này có thể bắt đầu chế tạo máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc vào năm 2016. Lô máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên sẽ bàn giao cho Trung Quốc vào năm 2017 - 2018.
Từ quá trình Không quân Trung Quốc tiếp nhận máy bay chiến đấu Su-30MKK và J-10 có thể thấy được đơn vị không quân nào của Không quân Trung Quốc có thể trang bị lô máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên. Đến nay, nội bộ Không quân Trung Quốc có thể còn chưa quyết định do đơn vị không quân nào tiếp nhận trước những máy bay chiến đấu Su-35 này.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc 2014
Nhiều năm qua, Kanwa thông qua hình ảnh vệ tinh luôn thường xuyên theo dõi tình hình các căn cứ không quân tốt nhất của Không quân Trung Quốc, hơn nữa cho đến nay còn chưa có dấu hiệu cho thấy công trình những sân bay này được nâng cấp quy mô lớn. Vì vậy, hiện là lúc tranh giành kịch liệt máy bay Su-35.
Yêu cầu tiếp nhận máy bay chiến đấu kiểu mới của đơn vị Không quân Trung Quốc được khái quát ở dưới đây. Hiện nay, cần xem tình hình máy bay chiến đấu Su-30MKK.
Thứ nhất, phải đáp ứng được nhu cầu của hành động tác chiến, đặc biệt là hành động nhằm vào Đài Loan. Đại quân khu Nam Kinh trước tiên tiếp nhận máy bay chiến đấu Su-30MKK, sau đó là Đại quân khu Quảng Châu.
Lô máy bay chiến đấu Su-30MKK đầu tiên đến sư đoàn 3 An Huy vào tháng 12 năm 2000. Máy bay chiến đấu Su-30MKK bàn giao sau năm 2003 đã phân phối cho sư đoàn 18 Đại quân khu Quảng Châu và sư đoàn 29 Đại quân khu Nam Kinh.
Thứ hai, phải đáp ứng yêu cầu quá độ của loại hình máy bay chiến đấu. Su-30MKK là một loại máy bay chiến đấu đa năng. Trước đó, Không quân Trung Quốc chưa hề từng có chủng loại máy bay chiến đấu này. Vì vậy, trong tình hình chung sẽ do sư đoàn hoặc trung đoàn máy bay chiến đấu tốt nhất tiếp nhận máy bay chiến đấu đa năng mới.
Đơn vị không quân trước tiên tiếp nhận máy bay chiến đấu J-10 là sư đoàn máy bay chiến đấu J-7 hiện nay, đơn vị máy bay tấn công Q-5 luôn tiếp nhận máy bay chiến đấu ném bom JH-7A Phi Báo mới.
Máy bay chiến đấu Su-30 của lực lượng không quân Đại quân khu Quảng Châu, Quân đội Trung Quốc sơn màu., gắn logo, phù hiệu mô phỏng máy bay của Không quân Việt Nam làm "quân xanh" để huấn luyện (ảnh tư liệu). Việc làm này có nghĩa là quân đội TQ coi quân đội Việt Nam là đối tượng tác chiến.
Thứ ba, phải là một đơn vị có kinh nghiệm sử dụng máy bay chiến đấu dòng Su. Ví dụ, Su-30MKK trước tiên triển khai cho sư đoàn 3, sư đoàn 3 cũng là đơn vị đầu tiên tiếp nhận máy bay chiến đấu Su-27.
Su-35 giống như Su-30MKK, cũng là một loại máy bay chiến đấu đa năng. Trong nội bộ Không quân Nga, đơn vị đầu tiên tiếp nhận máy bay chiến đấu Su-35 là Trung tâm huấn luyện bay không quân nằm ở Lipetsk. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì tất cả máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Nga đều được phân phối trước ở đó.
Trung tâm huấn luyện chiến thuật ở Quảng Châu Trung Quốc tương tự như Trung tâm huấn luyện bay không quân của Nga, vì vậy, lượng nhỏ máy bay chiến đấu Su-35 có thể phân phối trước cho trung tâm huấn luyện chiến thuật Quảng Châu cũng có lý.
Nhưng, Trung Quốc có kế hoạch chỉ nhập khẩu 24 máy bay chiến đấu Su-35 chỉ đủ cho một trung đoàn bay sử dụng, như vậy những máy bay Su-35 này được phân phối như thế nào? Sư đoàn 18 ở Trường Sa chỉ có 19 máy bay chiến đấu Su-30MKK, bởi vì một phần Su-30 đã bố trí cho Trung tâm huấn luyện chiến thuật Quảng Châu. Vì vậy, Kanwa dự tính số lượng máy bay chiến đấu Su-35 mà đơn vị tác chiến Không quân Trung Quốc triển khai có thể ít hơn 24 chiếc.
Hiện nay, nhìn vào tình hình triển khai máy bay chiến đấu Su-35, lô máy bay chiến đấu Su-35 thứ hai của Nga bàn giao cho trung đoàn hàng không chiến đấu 23 đóng ở căn cứ không quân Dzyomgi vào ngày 12 tháng 2 năm 2014. Trung đoàn hàng không chiến đấu 23 trước đây có kinh nghiệm bay máy bay chiến đấu Su-27SM. Máy bay chiến đấu đa năng Su-27SM là phiên bản nâng cấp của Su-27S, cho nên trung đoàn hàng không chiến đấu 23 tiếp nhận Su-35 cũng chẳng có gì lạ.
Máy bay chiến đấu Su-30 của lực lượng không quân Đại quân khu Quảng Châu, Quân đội Trung Quốc sơn màu, logo mô phỏng  Không quân VN để huấn luyện (ảnh tư liệu)
Vì vậy, Kanwa suy đoán đơn vị có triển vọng và có điều kiện nhất tiếp nhận trước tiên máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Trung Quốc là trung đoàn hiện đã trang bị máy bay Su-30MKK, tức là trung đoàn 9 sư đoàn 3, trung đoàn 85 sư đoàn 29, trung đoàn 54 sư đoàn 18. Chỉ có kinh nghiệm bay Su-30MKK, bay Su-35 mới sẽ không quá khó khăn. Một phương diện khác cần cân nhắc chính là Đại quân khu Nam Kinh và Đại quân khu Quảng Châu vẫn có ưu thế.
Trong 3 trung đoàn này, trung đoàn nào sẽ tiếp nhận trước tiên máy bay chiến đấu Su-35? Căn cứ vào nhu cầu tác chiến, trung đoàn 9 sư đoàn 3 đương nhiên là sự lựa chọn đầu tiên, bởi vì trung đoàn này trực tiếp đối mặt với eo biển Đài Loan, đồng thời vươn ra biển Hoa Đông.
Ngoài ra, trung đoàn 9 sư đoàn 3 là đơn vị đầu tiên có kinh nghiệm sử dụng máy bay chiến đấu Su-27SK và Su-30MKK. Về vị trí của trung đoàn, căn cứ không quân Vu Hồ có phân xưởng sửa chữa máy bay chiến đấu dòng Su tốt nhất của Quân đội Trung Quốc, công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy bay chiến đấu Su-35 trong tương lai sẽ còn phân phối cho căn cứ này. Vì vậy, cần bỏ ra rất nhiều tiền để mua thiết bị kiểm tra mới. Nhà máy cung cấp dịch vụ sửa chữa lớn cho máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga vẫn đang xây dựng.
Những năm gần đây, cùng với quan hệ hai bờ dần dần ấm lại, Quân đội Trung Quốc tập trung mối quan tâm nhiều hơn tới Biển Đông. Vì vậy, vai trò của đơn vị không quân của Đại quân khu Quảng Châu bắt đầu trở nên ngày càng quan trọng. Trung đoàn 6 sư đoàn 2 không quân (đóng tại Toại Khê, thành phố Trạm Giang) là đơn vị thứ 2 tiếp nhận máy bay chiến đấu Su-27SK. Đương nhiên, đơn vị tiếp nhận thứ 2 và thứ 3 được lựa chọn còn có thể bao gồm trung đoàn 54 và trung đoàn 85.
Sau khi nhập khẩu Su-35, số lượng đơn vị trang bị Su-30MKK của Không quân Trung Quốc sẽ gia tăng, bởi vì sau khi một đơn vị tiếp nhận Su-35, chắc chắn chuyển giao Su-30MKK vốn có cho đơn vị không quân khác. Vì vậy, sư đoàn 2 Không quân Trung Quốc phải chăng sẽ tiếp nhận Su-30MKK do Su-35 thay thế là điều đáng quan tâm hơn.
Trung đoàn 6 sư đoàn 2 thuộc Đại quân khu Quảng Châu trang bị 24 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK, triển khai ở căn cứ không quân Toại Khê, Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Có tin cho biết, đơn vị này đã tiến hành huấn luyện bay Su-27 (trong hình) vào đầu tháng 1 năm 2015.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/TQ-van-son-phu-hieu-may-bay-chien-dau-giong-cua-Viet-Nam-lam-quan-xanh-post155128.gd 

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Báo Trung Quốc lại bàn "chiến tranh Trung-Việt" trên Biển Đông

Máy bay Trung Quốc không có cách nào có thể trinh sát được lực lượng tàu ngầm Việt Nam hoạt động tại Cam Ranh.
Chương trình bình luận quân sự "Chiến thắng hải - lục - không" của đài truyền hình tỉnh Cam Túc, đồng thời cũng được phát sóng trên website của đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 24/1/2015 tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc lịch sử về cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam do Bắc Kinh gây ra năm 1979.
Chương trình này đã ca ngợi sư đoàn 127 do Trương Vạn Niên cầm đầu đã tấn công xâm lược biên giới Việt Nam mà ngày nay truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn bịp bợm rằng họ tiến hành cuộc chiến "phản kích tự vệ chống Việt Nam".
Trương Vạn Niên từng cầm đầu sư đoàn 127 xâm lược Việt Nam năm 1979.
Dưới sự chỉ huy của Trương Vạn Niên, từ ngày 17 đến ngày 26 sư đoàn 127 đã tấn công vào cửa khẩu Chi Ma huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn sát hại 850 người Việt Nam. Từ ngày 27/2 đến 2/3 sư đoàn này áp sát thị trấn Lộc Bình, cắt đứt đường số 4 và sát hại 380 người Việt Nam. Từ 3/3 đến 6/3 chúng tấn công vào thị xã Lạng Sơn sát hại 430 người. Từ 6/3 đến 10/3 chúng rút khỏi Lộc Bình và sát hại thêm 430 người Việt.
Chỉ tính riêng dưới tay Trương Vạn Niên sư đoàn 127 Trung Quốc đã sát hại hơn 2100 người Việt và rút quân về nước. Tuy nhiên nhiều khả năng con số này mới chỉ là các chiến sĩ các lực lượng vũ trang của Việt Nam, chưa tính vô số đồng bào già trẻ lớn bé đã bị quân Trung Quốc sát hại tàn bạo - PV.
Truyền thông Trung Quốc cho rằng, sau cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam, sư đoàn 127 do Trương Vạn Niên cầm đầu được ca ngợi là "quả đấm thép" của Bắc Kinh. Trương Vạn Niên sau này lên tới chức Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương thời Giang Trạch Dân và vừa chết cách đây ít hôm - PV.
Sau khi tuyên truyền cho cuộc chiến tranh phi nghĩa, truyền hình Cam Túc và CCTV lại bàn tán đến thực lực quân sự Việt Nam, đặc biệt là không và hải quân.
"Su-30MK2 Việt Nam uy hiếp được chiến hạm, căn cứ quân sự (phi pháp) Trung Quốc ở Biển Đông nhưng không đe dọa được mục tiêu chiều sâu phòng ngự ở Hải Nam, Quảng Đông"
Truyền thông Trung Quốc tuyên truyền, năm 2003, 2009 và 2010 Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Nga tổng cộng 36 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2, hình ảnh chụp chiến đấu cơ này tại căn cứ quân sự Đà Nẵng cho thấy phía Nga đã cơ bản giao hàng. Đài này tuyên truyền, Việt Nam và Trung Quốc gần như đồng thời mua sắm vũ khí của Nga. Năm 1992 khi Trung Quốc ký hợp đồng mua Su-27 của Nga thì Việt Nam cũng gấp rút đặt hàng Moscow loại chiến đấu cơ này.
Báo Trung Quốc tuyên truyền, năm 2003 khi binh chủng không quân trong hải quân Trung Quốc bắt đầu trang bị Su-30MK2 thì trung đoàn 935 sư đoàn 370 của không quân Việt Nam cũng "vội vã" đề nghị mua sắm Su-30MK2. Đài này tuyên truyền, quân đội Việt Nam "chạy đua" vũ khí trang bị với Trung Quốc để "cạnh tranh lợi ích trên Biển Đông"?!
Chiến đấu cơ Việt Nam, hình minh họa.
Truyền thông Trung Quốc tuyên truyền, hiện tại lực lượng Su-30MK2 được Việt Nam biên chế cho 2 trung đoàn chủ lực 923 và 935. Trong đó trung đoàn 923 đóng tại Thọ Xuân, Thanh Hóa với bán kính tác chiến 1000 km của Su-30MK2 đơn vị này có thể tấn công sang tận Quảng Châu, Trung Quốc. Phạm vi mục tiêu của trung đoàn 923 bao gồm tất cả các căn cứ và cảng khẩu quan trọng của hạm đội Nam Hải, Trung Quốc.
Đài truyền hình Cam Túc tuyên truyền tiếp, lực lượng Su-30MK2 còn lại được không quân Việt Nam biên chế cho trung đoàn 935 đóng tại miền Nam Việt Nam, trực diện Biển Đông. Bộ Quốc phòng Việt Nam thường xuyên điều động trung đoàn này tham gia tập trận tấn công tầm xa với mục đích sẵn sàng chiến đấu trên Biển Đông rõ nét.
Chương trình Chiến thắng hải - lục - không còn mới đến trường quay 2 nhà bình luận, Tống Trung Bình và Ngụy Đông Húc. Bình luận về lực lượng Su-30MK2 của Việt Nam, Ngụy Đông Húc cho rằng trình độ sử dụng chiến đấu cơ này của phi công quân sự Việt Nam ở mức "dưới trung bình"?!
Giải thích cho điều này, ông Húc dẫn nguồn tin "chuyên gia Nga" nói rằng, lực lượng phi công quân sự Việt Nam được phái sang Nga đào tạo chỉ được 1/3 hoặc ít hơn vượt qua được các kỳ sát hạch. Chiến đấu cơ Su-30MK2 được thiết kế cho người Nga cao to, còn người Việt Nam thể hình nhỏ bé hơn nên khi ngồi trong buồng lái sẽ bị hạn chế nhiều về các thao tác?!
Ngụy Đông Húc cho rằng Việt Nam ít tiền, mỗi lần tập trận đều chỉ điều động Su-30MK2 cất cánh hạn chế, thời gian bay của phi công không nhiều. Và cũng vì ít tiền nên các tên lửa không đối không, không đối đất đi kèm Su-30MK2 vốn rất đắt đỏ cũng bị hạn chế trong diễn tập bắn đạn thật, hiệu quả không cao?!
Tống Trung Bình thì bình luận, lực lượng Su-30MK2 của Việt Nam có thể uy hiếp nhất định đối với lực lượng chiến hạm Trung Quốc trên Biển Đông cũng như các căn cứ quân sự nước này xây dựng (bất hợp pháp) ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), bởi không quân Việt Nam có ưu thế địa lý, các căn cứ quân sự dọc bờ biển Việt Nam rất gần 2 quần đảo này.
Mặt khác chiến đấu cơ Việt Nam được trang bị một số loại vũ khí tấn công chính xác, bao gồm các tên lửa không đối đất có thể làm tăng mối đe dọa với tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên Tống Trung Bình nói "quan điểm của truyền thông Việt Nam (thực tế là đưa lại từ truyền thông nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc) cho rằng Su-30MK2 có thể tấn công các mục tiêu chiều sâu phòng ngự của Trung Quốc ở Hải Nam và Quảng Châu là "ngây thơ".
Ông Bình cho rằng, bất luận là Su-27 hay Su-30MK2 cũng đều là chiến đấu cơ thế hệ 3, không phải loại tàng hình nên không thể bay quá 600 km từ căn cứ xuất phát mà không bị radar phòng không Trung Quốc phát hiện. Chưa kể hệ thống chiến hạm Trung Quốc qua lại trên Biển Đông cũng là một mạng lưới cảnh báo phòng không hiệu quả, nên Su-30MK2 hay Su-27 "chưa tới đất Trung Quốc đã bị đánh chặn", về cơ bản không có khả năng uy hiếp các mục tiêu chiều sâu phòng ngự của hải quân Trung Quốc ở Hải Nam và Quảng Đông.
Tàu ngầm Hà Nội, ảnh: Quân đội nhân dân.
"Trung Quốc áp dụng mọi thủ đoạn, xây dựng trận địa sonar ở Biển Đông để trinh sát phát hiện, đối phó tàu ngầm Việt Nam từ Cam Ranh"
Về lực lượng tàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam, truyền hình Trung Quốc tuyên truyền rằng chiếc tàu ngầm thứ 5 mang tên Đà Nẵng đã được phía Nga cho hạ thủy. Trong khi 2 tàu đầu tiên Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu huấn luyện và thường trú tại cảng Cam Ranh.
Truyền hình Cam Túc bình luận, Kilo 636MV của Việt Nam là loại cải tiến, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo 636 Nga bán cho Trung Quốc. Bình luận về lực lượng tàu ngầm Việt Nam tại sao được bố trí tại Cam Ranh, Ngụy Đông Húc cho rằng Cam Ranh là một cảng nước sâu đặc biệt thích hợp cho tàu ngầm, địa hình rộng rãi, độ sâu trong cảng từ 16 đến 30 mét rất thích hợp cho tàu ngầm cơ động ra vào một cách bí mật.
Mặt khác Cam Ranh nằm ở Nam Trung Bộ của Việt Nam, đặt tàu ngầm và tàu hộ vệ mua của Nga tại đây có thể tránh được hoạt động trinh sát của Trung Quốc trong khi đảm bảo được chiều sâu phòng ngự đối với Biển Đông cũng như eo biển Malacca.
Máy bay Trung Quốc không có cách nào có thể trinh sát được lực lượng tàu ngầm Việt Nam hoạt động tại Cam Ranh, trong khi các tàu hộ vệ Việt Nam mua của Nga có năng lực tác chiến khá tốt, hoàn toàn có thể kết hợp với tàu ngầm và không quân triển khai tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Năng lực tàng hình cũng như tấn công tầm xa của tàu ngầm Việt Nam khi đặt tại Cam Ranh là rất mạnh.
Tống Trung Bình nói rằng mình đã từng đến Cam Ranh.
Tống Trung Bình nói rằng ông ta đã từng đến cảng Cam Ranh, có thể nói đây là một cảng quân sự vô cùng tốt, 3 mặt vách núi dựng đứng, vịnh Cam Ranh rộng rãi rất thích hợp cho việc bố trí tàu ngầm. Bởi thế nên cả Mỹ và Liên Xô trước đây đều đóng quân đồn trú tại Cam Ranh.
Việc trinh sát phát hiện tàu ngầm Việt Nam từ Cam Ranh ra Biển Đông theo Tống Trung Bình, Trung Quốc phải huy động toàn lực, đa dạng hóa các thủ đoạn, từ theo dõi bằng vệ tinh cho đến điều động hệ thống tàu ngầm và chiến hạm mặt nước, tạo thành "trận địa sonar" để phát hiện tàu ngầm Việt Nam.
Ông Bình tin rằng hiện tại Việt Nam có 3 tàu ngầm và tương lai nhiều nhất cũng chỉ có 6 tàu ngầm, không phải quá nhiều. Trong khi Trung Quốc bố trí cả tàu ngầm hạt nhân ở Biển Đông nên việc phát hiện và ngăn chặn tàu ngầm Việt Nam không khó.
Hoạt động quân sự quốc phòng, nâng cao năng lực phòng thủ của Việt Nam lâu nay vẫn là tâm điểm chú ý của giới tình báo và truyền thông Trung Quốc. Những chương trình bình luận quân sự như thế này của báo đài Trung Quốc đưa tin, bình luận về lực lượng quân sự Việt Nam không ngoài mục đích bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, đồng thời giễu võ dương oai về khả năng quân sự Trung Quốc, phục vụ cho mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh.
Đáng lưu ý, Tống Trung Bình tuyên bố đã từng đến Cam Ranh và theo dõi mọi thông tin về các hoạt động quốc phòng của Việt Nam nên mọi thông tin, hình ảnh về hoạt động quân sự Việt Nam trên báo chí đều trở thành nguồn tin của Hoa Nam tình báo - PV.
Mặt khác, việc truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến Biên giới phía Bắc Việt Nam bắt đầu từ năm 1979 cũng như hải chiến xâm lược Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988 cho thấy mọi cam kết "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" mà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc đưa ra đang bị truyền thông Trung Quốc phủ định hoàn toàn.
Người ta khó có thể tin rằng truyền thông nhà nước Trung Quốc thích nói gì thì nói mà không có sự kiểm soát của nhà nước, nên khó có thể khiến dư luận không cho rằng Bắc Kinh sẽ vẫn chỉ nói một đằng, làm một nẻo và mục tiêu bành trướng toàn bộ Biển Đông vẫn được họ đẩy mạnh, chỉ có điều lúc công khai rầm rộ, khi âm thầm lặng lẽ mà thôi - PV.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Bao-Trung-Quoc-lai-ban-chien-tranh-TrungViet-tren-Bien-Dong-post155059.g
d